ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/KH-UBND | Bình Định, ngày 04 tháng 12 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTg NGÀY 01/11/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC, TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHO THIẾU NHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi (Chỉ thị số 20), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng hệ thống thư viện mà nòng cốt là thư viện công cộng và thư viện trường học trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, là chủ thể trực tiếp xây dựng môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong Nhân dân.
- Chú trọng đổi mới trong tổ chức và hoạt động, triển khai mô hình phù hợp, khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
2. Yêu cầu
- Xác định vai trò, nhiệm vụ quan trọng của thư viện trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc nói chung, kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi nói riêng.
- Các cấp, các ngành cần quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi.
Củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí đủ người làm công tác thư viện đạt chuẩn theo quy định.
Triển khai các biện pháp kiểm soát, sàng lọc thông tin, sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp với lứa tuổi trẻ em, nhất là trên nền tảng công nghệ số; tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập; từng bước xây dựng và phát triển thư viện, mô hình văn hóa đọc phù hợp với thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc diện hộ nghèo...).
Triển khai các hoạt động phù hợp với đặc thù của đối tượng thiếu nhi; tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và đặc thù của thiếu nhi.
2. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên cũng như hình thành xu hướng đọc trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin.
Đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh việc gắn giáo dục năng lực ngôn ngữ với các năng lực cơ bản như năng lực đọc, năng lực viết; hướng dẫn xây dựng và phát triển các nguồn học liệu mở cho trường học.
Kiện toàn, củng cố và phát huy tối đa chức năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, nhất là việc xây dựng thư viện, môi trường văn hóa đọc thân thiện và đạt chuẩn, phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với đối tượng thiếu nhi, đa dạng sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện, tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động, sự kiện khuyến đọc, trải nghiệm với sách; đẩy mạnh thư viện phục vụ lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ thiếu nhi ở miền núi, khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Xây dựng môi trường thư viện, không gian đọc phù hợp với thiếu nhi.
Tăng cường tổ chức kết nối giữa các thư viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan để huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ năng đọc và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi; chỉ đạo xây dựng, phát triển mô hình, liên kết các loại thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở trên địa bàn phù hợp với đối tượng thiếu nhi.
Xây dựng điểm mô hình khuyến đọc, không gian đọc thân thiện với thiếu nhi; phát triển và nhân rộng mô hình thư viện xanh tại các trường học, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.
Bảo đảm ngân sách, quỹ đất và các điều kiện cần thiết để phát triển thư viện trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định với trọng tâm là hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; tăng đầu tư, hỗ trợ cho các thư viện công lập có vai trò quan trọng để tập trung phục vụ, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi trên địa bàn, đồng thời khuyến khích, phát huy vai trò của thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tham gia phục vụ thiếu nhi tại cơ sở.
Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi. Trong đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để đầu tư trang thiết bị hiện đại, có nguồn dữ liệu bản quyền đa dạng, hấp dẫn thanh thiếu nhi, góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách, nâng cao kỹ năng đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
4. Ứng dụng Khoa học Công nghệ vào quy trình nghiệp vụ thư viện, tạo điều kiện thiếu nhi tiếp cận thông tin thư viện
Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông thư viện, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, cơ sở dữ liệu số, sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ việc đọc và khai thác thông tin của thiếu nhi trong thư viện.
Đẩy mạnh công tác lưu chiểu và trao đổi xuất bản phẩm điện tử, ấn phẩm phục vụ thiếu nhi; truyền thông về văn hóa đọc, tăng cường ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện.
Hướng dẫn, thực hành kỹ năng tiếp cận thư viện số, nguồn tri thức trên các nền tảng công nghệ số cho thiếu nhi…
Đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là trên nền tảng công nghệ số, phát huy ưu thế của mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.
5. Đổi mới hoạt động thư viện thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động và dịch vụ thư viện tại thư viện, ngoài thư viện và trên không gian mạng.
Không ngừng đổi mới các phương thức phục vụ bạn đọc thiếu nhi trong hệ thống thư viện công cộng ở địa phương; tăng cường các dịch vụ phục vụ bạn đọc thiếu nhi như: phục vụ nghe nhìn, tra cứu trực tuyến, interrnet, phục vụ lưu động, tuyên truyền giới thiệu sách, triển lãm sách mới, sách chuyên đề, đổi mới có sáng tạo các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, điểm sách, vẽ tranh theo sách.
Đa dạng các hoạt động nhằm tăng sức thu hút đối với bạn đọc thiếu nhi đến với thư viện thông qua tổ chức các hoạt động như: triển lãm sách thiếu nhi hè; tuyên truyền giới thiệu sách thiếu nhi; kể chuyện theo sách; vẽ tranh theo sách; đố vui tìm hiểu kiến thức của em; thi trắc nghiệm trên máy tính chủ đề về biển đảo Việt Nam, về mùa xuân, phong tục lễ hội các dân tộc Việt Nam, về sách và thư viện, về thế giới muôn loài, về bảo vệ môi trường, về phòng chống xâm hại trẻ em,...; vẽ tranh trên máy tính với chủ đề “Những trang sách yêu thương”, “Phòng chống xâm hại trẻ em”, “Môi trường xanh”, “An toàn giao thông”… tổ chức các lớp học làm đồ thủ công handmade, lớp học cờ vua căn bản, online... Đặc biệt, triển khai hiệu quả xe sách lưu động và chiếu phim 3D cho thiếu nhi các các địa phương trong tỉnh; triển khai cuộc thi “Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách”, thi xếp sách… thông qua đó nhằm phát động, nhân rộng phong trào đọc sách, báo trong thiếu nhi, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, pháp luật và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hình thành cho các em ý thức trách nhiệm trở thành con ngoan, trò giỏi, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, phát huy tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người và biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh.
6. Tăng cường giáo dục kỹ năng và phương pháp đọc sách cho thiếu nhi bằng việc gắn kết hoạt động đọc sách với hoạt động học tập; tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động khuyến đọc và sự tham gia của gia đình, trường, lớp, cá nhân và tổ chức liên quan vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc sách cho thiếu nhi
Thực hiện đầy đủ chính sách, tiêu chuẩn về thư viện trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và khung chương trình giáo dục bao gồm các giờ học ngoại khóa tại thư viện công cộng; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học.
Tôn vinh những tấm gương ham đọc, ham học; nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, các sáng kiến ứng dụng đổi mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Tài chính đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện khó khó khăn.
Giao Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức triển khai Kế hoạch này, định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện, có sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm đánh giá thực hiện Chỉ thị và báo cáo UBND tỉnh; kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí đủ người làm công tác thư viện đạt chuẩn theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách, tiêu chuẩn theo quy định về thư viện trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và khung chương trình giáo dục bao gồm các giờ học ngoại khóa tại thư viện công cộng; đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan xuất bản, phát hành sách tăng cường xuất bản phẩm có chất lượng phục vụ thiếu nhi; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong thực hiện lưu chiểu và trao đổi xuất bản phẩm điện tử, ấn phẩm phục vụ thiếu nhi; chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh truyền thông về văn hóa đọc, tăng cường ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện. Đề xuất và chỉ đạo triển khai các biện pháp kiểm soát, sàng lọc thông tin, sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp với lứa tuổi trẻ em, nhất là trên nền tảng công nghệ số; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em.
4. Các sở, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp, liên kết, hợp tác để tập trung phát triển văn hóa đọc, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; nghiên cứu việc hình thành thư viện thiếu nhi hoặc bộ phận của thư viện chuyên phục vụ thiếu nhi.
5. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, các cơ quan báo chí, truyền thông có văn phòng đại diện tại Bình Định, các đơn vị xuất bản của địa phương tiếp tục triển khai xây dựng, đổi mới và phổ biến các chương trình, sản phẩm truyền thông về phát triển văn hóa đọc, chuyên mục về sách, trang bị kiến thức, kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin cho thiếu nhi.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Ban hành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo để tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chủ trương, chính sách phát triển văn hóa đọc, trong đó tập trung phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.
Bảo đảm ngân sách, quỹ đất và các điều kiện cần thiết để phát triển thư viện trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định với trọng tâm là hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; tăng đầu tư, hỗ trợ cho các thư viện công lập có vai trò quan trọng để tập trung phục vụ, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi trên địa bàn, đồng thời khuyến khích, phát huy vai trò của thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tham gia phục vụ thiếu nhi tại cơ sở.
7. Đề nghị
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực tham gia thực hiện chính sách, tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng môi trường đọc và phát triển năng lực đọc cho thiếu nhi; chỉ đạo các tổ chức thành viên tham gia hỗ trợ quản lý, vận hành các loại thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở phục vụ thiếu nhi.
b) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định chỉ đạo các tổ chức Đoàn tổ chức các hoạt động hướng dẫn, thực hành kỹ năng tiếp cận thư viện, thư viện số, nguồn tri thức trên các nền tảng công nghệ số cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi ở miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; xây dựng các không gian đọc, mô hình phát triển văn hóa đọc theo chủ đề trong hệ thống Đoàn, Hội, Đội và trong các Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc cho thiếu nhi.
Yêu cầu các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm, sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm, báo cáo về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1733/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 9594/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 7Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 1Kế hoạch 1733/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Luật Thư viện 2019
- 5Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 9594/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Kế hoạch 161/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 161/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 04/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lâm Hải Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định