Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 25 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2020
Thực hiện Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng; Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020 với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt là cấp cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và cơ sở cai nghiện góp phần giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng, thông qua việc thực hiện các biện pháp, mô hình đa dạng, toàn diện, liên tục, chất lượng công tác điều trị, tư vấn, xã hội, việc làm, kết hợp với các biện pháp giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Truyền thông, nâng cao nhận thức: Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của công tác dự phòng, điều trị, cai nghiện ma túy; tổ chức tuyên truyền các mô hình xã, phường làm tốt công tác cai nghiện; Các điển hình cai nghiện thành công; tình nguyện viên, các cá nhân, tổ chức xã hội giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, với các hình thức như: Xây dựng tiểu phẩm, ký sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí); Mua, xây dựng, nhân bản và phát hành các ấn phẩm, tài liệu truyền thông: Chi thiết kế, xây dựng, mua mới, sửa chữa nội dung tranh, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bảng điện tử; Truyền thanh tại cộng đồng.
2. Chú trọng thực hiện các biện pháp xã hội hóa công tác cai nghiện. Tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; Huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng. Huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm....
3. Tăng cường rà soát, thống kê phân loại đối tượng nghiện ma túy, thực hiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện người nghiện ma túy và tố giác tội phạm ma túy, phát hiện và triệt phá những điểm trồng cây có chứa chất ma túy, cảm hóa giáo dục cải tạo người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng dân cư; Đánh giá tỷ lệ tái nghiện hàng năm làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về công tác cai nghiện, quản lý người nghiện sau cai.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên, đồng đẳng viên làm công tác tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng.
5. Tổ chức đào tạo, học nghề đặc thù cho người nghiện ma túy, mô hình hướng dẫn tìm việc làm, giới thiệu việc làm cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện và người sau cai nghiện ma túy. Tư vấn và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, biểu dương, nêu gương những người đã thành công trong cai nghiện ma túy, những người có việc làm ổn định, có thu nhập cao. Tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy có hoàn cảnh khó khăn, người bị nhiễm HIV/AIDS.
6. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và các điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy.
7. Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện ma túy được giao tại Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của UBND tỉnh; Làm tốt công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng.
8. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác cai nghiện ma túy (xây dựng cơ sở dữ liệu; hệ thống thông tin quản lý...).
9. Tổ chức ứng dụng các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện và các phương pháp cai nghiện của Việt Nam vào công tác cai nghiện ma túy tại địa phương.
10. Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: loa, đài truyền thanh, bảng tin, trạm tin xã, phường, thị trấn, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh trên đài truyền hình, tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ ... từ đó nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác cai nghiện phục hồi. Tập trung tuyên truyền tại địa bàn dân cư, trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, trong cơ sở cai nghiện, chú trọng những người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trường học, cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với các đoàn thể vận động người nghiện tự nguyện đi cai nghiện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện.
3. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi, giáo dục tại Cơ sở cai nghiện
- Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm tổ chức tốt công tác quản lý, giáo dục, lao động sản xuất cho học viên vào cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện. Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn; Tăng cường công tác chống trốn, chống đánh nhau, chống thẩm lậu ma túy, chống tiêu cực trong quản lý học viên, tạo môi trường lành mạnh để người nghiện ma túy yên tâm cai nghiện và tự nguyện xin vào cai nghiện.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện, hoàn thiện các chương trình chữa trị, giáo dục cho học viên tại Cơ sở cai nghiện theo đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức tiếp nhận học viên 24/24 giờ; tạo điều kiện thuận lợi nhất để lực lượng bảo vệ, gia đình có thân nhân cai nghiện ma túy tự nguyện bàn giao học viên, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm.
4. Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ.
- Xây dựng kế hoạch triển khai quy trình tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, quy định về chế độ chính sách đối với người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
- Vận động người nghiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Tổ chức tốt công tác cai cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
5. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng
- Triển khai có hiệu quả Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ về quản lý sau cai tại nơi cư trú.
- Làm tốt công tác quản lý sau cai, đảm bảo 100% số người đã cai nghiện bắt buộc, cai tự nguyện ở Cơ sở cai nghiện trở về cộng đồng và số người nghiện ở địa phương được quản lý tại nơi cư trú.
- Phân công cho thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Đội công tác xã hội tình nguyện, hội viên và các đoàn thể, tình nguyện viên, thanh niên tình nguyện tư vấn quản lý, giúp đỡ, nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện.
6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện
- Xây dựng kế hoạch tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý, điều trị cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại cộng đồng.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại Cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng.
IV. KINH PHÍ: Từ nguồn ngân sách, nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh năm 2020, theo lĩnh vực ngành, địa phương mình phụ trách.
Chế độ thông tin, báo cáo: Báo cáo 06 tháng (trước ngày 20/6), một năm (trước ngày 20/12) và báo cáo đột xuất gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Địa chỉ nhận báo cáo: Phòng Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội, mail: huongnt.ld@backan.gov.vn.
2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sau cai trên địa bàn; Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh năm 2020, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở công lập quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy tỉnh Bình Phước
- 3Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù và chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, cơ sở trợ giúp xã hội công lập, Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Tổ quản trang cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 4939/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm quản lý thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 41/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị định 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống ma túy sửa đổi về quản lý sau cai nghiện ma túy
- 2Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 3Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 4Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở công lập quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy tỉnh Bình Phước
- 6Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND quy định về mức trợ cấp đặc thù và chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, cơ sở trợ giúp xã hội công lập, Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Tổ quản trang cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 4939/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm quản lý thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 41/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 151/KH-UBND về cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2020
- Số hiệu: 151/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Phạm Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra