Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 453/KH-UBND | Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2024
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, hướng đến nghề cá có trách nhiệm và bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT
Lào Cai có mạng lưới sông, suối, hồ chứa khá nhiều, đặc biệt 02 con sông lớn là sông Hồng, sông Chảy và nhiều hồ chứa tự nhiên và nhân tạo. Trên hệ thống sông, suối, hồ chứa nhiều loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như cá chiến, cá lăng, cá bỗng... và có các bãi đẻ tự nhiên nằm trong hệ thống bãi đẻ Quốc gia như Ngòi Nhù, ngòi Bo, ngòi Đum, bãi Soi Cờ (Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sản, bảo tồn và phát triển phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển thủy sản, khai thác thủy sản của người dân sống trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Lào Cai phong phú, theo kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng của Trường đại học Khoa học tự nhiên và Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021 trên hệ thống sông Hồng đã xác định được 211 loài cá thuộc 46 họ và 17 bộ với 18 loài có tên trong Phụ lục II - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2021 của Chính phủ; 06 loài nằm trong Danh mục Đỏ IUCN; 05 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 99 loài cá có giá trị kinh tế; 29 loài giáp xác và 48 loài thân mềm.
- Loài cá quy cấp và quý hiếm: cá cháo lớn Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782), cá mòi cờ hoa Clupanodon thrissa, cá mòi cờ chấm Clupanodon punctata, cá bám đá liền Sinogastromyzon tonkinensis, cá anh vũ Semilabeo obscurus, cá hỏa Semilabeo tonkinensis, cá vền Megalobrama terminalis, cá lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá chiên Bagarius rutilusi, cá Mỵ Semilabeo, graffeuilli ...
- Loài cá có giá trị kinh tế: cá mai Escualosa thoracata, cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus, cá chép Cyprinus carpio, cá lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá chiên Bagarius rutilusi, cá chày mắt đỏ squaliobarbus curriculus...
Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên đang suy giảm nhiều, môi trường sống của các loài thủy sản bị ô nhiễm và thu hẹp; các hệ sinh thái đang bị suy thoái cả về quy mô, diện tích lẫn chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến đường di cư sinh sản, bãi đẻ, bãi giống, nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh; người dân làm nghề khai thác thủy sản chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch, đặc biệt tình trạng sử dụng công cụ kích điện, mìn nổ, nghề lưới kéo mắt nhỏ, khai thác cá trong mùa sinh sản còn phổ biến dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, một số loài có nguy cơ cạn kiệt.
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nếu được thực hiện thường xuyên các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao sẽ được bảo vệ, phục hồi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản trên các lưu vực sông, hồ chứa, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản. Mặt khác nguồn giống thủy đặc sản (cá chiên, cá lăng, cá bỗng...) sẽ được khai thác hợp lý để phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN NĂM 2023
1. Công tác thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
Năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã bố trí kinh phí và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, chính quyền các cấp tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh với số lượng trên 28.000 con giống thủy sản các loại; đối tượng chủ yếu là cá lăng chấm, cá bỗng, cá trắm cỏ, cá chép... trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ thả 12.000 con giống.
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách cho công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân tích cực thả phóng sinh con giống thủy sản các loại xuống các thủy vực tự nhiên làm đa dạng thành phần loài và cân bằng hệ sinh thái, cải thiện môi trường sống của các loài thủy sinh vật. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được nâng lên rõ rệt như: Hiện tượng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt (mìn nổ) trên sông Hồng và các hồ chứa lớn cơ bản đã được ngăn chặn.
2. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Năm 2023, các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; khuyến kích người dân xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản tham gia quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phối hợp với các cơ quan liên quan như cảnh sát môi trường, công an giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm tra, quản lý việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên sông và hồ chứa lớn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn 03 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền cho 104 người dân sống xung quanh trên các lưu vực sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền trên loa phát thanh về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Do vậy hiện tượng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt (mìn nổ) trên sông Hồng và các hồ chứa lớn cơ bản đã được ngăn chặn.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đến cộng đồng dân cư sinh sống trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa, đặc biệt các hộ dân làm nghề khai thác thủy sản tại các bãi đẻ, đường di cư sinh sản của các loài thủy sản để người dân hiểu và thực hiện khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đúng quy định của pháp luật.
Khuyến khích, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trên địa bàn tỉnh.
Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh trên địa bàn tỉnh, trọng tâm các loại hình mặt nước thuộc lưu vực 02 dòng sông Hồng, sông Chảy và các hồ chứa.
Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong các lưu vực sông và hồ chứa. Kết hợp giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên thủy sinh vật và lợi ích của các ngành và địa phương trong tỉnh.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực, nâng cao mật độ thủy sản tự nhiên ở các thủy vực, nâng cao mức sống cho người dân sống ven sông, hồ.
Nâng cao ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng thông qua tài liệu tuyên truyền; xây dựng mạng lưới thông tin dữ liệu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ các cơ quan nhà nước đến các cơ sở.
Nâng cao thu nhập cho người dân trong khu vực sông, hồ thông qua quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn thủy sản tại các sông, hồ này.
2. Yêu cầu
Có sự tham gia của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan từ tỉnh đến địa phương.
Sự tham gia ủng hộ, đóng góp về nhân lực, vật lực của các tổ chức, cá nhân và sự hưởng ứng trách nhiệm của cộng đồng dân cư...
IV. NỘI DUNG
1. Tổ chức Lễ thả cá tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản
1.1. Địa điểm: Dọc lưu vực sông, suối, hồ chứa trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
2.2. Thời gian, tiến độ thực hiện
- Thời gian dự kiến tổ chức Lễ thả cá năm 2024: Ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4) hoặc ngày Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy âm lịch).
- Địa điểm: Huyện Bảo Thắng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng.
- Thành phần tham gia:
+ Cấp tỉnh: Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lãnh đạo Sở và các đơn vị trực thuộc; các Sở: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Lào Cai; Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai.
+ Cấp huyện: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
+ Cấp xã: Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Thắng.
+ Các tổ chức, cá nhân.
2. Tổ chức tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền: Tác hại của việc sử dụng ngư cụ có tính hủy diệt để khai thác thủy sản; các biện pháp trong đánh bắt, khai thác thủy sản theo quy định; bảo vệ các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, hướng dẫn kỹ thuật thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Đối tượng tuyên truyền: Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp tuyên truyền: Thông qua buổi Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: 125.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi năm triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh theo Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai.
(Chi tiết tại phụ biểu kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức triển khai thực hiện thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện nội dung kế hoạch.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan.
- Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các địa phương.
- Huy động tối đa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia thả cá để bổ sung nguồn lợi thủy sản trên các sông, hồ chứa.
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai
- Phổ biến chương trình hợp tác đến các đạo tràng, chỉ đạo các cấp Giáo hội chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động tăng ni, phật tử tham gia thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4) hoặc ngày Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy âm lịch) hoặc ngày 23 tháng Chạp.
3. Sở Tài chính
Cân đối ngân sách trong phạm vi dự toán đã giao, thẩm định dự toán chi tiết do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thống nhất dự toán làm căn cứ triển khai thực hiện.
4. Các cơ quan thông tin, truyền thông
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng tầm quan trọng của Chương trình, lợi ích của việc thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tạo sự thống nhất, hưởng ứng cao của người nuôi trồng và khai thác thủy sản; đồng thời để các tổ chức, cá nhân xác định rõ trách nhiệm của mình và tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước và trách nhiệm trong việc bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi lưu vực sông, hồ lớn bố trí nhân lực tham gia các nội dung kế hoạch; rà soát, lập danh sách các đối tượng khai thác thủy sản bằng phương tiện hủy diệt để vận động, tuyên truyền, giáo dục, quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật hiện hành; định hướng các thôn, tổ đưa các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào quy ước, hương ước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước đối với giống thủy sản, đặc biệt quản lý, khai thác đối với các loài quý, hiếm, loài có nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ nguồn lợi tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, địa phương căn cứ triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ BIỂU: DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 453/KH-UBND ngày 31/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | NỘI DUNG | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
| Tổ chức thả giống bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024 tại huyện Bảo Thắng |
|
|
| 125.000 |
|
I | Mua cá giống, cỡ cá ≥ 12 cm: 13.000 con |
|
|
| 99.000 | Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 |
1 | Cá chày: 1.000 con x 20.500 đồng/con | Con | 1.000 | 20 | 20.000 | |
2 | Cá chạch: 2.000 con x 17.000 đồng/con | Con | 2.000 | 17 | 34.000 | |
3 | Cá trắm: 5.000 con x 5.000 đồng/con | Con | 5.000 | 5 | 25.000 | |
4 | Cá chép: 5.000 con x 4.000 đồng/con | Con | 5.000 | 4 | 20.000 | |
II | Tổ chức lễ phát động tại huyện Bảo Thắng |
|
|
| 26.000 |
|
1 | Băng rôn khẩu hiệu | Cái | 6 | 500 | 3.000 | Thực tế |
2 | In Baner Lễ phát động treo ngoài trời (gồm cả công treo), kích thước: 4,0m x 6,0m | Cái | 1 | 2.500 | 2.500 | |
3 | Thuê tăng âm, loa đài | Buổi | 1 | 2.500 | 2.500 | |
4 | Nước uống | Người | 100 | 10 | 1.000 | |
5 | Mũ đội + in chữ để đội trong Lễ phát động: 200 cái x 60.000 đồng/cái | Cái | 100 | 60 | 6.000 | |
6 | Chi phí cán bộ tỉnh chuẩn bị, tổ chức buổi Lễ (khảo sát địa điểm, các khâu chuẩn bị tổ chức và ngày tổ chức Lễ thả cá) |
|
|
| 11.000 | Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 |
- | Tiền đi lại: Từ Lào Cai đến thị trấn Phố Lu | Km | 1.150 |
| 4.600 | |
+ | Khảo sát địa điểm: 03 người | Km | 190 | 4 | 760 | |
+ | Họp với huyện và Nhà Chùa thống nhất phân công nhiệm vụ chuẩn bị Lễ thả cá: 05 người | Km | 320 | 4 | 1.280 | |
+ | Chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ thả cá: 05 người | Km | 320 | 4 | 1.280 | |
+ | Thực hiện tổ chức Lễ thả cá: 5 người | Km | 320 | 4 | 1.280 | |
- | Tiền ngủ (ngày chuẩn bị cho Lễ thả cá): 01 đêm x 5 người | Phòng | 3 | 600 | 1.800 | |
- | Phụ cấp lưu trú | Ngày | 23 | 200 | 4.600 |
- 1Kế hoạch 58/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 2Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 3Kế hoạch 59/KH-UBND thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 4Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2024 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Thủy sản 2017
- 2Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 3Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Lào Cai
- 4Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Kế hoạch 58/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 6Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 8Kế hoạch 59/KH-UBND thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 9Quyết định 1090/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 11Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 12Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2024 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024
- Số hiệu: 453/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra