- 1Quyết định 518/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/KH-UBND | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018 |
TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẢNH BÁO NHANH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2018 - 2020
Thực hiện Quyết định số 518/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về An toàn thực phẩm tại Việt Nam; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo An toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề An toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để tăng cường công tác quản lý về An toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm năm 2018 - 2020 như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng và tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố gồm: 3 ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 03 đơn vị thường trực là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
b) Tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về An toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo nhanh cho cộng đồng.
3. Chỉ tiêu
a) Các điểm cảnh báo An toàn thực phẩm từ Thành phố xuống quận; huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo Trung tâm.
b) Cán bộ quản lý An toàn thực phẩm cấp Thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tham gia hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm được bồi dưỡng kiến thức về cảnh báo nhanh An toàn thực phẩm.
c) Thông tin cảnh báo về An toàn thực phẩm, sự cố khẩn cấp về An toàn thực phẩm được quản lý, xử lý kịp thời, có hiệu quả, cảnh báo nhanh cho cộng đồng.
d) Các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm của ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công Thương tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn Thành phố theo phân cấp.
II. Nội dung và biện pháp thực hiện
1. Xây dựng, tổ chức hệ thống/bộ máy cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố với 3 cấp: Thành phố; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn: Có Quyết định thành lập điểm cảnh báo, phân công cụ thể cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin. Triển khai thực tế, mấu chốt trong đó:
a) Điểm cảnh báo Trung tâm và điểm cảnh báo cấp 1 về An toàn thực phẩm (cấp Thành phố).
- Điểm cảnh báo Trung tâm: Tổ chức 01 điểm cảnh báo Trung tâm tại Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo về sự cố An toàn thực phẩm ở cấp Thành phố gồm nhiệm vụ, hoạt động như sau:
+ Đầu mối tiếp nhận kết quả xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm), từ điểm cảnh báo cấp 1 thuộc Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản) và từ điểm cảnh báo cấp 2 (Phòng Y tế quận, huyện, thị xã).
+ Đầu mối tiếp nhận, khai thác thông tin, tổ chức điều tra xử lý thông tin - cảnh báo và các sự cố về An toàn thực phẩm có phạm vi liên ngành ở cấp Thành phố.
- Điểm cảnh báo An toàn thực phẩm cấp 1: Tổ chức điểm cảnh báo cấp 1 tại mỗi Sở, ngành chức năng gồm: Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm); Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản) gồm những nhiệm vụ và hoạt động Điểm cảnh báo cấp 1 như sau:
+ Là đầu mối tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về An toàn thực phẩm từ điểm cảnh báo theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý ngành.
+ Thực hiện khai thác tiếp nhận, tổ chức điều tra xác minh xử lý thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm từ hệ thống cảnh báo các cấp, hệ thống thông tin, truyền thông thuộc lĩnh vực liên quan.
+ Tổng hợp cung cấp thông tin giám sát, thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm, sự cố thuộc lĩnh vực quản lý của 3 ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo kết quả về điểm cảnh báo Trung tâm (Sở Y tế: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
b) Điểm cảnh báo An toàn thực phẩm cấp 2 (quận, huyện, thị xã)
Tổ chức điểm cảnh báo cấp 2 tại các quận, huyện, thị xã để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về An toàn thực phẩm đầu mối là Phòng Y tế; Phòng Kinh tế; trong đó Phòng Y tế là thường trực gồm có nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thông tin các sự cố về An toàn thực phẩm ở các lĩnh vực được phân công quản lý.
- Khai thác, tổng hợp thông tin về An toàn thực phẩm, tổ chức điều tra, xác minh xử lý thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm An toàn thực phẩm thường xuyên, đột xuất, xác nhận và cung cấp đầy đủ trong lĩnh vực được phân công.
c) Điểm cảnh báo cấp 3 (xã, phường, thị trấn); Đầu mối là Trạm Y tế gồm nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thông tin sự cố về An toàn thực phẩm ở các lĩnh vực được phân công.
- Khai thác, tổng hợp thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm An toàn thực phẩm thường xuyên, đột xuất, xác nhận và cung cấp đầy đủ trong lĩnh vực được phân công, báo cáo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra xác minh và báo cáo về điểm cảnh báo cấp 2.
2. Kiện toàn, nâng cao năng lực và xây dựng hoạt động các điểm cảnh báo nhanh sự cố về An toàn thực phẩm
- Xây dựng, ban hành quy định hoạt động cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố về An toàn thực phẩm.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho 100% các cán bộ tham gia hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu An toàn thực phẩm tại các điểm cảnh báo thuộc hệ thống cảnh báo nhanh An toàn thực phẩm.
- Tổ chức xử lý thông tin và đưa ra các biện pháp:
+ Khi tiếp nhận thông tin qua các hình thức, các điểm cảnh báo xác định nội hàm sự cố, xác định quy mô, thành lập ngay các đoàn kiểm tra, thẩm định nguồn thông tin về An toàn thực phẩm được tiếp nhận.
+ Điều tra xử lý về ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua thực phẩm.
+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp.
+ Kiểm tra hậu kiểm chất lượng An toàn thực phẩm.
+ Sau khi xử lý thông tin được tiếp nhận, đưa ra các biện pháp, tuyên truyền cho cộng đồng để cảnh báo nguy cơ tùy từng trường hợp cụ thể.
- Nội dung các loại thông tin cảnh báo cần tiếp nhận:
+ Thông tin mất An toàn thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm ở các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
+ Ý thức thực hành của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo An toàn thực phẩm.
+ Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm và các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại tới sức khỏe con người.
- Hình thức cung cấp thông tin và cách tiếp cận thông tin cảnh báo về An toàn thực phẩm
Khi tiếp nhận thông tin qua các hình thức: truyền tin, trang thiết bị: điện thoại, tin nhắn, Fax, email cán bộ tiếp nhận cần thông báo ngay tới hệ thống cảnh báo cấp trên trong vòng 2 giờ và điều tra xử lý, báo cáo trong vòng 24 giờ đối với sự cố khẩn cấp về An toàn thực phẩm (có phụ lục mẫu số 1 khai báo thông tin và mẫu báo cáo kết quả xử lý thông tin).
+ Thành phố tiếp nhận thông tin, cảnh báo và sự cố về An toàn thực phẩm từ hệ thống cảnh báo cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, các cơ quan báo, đài và cơ sở thực phẩm theo phân cấp.
+ Tuyến quận, huyện, thị xã: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Kinh tế tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin từ nguồn: Y tế trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ sở thực phẩm trên địa bàn và các ý kiến của thành viên Ban chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm, cơ quan báo, đài.
+ Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm Y tế tiếp nhận thông tin từ cộng tác viên An toàn thực phẩm, cán bộ các đoàn thể, người dân phản ánh, khai báo, y tế trường học, cơ quan xí nghiệp, y tế tư nhân, cơ sở thực phẩm.
3. Các biện pháp triển khai
a) Tăng cường tuyên truyền cho người dân về hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm tại địa phương. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho hệ thống cảnh báo nhanh cho các đối tượng: Người lãnh đạo quản lý, cán bộ y tế cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, trường học, các cơ sở y tế khác; người dân biết cách phát hiện và xử lý thông tin khi có sự cố về An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. Chế độ báo cáo nhanh, định kỳ.
b) Thiết lập các điểm cảnh báo tiếp nhận, thu thập, phân tích xử lý các thông tin sự cố An toàn thực phẩm và cảnh báo kịp thời.
c) Huy động các lực lượng chức năng xử lý khi có sự cố An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm: Thành lập đội phòng chống ngộ độc thực phẩm, đội đáp ứng nhanh xử lý các sự cố về An toàn thực phẩm và đưa ra kết quả xử lý vi phạm, cảnh báo cho cộng đồng.
d) Tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm các quy định về An toàn thực phẩm tại tuyến cơ sở.
e) Trả lời kết quả cho các cơ sở cung cấp thông tin và cảnh báo cho cộng đồng.
f) Kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hệ thống cảnh báo nhanh An toàn thực phẩm.
g) Chế độ báo cáo.
Các điểm cảnh báo cấp 3 (Trạm Y tế xã, phường, thị trấn) gửi báo cáo (theo mẫu số 2) hàng quý vào ngày 15 cuối quý về điểm cảnh báo cấp 2 (phòng Y tế quận, huyện, thị xã); Các điểm cảnh báo cấp 1, đơn vị liên quan tuyến Thành phố và Phòng Y tế quận, huyện, thị xã tổng hợp (theo mẫu số 2) gửi Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) vào ngày 20 tháng cuối quý. Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND Thành phố ngày 25 tháng cuối quý.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan đầu mối thường trực triển khai Kế hoạch cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm. Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch.
- Xây dựng điểm cảnh báo Trung tâm và điểm cảnh báo cấp 1 ngành Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm), xây dựng nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ và phạm vi trong hệ thống cảnh báo nhanh. Hướng dẫn, đôn đốc các ngành khác và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch theo tiến độ và quy định hiện hành.
- Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố định kỳ hàng quý, hàng năm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng điểm cảnh báo Trung tâm, xây dựng Kế hoạch chi tiết cho những hoạt động nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ và phạm vi trong hệ thống cảnh báo.
- Xây dựng điểm cảnh báo cấp 1 thuộc ngành quản lý (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản)
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phạm vi được phân công đúng tiến độ, thời gian, chỉ tiêu. Định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
3. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng điểm cảnh báo Trung tâm, xây dựng Kế hoạch chi tiết cho những hoạt động nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ và phạm vi trong hệ thống cảnh báo.
- Xây dựng điểm cảnh báo cấp 1 thuộc ngành quản lý (Chi cục Quản lý thị trường).
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch phạm vi được phân công đúng tiến độ, thời gian, chỉ tiêu. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
4. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính rà soát, tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp cho các hoạt động để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế cân đối và bố trí kinh phí đầu tư hàng năm từ ngân sách Thành phố, viện trợ của các Sở, ngành triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính để các Sở, ngành bảo đảm nguồn kinh phí địa phương thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã ưu tiên bố trí phần kinh phí của địa phương để thực hiện kế hoạch.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp Sở Y tế và các cơ quan có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Pháp luật.
7. Công an Thành phố
Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở Y tế, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương điều tra, xử lý các sự cố về An toàn thực phẩm, khởi tố các vụ việc nghiêm trọng theo quy định của Pháp luật.
8. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến độ, thời gian, mục tiêu.
- Quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn.
- Xử lý, giải quyết các vấn đề An toàn thực phẩm trên địa bàn dựa trên thông tin cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ An toàn thực phẩm.
- Phối hợp các đơn vị chức năng tuyến Thành phố trong công tác thanh kiểm tra, giám sát phát hiện sự cố về An toàn thực phẩm, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm theo phân cấp.
- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trong việc giám sát, phát hiện, tiếp cận thông tin, báo cáo sự cố về An toàn thực phẩm cho đơn vị chức năng kịp thời xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm, cảnh báo cho cộng đồng.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng báo cáo, tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết triển khai thí điểm cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các điểm cảnh báo thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo trình UBND Thành phố.
Kinh phí thực hiện, bao gồm: Kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu (nếu có); Kinh phí ngân sách cấp Thành phố; Ngân sách quận, huyện, thị xã; Kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế; Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trên đây là kế hoạch cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm năm 2018-2020, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện theo kế hoạch, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Giờ…….., Ngày tháng năm 201
|
Thông tin cảnh báo sự cố mất An toàn thực phẩm
Kính gửi: …………………………………………………………………….
- Người cung cấp thông tin:
+ Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
+ Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
+ Điện thoại: ………………………………………………………………………………………..
- Thời gian xảy ra sự cố: ………………………………………………………………………….
- Địa điểm sự cố: …………………………………………………………………………………..
- Nội dung sự cố, vấn đề mất ATTP:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Người cung cấp thông tin ký tên
ĐƠN VỊ BÁO CÁO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm
Quý…… năm 201...
1. Công tác tiếp nhận thông tin:
Nội dung | Xã, phường | Quận, huyện |
- Số thông tin tiếp nhận từ người dân |
|
|
- Số thông tin tiếp nhận từ các cơ quan đơn vị |
|
|
- Số thông tin tiếp nhận từ phương tiện thông tin đại chúng. |
|
|
- Tổng số thông tin |
|
|
2. Công tác kiểm tra, xử lý thông tin:
Nội dung | Tổng số |
- Số thông tin được kiểm tra xác minh/ TS thông tin đã nhận/Tỷ lệ % |
|
- Số lượt kiểm tra xác minh thông tin tiếp nhận (lượt kiểm tra/thông tin kiểm tra/ts thông tin tiếp nhận/ Tỷ lệ %) |
|
- Số thông tin phản ánh đúng/ TS thông tin xác minh/ tỷ lệ %. |
|
- Số thông tin xử lý vi phạm (xử lý vi phạm/thông tin kiểm tra/ts thông tin/tỷ lệ %) |
|
- Số ảnh chụp thực trạng cơ sở xác minh thông tin. |
|
- Số lần phát thanh trên loa đài về xử lý thông tin. |
|
3. Các hình thức xử lý:
- Cảnh cáo - Nhắc nhở | ……………… ……………… |
- Phạt tiền: Ts tiền/TS cơ sở | ……………… |
- Đình chỉ: | ……………… |
- Hủy SP | Số cơ sở bị hủy SP:……………… Số Sp bị hủy:……………………… Số lượng sp bị hủy……………….. Tên SP:……………………………. |
- Phê bình trên loa đài | …………………….cơ sở. Tên cơ sở…….. |
4. Kết quả xét nghiệm
4.1. Xét nghiệm nhanh
- TS đạt/ TS mẫu xét nghiệm/ Tỷ lệ:
…………………………………………………………………
4.2. Xét nghiệm Labo
Nội dung | Thực phẩm | Bàn tay | Nước chế biến | Dụng cụ |
TS mẫu |
|
|
|
|
Số đạt |
|
|
|
|
Tỷ lệ % |
|
|
|
|
5. Điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
Nội dung | Tổng số vụ/người |
- Số vụ nghi ngộ độc thực phẩm, sự cố ATTP |
|
- Số vụ được điều tra |
|
- Số vụ kết luận ngộ độc thực phẩm, sự cố ATTP. |
|
6. Các hoạt động khác
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
7. Kinh phí hỗ trợ đã chi
- Thành phố: ………………………………………………………………………………………
- Quận: ……………………………………………………………………………………………
- Phường: …………………………………………………………………………………………
8. Nhận xét:
8.1. Thuận lợi:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
8.2. Khó khăn:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
9. Kiến nghị, đề xuất:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ |
- 1Kế hoạch 1732/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 3594/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí chấm điểm công tác An toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 1052/QĐ-UBND năm 2018 quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Quyết định 518/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 1732/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 3594/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí chấm điểm công tác An toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 1052/QĐ-UBND năm 2018 quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Kế hoạch 169/KH-UBND về triển khai mô hình cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm năm 2018-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 169/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/08/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Văn Sửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định