- 1Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 2Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2008 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 2275/LĐTBXH-LĐTL về việc tăng cường các biện pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giải quyết đình công không đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/KH-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2009 |
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 5 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công văn số 2275/LĐTBXH-LĐTL ngày 30/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;
Thực hiện công văn số 223/CV-TU ngày 21/9/2009 của Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố như sau:
1. Nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động, nhất là các doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nhằm hạn chế các mâu thuẫn phát sinh từ quan hệ lao động có nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động và đình công.
2. Thúc đẩy việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, tạo môi trường thu hút đầu tư trên địa bàn Thủ đô.
3. Chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng quan hệ lao động.
1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp:
a. Quán triệt các văn bản của Trung ương và Thành phố về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp:
- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Công văn số 2275/LĐTBXH-LĐTL ngày 30/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;
- Công văn số 223/CV-TU ngày 21/9/2009 của Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b. Triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012” theo Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thành lập Ban thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động” của thành phố trong khuôn khổ Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố.
- Phối hợp với Bộ Lao động - TBXH tổ chức khảo sát điểm các loại hình DN, các đối tượng lao động để xác định nội dung, biên soạn tài liệu phương thức tuyên truyền pháp luật lao động phù hợp.
- Có chính sách khuyến khích các DN tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí TW và thành phố có các bài viết, thông tin tuyên truyền về chính sách pháp luật lao động, các điển hình tốt về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các DN.
2. Tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện Chỉ thị 06/2006/CT-TTg ngày 06/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các DN trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg, đánh giá, rút kinh nghiệm những việc đã làm được, chưa làm được, rõ nguyên nhân và biện pháp thực hiện.
- Triển khai Kế hoạch của UBND thành phố thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công văn số 223/CV-TU ngày 21/9/2009 của Thành ủy Hà Nội.
3. Củng cố và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo và tổ Công tác liên ngành giải quyết đình công không đúng quy định của pháp luật lao động tại các DN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo QĐ số 4108/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBNDTP Hà Nội. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thành phố.
4. Hướng dẫn doanh nghiệp các nội dung của Bộ luật Lao động liên quan đến xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp:
- Hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các DN tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng nội quy lao động, xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, thực hiện các quy định về trả lương, làm thêm giờ, đảm bảo điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, làm căn cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
- Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp định kỳ 6 tháng/lần nhằm thông tin thị trường lao động, mặt bằng tiền công trên thị trường, yêu cầu DN có biện pháp củng cố và tăng cường quan hệ lao động trong DN, giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quan hệ lao động, hạn chế các tranh chấp lao động, không để đình công trong các DN xảy ra lan truyền, nhất là các DN trong các khu CN, CX, các cụm CN tập trung …
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu việc làm, tăng cường các phiên giao dịch việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp và hỗ trợ người lao động tìm việc làm.
5. Nghiên cứu đề xuất thành lập một số tổ chức liên ngành để thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các DN:
- Thành lập tổ chức liên ngành về quan hệ lao động cấp thành phố để chỉ đạo, xử lý các vấn đề về quan hệ lao động của các DN trên địa bàn, thực hiện chức năng tham vấn ba bên (nhà nước, người sử dụng lao động và đại diện người lao động) trong xây dựng các nội dung quan hệ lao động, tuyên truyền pháp luật Lao động trong DN.
- Nghiên cứu sớm có tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp thành phố.
6. Đôn đốc việc thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở ở các doanh nghiệp, công nhận hòa giải viên lao động quận huyện, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên lao động:
- Đôn đốc các DN chưa có Hội đồng hòa giải cơ sở khẩn trương thành lập Hội đồng hòa giải.
- Thực hiện việc đào tạo, tập huấn chính sách và kỹ năng cho đội ngũ Hòa giải viên lao động quận, huyện, hòa giải viên lao động cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp trước khi xảy ra tranh chấp.
7. Xây dựng chương trình, triển khai kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên đề việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp:
- Đối tượng kiểm tra, thanh tra tập trung vào các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các DN có biểu hiện vi phạm pháp luật lao động, các DN quan hệ lao động chưa tốt, đang có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động và đình công
- Tăng cường các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên đề theo định kỳ hoặc đột xuất (tùy tình hình thực tế) ở các DN, phát hiện, uốn nắn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động.
- Bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra lao động thành phố nhằm tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động theo mục 4 - Chỉ thị 22/CT-TW của Ban Bí thư và công văn hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
8. Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố thực hiện chương trình phát triển tổ chức công đoàn cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp, tập trung vào những DN có số lao động lớn, DN hoạt động theo Luật DN và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và DL, UBND các quận huyện, các cơ quan Đài, Báo TW và thành phố tuyên truyền pháp luật lao động, tập trung vào các nội dung xây dựng quan hệ lao động trong các DN.
- Tham mưu, đề xuất thành lập Ban thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012”, xây dựng kế hoạch thực hiện trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trong quý IV năm 2009.
- Thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong các loại hình DN theo quy định. Hướng dẫn, đôn đốc các DN thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động liên quan đến xây dựng quan hệ lao động trong DN, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện (định kỳ hoặc đột xuất).
- Phối hợp với các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội; ngành liên quan, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất tổ chức hoạt động đối thoại với doanh nghiệp 6 tháng/ một lần về những nội dung quan hệ lao động.
- Thường trực Ban Chỉ đạo và tổ Công tác liên ngành giải quyết đình công không đúng quy định của pháp luật Lao động của thành phố, duy trì và phối hợp hoạt động với UBND quận huyện, Ban Quản lý KCNCX khi có tranh chấp lao động, đình công không đúng pháp luật xảy ra trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với các Sở, ngành, Liên đoàn lao động thành phố, các Hiệp hội Doanh nghiệp, Liên minh hợp tác TP đề xuất thành lập Tổ chức liên ngành về quan hệ lao động cấp Thành phố (trong quý 4/2009).
2. Sở Tư pháp:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội triển khai thực hiện đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động” cho người lao động và người sử dụng lao động theo QĐ số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố (Quý 1/2010).
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý lao động đối với các DN trong khu CNCX theo NĐ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp Khu chế xuất và Khu kinh tế theo nội dung ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chế xuất xây dựng và đăng ký Nội quy lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, định mức lao động theo quy định của pháp luật, thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và có nguy cơ đình công.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật Lao động trong các doanh nghiệp thuộc Khu CNCX.
- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Ban Quản lý khu công nghiệp CX đẩy mạnh việc thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp và chế xuất.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, các Ban, Ngành Thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý lao động theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
- Chỉ đạo hoạt động của Tổ công tác liên ngành nhằm phối hợp giải quyết bước đầu vụ đình công không đúng quy định của pháp luật lao động thuộc địa bàn quản lý. Tiến hành giải quyết triệt để các tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã phối hợp tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm lưu động, sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại địa bàn quận, huyện, thị xã (nếu có), nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về việc làm cho người lao động.
5. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố:
- Thực hiện tốt chương trình Liên tịch phối hợp hoạt động giữa UBND thành phố và Liên đoàn Lao động TP năm 2009;
- Triển khai thực hiện đề án “xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các DN”, phát triển nhanh tổ chức Công đoàn cơ sở trong các DN, đảm bảo từ nay đến hết 2013 đạt 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho các Đoàn viên Công đoàn là người lao động.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Lao động, đặc biệt là các vấn đề về việc làm, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động …
- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trong doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở, thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở để giải quyết kịp thời những phát sinh trong quan hệ lao động ở DN.
- Chủ động với đại diện người lao động để tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể làm cơ sở thực hiện những lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
- Thường xuyên thực hiện đối thoại với người lao động để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kịp thời trao đổi, thương lượng, tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.
- Bố trí thời gian cho tất cả người lao động được học tập chính sách pháp luật Lao động, Nội quy lao động và quy chế của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan Báo đài TW và TP:
- Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động theo đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động” cho người lao động và người sử dụng lao động theo QĐ số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố.
1. Các Sở, ngành nêu trên căn cứ nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch chi tiết về nội dung và thời gian cụ thể để triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu về nội dung và tiến độ nêu tại Kế hoạch này (Phụ lục kèm theo).
2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan chủ trì, phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
3. Các ngành chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động trên cơ sở nhiệm vụ được phân công và định kỳ báo cáo 6 tháng (trước ngày 15/7) và cả năm (trước ngày 15/11) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SỐ 157/KH-UBND
(ngày 11 tháng 11 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Tiến độ hoàn thành |
1 | Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp: |
|
|
|
| a. Quán triệt các văn bản của Trung ương và Thành phố về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Sở Tư pháp, Ban Quản lý KCNCX, Liên đoàn LĐTP, UBND các Quận huyện, TX, các DN | Tháng 11/2009 |
| b. Thực hiện Đề án: “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2012” theo quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ. | Sở Lao động - TBXH | Sở Tư pháp, Ban Quản lý KCNCX, Liên đoàn LĐTP, UBND Quận huyện, TX, các Báo Đài TW và TP | Quý 4/2009 đến 2012 |
| - Xây dựng đề án của TP | Sở Tư pháp | Sở Lao động - TBXH | Quý II/2010 |
| - Triển khai thực hiện các nội dung đề án | Sở Tư pháp, Ban Quản lý KCNCX, Liên đoàn LĐTP, UBND Quận huyện TX, các DN | 2010-2012 | |
2 | Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 6/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Liên đoàn Lao động, Ban quản lý Khu CN và CX, Sở Tư pháp, Liên minh HTX, UBND quận, huyện, Một số Tổng Cty, DN lớn của TP | Tháng 11/2009 |
3 | Củng cố 1 số tổ chức liên quan đến XD quan hệ lao động: |
|
|
|
| - Thành lập tổ chức Liên ngành về quan hệ LĐ cấp thành phố | Sở Lao động - TBXH | Sở Nội vụ, Liên đoàn Lao động Thành phố, các Hiệp hội DN TP |
|
| - Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra lao động của thành phố | Sở Nội vụ | Sở Lao động - TBXH | Quý IV/2009 |
| - Củng cố hoạt động Ban Chỉ đạo và tổ công tác Liên ngành giải quyết đình công | Sở Lao động - TBXH | Ban Quản lý KCNCX, Liên đoàn LĐTP, Công an TP, UBND Quận huyện TX và các TV Ban CĐ. | Thường xuyên |
| - Củng cố Hội đồng trọng tài Lao động TP | Sở Lao động - TBXH | Liên đoàn LĐTP, Liên minh HTX, Hội Luật gia TP | Quý I/2010 |
4 | Tập huấn, hướng dẫn các nội dung của Bộ luật Lao động liên quan đến xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp | Sở Lao động - TBXH | Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban quản lý Khu CN và Chế xuất | Tháng 12/2009 |
5 | Xây dựng chương trình, triển khai kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên đề việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban quản lý khu CN và Chế xuất, UBND các quận, huyện | Quý I/2010 |
6 | Phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố thực hiện chương trình phát triển tổ chức công đoàn cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp | Liên đoàn Lao động TP | Sở Lao động - TBXH, Ban Quản lý KCNCX | 2009 - 2013 |
- 1Công văn 3517/UBND-VX năm 2013 sơ kết 5 năm thực hiện Thông tri 17- TT/TU tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp theo Chỉ thị 22-CT/TW do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1617/QĐ-UBND về Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Tỉnh Sơn La ban hành
- 1Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 2Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2008 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 2275/LĐTBXH-LĐTL về việc tăng cường các biện pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giải quyết đình công không đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 3517/UBND-VX năm 2013 sơ kết 5 năm thực hiện Thông tri 17- TT/TU tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp theo Chỉ thị 22-CT/TW do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 1617/QĐ-UBND về Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Tỉnh Sơn La ban hành
Kế hoạch 157/KH-UBND triển khai Chỉ thị 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 157/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/11/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Huy Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định