- 1Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 76/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 937/KH-UBND | Phú Thọ, ngày 11 tháng 03 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 273/SNN-CCTS ngày 01 tháng 3 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững; nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn và hệ thống sông chính được điều tra, giám sát, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản;
- 100% các huyện, thành, thị tổ chức hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên hàng năm;
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch sinh thái;
- Hàng năm, lấy ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (ngày 01 tháng 4) phát động phong trào thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các đầm hồ tự nhiên, hệ thống sông trên địa bàn tỉnh.
1. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Nội dung tuyên truyền: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; vai trò, giá trị của nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; các quy định của pháp luật có liên quan đến bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; quyền lợi và trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các hoạt động bảo vệ, tái tạo và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản;
- Hình thức tuyên truyền: Đa dạng hóa các phương thức truyền thông, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, hệ thống truyền thanh cơ sở, tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo,...
- Đối tượng được tuyên truyền: các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản; các tổ chức chính trị, xã hội; cộng đồng dân cư; các tăng ni, phật tử và người dân trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung vào các hộ dân sống xung quanh các hồ chứa, sông, ngòi thả tái tạo nguồn lợi thủy sản, các hộ dân tham gia hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, các hộ nuôi cá lồng trên hồ chứa, hệ thống sông Đà, Lô địa bàn tỉnh;
- Thời gian thực hiện: Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền thường xuyên hàng năm; trong đó tập trung vào các dịp thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (ngày 1 tháng 4), ngày môi trường thế giới (ngày 05 tháng 6), ngày Quốc tế đa dạng sinh học (ngày 22 tháng 5), Rằm tháng riêng, Lễ phật đản, Lễ hội Vu lan (ngày 15 tháng 7 âm lịch).
2. Nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Rà soát, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản (Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thành, thị; thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý về lĩnh vực thủy sản. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản và lực lượng chức năng (Công an) các cấp trong thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nhất là các hành vi sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt, khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; khai thác, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm.
3. Bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
- Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; xác định các vùng, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản và ban hành quy định về thời gian, địa điểm cấm khai thác trong năm đặc biệt là các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú và đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản nhằm bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và môi trường sống của các loài thủy sản;
- Rà soát, thiết lập và tuyên truyền, phổ biến các điểm phóng sinh và thả tái tạo thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh để thuận tiện cho người dân thực hành phóng sinh, thả tái tạo có hiệu quả và có ý nghĩa đối với công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Đẩy mạnh khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội hóa thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ… thực hiện các hoạt động phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của các loài thủy sản vào các hệ thống sông, hồ tự nhiên trên địa bàn tỉnh; trọng tâm là hệ thống sông ngòi lớn (sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Bứa và các hồ, đầm tự nhiên có diện tích lớn trên địa bàn các huyện Hạ Hòa, Thanh Thủy, Yên Lập, Cẩm Khê, thành phố Việt Trì…; thực hiện có hiệu quả các phong trào, các dịp cao điểm thả tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản vào các ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, ngày môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Rằm tháng riêng, Lễ phật đản, Lễ hội Vu lan...
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu khoa học và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản: nghiên cứu, lựa chọn giống bố mẹ, hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm, thả tái tạo một số loài thủy sản bản địa, đặc hữu, thủy sản có giá trị kinh tế cao… bổ sung nguồn giống thủy sản phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái thủy sản;
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học); lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia;
- Nguồn vốn xã hội hóa từ các Doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, các tăng ni, phật tử và người dân trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch; thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định;
- Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, phong trào về thả tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch phối hợp với Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh trong thực hiện thả phóng sinh, tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị: rà soát, lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với thực hiện các Chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên nước;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, tài nguyên nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm nguồn nước.
4. Công an tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp với phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên các tuyến sông Đà, Lô và các đầm, hồ tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý, đảm bảo hiệu quả và các mục tiêu Kế hoạch đã đề ra; trọng tâm là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động thả phóng sinh, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn;
- Phân công trách nhiệm cho các phòng chuyên môn, cán bộ theo dõi, quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản. Quan tâm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý.
6. Đề nghị các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh; Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tích cực tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên, tăng ni phật tử tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch, nhất là thả phóng sinh tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường giám sát, phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 76/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 937/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- Số hiệu: 937/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định