Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1129/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2008 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 22-CT/TW NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2008)
Trước tình hình đình công ở một số doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, ngày 05 tháng 6 năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Để chủ động hoàn thiện môi trường pháp lý hướng hoạt động đình công tại các doanh nghiệp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trên cơ sở thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm ổn định môi trường đầu tư và trật tự xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị với các nội dung sau:
1. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; hướng dẫn quy trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động; chỉ đạo thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức liên ngành về quan hệ lao động ở một số địa phương; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động 3 bên giữa đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; kiểm tra, giám sát việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật quy định;
- Nghiên cứu xây dựng các định chế để hỗ trợ cho 2 bên trong quan hệ lao động (với tư cách là bên thứ ba) ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng thí điểm mô hình quan hệ lao động; xây dựng mô hình đàm phán, tham vấn tiền lương, hỗ trợ nâng cao kỹ năng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp; triển khai thí điểm xây dựng và ký kết một số thỏa ước lao động tập thể theo ngành;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2008;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển dạy nghề và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề gắn liền với giáo dục pháp luật và ý thức tác phong lao động công nghiệp cho công nhân, trình Thủ tướng Chính phủ quý III năm 2009;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu bổ sung biên chế thanh tra viên lao động và nâng cao chất lượng hoạt động của thanh tra lao động; phối hợp với các tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động trong doanh nghiệp.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp; định kỳ tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, trong đó có vấn đề thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, nhất là vấn đề phân cấp và phối hợp giữa cơ quan lao động cấp tỉnh và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn và hoàn thành trong quý II năm 2009;
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích các dự án đầu tư vào các vùng nông thôn, miền núi để sử dụng hợp lý lực lượng lao động tại chỗ; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương khi xem xét cấp phép đầu tư các dự án sử dụng nhiều lao động ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm để tránh việc dịch chuyển quá lớn lao động, tạo ra mất cân đối về cung – cầu lao động, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II năm 2009.
c) Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, trình Chính phủ Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung trong quý II năm 2009;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành đồng bộ chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, tiêu chuẩn nhà cho thuê, giá cho thuê nhà nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở và các công trình xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp tập trung, trình Chính phủ quý I năm 2009.
d) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tăng biên chế thanh tra lao động cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp, trước hết là cấp quận, huyện nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật lao động và chính sách mới của Nhà nước; chỉ đạo việc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng bảo đảm chính xác, đầy đủ, tránh đưa tin gây hiểu lầm, kích động đình công, bãi công.
e) Bộ Công an tăng cường công tác nắm tình hình, ngăn chặn kịp thời các đối tượng thù địch lợi dụng nhằm chống phá, gây mất ổn định an ninh chính trị; có biện pháp xử lý nghiêm minh theo pháp luật các phần tử xúi giục, kích động công nhân đình công trái pháp luật, chống người thi hành công vụ hoặc ngăn cản công nhân vào làm việc, gây mất trật tự công cộng.
g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo thành lập tổ chức liên ngành về quan hệ lao động cấp tỉnh để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, xử lý các vấn đề về quan hệ lao động trên địa bàn; phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để thực hiện vai trò đại diện của người lao động, xử lý các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động;
- Chỉ đạo việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bằng nhiều hình thức phù hợp, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động);
- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn; củng cố lực lượng thanh tra viên lao động phù hợp với thực tế số lượng doanh nghiệp tại địa phương; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công;
- Tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp; tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Tổ công tác liên ngành cấp huyện để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết đình công không đúng trình tự pháp luật quy định; rút kinh nghiệm giải quyết đình công thời gian qua, đưa ra quy trình, cách thức phối hợp giải quyết đình công hiệu quả;
- Chỉ đạo việc thành lập Hội đồng hòa giải cấp cơ sở, công nhận hòa giải viên lao động; kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng; triển khai xây dựng nhà ở, công trình công cộng phục vụ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung.
2. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp Trung ương cũng như việc chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động cấp ngành, cấp địa phương;
- Có kế hoạch định kỳ tổ chức gặp gỡ, làm việc với các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động để nghe ý kiến, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật lao động;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp;
- Xây dựng chương trình hành động nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực quan hệ lao động; tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, tư vấn …. cho các hiệp hội doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong việc thực hiện pháp luật lao động và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ trong doanh nghiệp. Trước mắt, tập trung hướng dẫn các hiệp hội doanh nghiệp và người sử dụng lao động xây dựng thỏa ước lao động tập thể cấp ngành và cấp doanh nghiệp;
- Nghiên cứu, tổng kết các mô hình quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; tổ chức việc tôn vinh, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động tiến bộ và phổ biến để áp dụng rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Chỉ đạo đẩy mạnh việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, nhất là trong doanh nghiệp FDI; xác định rõ trách nhiệm đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, nghiên cứu đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp; có kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp nhằm bảo đảm vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đề xuất, kiến nghị cụ thể các chính sách bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp;
- Chỉ đạo công đoàn cấp trên hỗ trợ công đoàn cơ sở đàm phán, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; thành lập tổ chức công đoàn cấp ngành để tiến hành việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động ngành;
- Triển khai các giải pháp cụ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật lao động cho người lao động; chỉ đạo việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật lao động, đồng thời phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 10868/VPCP-KGVX năm 2013 tổ chức Hội nghị triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Kết luận 96-KL/TW năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
- 3Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 4Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 5Quyết định 1440/QĐ-BKH năm 2008 về Kế hoạch hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Quyết định 1129/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Chỉ thị 22-CT/TW năm 2008 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Công văn 10868/VPCP-KGVX năm 2013 tổ chức Hội nghị triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Kết luận 96-KL/TW năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2008 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1129/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2008
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 477 đến số 478
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra