- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 1466/QĐ-TTg năm 2008 về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Quốc hội ban hành
- 7Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Luật người khuyết tật 2010
- 9Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 10Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 13Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 5164/QĐ-UBND năm 2011 về Quy định tạm thời chuẩn phổ cập bậc trung học của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 12/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị định 74/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015
- 18Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 19Quyết định 5506/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các Cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị quyết số 68/2006/NQ-HĐND về việc trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 03/2008/CT-UBND về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 7Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 11Quyết định 959/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 13Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- 15Quyết định 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 39/2011/TT-BGDĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Thông tư 41/2011/TT-BGDĐT về Quy định chế độ thống kê, thông tin, báo cáo tổ chức, hoạt động giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 18Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 19Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 20Thông tư 67/2011/TT-BGDĐT về Quy định Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 21Công văn 1533/BGDĐT-CSVCTBTH triển khai Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 22Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 23Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 24Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Công văn 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 26Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 27Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 thực hiện Nghị quyết 06/NQ- CP
- 28Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 29Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 30Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Hướng dẫn 44-HD/BTGTW thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 33Kết luận 51-KL/TW về Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 34Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2013 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
- 36Quyết định 6639/QĐ-BGDĐT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 37Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT năm 2013 về Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận 51-KL/TW và Chỉ thị 02/CT-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 38Kế hoạch 129/KH-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động vì trẻ em của ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 39Chỉ thị 20/2013/CT-UBND chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
- 40Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2014 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 41Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 42Công văn 2859/BGDĐT-KHTC năm 2015 xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1865/KH-UBND | Nhà Bè, ngày 01 tháng 9 năm 2015 |
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2016
Căn cứ văn bản số 2859/BGDĐT-KHTC ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016;
Thực hiện công văn số 2029/GDĐT-KHTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016,
Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014 (năm học 2014-2015), ước thực hiện kế hoạch năm 2015 (năm học 2015-2016); xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016 như sau:
I. Đánh giá chung bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè là huyện thuộc ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Quận 7, phía Đông giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện cần Giờ, phía Nam giáp huyện cần Giuộc (Long An) và phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
Huyện Nhà Bè có 6 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 100.41km2 và dân số là 135544 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12.6 ‰, tăng cơ học là 3.59‰. Với lợi thế về tiềm năng đất đai, nhiều dự án về khu dân cư, các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển, đặc biệt là khu công nghiệp Cảng đang từng bước phát triển tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè là nơi thu hút dân cư chuyển đến làm ăn, sinh sống. Vì thế, trong những năm qua, dân số tăng nhanh, số dân nhập cư tạm thời nhiều, trong đó có trẻ em trong độ tuổi đến trường, ảnh hưởng đến việc biên chế trường lớp hàng năm.
Cùng với tốc độ phát triển của Huyện về dân số, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu lao động thì công tác giáo dục và đào tạo tại Huyện tiếp tục được quan tâm và không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo ngày càng tốt hơn về yêu cầu giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của Huyện, khu công nghiệp ngày càng thu hút công nhân từ nơi khác đến, số người lưu trú ngày càng nhiều đã tạo áp lực về dân số nên ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng chung như tiến độ đầu tư phát triển trường lớp dù có tăng hơn so với những năm trước song vẫn không đáp ứng đủ theo nhu cầu học tập, đặc biệt là các khu vực thị trấn và khu công nghiệp, khu chung cư, khu nhà ở công nhân,...
II. Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của Huyện
1. Phát triển mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh
1.1. Giáo dục mầm non
- Trong năm học 2014-2015, toàn Huyện có 08 trường mầm non công lập. Trong đó, có 03 trường tập trung 01 điểm (MN/ Vành Khuyên, Thị trấn Nhà Bè, Hướng Dương); 05 trường còn lại có ít nhất từ 1 điểm trường đến nhiều nhất là 4 điểm (MN/ Sơn Ca - 1, Mạ Non -1, Đồng Xanh -1, Sao Mai - 1, Họa Mi -4). Có 02 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (MN/ Vành Khuyên, Đồng Xanh).
- Về đầu tư xây dựng trường mầm non theo quy hoạch của Huyện: xây mới các trường mầm non đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2014-2015 (MN/Hướng Dương - 20 phòng học; Họa Mi cơ sở 2 -8 phòng học); xây mới trường mầm non Phú Xuân (MN Tuổi Ngọc - 8 phòng học) khánh thành vào tháng 4/2015 và đang đưa vào hoạt động đầu năm học 2015-2016; Trường mầm non Đồng Xanh được xây mới bổ sung thêm 4 phòng học, đáp ứng nhu cầu GDMN tại địa phương; Trường mầm non Vành Khuyên được sửa chữa nâng cấp đạt chuẩn toàn bộ và kịp sử dụng ngay đầu năm học 2014-2015 theo chương trình xây dựng Nông thôn mới. Ngoài ra, các trường mầm non trong Huyện đều được nâng cấp sửa chữa để đảm bảo hoạt động tốt hơn (MN/ Sơn Ca, Thị trấn Nhà Bè, Sao Mai, Mạ Non).
Bên cạnh việc phát triển các cơ sở GDMN do Nhà nước đầu tư, việc xã hội hóa trường, lớp mầm non tại Huyện tiếp tục được khuyến khích, góp phần cùng với Nhà nước đã giải quyết được số lượng lớn trẻ mầm non ra lớp. Từ đầu năm học đến nay đã tiến hành thẩm định 05 cơ sở (trong đó, có 04 cơ sở đề nghị thành lập mới; 01 cơ sở đề nghị thành lập lại). Hiện nay, toàn Huyện có 35 cơ sở GDMN ngoài công lập (trong đó, có 07 trường mầm non và 28 cơ sở quy mô nhóm, lớp - tăng 03 cơ sở so với năm học trước). Đang giải quyết: 01 thành lập trường mới, 01 chuyển loại hình từ lớp mầm non, 02 thành lập lớp mầm non mới.
- Về số phòng học, các trường công lập có 87 phòng học và 122 phòng học ở khối ngoài công lập.
Tổ chức biên chế thành 56 nhóm nhà trẻ (tăng 19 nhóm) và 153 lớp mẫu giáo (tăng 09 lớp so với năm học trước). Trong đó, công lập: 89 lớp (NT: 14 nhóm , MG: 75 lớp); ngoài công lập: 120 lớp (NT: 42 nhóm, MG: 78 lớp).
- Huy động số trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp, có 1140/3270 - tỷ lệ 34,9% (chỉ tiêu 30%) trẻ trong độ tuổi nhà trẻ là 4913/5216 - tỷ lệ 94,2% (chỉ tiêu 90%) trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Đạt 100% trẻ trong toàn Huyện được học bán trú và 2 buổi trong ngày. Trong đó, trẻ 5 tuổi được học bán trú và 2 buổi đạt 100%. Đảm bảo tỷ lệ trẻ ra lớp giữa mầm non công lập và ngoài công lập theo Đề án của Thành phố (trẻ nhà trẻ học công lập: 337/1140 trẻ, đạt 29.56 %; trẻ mẫu giáo học công lập: 2944/4913 trẻ, đạt 59.92%).
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 và tiếp tục duy trì kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2013, huyện Nhà Bè tập trung thực hiện và hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014 như sau:
Huy động trẻ sinh năm 2008 ra lớp: 1430/1430 - đạt 100% (chuẩn 95%).
Hoàn thành chương trình: 1395/1430 trẻ - đạt 97.69% (chuẩn 90%).
7/7 xã - thị trấn hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014.
Đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng: 17/1430-đạt 1.19%.
1.2. Giáo dục phổ thông
a. Giáo dục tiểu học
- Trong năm học 2014-2015, toàn Huyện có 12 trường tiểu học công lập, không có loại hình tư thục. Đảm bảo mỗi xã, thị trấn có 1 đến 2 trường tiểu học, cự ly đi lại hợp lý, phù hợp địa bàn dân cư.
- Về quy hoạch trường lớp tiểu học, để đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu học, trong năm 2014, Huyện đã hoàn thành sửa chữa nâng cấp mở rộng trường tiểu học Bùi Thanh Khiết; xây dựng mới bổ sung 10 phòng học cho Trường tiểu học Nguyễn Trực và hoàn thành xây mới Trường tiểu học Phước Kiển 4 (nay có tên là Tiểu học Bùi Văn Ba) với quy mô 22 phòng học sẽ đưa vào sử dụng đầu năm học 2015-2016.
Tuy nhiên, hiện tại một số khu vực vẫn còn tình trạng thiếu phòng học do dân nhập cư tăng nhanh, số học sinh diện tạm trú ngày càng nhiều, các trường tiểu học hiện tại không đủ đáp ứng nên vẫn còn tình trạng thiếu chỗ học cục bộ, tập trung nhất ở Thị trấn Nhà Bè và xã Phước Kiển.
- Tiếp tục đầu tư củng cố bổ sung các tiêu chuẩn cho 04 trường đã đạt chuẩn quốc gia để đăng ký kiểm tra lại (TH/ Lâm Văn Bền, Tạ Uyên, Dương Văn Lịch, Trang Tấn Khương). Đang hoàn thiện để kiểm tra công nhận trường Tiểu học Lê Lợi đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Kết quả Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được duy trì, nâng cao:
Huy động trẻ 6 tuổi (sinh năm 2010) vào lớp 1 đạt 100%.
Toàn Huyện có 8117/10042 học sinh được khen thưởng, tỷ lệ 80.8% (so với năm học trước giảm 12.1%); có 10042/10042 học sinh đạt về phẩm chất, tỷ lệ 100% và 10042/10042 học sinh đạt về năng lực, tỷ lệ 100%.
Tiếp tục giữ vững duy trì sĩ số đạt 100%. Có 10040/10042 học sinh hoàn thành chương trình lớp học, đạt tỷ lệ 99,98% (so với năm học trước tăng 0,03%). Giữ vững tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% (1798/1798). Hiệu suất đào tạo đạt 99,3% (so với năm học trước giảm 0,3%).
- 100% trường tiểu học đảm bảo tốt việc xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Quan tâm ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lí, dạy và học. Tổ chức nghiêm túc và ngày càng nâng cao hiệu quả các Hội thi, sân chơi theo kế hoạch.
b. Giáo dục Trung học cơ sở
Toàn Huyện có 06 trường trung học cơ sở công lập (không tăng so với trước), không có loại hình tư thục.
Kết quả chất lượng giáo dục đạt được trong năm học 2014-2015 như sau:
- Xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS: Tốt: 5225/5988 học sinh, tỷ lệ 87.3% (so với năm học trước tăng 1.4%); Khá: 669/5988 học sinh, tỷ lệ 11.2% (so với năm học trước giảm 1.0%); Trung bình: 94/5988 học sinh, tỷ lệ: 1,6% (so với năm học trước giảm 0.3%).
- Xếp loại học lực học sinh THCS: Giỏi: 2178/5988 học sinh, tỷ lệ 36.4% (so với năm học trước giảm 1.5%); Khá: 2590/5988 học sinh, tỷ lệ 43.3% (so với năm học trước tăng 1,0%); Trung bình: 1149/5988 học sinh, tỷ lệ 19.2% (so với năm học trước tăng 1.0%); Yếu: 63/5988 học sinh, tỷ lệ 1,1% (so với năm học trước giảm 0.3%); Kém: 8/5988 học sinh, tỷ lệ 0.1% (so với năm học trước giảm 0.1%).
- Có 5917/5988 học sinh lên lớp thẳng, đạt 98,8% (so với năm học trước tăng 0.4%); 1260/1260 học sinh hoàn thành chương trình THCS, đạt 100% (giữ vững). Học sinh giỏi cấp Thành phố đạt 37/97 học sinh, tỷ lệ 38.1% (so với năm học trước giảm 5.5%). Học sinh đạt kết quả thi nghề 1282/1297 (99,84%).
- Hiệu suất đào tạo đạt: 93,26% (năm học trước: 91,99%).
- Kết quả phân luồng đến thời điểm 21/7/201 có 185/1260 học sinh chiếm tỷ lệ 14,68%. Trong thời gian tới, Trung tâm KTTH-HN sẽ tiếp tục theo dõi số học sinh phân luồng để làm thủ tục nhập học vào các trường nghề.
c. Giáo dục trung học phổ thông
Huyện có 3 trường Trung học phổ thông (THPT'): Long Thới, Phước Kiển và Dương Văn Dương.
Quy mô các trường THPT như sau:
TRƯỜNG | LỚP 10 | LỚP 11 | LỚP 12 | TỔNG CỘNG | ||||
LỚP | HS | LỚP | HS | LỚP | HS | LỚP | HS | |
Long Thới | 8 | 257 | 9 | 302 | 11 | 335 | 28 | 894 |
Phước Kiển | 6 | 215 | 4 | 153 | 10 | 347 | 20 | 715 |
Dương Văn Dương | 13 | 496 | 5 | 196 | - | - | 18 | 692 |
Tổng cộng: | 27 | 968 | 18 | 651 | 21 | 682 | 66 | 2301 |
Kết quả Giáo dục năm học 2014-2015:
* Trường THPT Long Thới:
- Số học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 99,2%, hạnh kiểm loại khá tốt đạt 93,6%.
- Số học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt 88,2%; học sinh có học lực khá và giỏi đạt 51,2%.
* Trường THPT Phước Kiển:
- Số học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 100%; hạnh kiểm loại khá tốt đạt 94,0%.
- Số học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt 79,7%; học sinh có học lực khá và giỏi đạt 33,8%.
* Trường THPT Dương Văn Dương:
- Số học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 100%, hạnh kiểm loại khá tốt đạt 98%.
- Số học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt 97%; học sinh có học lực khá và giỏi đạt 38%.
d. Giáo dục Chuyên biệt
Huyện không có trường chuyên biệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua Huyện linh hoạt tổ chức cho trẻ khuyết tật mức độ nhẹ học hoà nhập tại các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục đảm bảo việc học tập cho các em và đảm bảo các chế độ theo quy định hiện hành. Quan tâm tổ chức cho đội ngũ tham dự bồi dưỡng phương pháp dạy trẻ khuyết tật; tham mưu thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người dạy, người học theo quy định.
1.3. Giáo dục thường xuyên
Thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 5506/QĐ-UBND ngày 07 thang 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 2302/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn huyện Nhà Bè, Huyện đã thành lập Trung tâm Học tập cộng đồng tại 7/7 xã - thị trấn, đạt tỷ lệ 100%.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã hướng dẫn các Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động theo Quyết định số 09/2008/QĐBGD-ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm Học tập cộng đồng tại phường, xã, thị trấn; Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện điều tra nhu cầu học tập trong nhân dân, vận động đối tượng, tổ chức các lớp xóa mù chữ, GDTTSKBC.
Các Trung tâm Học tập cộng đồng xã - thị trấn đều có kế hoạch hoạt động năm phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương, phối kết hợp với cán bộ phụ trách địa chính, tư pháp, nông nghiệp, văn hóa,... và người đứng đầu của các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội khuyến học,... để thực hiện các chuyên để cần phổ biến, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Gắn việc xây dựng xã hội học tập với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chương trình “Xây dựng nông thôn mới”.
a. Kết quả xóa mù chữ - giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (XMC-GDTTSKBC)
- Đã huy động được 108 lượt người đến lớp học chống mù chữ tại 14 điểm học trong toàn Huyện (trong đó, có 86 học viên lớp).
- Về GDTTSKBC, đã huy động được 134 học viên đến lớp (Lớp 4: 02 HV, Lớp 5: 132 HV). Tổ chức thi kiểm tra công nhận hết lớp cho 167 học viên (Lớp 3: 78 HV, Lớp 5: 89 HV).
- Kết quả:
Số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 25464 người (miễn giảm 338 người), trong đó số nữ là 12982 người, số người biết chữ từ 15 đến 35 tuổi là 25086 người (nữ: 12838 người). Tỷ lệ người biết chữ trên toàn Huyện đạt 99.84% (25086/25126).
7/7 1 xã - thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 1 - năm 2014.
b. Kết quả phổ cập giáo dục
* Phổ cập giáo dục Mầm non:
- Huy động trẻ sinh năm 2008 ra lớp: 1430/1430 trẻ, đạt 100% (chuẩn 95%); hoàn thành chương trình: 1395/1430, đạt 97.69% (chuẩn 90%); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 17/1430, đạt 1,19% (chuẩn 10%); đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.
- Năm học 2014-2015, toàn Huyện đã huy động 1571/1571 trẻ sinh năm 2009 ra lớp đạt 100%.
- 7/7 xã - thị trấn đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
* Phổ cập giáo dục Tiểu học:
- Huy động 100% (1607/1607) trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (sinh năm 2008); trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi đạt 98.69% (1503/1523); trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99.91% (1054/1055);
- 7/7 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH - mức độ 1.
* Phổ cập giáo dục Trung học:
- Huy động học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học vào lớp 6 đạt 100% (1514/1514); học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) năm học 2013-2014 đạt 99.90% (1043/1044); tỷ lệ độ tuổi từ 15 - 18 tuổi TN.THCS toàn Huyện là 96.96% (3927/4050 - chuẩn 80%).
- Huy động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học bậc trung học: 1037/1043 học sinh, đạt 99.42%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học TCCN hoặc TCN theo phân luồng (theo địa phương) đạt 172/1043 học sinh, tỷ lệ 16.50%.
- Kết quả phổ cập bậc Trung học (theo Quyết định 5164/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh): tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2014 là 887/898, đạt tỷ lệ 98.78%; từ 18 tuổi đến 21 tuổi tốt nghiệp THPT hoặc tương đương là 3861/4430, đạt tỷ lệ 87.16%.
- Có 7/ 7 xã - thị trấn đạt chuẩn PCGD bậc Trung học.
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Năm học 2014-2015, toàn Ngành có 1149 nhân sự/1234 biên chế được giao. Trong đó, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Mầm non: 298 người.
- Tiểu học: 523 người.
- Trung học cơ sở: 315 người.
- Trung học phổ thông: 169 người.
- TT. Giáo dục thường xuyên: 19 người.
- TT. Học tập cộng đồng: 21 người.
- TT. Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 02 người.
- TT. Học tập cộng đồng: 21 người.
- Bồi dưỡng Giáo dục: 11 người.
Tổng số giáo viên đứng lớp là 808 người (so với năm học trước tăng 57 giáo viên). Cụ thể:
- Giáo dục Mầm non: Tổng số giáo viên là 183 người (so với năm học trước tăng 12 giáo viên), chiếm 22.65% GV toàn Ngành (không kể khối ngoài công lập). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn đào tạo là 71.04% (130/183).
- Giáo dục Tiểu học: Tổng số giáo viên là 376 người (so với năm học trước tăng 35 giáo viên), chiếm 46.53% GV toàn ngành. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.30 (376/289). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn đào tạo là 93.09% (350/376).
- Trung học cơ sở: Tổng số giáo viên là 249 người (so với năm học trước tăng 10 giáo viên), chiếm 30.82% GV toàn Ngành. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.67 (249/149). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn đào tạo là 75.90% (189/249).
- Trung học phổ thông: Tổng số giáo viên là 130 người, Tỷ lệ giáo viên/lớp: 2,36. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100% trong đó trên chuẩn 11/130, tỷ lệ: 8,46%.
- Giáo dục thường xuyên: Tổng số giáo viên là 13 người (100% trong biên chế). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 100%.
3. Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014
Chi cho giáo dục và đào tạo năm 2014 khoảng 341,734 tỷ đồng (trong đó, chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục: 142,366 tỷ đồng, chiếm 41,66%, chi CTMTQG: 198,968 tỷ đồng, chiếm 58,22%). Cụ thể như bảng sau:
TT | Chỉ tiêu | Thực hiện 2014 | Dự toán 2015 | Tỷ lệ tăng (%) |
| Tổng Chi NSNN cho GD-ĐT | 341,734 | 365,572 | 107 |
1 | Nội dung chi: |
|
|
|
1.1 | Chi thường xuyên sự nghiệp GD-ĐT | 142,366 | 146,241 | 103 |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
1.2 | Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT | 198,968 | 218,836 | 110 |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
1.3 | Chi đầu tư | 400 | 495 | 124 |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
2 | Cơ cấu chi: |
|
|
|
2.1 | Địa phương |
|
|
|
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
2.2 | Thành phố |
|
|
|
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
3.1. Chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo
* Đánh giá kết quả thực hiện một số chính sách:
Tình hình chi thường xuyên cho các ngành, cấp học như sau:
* Mầm non:
- Chi thường xuyên: 30,378 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 25,573 tỷ đồng
* Tiểu học:
- Chi thường xuyên: 59,707 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 47,468 tỷ đồng
* Trung học cơ sở:
- Chi thường xuyên: 32,669 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 22,095 tỷ đồng
* Trung học phổ thông:
- Chi thường xuyên: 12,788 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 9,262 tỷ đồng
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên:
- Chi thường xuyên: 3,526 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 3,206 tỷ đồng
* Trung tâm KTTH-HN:
- Chi thường xuyên: 0,454 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 0,240 tỷ đồng
* Trường BDGD:
- Chi thường xuyên: 1,486 tỷ đồng
Chi thanh toán cho cá nhân: 0,937 tỷ đồng
* Đánh giá việc thực công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục:
Thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã tạo điều kiện phát triển mạnh các trường ngoài công lập với số lượng trường, số lượng đơn vị và học sinh ngoài công lập năm học 2014-2015 như sau:
Stt | Cấp học | Số trường | Số học sinh | ||||
Tổng số | Trong đó ngoài công lập | Tỷ lệ | Tổng số | Trong đó ngoài công lập | Tỷ lệ | ||
1 | Mầm non | 15 | 7 | 46,7% | 6053 | 2772 | 45,8% |
2 | Tiểu học | 12 | - | - | 10042 | - | - |
3 | THCS | 6 | - | - | 5988 | - | - |
4 | THPT | 3 | - | - | 1913 | - | - |
3.2. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo
- Dự án 1: Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học chi 0,432 tỷ đồng.
- Dự án 2: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân chi 1,158 tỷ đồng.
Huyện đã huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Thành phố, ngân sách tập trung, nguồn xây dựng nông thôn mới, các ban ngành đoàn thể, mạnh thường quân, các phúc lợi tập thể, ... để tăng cường đầu tư sửa chữa, cải tạo và xây mới phòng học, phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng thư viện và các phòng chức năng theo điều kiện thực tiễn của từng địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ cho năm học.
4.1. Tình hình xây dựng các công trình trường học
- Xây dựng mới 2014: 04 trường, tổng kinh phí 160,9 tỷ đồng (MN Phú Xuân: 29,969 tỷ; MN Nhơn Đức (Hướng Dương): 72,697 tỷ; TH Phước Kiển 4 (Ấp 5): 46,234 tỷ); 04 phòng học xây bổ sung cho MN Đồng Xanh: 12 tỷ ).
- Sửa chữa trường lớp trong Hè 2014: tổng kinh phí 31.111 triệu đồng.
- Mua sắm tài sản: 13 đơn vị, tổng kinh phí 1.379.125.000 đồng
Mầm non: 3 đơn vị, kinh phí 484.000.000 đồng
Tiểu học: 8 đơn vị, kinh phí 512.364.584 đồng
THCS và trực thuộc: 3 đơn vị, kinh phí 382.760.000 đồng
- Huyện đã duyệt kinh phí sửa chữa nâng cấp CSVC trường học trong Hè 2015 cho các trường (TH/ Dương Văn Lịch - 500 triệu, Nguyễn Văn Tạo - 800 triệu, Nguyễn Bình - 450 triệu, Lê Văn Lương - 500 triệu; THCS/ Hiệp Phước - 400 triệu, Hai Bà Trưng - 800 triệu, Nguyễn Văn Quỳ - 300 triệu). Ngoài ra, Huyện còn chỉ đạo các Xã, Thị trấn dành một phần kinh phí chương trình Nông thôn mới để hỗ trợ sửa chữa nhỏ cho các trường trong thời gian tới.
- Các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm học 2015-2016 gồm MN Tuổi Ngọc (8 phòng - 29,968.955 triệu), TH Bùi Văn Ba (22 phòng - 68,267.000 triệu). Ngoài ra đang hoàn thiện xây bổ sung 10 phòng học cho trường TH Nguyễn Trực với tổng kinh phí 14,178.000 triệu.
- Các công trình thực hiện năm 2015: gồm 04 trường với tổng kinh phí 324,086 tỷ (xây mới MN Hiệp Phước: 87 tỷ; xây mới MN Mạ Non - Phú Xuân: 60 tỷ; xây bổ sung khu chức năng, nhà thi đấu đa năng,... cho TH Trang Tấn Khương: 50 tỷ; xây mới THPT Phước Kiển: 127,086 tỷ).
4.2. Tình hình mua sắm sách, thiết bị dạy học (TBDH)
- Năm học 2014-2015, toàn Ngành tiếp tục triển khai “Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” giai đoạn 2010-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và “Đề án Phổ cập tiếng Anh cho học sinh phổ thông và THCN trên địa bàn Thành phố đến năm 2020”.
- Thư viện và Phòng thiết bị của trường phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thường xuyên bổ sung thêm tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh, 100% các trường đã trang bị tủ sách giáo dục đạo đức Bác Hồ, tủ sách pháp luật, 100% giáo viên thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử, 100% giáo viên THCS sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy. Kết quả có:
Cấp THCS (6 trường): Xuất sắc 03, tiên tiến 01, đạt chuẩn 02.
Cấp tiểu học (12 trường): Xuất sắc 02, tiên tiến 06, đạt chuẩn 04.
- Tiếp tục thực hiện Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về mua sắm, tự làm, sưu tầm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ tại các trường; 100% các trường thực hiện mua sắm thiết bị dạy học theo danh mục quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT; 26/26 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã thực hiện trang bị bộ thiết bị bảng tương tác và từng bước đưa vào sử dụng có hiệu quả.
- 100% các đơn vị trường học đều được kết nối mạng internet phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn với đầy đủ các phòng tin học với số lượng máy tính theo quy định của Bộ và các thiết bị tối thiểu.
- Tổ chức rà soát thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ và TBDH hiện có để lập kế hoạch mua sắm bổ sung các TBDH, vật tư khấu hao trong quá trình khai thác sử dụng, đồng thời mua sắm bổ sung đồng bộ TBDH cho các trường, lớp mới tăng thêm do quy mô phát triển ở từng xã, thị trấn. Từ đó, đầu tư cải tạo tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung những TBDH đã hư hỏng, vật tư tiêu hao trong quá trình sử dụng và do sự biến động về quy mô phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu của công tác TBDH cho giáo dục phổ thông; ưu tiên đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng, để chơi và TBDH tối thiểu cho ngành học mầm non; mua sắm sách giáo khoa, sách giáo viên cho học sinh diện chính sách, tủ sách dùng chung và cho giáo viên. Sách và trang thiết bị được đầu tư có trọng tâm, tránh lãng phí và đáp ứng được yêu cầu của Ngành. Cụ thể:
Tổng kinh phí mua sắm, bổ sung sách: 737.499.852 đồng. Chia ra:
. Mầm non: 119.693.869 đồng;
. Tiểu học: 233.925.718 đồng;
. THCS: 338.880.265 đồng.
Tổng kinh phí mua sắm, bổ sung trang thiết bị: 1.704.971.897 đồng. Chia ra:
. Mầm non: 1.259.609.057 đồng;
. Tiểu học: 125.654.150 đồng;
. THCS: 319.708.690 đồng.
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm sách, thiết bị dạy học
a. Thuận lợi
- Tất cả các trường học đều trang bị đầy đủ thiết bị dạy học theo danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các thư viện cung cấp đủ sách giáo khoa, nghiệp vụ cho công tác giảng dạy và quản lý chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các trường thường xuyên được quan tâm, góp phần làm phong phú, hiệu quả các tiết học.
- Năm 2014, ngân sách Huyện đã trang bị thiết bị dạy học cho các trường như phòng máy tin học, bàn ghế, phòng thí nghiệm. Đặc biệt, đầu tư trang thiết bị cho trường THCS Hai Bà Trưng theo hướng chuẩn. Đã thực hiện xong dự án đầu tư trang thiết bị các trường trong huyện, trong đó tập trung cho các trường thuộc các xã nông thôn mới và các địa bàn có nhu cầu phát triển.
- Các trường mầm non trong và ngoài công lập có lớp 5 tuổi đều tiến hành rà soát đồ dùng đồ chơi theo danh mục chuẩn và đã bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu dạy trẻ 5 tuổi theo chương trình Giáo dục quy định và một phần đã đáp ứng được yêu cầu theo đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi: mỗi lớp 5 tuổi có máy tính và có kết nối mạng, đủ đồ dùng để trẻ học....
b. Khó khăn
- Dù có nhiều cố gắng song việc trang bị các trang thiết bị theo hướng đạt chuẩn vẫn chưa thực hiện được đều khắp, từng đơn vị vẫn còn một phần trang thiết bị thiết yếu cần tiếp tục được bổ sung.
Năm học vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện triển khai các nhiệm vụ nhằm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, tiếp tục chú trọng đổi mới quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện để cơ sở giáo dục tự chủ và chịu trách nhiệm trước xã hội.
1. Kết quả đạt được
Năm học 2014-2015, dù những khó khăn về kinh tế đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ phát triển của xã hội, của từng đơn vị nói riêng và toàn ngành nói chung, nhưng với sự quản lý chỉ đạo sâu sát và đúng đắn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Lãnh đạo Huyện, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
- Mạng lưới trường, lớp: đảm bảo 7/7 xã - thị trấn có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập được quan tâm thực hiện thường xuyên. Khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong huyện so với các quận nội thành từng bước được thu hẹp; mô hình nhà trường tiên tiến, hội nhập khu vực đang được tiếp tục đầu tư. Công tác kiên cố hóa trường, lớp học và từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học
- Chất lượng giáo dục, đào tạo: tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục bậc trung học. Duy trì kết quả chỉ tiêu phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh phổ thông, số lượng giáo viên và học sinh huyện đạt được các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực. Công nghệ thông tin được sử dụng thường xuyên trong nhà trường.
Hiện nay, tất cả học sinh phổ thông được học tin học, tất cả giáo viên đều biết sử dụng công nghệ thông tin để dạy học và tất cả các trường đã sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Công tác quản lý được đổi mới tích cực, hiệu quả, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình đã thúc đẩy toàn ngành phát triển mạnh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trường vẫn còn không ít khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Mặc dù Ủy ban nhân dân Huyện luôn ưu tiên dành kinh phí xây dựng trường lớp, song do số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường tăng hàng năm, đặc biệt là tăng cơ học nên vẫn còn một số ít trường phải dùng phòng chức năng để tạo phòng học cho học sinh.
- Các cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập có phát triển nhưng quy mô và số lượng ít nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về gửi trẻ cũng như yêu cầu về chất lượng; đội ngũ giáo viên không ổn định nên rất khó khăn trong công tác quản lý.
- Phần lớn ngân sách dành ưu tiên chi cho con người, tỷ lệ chi cho các hoạt động còn chừng mực nến các trường còn nhiều khó khăn. Mặt khác, do còn nhiều trường còn có điểm phụ nên với mức ngân sách hiện có, các trường vấp phải nhiều khó khăn trong đầu tư chăm lo các điểm trường.
B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2016 (NĂM HỌC 2016-2017)
Năm 2016 là năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XII và chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tích cực thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016 huyện Nhà Bè tập trung các nội dung như sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX;
- Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi);
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn;
- Hướng dẫn số 44-HD/BTGTW ngày 09/04/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn;
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược tài chính đến năm 2020”;
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015;
- Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục;
- Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường THPT Chuyên giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020;
- Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT ngày 14/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 thực hiện Nghị quyết số: 06/NQ-CP ngày 07/03/2012 của Chính phủ;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;
- Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020;
- Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;
- Thông tư số 39/2011/TT-BGDĐT ngày 15/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo;
- Thông tư số 41/2011/TT-BGDĐT ngày 22/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức, hoạt động giáo dục;
- Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;
- Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số: 67/2011/TT-BGDĐT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Văn bản số 8150/BGĐT-TCCB ngày 01/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Nghị định số 115 và Thông tư liên tịch số 47;
- Văn bản số 1533/GDĐT-CSVCTBTH ngày 19/03/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Văn bản số 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non;
- Văn bản số 2859/BGDĐT-KHTC ngày 11/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016;
- Kế hoạch số 129/KH-BGDĐT ngày 07/02/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch hành động vì trẻ em của ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020;
- Chương trình số 59/CTr-TU ngày 30/6/2010 của Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị;
- Nghị quyết số 68/2006/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố;
- Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05/01/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển và ngân sách thành phố năm 2020;
- Chỉ thị số 03/2008/CT-UBND ngày 07/3/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 14/5/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”;
- Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của thành phố năm 2012;
- Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Chỉ thị số 20/2013/CT-UBND ngày 20/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Công văn số 2029/GDĐT-KHTC ngày 01/7/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ chí Minh về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016;
Các văn bản do Ủy ban nhân dân Huyện ban hành
- Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè đến năm 2020;
- Kế hoạch số 902/KH-UBND ngày 03/8/2011 về thực hiện đề án Phổ cập Giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi;
- Kế hoạch số 348/KH-UBND ngày 22/6/2012 về thực hiện Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông;
- Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 về ban hành “Quy chế xét chọn và khen thưởng các Nhà giáo tiêu biểu có công đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè”;
- Công văn số 554-CV/HU ngày 20/12/2013 của Huyện ủy Nhà Bè về tăng cường lãnh đạo công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
- Kế hoạch số 594/UBND ngày 15/4/2014 của UBND huyện Nhà Bè về Phát triển trường lớp mầm non, xây dựng đội ngũ giáo viên và lộ trình thu nhận trẻ từ 6 tháng tuổi năm 2015 và giai đoạn 2015 - 2020;
- Kế hoạch số 333/KH-GDĐT, 01/6/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè về Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Nhà Bè năm 2015 và giai đoạn 2016-2020;
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện đã ban hành các quyết định theo đề xuất của Phòng Giáo dục và Đào tạo để công nhận nhiều nội dung như tuyển sinh hàng năm, thi đua khen thưởng, công nhận các xã - thị trấn hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, công tác CMC-PCGD, ...
II. Nội dung kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016
1. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
a. Mục tiêu tổng quát
- Triển khai thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”; chú trọng năng lực trình độ giáo viên tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh; chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi; khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
- Tiếp tục phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chú trọng đổi mới tư duy nghiên cứu, giảng dạy,....
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới trường lớp theo qui hoạch; tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; gia tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hòa của việc gắn kết gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục; giữ vững mối liên hệ và kết hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị địa phương, với phụ huynh học sinh thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi học tập của con em nhân dân huyện Nhà Bè.
b. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
* Những mục tiêu, chỉ tiêu chính phấn đấu trong giai đoạn
- Hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả CMC-PCGD tiểu học, PCGD trung học.
- Củng cố và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường, không còn trường có cơ sở vật chất yếu kém trên địa bàn Huyện, triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi,
- Thực hiện phát triển giáo dục theo chương trình nông thôn mới, Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo Huyện.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, duy trì, ổn định kết quả chất lượng học tập của học sinh.
- Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản cho cán bộ tài chính và lãnh đạo trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Nâng cao năng lực quản lý trường học cho hiệu trưởng các trường và năng lực quản lý giáo dục cho chuyên viên tại Phòng Giáo dục - Đào tạo.
* Những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đẩy mạnh PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả CMC-PCGD tiểu học, PCGD trung học.
- 100% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 7/7 xã - thị trấn đạt chuẩn và được công nhận hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Tiếp tục duy trì kết quả PCGD tiểu học và trung học, 85% dân số trong độ tuổi đạt PCGD bậc trung học.
- Không có học sinh tiểu học bỏ học và giảm tối thiểu tỷ lệ bỏ học cấp THCS. Huy động tối đa số trẻ em ngoài nhà trường trở lại học các lớp học linh hoạt tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn (TT.GDTX, TT.HTCĐ,...)
- Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và công tác XMC cho người lớn (đặc biệt chú trọng đối tượng sau 35 tuổi); đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Mục tiêu 2: Củng cố và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường, không còn trường có cơ sở vật chất yếu kém trên địa bàn Huyện, triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục thực hiện cải tạo mở rộng một số trường theo dự án được duyệt đáp ứng nhu cầu của Huyện.
- Xây dựng mới các trường theo dự án được duyệt và quan tâm các chuẩn kỹ thuật ngoài việc phục vụ cho học sinh bình thường mà còn phải quan tâm đến việc phục vụ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, chậm phát triển học hòa nhập.
- Đầu tư trang bị trang thiết bị cho các trường theo hướng đạt chuẩn. Bổ sung trang thiết bị đạt chuẩn cho các lớp mầm non từ nguồn ngân sách và xã hội hóa giáo dục.
- Xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia (MN: 01; TH: 01; THCS: 01).
- Tiếp tục phối hợp tổ chức tập huấn và triển khai kế hoạch ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các trường trong Huyện.
Mục tiêu 3: Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi.
- Theo dõi trẻ khuyết tật và đưa trẻ học hòa nhập tại các trường trên địa bàn Huyện, thực hiện chế độ hợp lý cho công tác này.
- Tăng cường huy động mọi trẻ em trong độ tuổi có mặt tại địa phương ra lớp, khắc phục tốt tình trạng trẻ em cơ nhỡ, khó khăn, bỏ học hiện đang ở ngoài nhà trường trở lại lớp. Thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm học phí cho học sinh theo quy định, không để trẻ em không đến lớp vì có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ,...
- Quan tâm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học sinh khuyết tật, học sinh học hòa nhập.
- Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có khả năng dạy trẻ khuyết tật và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người dạy, người học theo quy định.
Mục tiêu 4: Thực hiện phát triển giáo dục theo chương trình nông thôn mới.
- Đảm bảo chất lượng dạy và học cho học sinh; chống bỏ học; nâng cao hiệu suất đào tạo; hoàn thành chỉ tiêu PCGD các cấp học. Thực hiện chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề đạt trên 70%.
- Tăng cường tu bổ, sửa chữa trường lớp, xây dựng mới trường học, cung cấp trang thiết bị đạt chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại. Phấn đấu các trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất và có ít nhất mỗi ngành học có thêm 01 trường đạt chuẩn quốc gia.
Mục tiêu 5: Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo thành phố,
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp cho Giáo dục và Đào tạo thông qua nhiều hoạt động thiết thực, công trình cụ thể nhằm không ngừng phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện ngày càng bền vững.
- Khuyến khích đầu tư phát triển nhiều loại hình giáo dục, mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mục tiêu 6: Nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thực hiện tốt Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông giai đoạn 2010-2020.
- Thực hiện Chỉ thị số 20/2013/CT-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trưởng, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện tốt lộ trình chăm sóc giáo dục trẻ 6 đến 18 tháng, đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng đủ giáo viên cho các trường trong và ngoài công lập, phối hợp quản lý chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập ....
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tăng cường kỹ năng rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.
- Hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục đối với các ngành, cấp học.
Mạc tiêu 7: Duy trì, ổn định kết quả chất lượng học tập của học sinh.
- Hoàn thành các chỉ tiêu về xếp loại hạnh kiểm và kết quả học tập của học sinh. Đảm bảo không có học sinh xếp loại yếu kém về hạnh kiểm.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non dưới 2% - 1% hàng năm học. 100% trẻ mầm non đạt yêu cầu theo chương trình giáo dục.
Mục tiêu 8: Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản cho cán bộ tài chính và lãnh đạo trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Cấp đủ và sử dụng đúng ngân sách được cấp, đáp ứng cho chi thường xuyên, không thường xuyên, phát triển, ...
- Tăng cường kiểm tra, phòng chống tiêu cực trong quản lý tài chính, tài sản và thực hiện tốt 3 công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu 9: Nâng cao năng lực quản lý trường học cho cán bộ quản lý.
- 95% CBQL, GV xếp loại từ khá trở lên.
- 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoàn thành tự đánh giá kiểm định chất lượng và có 30% trường đạt cấp độ 2.
Mục tiêu 10: Nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- 100% chuyên viên phụ trách chuyên môn các ngành học, cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn.
- 100% chuyên viên phụ trách chuyên môn các ngành học, cấp học có trình độ cơ bản về tin học, ngoại ngữ và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quản lý.
- Phấn đấu có 1 chuyên viên đạt trình độ cao học chuyên ngành chuyên môn.
Mục tiêu 1: Đẩy mạnh PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả CMC-PCGD tiểu học, PCGD trung học
- Tiếp tục duy trì và giữ vững PCGDMN cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 và Quyết định số 565/QĐ-UBND, ngày 09/02/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố; phối hợp địa phương, tập trung đẩy mạnh các biện pháp nhằm huy động hầu hết trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và tổ chức cho 100% trẻ 5 tuổi học bán trú hoặc 2 buổi/ngày. Tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng các lớp 5 tuổi tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
- Tăng cường phối kết hợp giữa Ngành và Đảng ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể, nhân dân các Xã - Thị trấn hoàn thành công tác CMC-PCGD, phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa Giáo dục và Đào tạo với Trung tâm Giáo dục thường xuyên; quản lý tốt các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng các Xã - Thị trấn và triển khai thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập đến năm 2020 trên địa bàn Huyện.
- Tăng cường phòng, chống bỏ học và giảm tối thiểu tỷ lệ bỏ học ở cấp THCS. Huy động tối đa số trẻ em ngoài nhà trường trở lại học các lớp linh hoạt tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn (TT.GDTX, TTHTCĐ,...).
- Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và công tác XMC cho người lớn (đặc biệt chú trọng đối tượng sau 35 tuổi); đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Mục tiêu 2: Củng cố và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường, không còn trường có cơ sở vật chất yếu kém trên địa bàn Huyện, triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; mở rộng mô hình trường tiên tiến, hiện đại, củng cố và phát triển các trường chuẩn Quốc gia.
- Tham mưu đầu tư ngân sách Nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập theo định hướng đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu cho tất cả các cơ sở giáo dục.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng mạng lưới trường, lớp tại Huyện theo Quy hoạch (được điều chỉnh) đã được phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố. Quan tâm các chuẩn kỹ thuật ngoài việc phục vụ cho học sinh bình thường mà còn cần phải quan tâm đến việc phục vụ cho đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, chậm phát triển học hòa nhập.
- Xây dựng hoàn thiện các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Phối hợp tổ chức tập huấn và triển khai kế hoạch ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các trường trong Huyện.
Mục tiêu 3: Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi về giáo dục theo các quy định của Trung ương và Thành phố.
- Thực hiện chế độ chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo ở các cơ sở giáo dục mầm non trong Huyện.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt việc giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật và thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.
Mục tiêu 4: Thực hiện phát triển giáo dục theo chương trình nông thôn mới
- Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tại xã nông thôn mới: xây mới 3 trường mầm non tại Thị Trấn, Phú Xuân và Hiệp Phước; hoàn thành các công trình xây dựng, cải tạo các trường (Tiểu học Nguyễn Trực,
- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (MN Hướng Dương, TH Lê Lợi, THCS Lê Văn Hưu).
- Củng cố các trường còn lại đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị tối thiểu.
Mục tiêu 5: Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo thành phố
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn nhân lực toàn xã hội để đầu tư, phát triển cho giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục phối hợp với Hội Khuyến học huyện Nhà Bè đẩy mạnh các phong trào tuyên dương khen thưởng, tặng học bổng, hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh cũng như động viên, khuyến khích đội ngũ CBQL, GV tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Huyện.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo nhằm tăng thêm nhiều chỗ học hợp lý và chất lượng cao cho học sinh.
Mục tiêu 6: Nâng cao chất lượng giảng dạy
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; các phong trào thi đua của Bộ GD&ĐT, của Thành phố, của Huyện gắn với đặc thù của ngành góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kĩ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học đường.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập. Chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu thay cho việc dạy học nhồi nhét kiến thức; tăng cường tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học ứng dụng trong thực tế.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Gia tăng số lượng trường học và số học sinh tham gia chương trình học tập Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận, lựa chọn các chuẩn đánh giá năng lực khả năng sử dụng tiếng Anh phù hợp theo hệ thống khảo thí quốc tế có uy tín và chất lượng.
- Đổi mới công tác tuyển dụng, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đổi mới các nhà trường theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Bước đầu tạo điều kiện để giáo viên, học sinh tiếp xúc với các chuẩn đánh giá quốc tế về khả năng ứng dụng tin học trong học tập, nghiên cứu.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục, tập trung hoàn thành tốt các báo cáo tự đánh giá, thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã xây dựng trong báo cáo tự đánh giá và khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài trong báo cáo đánh giá ngoài. Duy trì 100% các cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 50% cơ sở giáo dục mầm non, 70% cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài.
Mục tiêu 7: Duy trì, ổn định kết quả chất lượng học tập của học sinh
- Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục triển khai thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi hỗ trợ chương trình giáo dục, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp Một; đẩy mạnh giáo dục kỹ năng xã hội trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng ngày càng tốt hơn về môi trường sống của trẻ, đảm bảo thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ, phòng chống dịch bệnh và an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Tích hợp qua các môn học và các hoạt động giáo dục giúp học sinh thấm nhuần 5 điều Bác Hồ dạy và Thư Bác Hồ gửi học sinh. Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng tốt mô hình trường học mới (VNEN) vào việc dạy học, tổ chức lớp học, đảm bảo thực hiện chương trình chính khóa dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, tránh quá tải đối với học sinh.
- Tiếp tục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm; triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và các hình thức tổ chức dạy học tích cực; hướng dẫn và khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh; hướng dẫn tích hợp, lồng ghép các nội dung vào các môn học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường.
Mục tiêu 8: Nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản cho cán bộ tài chính và lãnh đạo trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính trong ngành giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục, nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Cụ thể là:
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, từ đó, các trường đã căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức chi để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị mình.
Đối với những khoản chi thực tế phát sinh không có trong quy định của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, Hiệu trưởng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, tuy nhiên, việc thực hiện phải đúng thẩm quyền, quy trình, thông qua tập thể và thể chế hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hàng năm.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn nhân lực của toàn xã hội để đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu 9: Nâng cao năng lực quản lý trường học cho cán bộ quản lý
- Phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư số 47/2011 của Liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình giáo dục, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.
- Giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo tinh thần Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên.
- Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp dạy thêm không đúng quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 51- KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị TW 6 - Khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý giáo dục và việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Mục tiêu 10: Nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chuyên môn hóa đội ngũ chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo với trình độ cao đủ năng lực đáp ứng từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực phụ trách. Khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, chính trị, ngoại ngữ,....
- Tích cực sử dụng nhiều phần mềm tiện ích và nghiêm túc thực hiện các chương trình quản lý theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành.
- Tranh thủ nhiều cơ hội tham quan học tập trong và ngoài nước theo lĩnh vực phụ trách cho cán bộ, chuyên viên, nâng cao tầm nhìn và phong cách quản lý khoa học, hiện đại.
- Thực hiện tốt quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2020, trong đó, tập trung quan tâm quy hoạch cán bộ quản lý cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2016
a. Giáo dục mầm non
- Huy động 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo. Hoàn thành phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (sinh năm 2010).
- Huy động trên 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Thực hiện tốt lộ trình thu nhận trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi theo kế hoạch của Huyện. Tích cực thực Đề án của Sở Giáo dục và Đào tạo về hỗ trợ Giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh, Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở Khu công nghiệp, Khu chế xuất đến năm 2020” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo 90% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo, 90% trẻ mẫu giáo học chuyên cần, tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 2%.
b. Giáo dục phổ thông
- Nâng hiệu suất đào tạo bậc tiểu học trên 98%, trung học cơ sở trên 90%. Có 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; 98% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học lên.
- Không có học sinh tiểu học bỏ học và giảm tối thiểu tỷ lệ bỏ học ở cấp THCS còn dưới 1%, THPT còn dưới 3%. Huy động tối đa số trẻ em ngoài nhà trường trở lại học các lớp học linh hoạt tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn (TT.GDTX, TT.HTCĐ ...)
- Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, phấn đấu đạt từ 15 - 20% học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học phân luồng.
c. Giáo dục chuyên biệt
- Theo dõi trẻ khuyết tật và đưa trẻ học hòa nhập tại các trường trên địa bàn, thực hiện chế độ hợp lý cho công tác này.
- Tăng cường huy động mọi trẻ em trong độ tuổi có mặt tại địa phương ra lớp, khắc phục tốt tình trạng trẻ em cơ nhỡ, khó khăn, bỏ học hiện đang ở ngoài nhà trường trở lại lớp. Thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm học phí cho học sinh theo quy định, không để trẻ em không đến lớp vì có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, ...
- Quan tâm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học sinh khuyết tật, học sinh học hòa nhập.
- Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có khả năng dạy trẻ khuyết tật và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người dạy, người học theo quy định.
d. Giáo dục thường xuyên
- Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo CMC - PCGD cấp Huyện và các xã - thị trấn hàng năm theo quy định. Đảm bảo chất lượng dạy - học của học sinh; chống bỏ học; nâng cao hiệu suất đào tạo; hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục các cấp học. Thực hiện chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề đạt trên 70%.
- Tiếp tục điều tra, cập nhật đối tượng thuộc diện xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ở độ tuổi từ 15 đến 45 và 15 tuổi trở lên. Tổ chức vận động và mở các lớp học cho các đối tượng này thường xuyên, liên tục nhằm củng cố chỉ tiêu xóa mù chữ 99% trở lên cho diện từ 15 đến 35 và trên 98% cho diện từ 15 tuổi trở lên. Huy động ít nhất 60% số người đã đạt xóa mù chữ tại các xã - thị trấn ra học các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Phổ cập giáo dục bậc trung học trên 80%; mặt bằng học vấn bình quân đạt lớp 8 đến năm 2016.
C. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NĂM 2016
Căn cứ tình hình thực hiện dự toán năm 2015, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, Huyện Nhà Bè xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước cho ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2016 là 409,487 tỷ đồng, trong đó:
- Chi thường xuyên sự nghiệp GD: 157,433 tỷ đồng.
- Chi CTMTQG giáo dục và đào tạo: 251,541 tỷ đồng.
- Chi đầu tư: 514 tỷ đồng.
Chi tiết dự toán theo các nguồn như bảng dưới đây: Đơn vị; tỷ đồng
TT | CHỈ TIÊU | Ước thực hiện 2015 | Dự toán 2016 | Tỷ lệ tăng/giảm |
| Tổng Chi NSNN cho GD-ĐT | 365,399 | 409,487 | 112,1% |
1 | Nội dung chi: |
|
|
|
1.1 | Chi thường xuyên sự nghiệp GD-ĐT | 146,241 | 157,433 | 107,6% |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
1.2 | Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT | 218,836 | 251,541 | 114,9% |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
1.3 | Chi đầu tư | 322 | 514 | 159,6% |
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
2 | Cơ cấu chi: |
|
|
|
2.1 | Địa phương |
|
|
|
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
2.2 | Thành phố |
|
|
|
| - Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT |
|
|
|
1. Về kinh phí chi thường xuyên
- Chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo:
Kinh phí thực hiện Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ:
Kinh phí thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo ước khoảng 3,551 tỷ đồng.
Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 5 tuổi theo chế độ quy định tại Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ 16 triệu đồng;
Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 3 tuổi, 4 tuổi theo chế độ quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non là 0,4 tỷ đồng;
Kinh phí hỗ trợ giáo viên mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ là 40 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 0,4 tỷ đồng.
2. Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo
- Dự án 1: Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học 376 triệu đồng.
- Dự án 2: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 6,835 tỷ đồng.
3. Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản là 514 tỷ đồng, tăng 159,6% so với 2015, dự kiến như sau:
- Xây dựng mới trường MN Hiệp Phước (xây mới 20 phòng học và khối phụ): 87 tỷ đồng.
- Xây dựng mới trường MN Mạ Non Phú Xuân, (Khu dân cư Cotec Phú Xuân - xây mới 12 phòng học và khối phụ): 60 tỷ đồng.
- Xây dựng mới trường MN Mạ Non Phú Xuân (Khu tái định cư 10ha - 14 phòng học và khối phụ): 60 tỷ đồng.
- Xây dựng mới trường MN Phước Kiển Nam Sài Gòn (xây mới 08 phòng học và khối phụ): 45 tỷ đồng.
- Xây mới trường MN Bờ Tây xã Phước Lộc (xây mới 08 phòng học và khối phụ): 45 tỷ đồng.
- Xây dựng mới trường MN Thị trấn Nhà Bè: 40 tỷ đồng.
- Xây dựng khu chức năng, nhà thi đấu đa năng, nhà bếp, bế ăn, trang thiết bị đạt chuẩn cho trường TH Trang Tấn Khương: 50 tỷ đồng.
- Xây mới trường THPT Phước Kiển (xây mới 33 phòng học và khối phụ): 127 tỷ đồng.
4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và sách, thiết bị dạy học năm 2016 và năm học 2016-2017 của địa phương:
Ủy ban nhân dân Huyện đề xuất dự toán năm 2016 và năm học 2015-2016 như sau:
Nội dung | Đơn vị tính | Năm 2016 | Năm 2016-2017 |
1. Kinh phí đầu tư XD CSVC trường học | Tr.đồng | 514000 | 514000 |
2. Kinh phí đầu tư cho sách và thiết bị dạy học | Tr.đồng | 12075 | 12075 |
Tổng cộng (mục 1 mục 2) | Tr.đồng | 526075 | 526075 |
1. Một số giải pháp thực hiện kế hoạch
1.1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 29 của Huyện ủy, UBND Huyện về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; cụ thể hoá nội dung của Nghị quyết vào kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của Huyện và các cơ sở giáo dục của Huyện trong năm 2016, giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, đặc biệt quan tâm nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại từng cơ sở giáo dục; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo;
Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo Huyện tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý chặt chẽ quá trình giáo dục trong từng cơ sở giáo dục, chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông.
- Tập trung đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp về phát triển giáo dục năm 2015 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020. Tăng cường thực hiện cơ chế “Người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý Nhà nước” nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo phải đổi mới căn cơ, phát triển toàn diện. Nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ; nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả từ công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
- Tăng cường công tác giáo dục pháp luật; triển khai và hướng dẫn thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để các cơ sở thực hiện đúng pháp luật và quy định của Đảng và Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính; nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên.
- Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp dạy thêm không đúng quy định.
- Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả.
1.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về Phổ cập giáo dục mầm non cho trỏ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, Huyện tiếp tục tăng cường các giải pháp để duy trì hoàn thành phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo với kết quả ngày càng cao và bền vững hơn; tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng và tỷ lệ phổ cập bậc trung học.
- Tập trung chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm dạy nghề Huyện liên kết phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể tại Huyện, các trường, trung tâm đào tạo nghề để tăng cường hướng nghiệp và thực hiện tốt Đề án phân luồng của Huyện, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Huyện Đảng bộ đề ra, góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương. Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch xây dựng phong trào xã hội học tập của Huyện năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, đa dạng hoá phương thức học tập, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học hiện nay; đổi mới phương pháp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tiếp tục tăng cường thực hiện Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông giai đoạn 2010-2020. Tăng cường kỹ năng rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.
- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các trường mầm non; tập trung phối kết hợp quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của ngành.
- Tích hợp qua các môn học và các hoạt động giáo dục giúp học sinh thấm nhuần 5 điều Bác Hồ dạy và Thư Bác Hồ gửi học sinh. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng mô hình trường học mới (VNEN) vào việc giảng dạy, tổ chức lớp học; đảm bảo thực hiện chương trình chính khóa dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, tránh quá tải đối với học sinh. Hướng dẫn và khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
1.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nham tạo nguồn lâu dài, vững mạnh tại Huyện, đảm bảo đủ về số lượng và đạt chất lượng theo nhu cầu phát triển. Theo dõi, giám sát chặt chẽ các lớp đang liên kết đào tạo giáo viên mầm non và tiểu học tại Huyện. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2020, nhằm đảm bảo đủ CBQL cho các đơn vị mới và còn thiếu hiện nay. Tiếp tục đảm bảo đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo và tay nghề giảng dạy; không ngừng đẩy mạnh, khuyến khích tinh thần tự học của đội ngũ để nâng chuẩn trình độ và nhận thức lý luận chính trị.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ; kịp thời, đầy đủ theo quy định.
- Chuyên môn hóa đội ngũ chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo với trình độ cao đủ năng lực đáp ứng từng nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách. Khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, chính trị, ngoại ngữ,....
- Nâng cao năng lực sử dụng các phần mềm tiện ích, chương trình quản lý theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Tranh thủ nhiều cơ hội tham quan học tập trong và ngoài nước theo lĩnh vực phụ trách cho cán bộ, chuyên viên, nâng cao tầm nhìn và phong cách quản lý khoa học, hiện đại.
- Làm tốt công tác tuyển dụng giáo viên hàng năm; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách ưu đãi và tôn vinh nhà giáo. Thực hiện tốt Quy chế khen thưởng nhà giáo tiêu biểu có công đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Huyện hàng năm.
1.4. Đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường nguồn lực đầu tư
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về “Chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo”, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục với những giải pháp sau:
- Huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục và đào tạo thông qua nhiều hoạt động thiết thực, công trình cụ thể nhằm không ngừng phát triển giáo dục và đào tạo huyện ngày càng bền vững. Khuyến khích đầu tư phát triển nhiều loại hình giáo dục, mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tăng cường tu bổ, sửa chữa trường lớp, xây dựng mới trường học, cung cấp trang thiết bị đạt chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế. Phấn đấu các trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất và có thêm ít nhất mỗi ngành, cấp học một trường đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng mới các trường theo dự án được duyệt và quan tâm các chuẩn kỹ thuật ngoài việc phục vụ cho học sinh bình thường mà còn phải quan tâm đến việc phục vụ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chậm phát triển học hòa nhập và người khuyết tật.
Đầu tư trang bị trang thiết bị cho các trường theo hướng chuẩn. Bổ sung trang thiết bị đạt chuẩn cho các lớp mầm non từ nguồn ngân sách và xã hội hóa giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện chương trình ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các trường trong Huyện; tăng cường huy động mọi trẻ em ra lớp, khắc phục tốt tình trạng trẻ em cơ nhỡ, khó khăn, bỏ học hiện đang ở ngoài nhà trường trở lại lớp. Thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm học phí cho học sinh theo quy định, không để trẻ em không đến lớp vì có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, ....
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn nhân lực của toàn xã hội để đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo. Tập trung củng cố và phát triển loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập, tăng trưởng tư thục chất lượng cao, giảm số nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không đủ điều kiện theo quy định chuẩn.
2. Các kiến nghị: không có./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 3033/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 3Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 70/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các Cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết số 68/2006/NQ-HĐND về việc trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Chỉ thị 03/2008/CT-UBND về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 10Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1466/QĐ-TTg năm 2008 về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Quốc hội ban hành
- 15Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 18Quyết định 959/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Luật người khuyết tật 2010
- 20Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 21Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 22Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 23Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 24Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 25Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- 26Quyết định 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Thông tư 39/2011/TT-BGDĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 28Thông tư 41/2011/TT-BGDĐT về Quy định chế độ thống kê, thông tin, báo cáo tổ chức, hoạt động giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 29Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 30Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 31Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 5164/QĐ-UBND năm 2011 về Quy định tạm thời chuẩn phổ cập bậc trung học của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 33Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 34Thông tư 67/2011/TT-BGDĐT về Quy định Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 35Công văn 1533/BGDĐT-CSVCTBTH triển khai Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 36Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 37Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 38Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Công văn 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 40Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 41Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 thực hiện Nghị quyết 06/NQ- CP
- 42Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 43Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 44Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 45Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 46Hướng dẫn 44-HD/BTGTW thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 47Kết luận 51-KL/TW về Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 48Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 49Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2013 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 50Quyết định 12/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 51Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
- 52Quyết định 6639/QĐ-BGDĐT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 53Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT năm 2013 về Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận 51-KL/TW và Chỉ thị 02/CT-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 54Kế hoạch 129/KH-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động vì trẻ em của ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 55Nghị định 74/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015
- 56Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 57Chỉ thị 20/2013/CT-UBND chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
- 58Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2014 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 59Quyết định 5506/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 60Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 61Công văn 2859/BGDĐT-KHTC năm 2015 xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 62Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 3033/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 63Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 64Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 70/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 1865/KH-UBND năm 2015 về phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1865/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 01/09/2015
- Nơi ban hành: huyện Nhà Bè
- Người ký: Trần Hải Yến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định