- 1Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2008 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 1342/LĐTBXH-LĐTL về việc tăng cường quản lý nhà nước về lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2275/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009 |
Kính gửi: | - Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; |
Ngày 27/4/2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có công văn số 1342/LĐTBXH-LĐTL gửi các Bộ, ngành và địa phương về việc tăng cường quản lý nhà nước về lao động, trong đó nhấn mạnh yêu cầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị nêu trên. Đến nay, qua nắm tình hình của một số địa phương cho thấy việc triển khai thực hiện của các ngành, các địa phương còn chậm, quan hệ lao động ở nhiều doanh nghiệp chưa có chuyển biến tích cực; tình trạng khan hiếm lao động đang diễn ra cục bộ ở một số ngành, đình công xảy ra không đúng trình tự quy định của pháp luật đáng có dấu hiệu gia tăng. Để tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc sau:
1. Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trình, kế hoạch của tỉnh và thành phố về việc triển khai thực hiện Chỉ thị và Quyết định nêu trên. Trước mắt tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Khẩn trương triển khai đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Nắm nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, có biện pháp cùng với doanh nghiệp tháo gỡ tình trạng khan hiếm lao động cục bộ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, ở những nơi có nhiều doanh nghiệp cần thành lập đoàn công tác liên ngành để kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có biểu hiện thường xuyên vi phạm luật pháp về lao động, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động và đình công để có biện pháp khắc phục; cương quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành tiến hành kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật lao động ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sẽ thông báo lịch kiểm tra cụ thể sau);
Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thông báo tình hình về thị trường lao động, mặt bằng tiền công trên thị trường và tranh chấp lao động và đình công đang có dấu hiệu gia tăng hiên nay. Trên cơ sở đó yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp tăng cường và củng cố quan hệ lao động trong doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động đối thoại nhằm giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động, không để đình công xảy ra và lan truyền trong khu công nghiệp;
- Củng cố và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành trên địa bàn, công bố công khai các số điện thoại của các thành viên trong tổ công tác cho các doanh nghiệp để thuận tiện liên lạc, trao đổi tình hình, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, hỗ trợ doanh nghiệp khi có đình công xảy ra không đúng trình tự quy định của pháp luật;
- Khi có đình công xảy ra không đúng trình tự pháp luật quy định, Tổ công tác liên ngành cùng với tổ chức Công đoàn cấp trên hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở hoặc tập thể người lao động cử đại diện để thương lượng thỏa thuận với người sử dụng lao động để giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật; chính quyền địa phương có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi gây rối, làm mất trật tự công cộng, cản trở người lao động vào làm việc; hoặc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật.
2. Đề nghị Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn các khu công nghiệp:
- Tăng cường các biện pháp vận động, thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, trước mắt tập trung thành lập tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngành Dệt may, Da giầy, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
- Đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ Công đoàn trong doanh nghiệp nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động thông qua việc đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, vận động người lao động nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, pháp luật lao động;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, ban ngành ở tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên ở địa phương;
- Chỉ đạo Công đoàn ngành Dệt may đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt may.
3. Đề nghị Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ đạo Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hội đồng người sử dụng lao động các địa phương, Hiệp hội các doanh nghiệp;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động, phối hợp với Công đoàn cấp trên xúc tiến thành lập Công đoàn trong doanh nghiệp ở những nơi chưa có tổ chức Công đoàn;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan ban ngành ở tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên ở địa phương.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện và định kỳ 6 tháng báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2008 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 1342/LĐTBXH-LĐTL về việc tăng cường quản lý nhà nước về lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn số 2275/LĐTBXH-LĐTL về việc tăng cường các biện pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2275/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/06/2009
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết