ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 25 tháng 04 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030;
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1443/BNN-KN ngày 01 tháng 03 năm 2024 về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; Công văn số 2770/BNN-KN ngày 16 tháng 4 năm 2024 về việc triển khai “Năm tăng cường, thực hiện hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản 2017 và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện tốt công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên; duy trì, phát triển đa dạng sinh học, khai thác nguồn lợi bền vững và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm các hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản quý hiếm, những loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại; đồng thời, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và người dân về tầm quan trọng, giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
2. Yêu cầu
- Tổ chức triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về các quy định của pháp luật về các hành vi bị cấm trong khai thác thủy sản, các hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản và các quy định có liên quan.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này; khuyến khích xã hội hóa các chương trình bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo thống nhất, trong công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này; phân công nhiệm vụ cụ thể để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện.
1. Định hướng
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.; phù hợp Quy hoạch của tỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tích hợp đa giá trị, gắn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch sinh thái và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng; phục hồi nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu chung
Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững; nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững;
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Đến năm 2025
- Phối hợp các Viện, trường và đơn vị chuyên môn thực hiện công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống các loài thuỷ sản làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại các thuỷ vực nước tự nhiên; thực hiện xã hội hóa công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; hàng năm các địa phương thực hiện từ 2 - 5 đợt thả con giống thủy sản có giá trị kinh tế, các loài thuỷ sản bản địa vào vùng nước tự nhiên.
- Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giao quyền quản lý cho ít nhất 12 tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nguồn lợi thủy sản duy trì ổn định, sản lượng khai thác hàng năm từ 15.000 - 20.000 tấn.
3.1. Đến năm 2030
- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn lợi thủy sản.
- Phấn đấu thành lập và đưa vào 02 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản góp phần bảo vệ các loài thủy sản bản địa nguy cấp, quý, hiếm.
- Phấn đấu thành lập và tiếp tục tổ chức thực hiện tốt đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Toàn tỉnh có ít nhất 15 Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoạt động đạt hiệu quả.
- Tiếp tục thả bổ sung vào vùng nước tự nhiên, hàng năm các địa phương thực hiện từ 5 - 8 đợt thả con giống thủy sản có giá trị kinh tế, các loài thuỷ sản bản địa vào vùng nước tự nhiên.
- Nguồn lợi thủy sản duy trì ổn định, sản lượng khai thác hàng năm từ 15.000 - 20.000 tấn.
1. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
- Phối hợp với các Viện, trường, đơn vị chuyên môn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện, cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; cập nhật thông tin, công bố kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường xử lý hoạt động sử dụng xung điện, chất độc, nghề, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt, khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm.
- Thiết lập cơ chế và tổ chức quản lý các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tiếp tục thực hiện bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, các loài thủy sản bản địa, loài có giá trị kinh tế, khoa học.
3. Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản
Thả tái tạo một số loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa vào các thủy vực tự nhiên; tăng cường quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi để đảm bảo hiệu quả.
4. Cộng đồng, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Xây dựng Kế hoạch củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng thực hiện Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện đồng quản lý giữa các đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ người dân, tổ chức cộng đồng có nguyện vọng tham gia thực hiện đồng quản lý; tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho tổ chức cộng đồng đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Thành lập Tổ cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với nhu cầu của người dân theo hướng bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản kết hợp với nuôi trồng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; đảm bảo sinh kế bền vững và an sinh xã hội.
- Tổ chức đối thoại, hợp tác giữa các cấp quản lý với cộng đồng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích sự tham gia của các doanh và tư nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
5. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản
- Đào tạo, tập huấn cho các lực lượng chức năng tại các địa phương về quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định pháp luật về thủy sản, đặc biệt là hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, các phương pháp, phương tiện khai thác thủy sản có tính hủy diệt hoặc các nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng chức năng: thanh tra nông nghiệp, cảnh sát giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng… thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động thủy sản
Tổ chức thực hiện chính sách chuyển đổi nghề, đa dạng hóa sinh kế cho cộng đồng dân cư; chính sách hỗ trợ nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghê khai thác thân thiện với môi trường hoặc chuyển sang nuôi trồng hoạc cung cấp dịch vụ thủy sản.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và xã hội về: vai trò, giá trị của nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; ý nghĩa của công tác bảo tồn; trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Phối hợp các Tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông vận động, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức cho cộng đồng để tự giác tham gia công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Vận động ngư dân cam kết tuân thủ quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; chủ cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Tuyên truyền thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng và thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phát triển, nhân rộng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho người dân, tổ chức cộng đồng, các đơn vị hỗ trợ thực hiện đồng quản lý theo quy định.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nâng cao năng lực hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào công tác phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu sản xuất giống thủy sản quý, hiếm để phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái thủy sinh.
1. Hàng năm thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
4. Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
6. Thực hiện công tác phối hợp điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
Lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn vốn Trung ương phân bổ, ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện Kế hoạch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11) tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh dự thảo, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Chủ trì thực hiện hướng dẫn và phối hợp các địa phương, ban ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và các loài thủy sản quý, hiếm theo quy định pháp luật.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp chặt chẽ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành tỉnh liên quan thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm tại các thủy vực tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và nguồn lợi thủy sản.
- Cân đối nguồn ngân sách, trên cơ sở đề xuất, tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Cục Quản lý thị trường Tỉnh
Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại ngư cụ cấm sử dụng trong khai thác thủy sản.
Chỉ đạo các lực lượng nắm bắt tình hình, tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; đặc biệt, là các hành vi sử dụng các loại ngư cụ cấm, chất độc, xung điện,... để khai thác nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Định hướng cho các cơ quan báo chí và chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; về các điển hình gương người tốt, việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân.
7. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; xây dựng và bố trí nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí từ nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác thả cá tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10/11.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Xem xét nhu cầu thực tế của người dân và căn cứ điều kiện tại của phương đang quản lý triển khai hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động công tác chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu. | Ủy ban nhân dân các Tỉnh luân phiên chủ trì theo chỉ đạo của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
| Giai đoạn 2024 - 2025; Giai đoạn 2025 -2030. |
2 | Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Các cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp tỉnh và huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan | 2024-2030 |
3 | Xây dựng Kế hoạch củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng thực hiện Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; | Các đơn vị liên quan cấp tỉnh và huyện | 2024-2025 |
4 | Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện đồng quản lý giữa các đơn vị, tổ chức có liên quan. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; | Các đơn vị liên quan cấp tỉnh và huyện | 2024-2025 |
5 | Truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các cơ quan liên quan cấp tỉnh và cấp huyện | 2024-2030 |
6 | Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Viện nghiên cứu và tổ chức liên quan | 2025-2030 |
- 1Quyết định 25/QĐ-UBND năm 2023 về chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 2896/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 3Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024
- 4Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2024 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 4006/KH-UBND năm 2024 triển khai Quyết định 76/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 76/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Kế hoạch 937/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 8Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030
- 1Luật Thủy sản 2017
- 2Quyết định 25/QĐ-UBND năm 2023 về chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 2896/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 4Quyết định 76/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024
- 6Công văn 2770/BNN-KN năm 2024 triển khai “Năm tăng cường, thực hiện hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2024 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Kế hoạch 4006/KH-UBND năm 2024 triển khai Quyết định 76/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 76/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Kế hoạch 937/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 11Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030
Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 146/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 25/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Phước Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định