Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 181/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08 tháng 11 năm 2021 |
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Chương trình phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại đến năm 2030;
- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 - 2025;
- Quyết định số 179/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1976/QĐ- TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành y tế”;
- Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020;
- Công văn số 911/BYT-YDCT ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc hướng dẫn triển khai Quyết định số 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền (YDCT) với Y học hiện đại (YHHĐ) đến năm 2030 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nội dung sau:
II. Công tác y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh
1. Hệ thống y dược cổ truyền công lập
1.1. Đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2019 là 2.739 người (công lập), trong đó cán bộ y học cổ truyền có 135 người (chiếm tỷ lệ 4,9 %).
1.2. Tuyến tỉnh:
- Bệnh viện Y học cổ truyền được thành lập và xây dựng mới năm 2017 có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho 01 bệnh viện 100 giường bệnh (Đạt yêu cầu theo QĐ 362/QĐ-TTg).
- Có 02 Khoa Y -Dược học cổ truyền thuộc 02 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh:
Khoa Y - Dược cổ truyền bệnh viện Bà Rịa: hiện có 25/900 số giường
YHCT/tổng số giường bệnh viện, chiếm tỷ lệ 2,7% số giường bệnh nội trú.
Khoa Y - Dược cổ truyền bệnh viện Lê Lợi: hiện có 30/420 số giường Y học cổ truyền /tổng số giường bệnh viện.
1.3. Tuyến huyện:
- Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố: 08 (trong đó có 03 cơ sở có giường lưu chuyên khoa Y học cổ truyền).
- Các TTYT tuyến huyện có thành lập khoa Nội, Đông y.
- Trung tâm y tế, Phòng y tế các huyện, thị xã, thành phố có khoa, tổ y học cổ truyền, có cán bộ phụ trách công tác y học cổ truyền là: 06 khoa, tổ Y học cổ truyền tuyến huyện (Đã thành lập khoa nhưng chờ quyết định phê duyệt bộ máy tổ chức của UBND tỉnh).
1.4. Tuyến xã:
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: 82
- Có 82/82 (100%) trạm y tế xã, phường, thị trấn có y sĩ y học cổ truyền, có thực hiện khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, trong đó có 82/82 (100%) trạm y tế khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng y học cổ truyền.
- Có 65/82 trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai vườn thuốc nam mẫu theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT.
2. Các tổ chức Hội và hệ thống y dược cổ truyền ngoài công lập
2.1. Hội Đông y: 08 (01 hội Đông y tỉnh và 7/8 huyện có hội Đông y huyện, 68/82 xã phường có hội Đông Y với 486 hội viên).
2.2. Ngoài ra có 238 cơ sở là các phòng chẩn trị Y học cổ truyền và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền tư nhân.
3. Công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền
- Qua tổng hợp, thống kê kết quả khám chữa bệnh y học cổ truyền (YHCT) năm 2019, tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh YHCT/tổng số KCB trong tỉnh 2019 là: 13% ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã 54%.
- Trong năm 2019 đã khám chữa bệnh 883.568 lượt người bằng y học cổ truyền.
4. Những tồn tại hạn chế trong hoạt động y học cổ truyền
- Tỷ lệ khám chữa bệnh Y học cổ truyền so với tổng số lần khám chung tại tuyến tỉnh còn thấp.
- Nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở sở y tế còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh YHCT, nhất là tuyến huyện và tuyến xã. Nhất là một số vị trí cần có BS y học hiện đại/BV YHCT vẫn chưa thể đáp ứng được như Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Xquang), Cận lâm sàng….
- Công tác nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, cây thuốc hay, bài thuốc quý chưa được chú trọng. Công tác sưu tầm, nuôi trồng, bảo tồn những dược liệu quý tại địa phương chưa được quan tâm.
- Việc quản lý hành nghề YDCT tư nhân, quản lý nguồn thuốc Y học cổ truyền còn có những bất cập.
1. Mục tiêu chung
- Triển khai, quán triệt 05 quan điểm phát triển của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển Y dược cổ truyền kết hợp Y dược cổ truyền với Y học hiện đại đến năm 2030 đến các sở, ban, ngành trong tỉnh.
- Phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
80% bệnh viện đa khoa, viện có giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa có Khoa y, dược cổ truyền (Bao gồm 04/06 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, 06 TTYT có giường bệnh);
95% trạm y tế xã, phường, trị trấn và tương đương có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền;
100% bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền, bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền - phục hồi chức năng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y học hiện đại;
100% cán bộ được đào tạo, cập nhật kiến thức sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa bệnh;
10% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền tuyến tỉnh trở lên được đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chế phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
- Đến năm 2030:
80% bệnh viện đa khoa, viện có giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa có Khoa y, dược cổ truyền;
100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền;
15% bệnh viện đa khoa Y dược cổ truyền, bệnh viện đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng được đầu tư trang thiết bị bào chế, sản xuất các dạng bào chế hiện đại thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, sản xuất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả;
100% bác sĩ YHCT được đào tạo liên tục và/hoặc đào tạo chuyên sâu sau đại học các chuyên khoa về YHHĐ; 70% bác sỹ bệnh viện YHCT tỉnh và 100% bác sỹ phụ trách khoa YHCT các Trung tâm y tế được đào tạo từ chuyên khoa cấp 1 trở nên;
- Tăng tỉ lệ khám bệnh, chữa bệnh YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ ở tất cả các tuyến, trong đó:
Đến năm 2025: tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 25%;
Đến năm 2030: tuyến tỉnh đạt 25%; tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40%.
- Tăng tỉ lệ chi trả thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế trong tổng số chi phí cho thuốc: đến năm 2025 tối thiểu là 20% và đến năm 2030 là 30%; trong đó chi phí sử dụng dược liệu sẵn có tại địa phương trong chữa bệnh tối thiểu là 5% trong tổng số chi phí thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền được ứng dụng trong thực tiễn; chú trọng nghiên cứu chứng minh khoa học tác dụng chữa bệnh của y dược cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có giá trị.
- Tăng tỉ lệ dược liệu nuôi trồng trong nước, khuyến khích dược liệu nuôi trồng đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO); giảm dần tỉ lệ nhập khẩu dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Phát triển y dược cổ truyền khối tư nhân, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
IV. Giải pháp thực hiện chủ yếu
1. Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực
1.1. Về tổ chức bộ máy:
- Thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh để triển khai các nhiệm vụ của Quyết định số 1893/QĐ-TTg.
- Sở Y tế có cán bộ chuyên trách quản lý về Y dược cổ truyền.
- Phòng y tế, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế các xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách về công tác y dược cổ truyền.
- Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa sở Y tế và hội Đông y tỉnh về phát triển y, dược học cổ truyền theo Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-BYT- TWHĐYVN ngày 31/7/2014 của Bộ Y tế và Trung ương Hội Đông y Việt Nam.
1.2. Phát triển nguồn nhân lực:
- Kiện toàn nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về y dược cổ truyền tại tuyến tỉnh và tuyến huyện.
- Thu hút, đào tạo cán bộ y tế tại các cơ sở y tế chuyên ngành y dược cổ truyền bằng nhiều hình thức như: Chính quy, liên thông, đào tạo theo địa chỉ sử dụng để nâng cao trình độ cán bộ y tế về chuyên ngành này. Tổ chức đào tạo lại và cấp chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho đội ngũ lương y, lương dược, đến năm 2030 đáp ứng đủ nhân lực, đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ hoạt động về y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển y dược cổ truyền và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại, chú trọng kết hợp y học cổ truyền và phục hồi chức năng và các chuyên khoa khác.
- Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế nói chung và đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế công tác về y dược cổ truyền nói riêng, đặc biệt chú trọng chính sách đãi ngộ ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
2. Về phát triển hệ thống khám chữa bệnh
2.1. Tiếp tục thực hiện xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung nhân lực theo Quyết định số 362/QĐ-TTg cho bệnh viện Y dược cổ truyền đạt chuẩn bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế về Y dược cổ truyền đến năm 2025. Hướng đến năm 2030 nâng cấp bệnh viện Y học cổ truyền đạt hạng II để đáp ứng được chức năng đầu ngành trong phát triển y học cổ truyền.
2.2. Củng cố phát triển khoa y dược cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa tại các huyện, thị xã, thành phố. Kết hợp hiệu quả giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh.
3. Nâng cao chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
3.1. Căn cứ các chính sách của Trung ương và thực tiễn của địa phương có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng cây dược liệu. Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu có chất lượng cao.
3.2. Xây dựng đề án tổ chức các vùng nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu theo quy mô công nghiệp, gắn liền với đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển dược liệu, ưu tiên các loại cây, con chữa bệnh tốt, giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
3.3. Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc gia truyền để đưa vào sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh.
4. Tăng cường vai trò của hội Đông y
4.1. Hội Đông y các cấp, các chi hội Đông y củng cố, ổn định tổ chức, nhân lực, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của hội; đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển nền đông y của tỉnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phát triển hội viên, kết hợp với ngành y tế trong quản lý hành nghề gắn với sự phát triển y dược cổ truyền tại địa phương.
4.2. Hội Đông y tỉnh phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh sưu tầm, phát hiện, tập hợp các cây, con làm thuốc, quy hoạch bảo tồn gen các cây, con làm thuốc; đặc biệt những cây con quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vai trò của YHCT trong điều trị bệnh, nhất là sự kết hợp đông y với tây y trong phòng bệnh, trị bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng những bài thuốc hay, thuốc gia truyền giúp mọi người hiểu rõ vai trò, vị trí của nền Đông y Việt Nam, phát huy thế mạnh của các cây, con làm thuốc và các phương pháp khám, chữa bệnh YHCT có hiệu quả là bảo tồn và phát huy một bộ phận của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Phát hiện, chứng minh khoa học và thương mại hóa các thuốc/ bài thuốc cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc/bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được nuôi trồng trong nước trong khám, chữa bệnh;
- Nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc kinh nghiệm được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong điều trị một số bệnh, chứng bệnh;
- Nghiên cứu lựa chọn các bài thuốc nam, bài thuốc kinh nghiệm được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong điều trị một số bệnh, chứng bệnh;
- Nghiên cứu chứng minh các phương thức chẩn trị và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc an toàn, hiệu quả;
- Nghiên cứu tuyển chọn tạo các chế phẩm thuốc cổ truyền có hiệu quả tốt, an toàn, có ưu thế hơn thuốc hóa dược và có giá trị kinh tế cao;
- Nghiên cứu khoa học chứng minh an toàn, hiệu quả sử dụng thuốc cổ truyền kết hợp với thuốc hóa dược theo từng giai đoạn bệnh.
- Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế các bài thuốc y học cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về y dược cổ truyền, tập trung hợp tác trong các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, chuyển giao kỹ thuật và học tập kinh nghiệm các nước có nền y dược cổ truyền phát triển.
V. Thời gian thực hiện: Giai đoạn năm 2021-2030
- Kinh phí thực hiện Chương trình được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích việc xã hội hóa, huy động các nguồn kinh phí hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình.
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo của tỉnh để triển khai các nhiệm vụ của Quyết định số 1893/QĐ-TTg.
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, hội Đông y tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền, phổ biến về vai trò của y, dược cổ truyền trong phòng và chữa bệnh.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng đề án hiện đại hóa y dược cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ y tế y dược cổ truyền tại các cơ sở y tế trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án nghiên cứu và đề xuất các vùng chuyên nuôi trồng dược liệu được quy định tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 179/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1976/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành y tế”.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám, chữa bệnh; nuôi trồng, chế biến dược liệu, trao đổi chuyên gia về y dược cổ truyền.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đẩy mạnh thông tin, truyền thông về thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền, giúp nhân dân hiểu đúng về tác dụng, hiệu quả của thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền, về thành tựu của y dược cổ truyền; tăng cường công tác quản lý thông tin, tuyên truyền, quảng cáo về y dược cổ truyền.
- Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền, về sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại các cơ sở y tế, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Hội Đông y tỉnh
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch này theo nhiệm vụ, quyền hạn của hội; tiếp tục củng cố, ổn định tổ chức hội, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức cho hội viên, vận động hội viên đem hết khả năng, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cống hiến cho sự bảo tồn và phát triển nền đông y của tỉnh.
- Phối hợp với Sở y tế xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Y tế và hội Đông y tỉnh về phát triển y, dược cổ truyền.
- Chỉ đạo, hướng dẫn hội Đông y các cấp củng cố, kiện toàn tổ chức, tăng cường phát triển hội viên và hoạt động theo nguyên tắc tổ chức điều lệ hội đã ban hành; chủ động phối hợp với ngành y tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng, kế thừa, bảo tồn và kết hợp đông y với tây y, góp phần phát triển nền đông y và y học tại địa phương.
- Đẩy mạnh sưu tầm, phát hiện, tập hợp và quy hoạch bảo tồn gen các loại cây, con làm thuốc; đặc biệt là những loại dược liệu đặc hữu, quý hiếm của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa khuyến khích trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà và các cơ sở khám, chữa bệnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Y tế, các địa phương xây dựng quy hoạch, phân bổ diện tích vùng nuôi trồng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng các cây, con làm thuốc, ưu tiên phát triển vùng nuôi, trồng cây, con làm thuốc với quy mô lớn.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Trên cơ sở đề xuất đặt hàng của các sở ban ngành, Sở KH&CN phối hợp với các sở ban ngành có liên quan tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại theo quy định hiện hành.
- Hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các bài thuốc y học cổ truyền, các phương pháp khám và điều trị bằng y học cổ truyền.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Y tế, các sở, ngành, đơn vị liên quan xem xét kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm để thực hiện kế hoạch.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm.
7. Sở Công thương
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, công an tỉnh và các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối các sản phẩm của y dược cổ truyền; tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại các sản phẩm y dược cổ truyền.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện việc bảo vệ, khai thác, chia sẻ lợi ích từ nguồn gen dược liệu.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền, giúp nhân dân hiểu đúng về tác dụng, hiệu quả của thuốc và các phương pháp điều trị của y dược cổ truyền.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin, quảng cáo về y dược cổ truyền, xử lý nghiêm các vi phạm.
10. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chi trả quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, nhằm tăng cường công tác khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt chỉ tiêu của chương trình.
11. Các sở, ban, ngành và các hội, chức đoàn thể tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm triển khai hoặc phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này.
- Phát huy vai trò các hiệp hội, hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền, phát triển dược liệu, thương mại hóa sản phẩm, thuốc cổ truyền.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch liên quan đến hoạt động tại địa phương thuộc phạm vi quản lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa về YHCT đóng trên địa bàn, hội Đông y các huyện, thị xã, thành phố, các chi hội đông y hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị YHCT tại địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch “Triển khai thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động báo cáo về Sở y tế tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 về Phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
- 3Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 4Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- 6Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 1Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 362/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 4667/QĐ-BYT năm 2014 về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Quyết định 179/QĐ-BYT năm 2015 Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1976/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị quyết liên tịch 02/NQLT-BYT-TWHĐYVN năm 2014 về mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế và Trung ương Hội Đông y Việt Nam trong công tác kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền
- 7Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2019 về Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 911/BYT-TDCT năm 2020 về hướng dẫn triển khai Quyết định 1893/QĐ-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 10Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 về Phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
- 12Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 13Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 14Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- 15Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1893/QĐ-TTg về Chương trình phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại đến năm 2030 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 181/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra