- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 3Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1655/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 16 tháng 4 năm 2024 |
ỨNG PHÓ HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
A. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN VÀ NGUỒN NƯỚC
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia (Bản tin ngày 14/3/2024) Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ (Bản tin ngày 01/4/2024); theo nhận định về diễn biến thời tiết thuỷ văn năm 2024 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận (ngày 21/3/2024), như sau:
1. Hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời gian từ tháng 4-6/2024 với xác suất 75-80%. Từ tháng 6-8/2024, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì tới đầu năm 2025 với xác suất khoảng 80-95%.
2. Về tình hình mưa: Lượng mưa từ tháng 4-5/2024: Khu vực ven biển các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ở mức 70-110mm thấp hơn trung bình năm ngoái (TBNN); Khu vực các huyện Ninh Sơn, Bác Ái ở mức 140-170mm (xấp xỉ TBNN); Lượng mưa từ tháng 6-8/2024, tổng lượng mưa ven biển 120-220mm, vùng núi 250-350mm, ở xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
3. Về thủy văn: Từ tháng 4-5/2024: Mực nước trên các sông suối khu vực tỉnh ít biến đổi, lượng dòng chảy trên các sông suối phổ biến thấp hơn đến xấp xỉ TBNN. Từ tháng 6-8/2024, mực nước trên các sông suối khu vực tỉnh Ninh Thuận ít biến đổi và dao động nhỏ. Lượng dòng chảy trên các sông suối phổ biến thấp hơn đến xấp xỉ TBNN.
Dòng chảy thấp nhất mùa cạn có khả năng xảy ra vào thời kỳ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2024. Nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước cục bộ tại các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam. Có khả năng xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn cục bộ vào sâu trong sông từ 0,5 đến 1,5km; riêng sông Cái Phan Rang từ 4 đến 6km.
Tính đến ngày 07/4/2024, tổng dung tích 23 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 195,97 triệu m³/417,70 triệu m³, chiếm 47,26% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 111,79 triệu m³/165 triệu m³, lưu lượng nước vào hồ là 2,99 m³/s và đang xả nước với lưu lượng là 14,37 m³/s.
Một số hồ chứa nước có nguy cơ cạn kiệt như: Phước Nhơn, CK7, Suối Lớn, Bầu Ngứ, Ông Kinh, Tà Ranh, Bầu Zôn,....
III. NGUY CƠ TÁC ĐỘNG DO HẠN HÁN GÂY RA
- Các khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt cần phải chở nước phục vụ cho người dân khoảng 1.484 hộ/5.836 khẩu, cụ thể như sau:
+ Huyện Bác Ái: Xã Phước Tiến 252 hộ/948 khẩu.
+ Huyện Ninh Hải: Thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải 85 hộ/334 khẩu.
+ Huyện Ninh Sơn: Xã Ma Nới 1.147 hộ/4.554 khẩu.
- Các khu vực có nguy cơ thiếu nước khi hạn hán kéo dài:
+ Khu vực Phương Cựu (Phương Hải), Khánh Tân (Nhơn Hải), Xóm Bằng (Bắc Sơn) có nguy cơ thiếu nước khi suối Kiền Kiền bị cạn.
+ Khu vực Đá Hang (Vĩnh Hải) thiếu nước sinh hoạt khi hồ Nước Ngọt hết nước.
+ Khu vực Tập Lá (Phước Chiến) khi suối Tập Lá hết nước.
+ Khu vực Phước Thành thiếu nước khi suối Lạnh hết nước.
+ Khu vực Ma Nới thiếu nước khi suối Ma Nới hết nước.
+ Khu vực Hòa Sơn thiếu nước khi sông Than hết nước.
+ Khu vực Phước Hà, Nhị Hà có nguy cơ thiếu nước khi hồ Tân Giang hết nước.
Trong tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, mùa khô năm 2024 với lượng mưa thấp kết hợp với nắng nóng cho nên việc thiếu nước sinh hoạt nông thôn sẽ xảy ra gay gắt trong thời gian tới; Hiện nay một số nguồn nước suối đã giảm: Suối Lạnh, Ô Căm, Lồ Ồ, Kiền Kiền, A Nhân, Ma Nhông, Tập Lá; trong thời gian tới thời tiết không có mưa, diễn biến bất thường thì một số khu vực sẽ thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên diện rộng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng phương án cấp nước từng nhà máy, phương án cấp nước liên thông giữa các nhà máy với nhau.
a) Nhà máy cấp nước Phước Kháng, huyện Thuận Bắc:
- Công suất nhà máy 277 m³/ngày-đêm, số hộ sử dụng nước 493 hộ/2.104 khẩu cấp cho các thôn: Đá Mài Trên, Đá Mài Dưới, Đá Liệt, Cầu Đá xã Phước Kháng. Sử dụng nguồn nước thô từ suối Lù Cu xã Phước Kháng, nguồn nước suối Lù Cu đến tháng 3/2024 đã cạn kiệt.
- Phương án: Hiện nay nhà máy Lợi Hải đang bơm bổ sung cấp nước cho nhà máy cấp nước Phước Kháng.
b) Nhà máy cấp nước Tà Nôi, huyện Ninh Sơn:
- Công suất nhà máy 134 m³/ngày-đêm, số hộ sử dụng nước 171 hộ/684 khẩu thuộc thôn Tà Nôi; Sử dụng nguồn nước suối Tà Nôi; hiện tại nguồn nước còn sử dụng, dự kiến đến hết tháng 4/2024, thời tiết không có mưa thì nguồn nước suối Tà Nôi cạn kiệt;
- Phương án: Nếu suối Tà Nôi hết nước, sử dụng 05 giếng bơm tay tại thôn Tà Nôi do Ban xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước thực hiện, công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cuối năm 2022 và sử dụng nước tại các giếng nước sinh hoạt thôn Tà Nôi.
c) Nhà máy cấp nước Phước Thành, huyện Bác Ái:
- Công suất nhà máy 366 m³/ngày-đêm, số hộ sử dụng nước 736 hộ/3.858 nhân khẩu thuộc các thôn: Suối Lở, Ma Nai, Ma Dú, Ma Rớ, Đá Ba Cái xã Phước Thành. Sử dụng nguồn nước đập Suối Lạnh, hiện tại nước đủ cung cấp cho nhà máy. Dự báo thời tiết không có mưa từ nay đến tháng 6/2024 nguy cơ nguồn nước đập Suối Lạnh sẽ cạn kiệt;
- Phương án: (1) Tập trung nạo vét, gia cố lại đập Suối Lạnh để đảm bảo dòng chảy về nhà máy cấp nước Phước Thành; (2) Sử dụng, vận hành Trạm bơm chống hạn từ nhà máy Phước Đại - Phước Thành, lấy nguồn nước thô kênh chính hồ Sông Sắt cấp về nhà máy Phước Thành.
d) Nhà máy cấp nước Phước Trung, huyện Bác Ái:
- Công suất nhà máy 354 m³/ngày-đêm, số hộ sử dụng nước 693 hộ/2.635 nhân khẩu thuộc các thôn: Rã Trên, Rã Giữa, Tham Dú, Đồng Dày. Sử dụng nguồn nước đập Ô Căm, hiện tại nguồn nước đủ cấp, đến hết tháng 6/2024 nếu không có mưa nguy cơ nguồn nước đập Ô Căm sẽ hết, nên ưu tiên nguồn nước này cấp cho chăn nuôi;
- Phương án: Vận hành trạm Bơm chống hạn đã đấu nối vào đường ống nước thô Hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ cấp về nhà máy Phước Trung để xử lý cấp nước sinh hoạt.
3. Các địa phương chịu tác động ảnh hưởng hạn hán:
- Huyện Ninh Phước: Xã An Hải.
- Huyện Ninh Hải: Xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải và khu vực hồ Thành Sơn thuộc xã Xuân Hải.
- Huyện Thuận Bắc: Xã Phước Kháng, Phước Chiến, thôn Xóm Bằng xã Bắc Sơn, thôn Xóm Đèn xã Công Hải.
- Huyện Thuận Nam: Xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Hà, Nhị Hà.
- Huyện Ninh Sơn: Xã Quảng Sơn, Hòa Sơn và Ma Nới.
- Huyện Bác Ái: Phước Thành, Phước Thắng, Phước Bình và một số thôn của xã Phước Trung.
4. Khu vực ảnh hưởng xâm nhập mặn:
- Huyện Thuận Nam: Các thôn Sơn Hải 1, Sơn Hải 2, Vĩnh Trường, Từ Thiện thuộc xã Phước Dinh; các thôn Lạc Tân 1, Lạc Tân 2, Lạc Tân 3, Thương Diêm 1, Thương Diêm 2 thuộc xã Phước Diêm; các thôn Lạc Nghiệp 1, Lạc Nghiệp 2, Lạc Sơn 1, Lạc Sơn 2, Lạc Sơn 3 thuộc xã Cà Ná.
- Huyện Ninh Phước: Các thôn Tuấn Tú, Hòa Thạnh và Nam Cương thuộc xã An Hải.
- Huyện Ninh Hải: Các thôn Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa thuộc xã Vĩnh Hải; các thôn Mỹ Tân, Mỹ Tường thuộc xã Nhơn Hải; các thôn Khánh Tường, Khánh Nhơn thuộc xã Nhơn Hải; các thôn Tri Thủy, Khánh Hội thuộc xã Tri Hải; các thôn Phương Cựu 1, Phương Cựu 2 thuộc xã Phương Hải; khu phố Ninh Chữ 2 thuộc thị trấn Khánh Hải.
- Huyện Thuận Bắc: Thôn Bình Tiên thuộc xã Công Hải.
- Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm: Các khu phố 9, khu phố 10, thôn Phú Thọ thuộc phường Đông Hải; các khu phố 4, khu phố 5 thuộc phường Mỹ Đông.
5. Thiếu nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khác,...
Đến ngày 01/4/2024, tổng dung tích 23 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 195,97 triệu m³/417,70 triệu m³, chiếm 47,26% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 111,79 triệu m³/165 triệu m³, lưu lượng nước vào hồ là 2,99 m³/s và đang xả nước với lưu lượng là 14,37 m³/s. Điều tiết nước 8/23 hồ chứa cấp cho diện tích toàn bộ khu tưới gồm các hồ: Sông Cái, Sông Sắt, Trà Co, Cho Mo, Thành Sơn, Sông Trâu; Nước Ngọt; Núi Một; Điều tiết nước 6/23 hồ chứa cấp cho diện tích trên một phần khu tưới gồm các hồ: Bà Râu, Lanh Ra, Tân Giang, Sông Biêu, Bầu Ngứ, Suối Lớn. Riêng diện tích lúa ở khu tưới hồ Tân Giang và Sông Biêu được chuyển sang từ vụ Đông Xuân 2023-2024 do gieo trồng muộn; Nguồn nước 05/23 hồ chứa để phục vụ cho nước sinh hoạt, nước uống gia súc vật nuôi và nước cấp cho cây lâu năm gồm các hồ: Phước Trung, Ma Trai; Ba Chi, Phước Nhơn; CK7; Dừng sản xuất toàn bộ diện tích ở 3/23 hồ chứa gồm Tà Ranh, Bầu Zôn, Ông Kinh.
- Với tình hình thời tiết khắc nghiệt (nắng và gió nhiều) nên lượng nước hao hụt rất nhanh, nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước hồ Đơn Dương xả qua Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và 14 hồ chứa nước nêu trên.
- Ngoài lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng; khi tình hình hạn hán tiếp tục kéo dài sẽ gây thiếu điện, thiếu nước ngọt phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác như: Dịch vụ kinh doanh du lịch; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,...
Hiện nay, tình trạng nắng nóng đang diễn biến phức tạp, bất thường tại các tỉnh khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh khu vực phía Bắc, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm). Thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra cháy rừng trên địa bàn các tỉnh.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2024 nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nền nhiệt cao hơn năm 2023. Nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa, làm nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi là rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.
Với tinh thần ứng phó hạn hán năm 2024: (1) Không để thiếu nước sinh hoạt; (2) Không để thiếu đói; (3) Không để phát sinh dịch bệnh; (4) Tập trung quyết liệt chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước, bảo vệ đàn gia súc.
a) Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Xác định các nội dung, giải pháp cấp bách và lâu dài, các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán, tác động của biến đổi khí hậu năm 2024 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thống nhất và hiệu quả.
c) Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn thể Nhân dân trong việc ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
a) Các giải pháp ứng phó với hạn hán và biến đổi khí hậu phải mang tính đồng bộ, hiệu quả, có trọng điểm, ưu tiên theo từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế diễn ra trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định đầy đủ nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; phát huy vai trò chủ động, tích cực của tổ chức, cá nhân và nhân dân.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác ứng phó hạn hán và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán phải theo nguyên tắc: Việc sử dụng nước phải ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho các cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC ỨNG PHÓ HẠN HÁN TRONG THỜI GIAN TỚI
Hiện nay, nguồn cung nước hồ Đơn Dương và một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nguồn nước sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 vẫn rất khó khăn, diễn biến tình hình thời tiết vẫn rất khó lường, cực đoan, không theo quy luật,…; do đó các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp ứng phó hạn hán theo Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó: (1) Ưu tiên hàng đầu nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân và một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh; (2) Hỗ trợ kịp thời, không để hộ dân nào bị thiếu đói; (3) Tùy tình hình thực tế, đặc biệt là việc tích trữ nước tại hồ Đơn Dương và các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh để có phương án sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 đảm bảo hợp lý, hiệu quả,... với mục tiêu cao nhất là:“Không để người dân thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt; không để đàn gia súc, gia cầm thiếu nước uống và phát sinh dịch bệnh; quyết liệt chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước theo hướng ổn định, bền vững”; cụ thể tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
a) Giao các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận; các địa phương và các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu; các chủ trương, giải pháp của tỉnh trong công tác ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu để nhận thức đúng, đầy đủ nhằm tạo sự đồng thuận và tham gia tích cực của Nhân dân; nhất là việc tuyên truyền, phổ biến các mô hình hay, cách làm tốt mô hình hiệu quả và khuyến cáo nhân dân những việc cần tránh để hạn chế thiệt hại,...; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, sắp xếp thời lượng hợp lý tuyên truyền để phát sóng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
b) Giao các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin cho cơ quan thông tấn, báo chí về những vấn đề liên quan ngành, địa phương quản lý trong công tác ứng phó với hạn hán. Thủ trưởng cơ quan là người phát ngôn chính thống cung cấp thông tin.
a) Hỗ trợ gạo cứu đói cho Nhân dân:
Thường xuyên rà soát các đối tượng thuộc diện phải hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, tuyệt đối không để hộ dân nào bị thiếu đói. Trường hợp vượt khả năng giải quyết của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền; trường hợp vượt khả năng cân đối của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ theo quy định hiện hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tài chính, Hội chữ Thập đỏ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ quan liên quan.
b) Giải quyết nước sinh hoạt cho Nhân dân:
- Rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt. Tập trung, khẩn trương thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào khai thác, sử dụng.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tăng cường quản lý, tổ chức vận hành có hiệu quả các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và các công trình cấp nước khác do Trung tâm quản lý; thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước, đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo quy định để cung cấp cho nhân dân sinh hoạt. Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình và trang thiết bị, máy móc của các hệ thống cấp nước, khi phát hiện có sự cố, hư hỏng phải kịp thời khắc phục, sửa chữa ngay, không để tình trạng thất thoát, lãng phí nước.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất, nhân lực nhằm khắc phục ngay các sự cố nếu xảy ra, giảm thiểu mất nước.
- Thường xuyên tổ chức bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy bơm; dự phòng thêm một số máy bơm ở các trạm để tăng công suất, bơm nước ở các hồ dưới mực nước chết; chú trọng bảo dưỡng nhà máy nước thô kênh Nam, kênh Bắc; phối hợp các địa phương tuyên truyền động viên người dân lắp đặt đồng hồ nước vào nhà, sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt.
- Đấu nối các công trình cấp nước tập trung để hỗ trợ nước thô, nước sạch với nhau; phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi để ưu tiên nguồn nước thô cấp nước cho sinh hoạt; phối hợp với Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận mở nước sạch tại các điểm đã đấu nối khi cần thiết.
- Chủ động xây dựng phương án chở nước phục vụ cho người dân thôn Tập Lá, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc; thôn Cầu Gẫy, Vĩnh Hy xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải; xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn; chở nước phục vụ cho người dân xã Phước Bình, huyện Huyện Bác Ái (trong điều kiện quý 2, quý 3/2024 không có mưa thì các khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt).
- Chủ động bơm nước để cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân khi cần thiết. Nếu nắng hạn kéo dài, các hệ thống cấp nước sẽ có nguy cơ thiếu nguồn nước; mực nước và dung tích một số hồ chứa sẽ xuống thấp, nên nước không thể chảy vào kênh để bơm nước sinh hoạt cho người dân. Khi đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện các phương án cấp nước sinh hoạt tại các hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn các huyện như sau:
(1) Đối với huyện Bác Ái (Có 07 Hệ thống cấp nước sinh hoạt):
- Các Hệ thống cấp nước Phước Đại lấy nguồn nước từ hồ Sông Sắt, xã Phước Tân lấy nguồn nước từ hồ Trà Co, xã Phước Hòa lấy nguồn từ hồ Sông Cái nên có nguồn nước ổn định, trừ trường hợp các hồ trên hết nước.
- Các Hệ thống cấp nước Ma Lâm lấy nguồn từ suối Chapơ; Hệ thống cấp nước Phước Bình lấy từ nguồn suối Tà Rạc; Hệ thống cấp nước Phước Thành lấy nguồn từ Suối Lạnh, Hệ thống cấp nước Phước Trung lấy nguồn từ suối Ô Căm, Nếu trong quý 2, quý 3 năm 2024 không có mưa thì các Suối trên sẽ khô cạn và Hệ thống cấp nước Phước Thành, Hệ thống cấp nước Phước Trung sẽ sử dụng Trạm bơm chống hạn để đảm bảo cấp nước. Riêng Hệ thống cấp nước Phước Bình sẽ ngừng cấp nước, đề nghị phải chở nước phục vụ cho người dân xã Phước Bình, huyện Huyện Bác Ái.
(2) Huyện Thuận Bắc (Có 07 Hệ thống cấp nước sinh hoạt):
- Các Hệ thống cấp nước Lợi Hải, Hệ thống cấp nước Phước Kháng và Hệ thống cấp nước Ba Tháp lấy nguồn từ hồ Bà Râu và suối Kiền Kiền, Trạm cấp Công Hải lấy nguồn từ hồ Sông Trâu và Hệ thống cấp nước Ma Trai lấy nước từ hồ Ma Trai, có nguồn nước ổn định, trừ trường hợp các hồ trên hết nước.
- Riêng Hệ thống cấp nước Tập Lá lấy nguồn từ Suối Nhỏ thuộc lưu vực hồ Sông Trâu. Nếu trong quý 2 năm 2024 không có mưa thì suối sẽ khô cạn và Hệ thống cấp nước Tập Lá sẽ được bổ sung một phần nước từ Hệ thống cấp nước Ma Trai, phần còn thiếu, đề xuất phải chở nước phục vụ cho người dân thôn Tập Lá, xã Phước Chiến.
(3) Huyện Thuận Nam (Có 03 Hệ thống cấp nước sinh hoạt):Các Hệ thống cấp nước Phước Hà, Hệ thống cấp nước Nhị Hà 1 và Hệ thống cấp nước Nhị Hà 3 lấy nguồn từ hồ Tân Giang, có nguồn nước ổn định. Nếu trong quý 1, quý 2 năm 2024 không có mưa thì hồ Tân Giang sẽ khô cạn; đề xuất chỉ đạo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt.
(4) Huyện Ninh Phước (Có 07 Hệ thống cấp nước sinh hoạt): Các Hệ thống cấp nước Liên Sơn, Hệ thống cấp nước Phước An, Hệ thống cấp nước Phước Thiện, Hệ thống cấp nước Hoài Trung – Đá Trắng, Hệ thống cấp nước Hữu Đức, Hệ thống cấp nước Hậu Sanh và Hệ thống cấp nước Phước Hậu lấy từ 3 nguồn: Từ kênh chính Nam, đường ống thủy lợi TM10 và Trạm bơm nước thô Nha Trinh có nguồn nước ổn định.
(5) Huyện Ninh Hải (Có 08 Hệ thống cấp nước sinh hoạt):
- Các Hệ thống cấp nước An Hòa, Hệ thống cấp nước An Nhơn, Hệ thống cấp nước Phước Nhơn – Hộ Hải, Hệ thống cấp nước Mỹ Nhơn, Hệ thống cấp nước Phương Cựu, lấy từ hai nguồn: Từ kênh chính Bắc và đường ống thủy lợi TM18, có nguồn nước ổn định.
- Hệ thống cấp nước Mỹ Tường lấy nước từ hồ Nước Ngọt, nếu trong quý 1, quý 2 năm 2024 không có mưa thì hồ Nước Ngọt sẽ khô cạn. Đề xuất sẽ mua nước từ Nhà máy nước Phan Rang để cấp cho người dân qua hệ thống đấu nối đồng hồ tại thôn Mỹ Tường 2 và đề xuất chỉ đạo ưu tiên hồ Nước Ngọt chỉ cấp nước cho sinh hoạt.
- Riêng Hệ thống cấp nước Vĩnh Hy lấy nguồn từ suối Lồ Ồ. Nếu trong quý 1, quý 2 năm 2024 không có mưa thì suối sẽ khô cạn và Hệ thống cấp nước Vĩnh Hy sẽ ngừng cấp nước, đề xuất phải chở nước phục vụ cho người dân 02 thôn Cầu Gãy, Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
(6) Huyện Ninh Sơn (Có 08 Hệ thống cấp nước sinh hoạt):
- Hệ thống cấp nước Lâm Sơn và Hệ thống cấp nước Trà Giang lấy nguồn từ kênh xả Nhà máy thủy điện Đa Nhim và suối Sa Kai, có nguồn nước ổn định. Trong trường hợp suối Sa Kai hết nước thì Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ sử dụng Hệ thống bơm cấp nước từ kênh xả Nhà máy thủy điện Đa Nhim để cấp nước. Đây là nguồn nước ổn định.
- Hệ thống cấp nước Tân Mỹ lấy nước từ hồ Cho Mo. Nếu trong quý 1, quý 2 năm 2024 không có mưa thì hồ Cho Mo sẽ khô cạn, đề xuất chỉ đạo ưu tiên hồ Cho Mo chỉ cấp nước cho sinh hoạt.
- Hệ thống cấp nước Mỹ Sơn lấy nước từ Sông Cái nên có nguồn nước ổn định.
- Hệ thống cấp nước Hòa Sơn lấy nước từ sông Than, khi hạn hán khô cạn, sông Than hết nước, Hệ thống cấp nước Hòa Sơn chuyển sang lấy nước từ Trạm bơm chống hạn trên sông Dầu, được tiếp nước từ kênh N8-7 thuộc Hệ thống thủy lợi Kênh chính Tây có nguồn nước ổn định.
- Riêng Hệ thống cấp nước Ma Nới, Hệ thống cấp nước Ya Hoa lấy từ suối Ma Nhông và Hệ thống cấp nước Tà Nôi lấy nước từ suối Tà Nôi. Nếu trong quý 1, quý 2 năm 2024 không có mưa thì các suối trên sẽ khô cạn. Ba Hệ thống cấp nước này sẽ ngưng hoạt động, đề xuất phải chở nước phục vụ cho người dân xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho Nhân dân thuộc vùng cấp nước Đô thị:
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Xây dựng;
+ Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận.
- Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô hạn năm 2024 ảnh hưởng đến đời sống của người dân, phải chở nước sinh hoạt phục vụ cho người dân trên địa bàn tỉnh.
+ Cơ quan thực hiện từng địa bàn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phụ trách địa bàn huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái; Công an tỉnh phụ trách địa bàn huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam;
+ Cơ quan phối hợp cung cấp nguồn nước: Giao Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận cung cấp nước cho huyện Ninh Phước và Thuận Nam; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn cung cấp cho huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Bác Ái, Ninh Sơn.
- Tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa bàn có khả năng thiếu nguồn nước để chủ động có giải pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để thiếu nước ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong mùa khô năm 2024. Vận động nhân dân đào ao, khoan giếng để bổ sung nguồn nước sinh hoạt, khuyến cáo Nhân dân thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước.
+ Cơ quan chỉ đạo: UBND các huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh;
+ Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các xã, lực lượng công an, quân đội;
+ Cơ quan phối hợp: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tăng cường giám sát, hướng dẫn các địa phương khắc phục, tổ chức quản lý và bảo vệ các giếng chống hạn đã được đầu tư và phối hợp tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để phục vụ chống hạn.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Hải.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài nguyên nước theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với các tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố. c) Vệ sinh môi trường:
Tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc chất lượng nguồn nước mặt, nước dưới đất theo Quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là quan trắc các nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt; cung cấp các thông tin, dữ liệu quan trắc cho các cơ quan, đơn vị khai thác, sử dụng nước để có giải pháp xử lý kịp thời; tăng cường kiểm tra việc đấu nối, xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xử lý nghiêm việc xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn theo quy định. Đồng thời, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật chết để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, lây lan trên người, vật nuôi.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan;
d) Phòng, chống dịch bệnh:
- Chủ động, thường xuyên thực hiện các giải pháp phòng, chống các loại bệnh thường xảy ra trên người, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trong Nhân dân trước, trong và sau hạn hán. Hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng môi trường, nguồn nước để phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau hạn. Thực hiện quân dân y kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán tại địa phương.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế;
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị,... để kịp thời điều trị, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân do tác động của hạn hán.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Y tế;
+ Cơ quan thực hiện: Các bệnh viện, cơ sở điều trị các tuyến.
- Triển khai các biện pháp hiệu quả để bảo vệ, phát triển đàn gia súc, gia cầm; tập trung giải quyết nguồn thức ăn, nước uống và phòng trừ dịch bệnh, hướng dẫn các địa phương xác định thiệt hại gia súc, gia cầm để làm cơ sở hỗ trợ theo quy định.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan.
- Tăng cường công tác dự báo, theo dõi, giám sát chặt chẽ và hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, đặc biệt là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá trên cây lúa. Tổ chức hướng dẫn về cơ cấu giống, thời vụ, các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước; thường xuyên thực hiện việc đốt bẫy đèn tại các vùng có nguy cơ cao xuất hiện rầy, áp dụng kịp thời biện pháp IPM nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất,...
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND các huyện, thành phố.
3. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động sản xuất khác:
a) Sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2024:
- Nhiệm vụ thực hiện: Sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2023-2024, trên cơ sở nguồn nước được bổ sung tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và căn cứ lưu lượng xả nước từ nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim và hồ Đơn Dương đến thời điểm hiện tại thì cơ bản nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm. Nguồn nước còn lại sẽ phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2024 với 02 phương án cụ thể như sau:
Phương án 1:
Trong điều kiện tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh không mưa, các hồ không có lượng nước đến bổ sung; hồ Đơn Dương dung tích dưới 100 triệu m³ thì sẽ điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 20/23 hồ chứa (trừ hồ Tà Ranh, Bầu Zôn, Ông Kinh), toàn bộ khu tưới của hệ thống Sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích là 23.460,5 ha (gồm: Lúa 13.460,5 ha; Màu 10.000 ha); trong đó: Diện tích trong hệ thống là 21.054 ha; diện tích do địa phương quản lý 2.406,5 ha (gồm: Lúa 395,5 ha; Màu 2.011 ha). Trong đó, kế hoạch sản xuất tại các hệ thống thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi quản lý, đối với diện tích sản xuất cây hàng năm trong vụ Hè Thu là 2024 là 21.054 ha (gồm: Lúa 13.065 ha; Màu 7.989 ha); Cây lâu năm: 2.622,59ha; Diện tích Thủy sản: 425,52ha, cụ thể:
+ Hệ thống Sông Pha - Bình Phú - 19/5 - Đồng F - Nha Trinh – Lâm Cấm: Theo kế hoạch UBND tỉnh giao thì tổng diện tích: 15.649,21ha (Lúa: 10.183,05ha; Màu: 5.0515,16ha; Thủy sản: 415ha). Dự kiến sản xuất là 16.174,02 (Lúa: 10.311,96ha; Cây Màu: 4344,29ha; Cây lâu năm: 1.096,52ha; Thủy sản: 421,25ha), tăng 524,81ha so với kế hoạch tỉnh giao. Nguyên nhân tăng là do bổ sung diện tích sản xuất ở hệ thống các đập dâng Bình Phú, 19/5 và Đồng F trên sông Ông trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
+ Đối với hệ thống các trạm bơm trên sông: Dự kiến sản xuất theo kế hoạch UBND tỉnh giao là 185,37ha (Lúa:22ha; Cây Màu: 133,27ha; Cây lâu năm: 30,1ha).
+ Đối với hệ thống thủy lợi Tân Mỹ: Dự kiến sản xuất là 1.359,13ha (Trong đó: Cây Lúa: 70ha; Cây Màu 957,46ha; Cây lâu năm: 331,67ha), tăng 388,41ha so với kế hoạch tỉnh giao là do diện tích người dân đang được mở rộng.
+ Các hồ chứa nước còn lại: Sản xuất 7/21 hồ chứa còn nước đảm bảo sản xuất (gồm: Sông Sắt, Trà Co, Cho Mo, Thành Sơn, Sông Trâu; Nước Ngọt; Núi Một; Bà Râu, Lanh Ra, Tân Giang, Sông Biêu, Bầu Ngứ, Suối Lớn); nguồn nước 05/21 hồ chứa để phục vụ cho nước sinh hoạt, nước uống gia súc vật nuôi và nước cấp cho cây lâu năm (gồm các hồ: Phước Trung, Ma Trai; Ba Chi, Phước Nhơn; CK7); Dừng sản xuất toàn bộ diện tích ở 3/21 hồ chứa nguồn nước không đảm bảo (gồm Tà Ranh, Bầu Zôn, Ông Kinh). Theo kế hoạch UBND tỉnh giao thì tổng diện tích: 6.596,36ha (Lúa: 2.134,33ha; Màu: 4.445,25ha; Thủy sản: 16,78ha), giảm 447,33ha là do giảm diện tích sản xuất một số hồ chứa do không đảm bảo nguồn nước sản xuất (gồm Lanh Ra, Phước Trung, Phước Nhơn).
+ Diện tích dừng sản xuất: So với cùng kỳ năm 2023, diện tích dừng sản xuất 7.589,5 ha, trong đó cây lúa: 2.692 ha (chủ yếu tại xã Phước Trung huyện Bác Ái; các xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Hà, Nhị Hà của huyện Thuận Nam; các xã Phước Hữu, Phước Dân, Phước Vinh của huyện Ninh Phước) và các vùng sản xuất không nằm trong hệ thống tưới như: các xã Công Hải, Lợi Hải của huyện Thuận Bắc; cây màu: 4.897,5 ha (chủ yếu tại xã Phước Trung, Phước Thành, Phước Thắng, Phước Bình huyện Bác Ái; xã Nhơn Hải, Vĩnh Hải, Thanh Hải, Tri Hải huyện Ninh Hải; các xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Hà, Nhị Hà huyện Thuận Nam; các xã Quảng Sơn, Hòa Sơn và Ma Nới huyện Ninh Sơn; các xã Phước Vinh, An Hải huyện Ninh Phước; các xã Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải của huyện Thuận Bắc).
Phương án 2:
Trường hợp trong tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh có mưa, bổ sung sản xuất ở 10 hồ chứa (gồm: Tân Giang, Sông Biêu, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Lanh Ra, Tà Ranh, Bầu Zôn, Bà Râu) Phước Trung, Lanh Ra, Ông Kinh), diện tích sản xuất các hồ chứa là 7.274,14ha (trong đó: Cây lúa 3.497,12ha; Cây Màu 2.702,59ha; Cây lâu năm: 1.070,16; Thủy sản: 4,27ha), tăng 677,78ha so với Kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; dung tích các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt trên 50% dung tích thiết kế; sẽ điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 23 hồ chứa, toàn bộ khu tưới của hệ thống Sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích là 29.265 ha (gồm: Lúa 14.467,5ha; Màu 14.797,5 ha); trong đó: Diện tích trong hệ thống là 22.179,2 ha (gồm: Lúa 13.966 ha; Màu 8.213,2 ha). Trong đó, kế hoạch sản xuất tại các hệ thống thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi quản lý, đối với diện tích cây hàng năm trong vụ Hè Thu là 2024 là 22.179,2 ha (Lúa: 13.965,98ha; Cây Màu: 8.213,08ha); Cây lâu năm: 2.622,59ha; Thủy sản: 425,52ha); tăng 1.420,67ha so với kế hoạch UBND tỉnh giao là do bổ sung cấp nước cho diện tích một số khu tưới sản xuất của các đập dâng Bình Phú, 19/5, Bình F; diện tích được khai thác mở rộng tại khu tưới hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; diện tích hồ Thành Sơn (được tiếp nước bổ sung từ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ); diện tích sản xuất lúa của hồ Bà Râu; diện tích sản xuất lúa của các hồ Tân Giang, Sông Biêu, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Tà Ranh, Bầu Zôn; diện tích sản xuất màu của hồ Ông Kinh.
+ Diện tích dừng sản xuất: So với cùng kỳ năm 2023, diện tích dừng sản xuất: 1.785 ha, trong đó cây lúa: 822,5 ha (chủ yếu tại xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Hà, Nhị Hà của huyện Thuận Nam), cây màu: 962,5 ha (tại xã Phước Trung thuộc hệ thống tưới hồ Phước Nhơn) và các vùng sản xuất không nằm trong hệ thống tưới.
(Đính kèm phụ lục I, II)
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
- Phương thức thực hiện:
+ Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho người dân biết, tiếp cận; chủ động đăng ký thực hiện chuyển đổi cây trồng vụ Hè Thu năm 2024 phù hợp với điều kiện tại địa phương. Đồng thời, kêu gọi các Công ty, doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ bà con nông dân trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2024 trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân tổ chức xuống giống tập trung, đồng loạt, dứt điểm từng khu vực, xứ đồng theo lịch thời vụ. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2024 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tổ chức rà soát, có giải pháp phù hợp duy trì hoạt động các tổ PIM để tổ chức quản lý, điều tiết nước tại từng cánh đồng, vùng sản xuất, tránh tình trạng các vùng sản xuất đầu nguồn thì lãng phí nguồn nước, dẫn đến nước không đủ phục vụ các vùng sản xuất cuối nguồn,...
+ Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện gieo trồng đúng khung lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2024.
(i) Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường công tác dự tính, dự báo các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng và hướng dẫn nông dân thực hiện kịp thời, hướng dẫn nông dân áp dụng kịp thời các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
(ii) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông chủ động phối hợp với địa phương và các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong chuyển đổi cây trồng vụ Hè Thu năm 2024 nhằm đạt chỉ tiêu được giao trong năm.
(iii) Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
+ Giao Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: Tiếp tục theo dõi tình hình khí hậu, thời tiết, lượng mưa trong thời gian tới, đồng thời thường xuyên phối hợp với Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi thống nhất kế hoạch cấp nước từ nay đến cuối năm 2024 để phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả,phù hợp theo từng thời điểm. Nạo vét các kênh mương, gia cố các bờ đập, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều tiết nước nhanh và kịp thời cho sản xuất, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng. Quán triệt đến từng địa phương cụ thể về khả năng đảm bảo của nguồn nước, không sản xuất diện tích vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi vụ Hè Thu năm 2024 tại những nơi có khả năng thiếu nước. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với lịch sản xuất, cụ thể đến từng khu vực, xứ đồng, tránh lãng phí nguồn nước. Chủ động nạo vét các kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; rà soát, đánh giá khả năng lấy nước các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước và gia tăng xâm nhập mặn để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp.
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu 2024:
Căn cứ kết quả rà soát về diện tích chuyển đổi tại các địa phương, trên cơ sở đăng ký và thống nhất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu năm 2024 toàn tỉnh là 597,7 ha (chuyển đổi trên đất lúa 233,6 ha và đất khác 364,1 ha), sang cây ngắn ngày 456,3 ha và cây dài ngày 141,4 ha, cụ thể:
(Đính kèm phụ lục III)
- Cơ quan thực hiện:
+ Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên rà soát, xác định đối tượng cây trồng, vùng chuyển đổi, quy hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất nhằm chuyển đổi lâu dài, bền vững các đối tượng cây trồng tiềm năng như măng tây, nho, táo,....
+ Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các địa phương tổ chức quản lý, điều tiết nguồn nước tưới đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp với từng khu vực, đảm bảo 100% nước tưới phục vụ khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng kế hoạch; kiên quyết không tưới những diện tích gieo trồng ngoài kế hoạch và không theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Trung tâm Khuyến nông và các địa phương cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát đồng ruộng để tập huấn, hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, hỗ trợ kịp thời cho người dân, đặc biệt là cây trồng dài ngày. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông duy trì các lớp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân sản xuất các loại cây trồng chuyển đổi, tiếp tục bám sát địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân trong việc thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng để có đề xuất, điều chỉnh kịp thời.
+ Giao Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu, rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh, kể cả hệ thống truyền thanh ở các huyện, xã, thôn; theo dõi chặt chẽ để thông tin tuyên truyền từ giai đoạn trước, trong và sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
c) Sản xuất công nghiệp và dịch vụ du lịch:
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung và giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong mùa khô hạn năm 2024;
- Giao Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chủ động hướng dẫn các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước, tăng cường các biện pháp tích trữ nước vào những ngày có mưa; tăng cường quản lý nhu cầu dùng nước; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý, tái sử dụng nước thải cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý, đảm bảo việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; chủ động hướng dẫn các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước, tăng cường các biện pháp tích trữ nước vào những ngày có mưa; đôn đốc nhắc nhở đối với công tác quản lý nước và nhu cầu dùng nước, đảm bảo việc phát triển sản xuất, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN về ứng phó hạn hán năm 2024 và những năm tiếp theo. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hạn hán như: Mô hình sử dụng giống cây trồng chịu hạn; mô hình tưới tiết kiệm nước; mô hình xen canh, luân canh có sử dụng vật liệu giữ ẩm... Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp,….
5. Phòng, chống hoang mạc hóa; ngăn ngừa xâm nhập mặn:
a) Phòng, chống hoang mạc hóa:
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; tiếp tục triển khai và tìm kiếm nguồn lực đầu tư có hiệu quả các dự án bảo vệ và phát triển rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng nhanh độ che phủ rừng; xây dựng các hồ đập, đầu tư, mở rộng kênh mương thủy lợi đến những vùng chưa chủ động nước tưới để mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp; tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng cây xanh quanh khu vực sinh sống, trồng cây gây rừng,....
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở có liên quan;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các Hội, đoàn thể và đơn vị liên quan.
b) Về ngăn ngừa xâm nhập mặn:
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra việc khai thác, sử dụng trái phép nguồn nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nuôi trồng thủy sản để có giải pháp xử lý kịp thời
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
a) Thực hiện các biện pháp hiệu quả, tích cực nhằm duy trì sĩ số học sinh đến lớp, không để học sinh bỏ học giữa chừng do ảnh hưởng của hạn hán. Phối hợp với các ngành, địa phương và đơn vị liên quan lập phương án cụ thể để giải quyết vấn đề miễn giảm học phí và những khoản đóng góp khác cho học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, có giải pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho học sinh ở những trường thiếu nước.
- Cơ quan chỉ đạo: Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Cơ quan thực hiện: Các Trường học trên địa bàn tỉnh và các phòng, ban trực thuộc có liên quan.
b) Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch nhằm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, không để các thế lực phản động lợi dụng gây mất ổn định chính trị; phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết tranh chấp nước (nếu có xảy ra) và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Tỉnh Đoàn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập phương án cụ thể để vận chuyển, hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền cấp huyện, cấp xã chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, lực lượng,... để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường cử lực lượng cùng với các địa phương để nạo vét kênh mương, ao hồ tạo nguồn nước phục vụ sản xuất.
7. Bảo vệ rừng, phòng chống cháy nổ:
a) Nhiệm vụ bảo vệ rừng:
- Tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng và truy quét chống phá rừng năm 2024 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 20/12/2023. Tiếp tục tăng cường tổ chức tuần tra; ứng dụng khoa học, công nghệ và sử dụng phương tiện, thiết bị để theo dõi, phát hiện sớm cháy rừng; cung cấp thông tin khi phát hiện có cháy rừng và tổ chức chữa cháy kịp thời; tổ chức trực chòi canh, kiểm soát người, phương tiện ra vào rừng;
- Tăng cường tối đa lực lượng, bám sát địa bàn; phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các chủ rừng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Trong đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đăng ký thời gian xử lý thực bì trồng rừng và đốt nương làm rẫy với trưởng thôn, Kiểm lâm địa bàn để theo dõi, hướng dẫn, nhằm kiểm soát quá trình sử dụng ngọn lửa trong xử lý thực bì. Trong những ngày nắng nóng, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV (Cấp nguy hiểm) và cấp V (Cực kỳ nguy hiểm) nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong rừng, gần rừng và đốt xử lý thực bì trồng rừng và đốt nương làm rẫy. Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng (Website của Cục Kiểm lâm: kiemlam.org.vn, Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: nchmf.gov.vn);
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng; duy trì, dự báo, cảnh báo, nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông;
- Theo dõi các điểm cháy sớm phát hiện từ ảnh vệ tinh, kết hợp phát hiện cháy sớm tại các chòi canh, các chốt gác để phát hiện sớm các điểm cháy rừng; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, các chủ rừng kiểm tra, xác minh và tổ chức chữa cháy kịp thời;
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; nâng cao chất lượng, độ chính xác, tần suất dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, đảm bảo phù hợp, sát thực tiễn, hiệu quả, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi xảy ra cháy rừng; duy trì chế độ thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định;
- Hỗ trợ các chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định hiện hành; khẩn trương rà soát, tu bổ hệ thống biển cấm lửa, các bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa, chòi canh lửa, đảm bảo phương tiện kỹ thuật, hậu cần thiết yếu, chấp hành nghiêm công tác ứng trực theo cấp dự báo cháy rừng hàng ngày, sẵn sàng triển khai các biện pháp ngặn chặn, dập lửa khi có cháy rừng xảy ra.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm Lâm; Các đơn vị chủ rừng;
+ Cơ quan phối hợp: Các địa phương, các đơn vị liên quan.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện vật tư đảm bảo đầy đủ, sát thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng tại cộng đồng dân cư.
+ Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân các huyện;
+ Cơ quan thực hiện: Các phòng, ban, Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện; Các chủ rừng; Hạt Kiểm lâm huyện.
b) Nhiệm vụ phòng, chống cháy nổ:
Khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống cháy nổ trên các địa bàn khu dân cư, cơ quan công sở, những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ.
- Cơ quan chỉ đạo: Công an tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Lực lượng công an phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, địa phương, tổ chức liên quan.
- Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại do hạn hán (xác lập hồ sơ thiệt hại do hạn hán gây ra đảm bảo theo đúng quy định để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ); báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ;
- Trên cơ sở tổng hợp tình hình thiệt hại, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét;
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để tổ chức thực hiện;
- Giao Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi rà soát, xây dựng kế hoạch nạo vét, sửa chữa các hệ thống kênh, công trình cấp nước do đơn vị quản lý từ nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 để đảm bảo nguồn nước ổn định phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho chăn nuôi và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nước tưới cho cây trồng lâu năm, nước tưới cho diện tích cây trồng trong kế hoạch;
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn để đầu tư các công trình phục vụ công tác ứng phó với hạn hán trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách cấp tỉnh kinh phí phục vụ công tác ứng phó hạn hán, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và theo phân cấp ngân sách hiện hành, đảm bảo thực hiện kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên thông báo mức giải ngân từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành;
+ Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí cho Tỉnh để thực hiện công tác ứng phó với hạn hán;
- Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương và nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện để giải quyết những vấn đề cấp bách thuộc địa phương quản lý, nhất là các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Nhân dân; trường hợp vượt khả năng, thẩm quyền giải quyết, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
1. Trên cơ sở kế hoạch ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, địa phương thuộc UBND tỉnh được phân công nhiệm vụ, theo tình hình thời tiết thực tế tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thuộc UBND tỉnh và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này;
- Làm cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tiếp nhận và thu thập tất cả các thông tin về hạn hán, tổng hợp xử lý thông tin và thông báo kịp thời đến các địa phương, đơn vị để phổ biến rộng rãi cho toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết. Đồng thời, tiếp nhận thông tin từ cơ sở phản ánh, tổng hợp báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
3. Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (theo dõi luôn nhiệm vụ ứng phó hạn hán).
Ủy ban nhân dân các huyện thành lập ngay Tổ công tác trực tiếp theo dõi tình hình, nắm chắc diễn biến hạn hán, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng phó hạn hán kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước, hạn hán; kế hoạch vận hành của các hồ chứa nước thủy lợi, chỉ đạo vận hành bổ sung nguồn nước theo nhu cầu; hướng dẫn xây dựng, kiểm tra phương án phòng, chống hạn để kịp thời ứng phó.
4. Các Cơ quan, đơn vị và thành viên trong Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên theo dõi, bám sát địa bàn được phân công để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó hạn hán.
5. Bắt đầu từ tháng 4/2024: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức phân công Cán bộ trực hàng ngày để tiếp nhận và báo cáo kịp thời tình hình, kết quả khắc phục hạn hán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Thủy lợi) vào sáng thứ Tư hàng tuần để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị- xã hội tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống hạn; đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hướng dẫn Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đạt hiệu quả; thường xuyên phối hợp, báo cáo tình hình cho Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống hạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ HÈ THU NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 1655/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Phương án 1:
TT | Danh mục | ĐVT | Tổng số | Chia ra các huyên, thành phố | ||||||
Phan Rang | Bác Ái | Ninh Sơn | Ninh Hải | Ninh Phước | Thuận Bắc | Thuận Nam | ||||
Tổng diện tích cây hàng năm | ha | 23.460,5 | 1.398,6 | 1.981,6 | 8.102,3 | 2.512,5 | 5.853,5 | 3.133,0 | 479,0 | |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Diện tích cây lúa | ha | 13.460,5 | 873,9 | 769,4 | 3.002,3 | 2.158,5 | 4.281,4 | 2.174,0 | 201,0 | |
Diện tích cây màu | ha | 10.000,0 | 524,7 | 1.212,2 | 5.100,0 | 354,0 | 1.572,1 | 959,0 | 278,0 | |
I. Diện tích sản xuất trong hệ thống tưới | ha | 21.054,0 | 1.368,4 | 1.981,6 | 6.383,5 | 2.250,0 | 5.853,5 | 2.738,0 | 479,0 | |
1 | Cây lương thực có hạt | ha | 15.260,3 | 890,9 | 1.319,4 | 3.334,8 | 2.160,5 | 4.948,7 | 2.350,0 | 256 |
1.1 | Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 13.065,0 | 873,9 | 769,4 | 2.606,8 | 2.158,5 | 4.281,4 | 2.174,0 | 201,0 |
| Năng suất | tạ/ha | 62,0 | 65,8 | 39,0 | 64,5 | 63,2 | 64,8 | 59,5 | 58,0 |
| Sản lượng | tấn | 81.051,1 | 5.750,3 | 3.000,7 | 16.813,9 | 13.641,7 | 27.743,5 | 12.935,3 | 1.166 |
1.2 | Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 2.195,3 | 17,0 | 550 | 728,0 | 2,0 | 667,3 | 176 | 55 |
| Năng suất | tạ/ha | 51,6 | 58,0 | 30,0 | 60,8 | 60,0 | 61,0 | 49,0 | 38,0 |
| Sản lượng | tấn | 11.328,8 | 98,6 | 1.650 | 4.426,2 | 12,0 | 4.070,5 | 862,4 | 209 |
1.3 | Cây lương thực có hạt khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | - | - | - |
| - | - | - | - |
| Năng suất | tạ/ha |
| - | - |
| - | - | - | - |
| Sản lượng | tấn | - | - | - | - | - | - | - | - |
2 | Cây lấy củ có chất bột | ha | 744,7 | 1 | 406,7 | 302,0 | 1,5 | 5,3 | 24 | 4 |
2.1 | Khoai lang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 72 | 1,2 | - | 52,0 | 1,5 | 5,3 | 8,0 | 4 |
Năng suất | tạ/ha | 145,7 | 150,0 | - | 150,0 | 151,0 | 134,0 | 144,0 | 105 | |
Sản lượng | tấn | 1.048,9 | 18,0 | - | 780,0 | 22,7 | 71,0 | 115,2 | 42,0 | |
2.2 | Sắn (mì) trồng mới | ha | 673 | - | 406,7 | 250 | - | - | 16,0 | - |
3 | Cây mía | ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 1.807 |
| - | 1.800 |
| 0,2 | 7,0 |
|
4 | Cây rau, đậu, hoa các loại | ha | 2.074,1 | 394,9 | 194,5 | 447 | 77 | 632,0 | 214 | 115 |
4,1 | Rau các loại: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 1.632,6 | 370,6 | 55 | 303,0 | 77,0 | 582,0 | 150 | 95 |
Năng suất | tạ/ha | 213,1 | 498 | 140,0 | 135,0 | 150,2 | 132,0 | 117,0 | 92,0 | |
Sản lượng | tấn | 34.784,3 | 18.455,9 | 770,0 | 4.090,5 | 1.156,5 | 7.682,4 | 1.755,0 | 874,0 | |
4,2 | Đậu hạt các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 426,8 | 9,6 | 139,5 | 143,7 | - | 50,0 | 64,0 | 20 |
Năng suất | tạ/ha | 7,9 | 11 | 7,2 | 6,7 | - | 10,0 | 10,0 | 8,5 | |
Sản lượng | tấn | 338,3 | 10,6 | 100,4 | 96,3 | - | 50,0 | 64,0 | 17,0 | |
4,3 | Hoa các loại | ha | 14,7 | 14,7 | - |
| - | - |
| - |
5 | Cây có hạt chứa dầu | ha | 198,1 | 3,8 | - | 120,0 | - | 20,3 | 49,0 | 5 |
5,1 | Lạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 173,1 | 3,8 |
| 120,0 | - | 20,3 | 24,0 | 5 |
Năng suất | Tạ/ha | 10,4 | 12,0 |
| 10,3 | - | 11,5 | 10,0 | 8,5 | |
Sản lượng | tấn | 179,8 | 4,6 |
| 123,6 | - | 23,3 | 24,0 | 4,3 | |
5,2 | Mè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 25,0 | - |
| - |
| - | 25,0 | - |
Năng suất | tạ/ha | 1,8 | - | - | - |
| - | 5,4 | - | |
Sản lượng | tấn | 4,5 | - | - | - | - | - | 13,5 | - | |
6 | Thuốc lá, thuốc lào |
|
| - | - |
| - | - | - | - |
| Diện tích | ha | - | - |
|
| - | - | - | - |
| Năng suất | tạ/ha |
| - |
|
| - | - | - | - |
| Sản lượng | tấn | - | - |
|
| - | - | - | - |
7 | Cây gia vị, dược liệu hàng năm | ha | 136,9 | 27,4 | 2,0 | 20,0 | - | 51,5 | 29,0 | 7,0 |
7,1 | Cây gia vị hàng năm | ha | 127,9 | 27,4 | 2,0 | 20 |
| 51,5 | 20,0 | 7,0 |
7,2 | Cây dược liệu hàng năm | ha | 9,0 |
| - |
|
| - | 9,0 | - |
8 | Cây hàng năm khác | ha | 832,7 | 50,2 | 59,0 | 360,0 | 11,0 | 195,5 | 65,0 | 92,0 |
8,1 | Cỏ làm thức ăn gia súc | ha | 805,2 | 38,2 | 59,0 | 360,0 | 11,0 | 180,0 | 65,0 | 92 |
8,2 | Ngô sinh khối | ha | - |
|
|
|
|
|
|
|
8,3 | Cây hàng năm khác còn lại | ha | 27,5 | 12,0 | - |
|
| 15,5 |
|
|
II. Diện tích sản xuất ngoài hệ thống tưới |
| 2.406,5 | 30,2 | - | 1.718,8 | 262,5 | - | 395,0 | - | |
1 | Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 395,5 |
| - | 395,5 |
|
|
|
|
Năng suất | tạ/ha | 64,5 |
|
| 64,5 |
|
|
|
| |
Sản lượng | tấn | 2.551,0 | 0,0 |
| 2.551,0 |
|
| 0,0 |
| |
2 | Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 403 | 0,5 |
| 242,5 | 1,0 |
| 159,0 |
|
| Năng suất | tạ/ha | 56,1 | 58,0 |
| 60,8 | 60,0 |
| 49,0 |
|
| Sản lượng | tấn | 2.262,4 | 2,9 |
| 1.474 | 6,0 |
| 779,1 |
|
3 | Rau các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 450,2 | 29,70 |
| 160 | 205,5 |
| 55,0 |
|
Năng suất | tạ/ha | 163,7 | 498 |
| 135,0 | 150,2 |
| 117,0 |
| |
Sản lượng | tấn | 7.369,2 | 1.479 |
| 2.160 | 3.086,6 |
| 643,5 |
| |
4 | Đậu hạt các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 482 |
|
| 425 |
| - | 57,0 | - |
Năng suất | tạ/ha | 7,09 |
|
| 6,7 | - |
| 10,0 |
| |
Sản lượng | tấn | 341,8 |
|
| 284,8 |
| - | 57,0 | - | |
5 | Cây lấy củ có chất bột (sắn) | ha | 394 | - |
| 332 |
|
| 62 |
|
6 | Mía | ha | 3 |
|
|
|
|
| 3 |
|
7 | Cỏ chăn nuôi | ha | 279 |
|
| 163,8 | 56 |
| 59 |
|
8 | Cây hàng năm khác | ha | - | - |
|
|
|
| 0 |
|
2. Phương án 2:
TT | Danh mục | ĐVT | Tổng số | Chia ra các huyên, thành phố | ||||||
Phan Rang | Bác Ái | Ninh Sơn | Ninh Hải | Ninh Phước | Thuận Bắc | Thuận Nam | ||||
Tổng diện tích cây hàng năm | ha | 29.265,0 | 1.398,8 | 3.213,7 | 11.620,5 | 2.572,5 | 6.277,5 | 3.139,0 | 1.043,0 | |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Diện tích cây lúa | ha | 14.467,5 | 873,9 | 869,4 | 3.002,3 | 2.158,5 | 4.418,4 | 2.380,0 | 765,0 | |
Diện tích cây màu | ha | 14.797,5 | 524,9 | 2.344,3 | 8.618,2 | 414,0 | 1.859,1 | 759,0 | 278,0 | |
I. Diện tích sản xuất trong hệ thống tưới | ha | 22.179,2 | 1.368,5 | 2.058,7 | 6.383,5 | 2.310,0 | 6.277,5 | 2.738,0 | 1.043,0 | |
1 | Cây lương thực có hạt | ha | 16.188,0 | 890,9 | 1.369,4 | 3.334,8 | 2.160,5 | 5.118,4 | 2.494,0 | 820 |
1.1 | Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 13.966,0 | 873,9 | 769,4 | 2.606,8 | 2.158,5 | 4.418,4 | 2.374,0 | 765,0 |
| Năng suất | tạ/ha | 62,0 | 65,8 | 39,0 | 64,5 | 63,2 | 64,8 | 59,5 | 60,0 |
| Sản lượng | tấn | 86.553,0 | 5.750,3 | 3.000,7 | 16.813,9 | 13.641,7 | 28.631,2 | 14.125,3 | 4.590 |
1.2 | Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 2.222,0 | 17,0 | 600 | 728,0 | 2,0 | 700,0 | 120 | 55 |
| Năng suất | tạ/ha | 51,3 | 58,0 | 30,0 | 60,8 | 60,0 | 61,0 | 49,0 | 38,0 |
| Sản lượng | tấn | 11.403,8 | 98,6 | 1.800 | 4.426,2 | 12,0 | 4.270,0 | 588,0 | 209 |
1.3 | Cây lương thực có hạt khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | - | - | - |
| - | - | - | - |
| Năng suất | tạ/ha |
| - | - |
| - | - | - | - |
| Sản lượng | tấn | - | - | - | - | - | - | - | - |
2 | Cây lấy củ có chất bột | ha | 761,3 | 1 | 423,3 | 302,0 | 1,5 | 5,3 | 24 | 4 |
2.1 | Khoai lang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 72 | 1,2 | - | 52,0 | 1,5 | 5,3 | 8,0 | 4 |
Năng suất | tạ/ha | 145,7 | 150,0 | - | 150,0 | 151,0 | 134,0 | 144,0 | 105 | |
Sản lượng | tấn | 1.048,9 | 18,0 | - | 780,0 | 22,7 | 71,0 | 115,2 | 42,0 | |
2.2 | Sắn (mì) trồng mới | ha | 689 | - | 423,3 | 250 | - | - | 16,0 | - |
3 | Cây mía | ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 1.807 |
| - | 1.800 |
| 0,2 | 7,0 |
|
4 | Cây rau, đậu, hoa các loại | ha | 2.281,2 | 394,9 | 205,0 | 447 | 107 | 877,6 | 135 | 115 |
4,1 | Rau các loại: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 1.798,2 | 370,6 | 55 | 303,0 | 107,0 | 782,6 | 85 | 95 |
Năng suất | tạ/ha | 206,4 | 498 | 140,0 | 135,0 | 150,2 | 132,0 | 117,0 | 92,0 | |
Sản lượng | tấn | 37.122,3 | 18.455,9 | 770,0 | 4.090,5 | 1.607,1 | 10.330,3 | 994,5 | 874,0 | |
4,2 | Đậu hạt các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 468,3 | 9,6 | 150,0 | 143,7 | - | 95,0 | 50,0 | 20 |
Năng suất | tạ/ha | 8,0 | 11 | 7,2 | 6,7 | - | 10,0 | 10,0 | 8,5 | |
Sản lượng | tấn | 376,8 | 10,6 | 108,0 | 96,3 | - | 95,0 | 50,0 | 17,0 | |
4,3 | Hoa các loại | ha | 14,7 | 14,7 | - |
| - | - |
| - |
5 | Cây có hạt chứa dầu | ha | 178,8 | 3,8 | - | 120,0 | - | 30,0 | 20,0 | 5 |
5,1 | Lạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 168,8 | 3,8 |
| 120,0 | - | 30,0 | 10,0 | 5 |
Năng suất | Tạ/ha | 10,5 | 12,0 |
| 10,3 | - | 11,5 | 10,0 | 8,5 | |
Sản lượng | tấn | 176,9 | 4,6 |
| 123,6 | - | 34,5 | 10,0 | 4,3 | |
5,2 | Mè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 10,0 | - |
| - |
| - | 10,0 | - |
Năng suất | tạ/ha | 1,8 | - | - | - |
| - | 5,4 | - | |
Sản lượng | tấn | 1,8 | - | - | - | - | - | 5,4 | - | |
6 | Thuốc lá, thuốc lào |
|
| - | - |
| - | - | - | - |
| Diện tích | ha | - | - |
|
| - | - | - | - |
| Năng suất | tạ/ha |
| - |
|
| - | - | - | - |
| Sản lượng | tấn | - | - |
|
| - | - | - | - |
7 | Cây gia vị, dược liệu hàng năm | ha | 156,9 | 27,4 | 2,0 | 20,0 | 30,0 | 51,5 | 19,0 | 7,0 |
7,1 | Cây gia vị hàng năm | ha | 147,9 | 27,4 | 2,0 | 20 | 30,0 | 51,5 | 10,0 | 7,0 |
7,2 | Cây dược liệu hàng năm | ha | 9,0 |
| - |
|
| - | 9,0 | - |
8 | Cây hàng năm khác | ha | 805,8 | 50,3 | 59,0 | 360,0 | 11,0 | 194,5 | 39,0 | 92,0 |
8,1 | Cỏ làm thức ăn gia súc | ha | 779,3 | 38,3 | 59,0 | 360,0 | 11,0 | 180,0 | 39,0 | 92 |
8,2 | Ngô sinh khối | ha | - |
|
|
|
|
|
|
|
8,3 | Cây hàng năm khác còn lại | ha | 26,5 | 12,0 | - |
|
| 14,5 |
|
|
II. Diện tích sản xuất ngoài hệ thống tưới |
| 7.085,8 | 30,3 | 1.155,0 | 5.237 | 262,5 | - | 401,0 | - | |
1 | Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 501,5 |
| 100,0 | 395,5 |
|
| 6,0 |
|
Năng suất | tạ/ha | 59,4 |
| 39 | 64,5 |
|
| 60 |
| |
Sản lượng | tấn | 2.976,7 |
| 390,0 | 2.551,0 |
|
| 35,7 |
| |
2 | Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 853 | 0,5 | 450,0 | 242,5 | 1,0 |
| 159,0 |
|
| Năng suất | tạ/ha | 42,3 | 58,0 | 30,0 | 60,8 | 60,0 |
| 49,0 |
|
| Sản lượng | tấn | 3.612,4 | 2,9 | 1.350,0 | 1.474 | 6,0 |
| 779,1 |
|
3 | Rau các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | ha | 544,3 | 29,8 | 50 | 204 | 205,5 |
| 55,0 |
|
Năng suất | tạ/ha | 159,3 | 498 | 140,0 | 135,0 | 150,2 |
| 117,0 |
| |
Sản lượng | tấn | 8.668,2 | 1.484,0 | 700,0 | 2.754 | 3.086,6 |
| 643,5 |
| |
4 | Đậu hạt các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Diện tích | ha | 732 |
| 50 | 625 |
| - | 57,0 | - |
Năng suất | tạ/ha | 6,99 |
| 7,2 | 6,7 | - |
| 10,0 |
| |
Sản lượng | tấn | 511,8 |
| 36,0 | 418,8 |
| - | 57,0 | - | |
Vừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Diện tích | ha | 55,0 |
| 55,0 |
|
|
|
|
| |
Năng suất | tạ/ha | 2,5 |
| 2,5 |
|
|
|
|
| |
Sản lượng | tấn | 13,8 |
| 13,8 |
|
|
|
|
| |
6 | Cây lấy củ có chất bột (sắn) | ha | 3.312 | - | 450 | 2800 |
|
| 62 |
|
7 | Mía | ha | 503 |
|
| 500 |
|
| 3 |
|
8 | Cỏ chăn nuôi | ha | 585 |
|
| 470 | 56 |
| 59 |
|
9 | Cây hàng năm khác | ha | - | - |
|
|
|
| 0 |
|
DỰ KIẾN DIỆN TÍCH DỪNG SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 1655/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Phương án 1:
STT | Huyện/TP | Dự kiến Diện tích vụ Hè Thu năm 2024 (ha) | Diện tích vụ Hè Thu năm 2023 (ha) | Diện tích dừng sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 so với năm 2023 (ha) | Tỉ lệ (%) so với cùng kỳ năm 2023 | ||||||
Tổng | Cây lúa | Cây màu | Tổng | Cây lúa | Cây màu | Tổng | Cây lúa | Cây màu | |||
1 | Thuận Nam | 479 | 201 | 278 | 2249,5 | 1757,5 | 492 | 1.771,5 | 1.556,5 | 215 | 21,3 |
2 | Ninh Phước | 5.853,5 | 4.281,4 | 1.572,1 | 8213,5 | 5065,5 | 3.148 | 1.937,9 | 861,9 | 1.076 | 71,3 |
3 | Ninh Hải | 2.512,5 | 2.158,5 | 354 | 2623 | 2059 | 564 | 210 | - | 210 | 95,8 |
4 | Thuận Bắc | 3.133 | 2.174 | 959 | 4303 | 2150 | 2.153 | 1.076 | 176 | 900 | 72,8 |
5 | Bác Ái | 1.981,6 | 769,4 | 1.212,2 | 3380 | 867 | 2513 | 1.297,6 | 97,6 | 1.200 | 58,6 |
6 | Ninh Sơn | 8.102,3 | 3.002,3 | 5.100 | 9148 | 2752 | 6.396 | 1.296,5 | - | 1.296,5 | 88,6 |
7 | PR-TC | 1.398,6 | 873,9 | 524,7 | 1133 | 639 | 494 | - | - | - | 123,4 |
Tổng | 23.460,5 | 13.460,5 | 10.000 | 31.050 | 15.290 | 15.760 | 7.589,5 | 2.692 | 4.897,5 | 75,6 |
2. Phương án 2:
STT | Huyện/TP | Dự kiến Diện tích vụ Hè Thu năm 2024 (ha) | Diện tích vụ Hè Thu năm 2023 (ha) | Diện tích dừng sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 so với năm 2023 (ha) | Tỉ lệ (%) so với cùng kỳ năm 2023 | ||||||
Tổng | Cây lúa | Cây màu | Tổng | Cây lúa | Cây màu | Tổng | Cây lúa | Cây màu | |||
1 | Thuận Nam | 1.043 | 765 | 278 | 2.249,5 | 1.757,5 | 492 | 1.036,5 | 822,5 | 214 | 46,4 |
2 | Ninh Phước | 6.277,5 | 4.418,4 | 1.859,1 | 8.213,5 | 5.065,5 | 3.148 | 150 | - | 150 | 76,4 |
3 | Ninh Hải | 2.572,5 | 2.158,5 | 414 | 2.623 | 2.059 | 564 | 125 | - | 125 | 98,1 |
4 | Thuận Bắc | 3.139 | 2.380 | 759 | 4.303 | 2.150 | 2.153 | 304,5 | - | 304,5 | 72,9 |
5 | Bác Ái | 3.213,7 | 869,4 | 2.344,3 | 3.380 | 867 | 2513 | 169 | - | 169 | 95,1 |
6 | Ninh Sơn | 11.620,6 | 3.002,4 | 8.618,2 | 9.148 | 2.752 | 6.396 | - | - | - | 127 |
7 | PR-TC | 1.398,7 | 873,8 | 524,9 | 1.133 | 639 | 494 | - | - | - | 123,5 |
Tổng | 29.265 | 14.468 | 14.798 | 31.050 | 15.290 | 15.760 | 1.785 | 822,5 | 962,5 | 94,3 |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VỤ HÈ THU NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 1655/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó | |||||
Diện tích chuyển đổi trên đất lúa (ha) | Diện tích chuyển đổi trên đất khác (ha) | |||||||
Tổng | Cây ngắn ngày | Cây dài ngày | Tổng | Cây ngắn ngày | Cây dài ngày | |||
1 | Huyện Thuận Bắc | 57,5 | 30,3 | 26,0 | 4,3 | 27,2 | 18,4 | 8,8 |
2 | Huyện Ninh Phước | 44,7 | 35,0 | 23,2 | 11,8 | 9,7 | 3,7 | 6,0 |
3 | Huyện Ninh Hải | 14,0 | 10,0 | 8,0 | 2,0 | 4,0 | 0,0 | 4,0 |
4 | Huyện Thuận Nam | 88,0 | 8,0 | 7,0 | 1,0 | 80,0 | 78,0 | 2,0 |
5 | Huyện Ninh Sơn | 203,0 | 95,0 | 95,0 | 0,0 | 108,0 | 108,0 | 0,0 |
6 | Huyện Bác Ái | 170,0 | 50,0 | 25,0 | 25,0 | 120,0 | 45,0 | 75,0 |
7 | TP. Phan Rang- Tháp Chàm | 20,5 | 5,3 | 5,3 | 0,0 | 15,2 | 13,7 | 1,5 |
| Tổng cộng | 597,7 | 233,6 | 189,5 | 44,1 | 364,1 | 266,8 | 97,3 |
- 1Kế hoạch 75/KH-UBND ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn để đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mùa cạn năm 2022
- 2Kế hoạch 60/KH-UBND ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng mùa cạn năm 2024
- 3Kế hoạch 70/KH-UBND chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán thiếu nước trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk
- 5Kế hoạch 104/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 3Kế hoạch 75/KH-UBND ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn để đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mùa cạn năm 2022
- 4Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Kế hoạch 60/KH-UBND ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng mùa cạn năm 2024
- 6Kế hoạch 70/KH-UBND chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2024 tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán thiếu nước trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk
- 9Kế hoạch 104/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Kế hoạch 1655/KH-UBND ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 1655/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trịnh Minh Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định