Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 01 tháng 11 năm 2013 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2014
Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Nghị định 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;
Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Công văn số 1943/BTTTT-CNTT ngày 04/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin năm 2014;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang năm 2014 như sau:
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh:
- Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 20/05/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
- Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về quản lý và khai thác mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 17/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 13/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015.
- Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 10/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về triển khai thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Ban hành quy định về quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Ban hành Quy định về hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Ban hành Quy định về quản lý và vận hành mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
a) Đối với cấp tỉnh
- Hạ tầng máy chủ, máy trạm tại các sở, ngành tỉnh.
+ Máy chủ: 47 máy, tỷ lệ: 2,35 máy/đơn vị.
+ Máy trạm: 671 máy, tỷ lệ: 33,55 máy/đơn vị ~ 0,88 máy/cán bộ, công chức.
+ Máy in: 389 máy, tỷ lệ: 19,45 máy/đơn vị.
- Tỷ lệ cơ quan có mạng LAN: 22/22 đơn vị, đạt 100%.
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối internet tốc độ cao.
+ Đơn vị: 22/22đơn vị, đạt 100%.
+ Số lượng máy kết nối: 671 máy.
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối mạng chuyên dùng của các cơ quan Đảng và nhà nước: 52 điểm (41 cơ quan Nhà nước và 11 cơ quan Đảng) đã triển khai cáp quang, và kết nối bằng cáp đồng đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn. Nhưng chưa đưa vào vận hành chính thức.
- Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:
+ Số đơn vị cài đặt phần mềm tường lửa: 14/22 đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị phần mềm diệt virus: 20/22 đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị thiết bị bảo mật 2/22.đơn vị.
+ Tập huấn, đào tạo cán bộ phụ trách an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị.
- Tổng số cán bộ, công chức có trình độ, bằng cấp hoặc đã được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin: 963/1079 công chức, viên chức.
b) Đối với cấp huyện
- Tỷ lệ máy tính trung bình:
+ Máy chủ: 14 máy, tỷ lệ: 1,4 máy/đơn vị huyện.
+ Máy trạm: 868 máy, tỷ lệ: 86,8 máy/đơn vị huyện ~ 0,78 máy/cán bộ, công chức
+ Máy in: 415 máy, tỷ lệ: 41,5 máy/đơn vị huyện.
- Tỷ lệ cơ quan có mạng LAN: 10/10 đơn vị, đạt 100%
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối internet tốc độ cao
+ Đơn vị: 10/10 đơn vị, đạt 100%
+ Số lượng máy kết nối: 311/868 máy, tỷ lệ: 35,83%
- Tỷ lệ cơ quan có kết nối mạng WAN
+ Đơn vị: 10/10 đơn vị, đạt 100%
+ Số lượng máy kết nối: 10 máy chủ
- Hạ tầng về an toàn, an ninh thông tin:
+ Số đơn vị trang bị phần mềm diệt virus: 10/10 đơn vị.
+ Số đơn vị cài đặt phần mềm tường lửa: 5/10 đơn vị.
+ Số đơn vị trang bị thiết bị bảo mật: chưa trang bị.
- Tổng số cán bộ, công chức: có trình độ, bằng cấp hoặc đã được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin: 732/959 công chức, viên chức.
3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước
- Tình hình triển khai ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc trên địa bàn tỉnh: đang triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý văn bản và điều hành của VNPT Tiền Giang cho 25 sở ban ngành và 10 huyện.
- Tình hình triển khai ứng dụng phần mềm “một cửa” điện tử: Đã triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” cho một đơn vị huyện Gò Công Tây.
- Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử phục vụ công việc 80%; 80% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; 60% cán bộ công chức sử dụng thành thạo hệ thống thư điện tử.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng 1.444 dịch vụ công, trong đó cung cấp trực tuyến đạt mức độ 1: 222 dịch vụ; mức độ 2: 1.221 dịch vụ; mức độ 3: 01 dịch vụ (dịch vụ Quản lý đăng ký đề tài dự án khoa học công nghệ – Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp).
- Tình hình tin học hóa thống kê thủ tục hành chính theo Đề án 30: Thực hiện tin học hóa thống kê 1.301 thủ tục hành chính theo Đề án 30.
- Hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh: đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh (www.tiengiang.gov.vn), gồm 1 trang portal và 7 trang subportal, cung cấp các thông tin tra cứu, các tin tức tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh phục vụ hoạt động điều hành của các cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của người dân và các doanh nghiệp; hướng tới cần tiếp tục triển khai nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2.
5. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
Đánh giá hiện trạng về việc bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng CNTT, cụ thể như: trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của các cán bộ chuyên trách, cán bộ, công chức ứng dụng CNTT:
Thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, nhận thức về công nghệ thông tin của các ngành, các cấp đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cũng được quan tâm (có 101 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và huyện); đội ngũ cán bộ từng bước tăng cường làm việc qua hệ thống máy tính. Tuy nhiên, vẫn còn đa số các đơn vị thiếu cán bộ chuyên trách phụ trách kỹ thuật công nghệ thông tin nên việc hướng dẫn, sử dụng, bảo trì hệ thống còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng, đào tạo kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo chương trình Đề án 47 và Đề án 112 và kế hoạch hàng năm của tỉnh. Đa số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản và sử dụng các thiết bị văn phòng phục vụ trong công việc hiệu quả hơn.
6. Các nội dung và kinh phí thực hiện năm 2013
a) Các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương và bố trí vốn thực hiện chuẩn bị đầu tư trong năm 2013.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhân khẩu ngành Công an.
- Ứng dụng hệ thống thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tiền Giang..
- Tin học hóa công tác quản lý của Sở Tư pháp (giai đoạn 2)
- Nâng cấp, mở rộng Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "Một cửa" - "Một cửa" liên thông tỉnh Tiền Giang.
b) Các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và bố trí vốn thực hiện trong năm 2013.
- Xây dựng và nâng cấp mạng LAN cho Ủy ban nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho.
- Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh.
c) Các nội dung, dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp tỉnh.
Trong năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai cài đặt và tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, nguồn vốn sự nghiệp tỉnh dự kiến sử dụng trong năm 2013 là 403 triệu đồng, nhu cầu vốn năm 2014 là 718 triệu đồng.
( Xem phụ lục 1:Danh mục các nội dung/dự án triển khai thực hiện trong năm 2013).
III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2014
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiếp tục ban hành các văn bản quản lý nhà nước, điều hành nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, các văn bản như: Quy chế sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tỉnh Tiền Giang; Quy trình số hóa thông tin điện tử; Quy định sử dụng chữ ký số trong hệ thống thư điện tử; Chuẩn nghiệp vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng; Quy trình cập nhật, sử dụng, chia sẻ thông tin số dùng chung;…
a) Hệ thống thư điện tử tỉnh Tiền Giang: https://mail.tiengiang.gov.vn
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; văn bản của tỉnh.
- Phấn đấu đạt tỉ lệ trên 80% cán bộ công chức từ cấp huyện, thị, thành, sở, ngành tỉnh sử dụng thư điện tử trong quá trình tác nghiệp
b) Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành thiết yếu của các ngành Nội vụ, Tư pháp, Công an…
- Phấn đấu hoàn thành việc triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hành chính cho các đơn vị sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; năm 2014 đạt tỷ lệ 50% các văn bản, tài liệu được trao đổi qua mạng.
c) Xây dựng và triển khai hệ thống họp trực tuyến từ tỉnh đến huyện.
Tiếp tục thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng hệ thống họp trực tuyến từ tỉnh đến huyện nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành giữa UBND tỉnh và UBND cấp huyện trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông hiện đại. Ưu tiên triển khai tại những khu vực có mật độ dân số cao, có đòi hỏi lớn hơn về nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính cấp huyện.
- Đảm bảo thực hiện lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc nhóm dịch vụ công được ưu tiên triển khai nêu tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đầu tư nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh đảm bảo hoạt động có hiệu quả, có đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, nâng cấp một số dịch vụ công trực tuyến lên mức 3 phục vụ người dân và doanh nghiệp (đối với các cơ quan có cung cấp dịch vụ).
- Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng: 1.444 dịch vụ công, trong đó cung cấp trực tuyến đạt mức độ 1: 222 dịch vụ; mức độ 2: 1.221 dịch vụ; mức độ 3: 1 dịch vụ.
- Tập huấn kỹ năng sử dụng truy cập Internet cho nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
3. Ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin
- Tăng cường triển khai quản lý an toàn thông tin số theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009;
- Xây dựng và áp dụng quy trình và quy định đảm bảo an toàn thông tin; kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn thông tin và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng, các cổng, trang thông tin điện tử;
- Bố trí cán bộ chuyên trách quản lý về an toàn thông tin cho đơn vị; tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng để bảo đảm an toàn cho các trao đổi thư điện tử, văn bản điện tử;
- Triển khai và áp dụng các quy định và giải pháp chia sẻ, trao đổi dữ liệu an toàn để từng bước thay thế việc sử dụng ổ lưu trữ USB (ví dụ sử dụng đĩa CDROM, máy chủ chia sẻ tệp tin - FileServer).
- Ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo hiệu quả, từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang.
- Tập trung triển khai thực hiện các nội dung, dự án đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin: trang bị máy tính, mạng máy tính kết nối trong mỗi đơn vị, giữa đơn vị các cấp; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; ứng dụng chữ ký số;...
+ Dự án Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh; Xây dựng và nâng cấp mạng LAN cho Ủy ban nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Thị xã Gò Công và Thành phố Mỹ Tho.
+ Dự án Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh kết nối với sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Dự án Nâng cấp, mở rộng Cổng thông tin điện tử tỉnh, triển khai các dịch vụ công trực tuyến (cung cấp một số dịch vụ công đạt mức độ 3).
+ Triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: tăng cường triển khai quản lý an toàn thông tin số theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng, các cổng, trang thông tin điện tử;…
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành cho các sở, ngành và UBND cấp huyện theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều hành, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp, đảm bảo tính liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo tính tích hợp dùng chung của tỉnh và đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành trong cả nước; phải phù hợp với quy định của các Bộ chuyên ngành được giao chủ trì xây dựng khung; đồng thời đảm bảo tính tương thích, tính kế thừa các cơ sở dữ liệu hiện có. Khi triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các sở, ban, ngành tỉnh khi làm chủ đầu tư cần phối hợp với Bộ chuyên ngành để triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, tránh trùng lặp.
- Phát triển nâng cấp hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử; quản lý hồ sơ công việc theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều hành, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp.
- Tập trung triển khai thực hiện các nội dung, dự án:
+ Dự án Ứng dụng hệ thống thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tiền Giang.
+ Dự án Tin học hóa công tác quản lý của Sở Tư pháp (giai đoạn 2)
+ Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhân khẩu ngành công an
+ Dự án Xây dựng phần mềm quản lý văn bản và điều hành
+ Thúc đẩy phát triển mã nguồn mở ứng dụng trên địa bàn tỉnh
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Xây dựng quy trình cập nhật, chia sẻ thông tin số nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cổng thông tin điện tử của tỉnh; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin chung về kinh tế, xã hội; thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa; phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu như dân cư, đất đai nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.Triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "Một cửa" - "Một cửa" liên thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phục vụ các lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Giao thông vận tải,… Xây dựng dịch vụ công trực tuyến tại các cơ quan cấp huyện phục vụ các dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp và các chuẩn cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Triển khai thực hiện Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "Một cửa" - "Một cửa" liên thông tỉnh Tiền Giang.
4. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin
- Tập huấn, cập nhật kiến thức công nghệ mới phục vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn của cán bộ công chức.
- Đào tạo kiến thức quản trị mạng và nâng cao, các lớp chuyên đề về công nghệ thông tin cho chuyên viên phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
- Học tập kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử: mô hình chính phủ điện tử; lộ trình xây dựng; định hướng công nghệ;…
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức bảo mật, an toàn thông tin mạng cho cán bộ công chức cơ quan quản lý nhà nước các cấp (lãnh đạo các cơ quan, chuyên viên phụ trách công nghệ thông tin).
1. Giải pháp về tài chính
Huy động các nguồn từ vốn sự nghiệp của Trung ương, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và vốn của các doanh nghiệp.
2. Giải pháp về triển khai
- Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại đến các cơ quan cấp xã đảm bảo triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu phát triển công nghệ thông tin chung của tỉnh.
- Triển khai nâng cấp mở rộng Cổng thông tin điện tử tỉnh, đảm bảo hoạt động hiệu quả, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phù hợp với lộ trình chung của cả nước.
- Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn chặt với công tác cải cách hành chính.
- Triển khai và cải tiến phần mềm quản lý hồ sơ công việc cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thí điểm các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, sau đó nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng các chính sách, qui chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (TCVN ISO/IEC 27001:2009).
3. Giải pháp về tổ chức
a) Tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao năng lực quản lý về công tác ứng dụng công nghệ thông tin
- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình về công nghệ thông tin tỉnh.
- Học tập kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử cấp địa phương.
- Chú trọng công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin các cấp.
- Áp dụng các cơ chế chính sách về tài chính, định mức, hướng dẫn triển khai các dự án công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
b) Tiến độ đầu tư
- Bố trí đầu tư đầy đủ vốn đáp ứng kịp thời và đồng bộ tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông tin.
- Ưu tiên đầu tư trước cho ứng dụng công nghệ thông tin những lĩnh vực nòng cốt và khu vực trọng điểm của tỉnh.
c) Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh. Đối với đội ngũ lãnh đạo chính quyền các cấp phải chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) để thực hiện tốt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử và các dự án công nghệ thông tin của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin; đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin cho các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.
- Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo. Quy hoạch, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin.
- Xây dựng kế hoạch phổ cập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước.
4. Giải pháp về môi trường chính sách
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch liên quan đến phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, ban hành các văn bản như:
+ Các tiêu chuẩn, quy định xây dựng các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống lưu trữ dữ liệu, phần mềm ứng dụng dùng chung;
+ Thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ cán bộ công chức trực tiếp làm việc công nghệ thông tin;
+ Thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin cho tỉnh;
+ Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
5. Các giải pháp khác
- Đảm bảo triển khai đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phải hiệu quả, hiện đại và đồng bộ với lộ trình xây dựng chính phủ điện tử trong cả nước, hình thành mạng thông tin điện tử địa phương.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân trong xã hội về ứng dụng công nghệ thông tin
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá để mọi người dân biết và sử dụng dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng.
- Giới thiệu, phổ biến các thành tựu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao của tỉnh, của cả nước và trên thế giới thông qua hội thảo, hội nghị chuyên đề về công nghệ thông tin và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin, các giải pháp, an toàn, bảo mật thông tin mạng.
Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư trong năm 2014: 26.162 triệu đồng (Hai mươi sáu tỷ một trăm sáu mươi hai triệu đồng).
Trong đó:
- Nguồn vốn sự nghiệp trung ương: 200 triệu đồng.
- Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh: 1.218 triệu đồng.
- Nguồn vốn đầu tư tỉnh: 24.744 triệu đồng.
Bao gồm 03 nhóm dự án
1. Nhóm dự án cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: cho 03 dự án. Nguồn vốn đầu tư tỉnh: 9.644 triệu đồng.
2. Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin: 08 dự án. Tổng vốn đầu tư: 16.018 triệu đồng .
Trong đó:
- Nguồn vốn sự nghiệp trung ương: 200 triệu đồng.
- Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh: 718 triệu đồng.
- Nguồn vốn đầu tư tỉnh: 15.100 triệu đồng.
3. Nhóm dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin: 03 dự án. Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh: 500 triệu đồng.
(Xem Phụ lục: Danh mục các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang năm 2014).
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì:
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này một cách đồng bộ, có hiệu quả; điều phối vốn ngân sách bố trí triển khai các nội dung, nhiệm vụ và dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
- Tổ chức thẩm định các dự án về công nghệ thông tin có sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo khả năng nguồn ngân sách, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch này.
3. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành có trách nhiệm triển khai kế hoạch này trong ngành, địa phương; báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông).
Kèm:
- Phụ lục 1: Danh mục các nội dung/dự án triển khai thực hiện trong năm 2013;
- Phụ lục 2 : Danh mục các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang năm 2014./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015
- 2Kế hoạch 09/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2014
- 3Kế hoạch 4379/KH-UBND năm 2013 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2014
- 4Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2013 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2014
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Luật Công nghệ thông tin 2006
- 4Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 5Chỉ thị 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 33/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và khai thác mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 05/2011/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ đối với cán bộ, công, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 10Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 11Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2009 tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 13Quyết định 15/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý và vận hành mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 15Quyết định 2665/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 16Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 17Công văn 1943/BTTTT-CNTT hướng dẫn, xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015
- 19Kế hoạch 09/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2014
- 20Kế hoạch 4379/KH-UBND năm 2013 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2014
- 21Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2013 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2014
- 22Quyết định 17/2011/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang
Kế hoạch 172/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang năm 2014
- Số hiệu: 172/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 01/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra