- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Quyết định 1595/QĐ-BTTTT năm 2011 công bố Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 3788/BTTTT-THH năm 2014 hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 13/2017/TT-BTTTT quy định yêu cầu kỹ thuật về kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 39/2017/TT-BTTTT về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Thông tư 04/2014/TT-BNV về định mức kinh tế - kỹ thuật tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật Đầu tư công 2014
- 4Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 7Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 23/2018/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Thông tư 01/2019/TT-BNV quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 11Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1437/KH-UBND | Lai Châu, ngày 23 tháng 7 năm 2019 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA TỈNH LAI CHÂU NĂM 2020
Thực hiện Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020; Công văn số 2092/BTTTT-KHTC ngày 28/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng, đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin của tỉnh năm 2020, với các nội dung sau:
I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT VỀ NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Thực trạng:
1.1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại địa phương
1.1.1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- Hệ thống một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến: Cổng dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử của tỉnh đăng tải và cung cấp 1853 dịch vụ công trong đó: 1775 dịch vụ công mức độ 1,2; 60 dịch vụ công mức độ 3; 18 dịch vụ công mức độ 4, tại đây công dân, doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng thuận tiện việc nộp hồ sơ trực tuyến, tra cứu thủ tục, nhận kết quả của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.
1.1.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
- Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành điện tử: Đã có Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành điện tử dùng chung, triển khai đến 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đã kết nối, liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia và gửi nhận văn bản điện tử với 22 bộ, cơ quan ngang bộ. Tính đến 20/6/2019 số lượng văn bản điện tử được gửi nhận trên hệ thống này của tỉnh đã đạt 574.380 văn bản điện tử, trong đó: 518.554 văn bản đến, 55.826 văn bản đi.
- Việc triển khai ứng dụng chữ ký số: Tính đến tháng 6/2019, đã cấp được 745 chữ ký số, trong đó 435 chữ ký số của cá nhân, 310 chữ ký số của tổ chức, đã tiến hành tích hợp chữ ký số vào Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Việc sử dụng chữ ký số bước đầu đưa vào sử dụng xong việc ký số theo hướng dẫn mới của Bộ Nội vụ về phát hành và lưu trữ văn bản điện tử chưa được thực hiện đúng quy định.
- Hệ thống hộp thư công vụ: Hệ thống thư điện tử công vụ đảm bảo hoạt động ổn định, thường xuyên, liên tục 24/7; bảo mật cao với hơn 3.500 tài khoản đáp ứng nhu cầu sử dụng, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh;
- Phần mềm quản lý Đảng viên: hoạt động ổn định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ Đảng viên, cấp phát thẻ Đảng, báo cáo số liệu nhanh khi có yêu cầu, gửi nhận văn bản dễ dàng, góp phần tiết kiệm thời gian, giấy tờ, cước bưu chính.
- Phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức: đang được nâng cấp nâng cao chất lượng sử dụng tới toàn bộ cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh
- Hệ thống Quản lý ngân sách và kho bạc: đã được triển khai và vận hành ổn định tại các cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước từ tỉnh đến huyện qua đó đã góp phần quan trọng vào mục tiêu Quản lý hệ thống tài chính công hiệu quả, chuyên nghiệp, hạn chế thấp nhất tình trạng tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, hạn chế được việc in những báo cáo bằng giấy...
- Ứng dụng CNTT trong ngành Y tế: tiếp tục được đẩy mạnh nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn bản và điều hành điện tử, quản lý nhân sự, khám chữa bệnh...
- Ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục - Đào tạo: thường xuyên được đầu tư phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy, hầu hết các cơ sở đào tạo đều kết nối mạng Internet và được trang bị hệ thống máy tính và phần mềm để phục vụ công việc.
- Các ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành khác phát huy vai trò của mình như: Phần mềm Quản lý tiếp dân và đơn thư khiếu nại, tố cáo; Phần mềm kê khai thuế; Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát TTHC...
1.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
Tỷ lệ máy tính trang bị ở cấp sở, ban, ngành là 100% trung bình đạt 01 người/máy, UBND các huyện, thành phố là 100% trung bình đạt 01 người/máy; cấp xã là 70% trung bình đạt 1,5 người/máy. Số lượng máy tính được kết nối Internet cấp tỉnh là 100%, cấp huyện là 100%, 93% cấp xã kết nối mạng LAN, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan; 80% máy tính cấp xã được kết nối Internet. Tổng băng thông kết nối Internet của các cơ quan nhà nước trung bình là 10 Mbps/ người.
Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp I do Cục Bưu điện Trung ương cung cấp kết nối UBND tỉnh với Trung ương đã đưa vào sử dụng. Đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II đã sẵn sàng về cơ sở vật chất đảm bảo kết nối khi có nhu cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tính đến tháng 6/2019, có 21 cơ quan, đơn vị trong tỉnh sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng do Viễn thông Lai Châu cung cấp.
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh tích hợp các hệ thống phần mềm của tỉnh, hiện nay tích hợp, hệ thống hộp thư công vụ, hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Trang thông tin điện tử thành viên, Cổng thông tin đối ngoại. Ngoài hệ thống máy chủ của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, còn có 01 Phòng máy chủ - Sở Tài chính; 01 Phòng máy chủ - Sở Kế hoạch và Đầu tư; 01 Phòng máy chủ - Sở Nội vụ, 01 Phòng máy chủ - Văn phòng UBND, đảm bảo hoạt động hệ thống phần mềm đặc thù của đơn vị 24/7.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: Hiện nay, cấp tỉnh có 15 điểm cầu Hội nghị truyền hình; cấp huyện có 14 điểm cầu và 52 điểm cầu cấp xã. Các điểm cầu Hội nghị cấp tỉnh và cấp huyện thường xuyên được sử dụng để kết nối các cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến địa phương.
Mạng Internet đã phủ sóng 8/8 huyện, thành phố; 107/108 xã, phường, thị trấn với tổng số 25.178 thuê bao.
1.2. Về các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Hiện nay, ngoài các ứng dụng được triển khai chung cho toàn tỉnh thì tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều phần mềm quản lý chuyên ngành nhằm phục vụ quản lý theo ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, cụ thể:
- Sở Công Thương:
+ Trang thông tin điện tử của Hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia;
+ Cơ sở dữ liệu hóa chất Quốc gia;
+ Hệ thống CSDL Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
+ Trang Thông tin quản lý bán hàng đa cấp;
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ CSDL đất đai Thành phố; Sìn Hồ; Phong Thổ
- Sở Y tế
+ CSDL về khám chữa bệnh;
+ CSDL về cấp chứng chỉ hành nghề y.
- Sở Giao thông Vận tải:
+ Phần mềm Quản lý vốn; quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ; Tinspect (phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động Thanh tra ngành GTVT); Phần mềm quản lý cầu VBMS; Hệ thống thông tin giấy phép lái xe; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Ban Dân tộc
+ CSDL về thành phần dân tộc toàn tỉnh Lai Châu;
+ CSDL về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu;
+ CSDL về các dự án, đề án phát triển dân tộc rất ít người tỉnh Lai Châu;
+ CSDL về thông tin cán bộ, công chức viên chức toàn tỉnh Lai châu;
- Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ CSDL quản lý nhà trường;
+ CSDL thi tốt nghiệp, nghề, tuyển sinh, học sinh giỏi, quản lý in phôi bằng, chứng chỉ;
+ CSDL sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trong nhà trường
+ CSDL phổ cập giáo dục - CMC;
+ CSDL ngành giáo dục.
- Sở Tài chính: Hệ thống tập trung CKDL KT báo cáo; cấp mã số quan hệ ngân sách; hệ thống TabMis;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: cơ sở dữ liệu thị trường lao động; cơ sở dữ liệu quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
- Sở Tư pháp: CSDL quốc gia về Văn bản QPPL
Các hệ thống thông tin, phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành được ứng dụng tại các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện đã phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong công việc.
2. Sự cần thiết
Thực hiện hướng dẫn Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ trong đó ưu tiên đầu tư các nội dung gồm: Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp tỉnh (LGSP); Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh thì việc tạo lập cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng là yếu tố rất cần thiết để hoàn thành nội dung tiếp theo của Chương trình mục tiêu đó là đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung có quy mô, phạm vi cấp tỉnh để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong nội bộ của địa phương.
Chương trình mục tiêu CNTT 2018, 2019 tỉnh Lai Châu đã thực hiện xây dựng hệ thống phần mềm quản lý lưu trữ điện tử, hệ thống này đóng vai trò là kho lưu trữ cơ sở dữ liệu dùng chung của toàn tỉnh phục vụ công tác chuyển đổi, tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh. Hệ thống phần mềm quản lý lưu trữ cung cấp cho người sử dụng từ khâu cập nhật dữ liệu cho đến khâu lưu trữ và bảo quản dữ liệu và cuối cùng là báo cáo tổng hợp dữ liệu, đảm bảo khả năng kết nối chia sẻ tích hợp dữ liệu với trục tích hợp liên thông LGSP của tỉnh. Hệ thống phần mềm quản lý lưu trữ đảm bảo khả năng sẵn sàng kết nối, tiếp nhận dữ liệu từ các hệ thống một cửa điện tử, hệ thống ứng dụng chuyên ngành tại các đơn vị... đảm bảo khả năng lưu trữ vào kho dữ liệu dùng chung.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu dự án của chương trình nối tiếp năm 2018 - 2019, năm 2020 tỉnh Lai Châu thực hiện hoạt động tạo lập CSDL trên cơ sở số hóa dữ liệu, từng bước tạo lập CSDL số của tỉnh, hình thành kho dữ liệu dùng chung của tỉnh. Phục vụ công tác khai thác, chia sẻ, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý, cung cấp số liệu báo cáo thống nhất, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo. Do đó nội dung: tạo lập dữ liệu số hóa lưu trữ hồ sơ giấy sang lưu trữ bằng hình thức điện tử; tạo lập CSDL từ dữ liệu số hóa trong các cơ quan quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành đang là yêu cầu bức thiết theo chủ trương của tỉnh.
Tạo lập dữ liệu số hóa lưu trữ giấy sang lưu trữ bằng hình thức điện tử: Căn cứ Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ về việc quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức, trong đó quy định cụ thể về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Theo đó, Nghị định yêu cầu tài liệu điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được lập hồ sơ, lựa chọn và bảo quản theo nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Trong đó, hệ thống quản lý tài liệu điện tử phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập.
Tạo lập cơ sở dữ liệu từ dữ liệu số hóa: Căn cứ Thông tư 04/2014/TT-BNV về định mức kinh tế - kỹ thuật tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định: Tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) là quá trình thu thập, chuyển đổi các tài liệu/dữ liệu gốc sang các đơn vị dữ liệu số để lưu trữ dưới dạng điện tử và nhập các thông tin cần thiết vào CSDL theo thiết kế, yêu cầu của các phần mềm quản lý CSDL tài liệu lưu trữ. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu là công việc chuyển đổi dữ liệu dạng số sang dạng có cùng cấu trúc thiết kế với CSDL.
II. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:
1. Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến 2025.
Căn cứ Thông tư 23/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020;
2. Căn cứ tình hình thực tế, thực trạng:
Cơ sở dữ liệu (CSDL) trên địa bàn tỉnh chủ yếu là CSDL riêng rẽ của các ngành do Bộ đầu tư như: CSDL về khám chữa bệnh, CSDL về cấp chứng chỉ hành nghề y, CSDL thi tốt nghiệp, nghề, tuyển sinh, học sinh giỏi, quản lý in phôi bằng, chứng chỉ, CSDL quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt...
Tỉnh đã đầu tư xây dựng CSDL đặc thù của tỉnh như: CSDL đất đai, CSDL về thành phần dân tộc toàn tỉnh Lai Châu, CSDL về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, CSDL về các dự án, đề án phát triển dân tộc rất ít người tỉnh Lai Châu...
Các hệ thống CSDL đầu tư xây dựng riêng rẽ, chưa có trục liên thông kết nối cơ sở dữ liệu chung của tỉnh, chưa liên thông được với các hệ thống thông tin chung của tỉnh như Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống dịch vụ công và một cửa điện tử.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Quan điểm
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung ưu tiên đầu tư của Chương trình.
- Phù hợp với các quy định, hướng dẫn có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đã được đầu tư trước đó, không đầu tư chồng chéo, trùng lắp, dàn trải.
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương; đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Quản lý, sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm thực hiện đúng mục tiêu, nội dung nhiệm vụ của Chương trình.
2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu chung
Tạo lập cơ sở dữ liệu lưu trữ tập trung và hoàn thiện làm cơ sở nền tảng đáp ứng cho các yêu cầu sau:
- Tạo lập dữ liệu (số hóa), hoàn thiện cơ sở dữ liệu số, từng bước hình thành kho dữ liệu số dùng chung của toàn tỉnh phục vụ công tác khai thác, chia sẻ, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý, qua đó cung cấp số liệu báo cáo thống nhất, chính xác, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cũng như tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia LGSP và NGSP.
- Tổ chức khai thác, xử lý dữ liệu liên thông, chia sẻ dữ liệu nhằm bảo đảm trao đổi giữa các bộ phận các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh thông qua môi trường mạng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích chuyển đổi hồ sơ để việc quản lý được dễ dàng và khoa học hơn; chuyển phương thức lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, tạo điều kiện phục vụ cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo chất lượng; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
- Tăng cường năng lực công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành nói riêng và tỉnh nói chung.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua ứng dụng phần mềm CNTT, hệ thống CSDL điện tử góp phần xây dựng thành công Chính quyền điện tử của sở ngành cũng như của Tỉnh.
- Giảm thiểu việc tra cứu trực tiếp đối với các loại hồ sơ đặc biệt quan trọng, tình trạng vật lý kém và có tần suất khai thác nhiều, nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực, kinh phí trong việc bảo quản tài liệu hồ sơ.
- Tạo lập cơ sở dữ liệu trên địa bàn Tỉnh từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu hình thành kho dữ liệu số dùng chung của sở ban ngành cũng như của tỉnh phục vụ công tác khai thác, chia sẻ, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố trong công tác quản lý, qua đó cung cấp số liệu báo cáo thống nhất, chính xác, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% tài liệu giấy các lĩnh vực (đã được chỉnh lý) của tỉnh từ 01/01/2004 đến nay, được số hóa chuyển từ lưu trữ giấy sang lưu trữ điện tử (khối lượng số hóa sẽ thực hiện theo nguồn kinh phí được cấp và theo giá trị lập dự toán tại thời điểm triển khai).
- 100% cơ sở dữ liệu được tạo lập từ lưu trữ điện tử.
3. Quy mô, phạm vi đầu tư
Thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình thực hiện nội dung chuyển đổi, chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu;
3.1. Tạo lập dữ liệu số hóa: chuyển từ lưu trữ bản giấy sang lưu trữ bản điện tử tại các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh
- Dữ liệu ở dạng thô như bản giấy được quét/chụp để lưu trữ trên máy tính cùng với dữ liệu tài liệu lưu trữ khác.
- Đối với tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa tài liệu trên các thiết bị phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sử dụng chữ ký số đối với tài liệu số hóa. Đồng thời các cơ quan tổ chức, cá nhân không được hủy tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn sau khi tài liệu đó được số hóa.
3.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu trên cơ sở lưu trữ điện tử
- Từ các dữ liệu lưu trữ điện tử xây dựng được các dữ liệu đặc tả (các trường thông tin và nội dung các trường thông tin mô tả về dữ liệu được số hóa trong CSDL phục vụ tìm kiếm, khai thác, sử dụng nội dung dữ liệu, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu sử dụng dữ liệu).
- Đưa các dữ liệu vào CSDL để quản lý và khai thác, sử dụng, chuyển đổi dữ liệu dạng số sang dạng có cùng cấu trúc thiết kế với CSDL.
4. Vốn đầu tư
4.1. Dự kiến kinh phí
Ước tổng kinh phí cho chuyển đổi, chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu: 7.485.000.000 đồng, trong đó:
- Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương: 5.000.000.000 đồng;
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh đối ứng: 2.485.000.000 đồng.
4.2. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch lấy từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước: Từ nguồn chi sự nghiệp thông tin và truyền thông được cấp có thẩm quyền giao hàng năm cho các sở, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành;
- Vốn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.
4.3. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin của tỉnh năm 2020 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
5. Các giải pháp (phương án kỹ thuật công nghệ, tài chính...)
5.1. Lựa chọn quy mô tạo lập cơ sở dữ liệu
Kế hoạch dự kiến không thực hiện chuyển đổi tạo lập dữ liệu 100% hồ sơ giấy tờ truyền thống (hồ sơ giấy) sang điện tử, mà lựa chọn các lĩnh vực, trường thông tin quan trọng của lĩnh vực đó trên tiêu chí phục vụ cho việc tra cứu, xử lý hồ sơ thường xuyên trong công tác điều hành tác nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân tham gia hệ thống. Quy mô, lĩnh vực và nội dung thông tin chi tiết được lựa chọn sẽ được xác định cụ thể vào công tác khảo sát, lập và thẩm định nội dung và quy mô đầu tư sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Dự kiến danh sách các ngành, lĩnh vực cần chuẩn hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu:
TT | Sở, ban, ngành | Cơ sở dữ liệu lĩnh vực chuyên môn |
1 | Văn phòng UBND tỉnh | Văn bản điều hành tác nghiệp qua các thời kỳ |
2 | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
|
| Bưu chính, viễn thông |
|
| Công nghệ thông tin |
|
| Báo chí, xuất bản |
3 | Sở Tài chính |
|
|
| Quản lý ngân sách |
|
| Hành chính, sự nghiệp |
|
| Tài sản công |
4 | Sở Nội vụ |
|
|
| Thi đua khen thưởng |
|
| Kho lưu trữ lịch sử tỉnh |
|
| Công chức, viên chức |
|
| Tổ chức, bộ máy |
5 | Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
|
|
| Lao động, việc làm |
|
| Người có công |
|
| Bảo trợ xã hội |
|
| Trẻ em |
6 | Sở Công Thương |
|
|
| Quân lý công nghiệp, năng lượng |
|
| Quản lý thương mại |
7 | Sở Tư pháp |
|
|
| Hành chính tư pháp |
|
| Tư pháp hộ tịch |
|
| Xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL |
8 | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
|
| Tổng hợp, quy hoạch |
|
| Kinh tế ngành |
|
| Khoa giáo, văn xã |
9 | Sở Y tế |
|
|
| Nghiệp vụ y |
|
| Nghiệp vụ dược |
|
| An toàn vệ sinh thực phẩm |
|
| Kiểm nghiệm, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm |
10 | Sở Khoa học Công nghệ |
|
|
| Quản lý khoa học |
|
| Quản lý công nghệ |
|
| Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng |
11 | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
| Quản lý văn hóa |
|
| Quản lý thể dục thể thao |
|
| Quản lý du lịch |
|
| Quản lý nếp sống văn hóa và gia đình |
12 | Sở Giao thông Vận tải |
|
|
| Quản lý vận tải, phương tiện và người lái |
|
| Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông |
|
| Quản lý chất lượng công trình giao thông |
13 | Sở Nông nghiệp PTNT |
|
|
| Chăn nôi |
|
| Trồng trọt |
|
| Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản |
14 | Sở Xây dựng |
|
|
| Quy hoạch, kiến trúc |
|
| Giám định và quản lý chất lượng công trình xây dựng |
|
| Quản lý vật liệu xây dựng |
|
| Quản lý hoạt động xây dựng |
15 | Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
|
| Khảo thí |
|
| Giám dục mầm non |
|
| Giáo dục tiểu học |
|
| Giáo dục trung học |
16 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
| Khoáng sản |
|
| Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn |
|
| Đo đạc bản đồ |
17 | Ban Dân tộc |
|
|
| Quản lý chính sách dân tộc |
|
| Quản lý tuyên truyền và địa bàn |
5.2. Yêu cầu đối với nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu:
- Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu người dùng, cơ sở dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính, kho dữ liệu tổng hợp, thống kê, báo cáo dùng chung cấp tỉnh để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của tỉnh được hiệu quả, tiết tiệm, tránh trùng lặp, gây lãng phí;
- Thực hiện đúng theo các quy định, hướng dẫn về nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ, duy trì cơ sở dữ liệu tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tiêu chuẩn kỹ thuật tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Văn bản số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân thủ Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia và các quy định kỹ thuật liên quan do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
5.3. Nội dung 1: Tạo lập dữ liệu số hóa
5.3.1. Khái niệm số hóa hồ sơ
Số hóa hồ sơ lưu trữ là hình thức chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ.
5.3.2. Nguyên tắc số hóa
- Việc thực hiện quét (scan) phải tuân thủ theo nguyên tắc về nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin.
- Phải đảm bảo tính chính xác, giữ nguyên bố cục của tài liệu gốc.
- Việc sử dụng các định dạng tệp văn bản điện tử sau khi quét phải thống nhất định dạng có đuôi .pdf hoặc định dạng ảnh như .jpeg.
- Việc lưu trữ, sắp xếp các file điện tử phải được ký hiệu thống nhất, theo trình tự khoa học, an toàn thông tin, có khả năng truy cập, khai thác ngay khi tài liệu được tạo lập.
- Việc tạo nguồn lưu trữ dữ liệu, cần thống nhất các ký hiệu, phân quyền truy cập để đảm bảo việc giao nộp hồ sơ, tài liệu được an toàn, tránh mất mát hoặc sau khi giao nộp vẫn còn lưu lại gây lãng phí thiết bị lưu trữ.
5.3.3. Yêu cầu về kỹ thuật
Về quy trình thực hiện số hóa: Tuân thủ theo quy trình quy định tại Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT ngày 03/10/2011 về việc công bố Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Về các yêu cầu kỹ thuật số hóa tài liệu:
- Tài liệu, dữ liệu phải đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin.
- Chất lượng số hóa phải được đảm bảo bằng các biện pháp kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể: Đối với chất lượng tư liệu bản giấy sau khi số hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Độ phân giải tối thiểu là 300 dpi.
+ Các định dạng file đầu ra: PDF hoặc JPEG.
+ Chất lượng ảnh rõ nét, đọc được dễ dàng, trung thực với bản gốc.
+ Đảm bảo tính bảo mật, giữ được bản quyền của đơn vị thực hiện số hóa.
+ Có đầy đủ thông tin phục vụ trong việc quản lý cũng như khai thác tư liệu.
+ Có khả năng lưu trữ và truyền tải thuận tiện
5.3.4. Giải pháp công nghệ số hóa tài liệu
Đối với các tài liệu bản cứng của các đơn vị cần phải qua giai đoạn số hóa. Đề xuất lựa chọn phương án số hóa thủ công. Giải pháp thực hiện số hóa theo sơ đồ sau:
Diễn giải:
- Hồ sơ sẽ được sắp xếp, kiểm tra, đối chiếu để đánh giá hồ sơ đủ/thiếu theo danh mục hồ sơ được lập trước khi đưa vào máy quét chuyên dụng để thực hiện chuyển đổi sang dạng ảnh: jpeg hoặc pdf.
- File định dạng ảnh sẽ được nhận dạng bằng công nghệ OCR (nhận dạng ký tự quang học) sau đó sẽ được tách bộ và lập chỉ mục.
- Dữ liệu sau đó sẽ được kết xuất và lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ để phục vụ công tác tìm kiếm, khai thác.
Đầu vào của giải pháp số hóa sẽ là những tài liệu giấy đã được thu thập, sắp xếp và phân loại theo từng hồ sơ, theo từng đơn vị thực hiện và từng năm. Chuẩn đầu ra của các file đã được số hóa là định dạng file pdf (pdf searchable đối với tài liệu A4) hoặc jpeg, độ phân giải 300 dpi.
5.4. Nội dung 2: Tạo lập cơ sở dữ liệu từ dữ liệu số hóa
5.4.1. Giải pháp công nghệ nhận dạng, bóc tách thông tin
Căn cứ vào kết quả tổng hợp số liệu thống kê hồ sơ của các sở, ban, ngành, các tài liệu lưu trữ trong hồ sơ đơn vị bao gồm các tài liệu khổ giấy từ A0 đến A4. Số lượng các loại tài liệu được quy đổi sang A4 ước tính khoảng hàng triệu trang tài liệu cần được số hóa đưa vào phần mềm. Với khối lượng tài liệu cần số hóa rất lớn và thời gian triển khai mỗi giai đoạn không được phép kéo dài (tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các đơn vị lưu trữ hồ sơ), do đó việc nhận dạng cần thiết phải sử dụng đến công nghệ nhận dạng xử lý song song và đa nhiệm, để có thể đáp ứng tốt cho các nhu cầu xử lý khối lượng bản nhận dạng lớn, số liệu nhận dạng nhanh trong thời gian ngắn.
Hiện nay, công cụ nhận dạng được phát triển và ứng dụng trong nhiều khía cạnh của đời sống và các cách thể hiện cũng khác nhau. Một số ứng dụng của công cụ nhận dạng có thể kể tới như sau:
- Công nghệ OCR ứng dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Công nghệ OCR ứng dụng quản lý văn bản tài liệu tại các đơn vị hành chính và cơ quan quản lý nhà nước: Các tài liệu phát sinh trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hàng ngày là rất lớn như Văn bản đến, đi, nội bộ, sách báo, ấn phẩm, chứng từ tài chính, biên bản họp, các bản kê khai, đăng ký thủ tục của người dân ...Với các loại tài liệu bản cứng được số hóa và đưa vào lưu trữ, nhân sự quản lý thường phải thực hiện nhập liệu thủ công các trường thông tin để thực hiện lưu trữ và hỗ trợ tìm kiếm tài liệu. Công nghệ OCR có thể thực hiện nhận dạng và trích xuất thông tin nhanh chóng với lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn; tiết kiệm thời gian và nhân công thực hiện nhập liệu; tăng năng suất và hiệu quả công việc, tăng tuổi thọ cho hồ sơ, tài liệu truyền thống.
+ Công nghệ OCR ứng dụng tại các đơn vị đặc thù như ngân hàng, viễn thông..: Khi đi giao dịch tại các đơn vị như viễn thông, ngân hàng... Khách hàng đều phải yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân là CMND, hoặc bằng lái xe... để có thể xác minh, đăng ký thông tin và sử dụng dịch vụ. Nhà mạng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ phải nhập lại thông tin của khách hàng lên hệ thống giao dịch của đơn vị. Việc nhập liệu sẽ dẫn tới mất nhiều thời gian và dẫn đến nhiều sai sót ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng.
Để hạn chế các rủi ro cũng như hạn chế các phiền phức của khách hàng như trên. Giải pháp nhận dạng và bóc tách thông tin có thể giảm thời gian nhập liệu thông tin khách hàng lên hệ thống dịch vụ, giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập liệu và có thể tự động bóc tách hình ảnh khách hàng từ CMND, bằng lái xe đảm bảo các quy định của Nhà nước.
Từ một số ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng công cụ nhận dạng đang từng bước ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, phục vụ tốt hơn nhu cầu, nghiệp vụ của từng ngành, từng lĩnh vực.
5.4.2. Nhập liệu tạo lập cơ sở dữ liệu
Đối với từng loại hồ sơ, tài liệu, tiến hành nhập các trường thông tin thuộc tính mô tả hồ sơ tài liệu đó.
Phần mềm số hóa là phần mềm dùng để lưu trữ các dữ liệu số hóa như: file ảnh, thông tin các trường nhập liệu, thông tin quá trình triển khai thực hiện hạng mục.
Cán bộ triển khai sẽ dựa vào các file bản mềm đã quét được lưu trữ trên phần mềm để thực hiện nhập các trường thông tin theo quy định vào phần mềm số hóa.
Dữ liệu được số hóa đảm bảo chính xác với dữ liệu bản cứng.
Đảm bảo dữ liệu được tích hợp đã đầy đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu xây dựng CSDL.
6. Tổ chức thực hiện:
6.1. Sở Thông tin và Truyền thông
Là đơn vị đầu mối phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020;
Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt và cấp kinh phí tổ chức triển khai thực hiện việc; báo cáo sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện theo quy định về UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông.
6.2. Các cơ quan khác các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch, kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện việc tạo lập dữ liệu (số hóa) theo nội dung và tiến độ thời gian của nguồn kinh phí được cấp; chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra để công tác tạo lập dữ liệu (số hóa) đảm bảo chất lượng, hiệu quả; thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiến độ và kết quả tạo lập dữ liệu (số hóa) theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chương trình mục tiêu và từ nguồn kinh phí đối ứng của tỉnh để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
7. Tiến độ thực hiện: Năm 2020
8. Kiến nghị, đề xuất
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vì vậy kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tỉnh Lai Châu:
- Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT gắn với xây dựng Chính quyền điện tỉnh Lai Châu phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
- Hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Lai Châu xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh, phục vụ kết nối liên thông, chia sẻ các ứng dụng, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét quan tâm bố trí kinh phí cho tỉnh Lai Châu để thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT năm 2020.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin của tỉnh Lai Châu năm 2020, kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ƯỚC TÍNH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1437/KHUBND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lai Châu)
(Đơn vị: Đồng)
TT | Tên công việc/Thành phần hao phí | Đơn vị | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền |
I | THU THẬP BẢN GỐC |
|
|
| 3.587.306.485 |
1 | Quét tài liệu | Trang |
|
| 3.136.504.000 |
- Khổ giấy A4 | Trang A4 | 1.120.180 | 2.800 | 3.136.504.000 | |
II | NHẬP DỮ LIỆU |
|
|
| 2.824.588.408 |
1 | Xây dựng tài liệu hướng dẫn nhập dữ liệu | Tài liệu | 1 | 6.748.852 | 6.748.852 |
2 | Nhập dữ liệu | Trường | 3.069.542 | 918 | 2.817.839.556 |
III | KIỂM TRA DỮ LIỆU ĐÃ TẠO LẬP |
|
|
| 393.109.106 |
1 | Lập tài liệu hướng dẫn kiểm tra dữ liệu đã tạo lập | Tài liệu | 1 | 3.644.027 | 3.644.027 |
2 | Kiểm tra dữ liệu đã tạo lập | % | 5 | - | 389.465.079 |
| TỔNG (I+II+III): |
|
|
| 6.805.003.999 |
| TỔNG (I+II+III) LÀM TRÒN |
|
|
| 6.805.003.000 |
| THUẾ VAT (10%): |
|
|
| 680.500.000 |
| TỔNG CỘNG: |
|
|
| 7.485.504.398 |
BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1437/KHUBND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Lai Châu)
TT | Dự án, Nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung nhiệm vụ (chi tiết) | Địa điểm triển khai | Cơ quan chủ trì | Ước tổng kinh phí | Nguồn vốn (triệu đồng) | |
NSTW | NSĐP | |||||||
I | Thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp | |||||||
1 | Chuyển đổi, chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu | - Chuyển đổi, chuẩn hóa dữ liệu phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ bao gồm các hoạt động khảo sát, đánh giá hiện trạng, xây dựng các giải pháp, công cụ, ứng dụng) nhằm thực hiện việc kết nối các ứng dụng, dịch vụ với các dữ liệu trao đổi có cấu trúc, định dạng khác nhau; các hoạt động nhằm tạo thành cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu khai thác, dùng chung; - Tạo lập dữ liệu phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và số hóa dữ liệu nhằm tạo lập dữ liệu mới; tạo lập dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc từ các dữ liệu phi cấu trúc phục vụ việc quản lý, kết nối, khai thác được hiệu quả | - Tạo lập dữ liệu số hóa lưu trữ giấy sang lưu trữ bằng hình thức điện tử: Căn cứ Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ về việc quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức, trong đó quy định cụ thể về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Theo đó, Nghị định yêu cầu tài liệu điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được lập hồ sơ, lựa chọn và bảo quản theo nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Trong đó, hệ thống quản lý tài liệu điện tử phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập. - Tạo lập cơ sở dữ liệu từ dữ liệu số hóa: Căn cứ Thông tư 04/2014/TT-BNV về định mức kinh tế - kỹ thuật tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định: Tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) là quá trình thu thập, chuyển đổi các tài liệu/dữ liệu gốc sang các đơn vị dữ liệu số để lưu trữ dưới dạng điện tử và nhập các thông tin cần thiết vào CSDL theo thiết kế, yêu cầu của các phần mềm quản lý CSDL tài liệu lưu trữ. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu là công việc chuyển đổi dữ liệu dạng số sang dạng có cùng cấu trúc thiết kế với CSDL. | Tỉnh Lai Châu | Sở thông tin và truyền thông | 7.485 | 5.000 | 2.485 |
- 1Kế hoạch 2200/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Kế hoạch 2343/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Kế hoạch 3349/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Kế hoạch 1751/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Kế hoạch 1694/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 298/KH-UBND năm 2019 về thực hiện chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Quyết định 1595/QĐ-BTTTT năm 2011 công bố Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 04/2014/TT-BNV về định mức kinh tế - kỹ thuật tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 3788/BTTTT-THH năm 2014 hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 10Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 13/2017/TT-BTTTT quy định yêu cầu kỹ thuật về kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Thông tư 39/2017/TT-BTTTT về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Kế hoạch 2200/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 15Kế hoạch 2343/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 16Kế hoạch 3349/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 17Thông tư 23/2018/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18Thông tư 01/2019/TT-BNV quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 19Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 20Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 21Kế hoạch 1751/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 22Kế hoạch 1694/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 23Kế hoạch 298/KH-UBND năm 2019 về thực hiện chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 24Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Kế hoạch 1437/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin của tỉnh Lai Châu năm 2020
- Số hiệu: 1437/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định