- 1Quyết định 1340/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2016 Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1783/QĐ-BYT năm 2019 phê duyệt logo cho sản phẩm sữa phục vụ chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 13 tháng 8 năm 2019 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 1340/QĐ- TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Phát huy tối đa trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Huy động mọi nguồn lực xã hội để triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Tổ chức triển khai Chương trình Sữa học đường tại tất cả các huyện, thành phố theo nguyên tắc đề cao tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay của các doanh nghiệp và sự tự nguyện tham gia của phụ huynh học sinh đối với Chương trình sữa học đường.
Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường, chủ động và phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Kế hoạch bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng.
1. Mục tiêu chung
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Lạng Sơn, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ, đặc biệt là bữa ăn học đường và việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2021
- 90% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.
- 100% trẻ mầm non và học sinh tiểu học thuộc các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- 70% trẻ mầm non và học sinh tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non và học sinh tiểu học đạt 90 - 95%.
- Tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mầm non và học sinh tiểu học đạt trên 40%.
- Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học thêm 30%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trung bình 0,6%/năm.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trung bình 0,7%/năm.
- Phấn đấu đạt chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) đạt chuẩn theo chiều cao tăng từ 1,5 - 2cm so với năm 2010.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
1. Đối tượng thụ hưởng
Trẻ mầm non và học sinh tiểu học đang học tại các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được phụ huynh tự nguyện tham gia Chương trình Sữa học đường.
2. Thời gian thụ hưởng và định mức sử dụng
- Trẻ được uống sữa trong 09 tháng của một năm học (tổng cộng 40 tuần, trừ 03 tháng hè).
- Mỗi trẻ được uống 03 lần/tuần, mỗi lần uống 180ml/hộp.
3. Thời gian thực hiện
Theo năm học: Năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021. Tổng cộng là 80 tuần/theo Kế hoạch.
4. Chính sách hỗ trợ
- Diện A: Hỗ trợ 75% đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành, con thương binh, con liệt sĩ (có giấy xác nhận của chính quyền địa phương), trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi.
- Diện B: Hỗ trợ 50% đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học thuộc diện hộ cận nghèo theo tiêu chí hiện hành.
- Diện C: Hỗ trợ 25% đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học không thuộc Diện (A, B) nhằm khuyến khích phụ huynh cho trẻ uống sữa tại trường.
5. Lộ trình thực hiện
- Năm học 2019 - 2020: Từ ngày 01/9/2019 đến ngày 31/5/2020, triển khai Chương trình Sữa học đường tại 100% các Trường Mầm non công lập trên địa bàn tỉnh (231 Trường Mầm non), với số lượng 56.143 trẻ.
- Năm học 2020 - 2021: Từ ngày 01/9/2020 đến ngày 31/5/2021, triển khai toàn tỉnh tại 100% Trường Mầm non và Tiểu học được phụ huynh tự nguyện tham gia Chương trình Sữa học đường (231 Trường Mầm non, 225 Trường Tiểu học), với số lượng 124.356 trẻ.
Kết thúc năm 2021, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, xem xét đề xuất triển khai trong những năm tiếp theo.
IV. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Giải pháp cơ chế chính sách
- Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường quản lý các hoạt động, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
- Phổ biến các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020; quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng; quy định về định mức sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường.
- Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình Sữa học đường theo quy định hiện hành để đảm bảo nguồn lực, sự bền vững của Chương trình Sữa học đường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị - xã hội,... để thực hiện Chương trình Sữa học đường.
2. Giải pháp truyền thông vận động và thông tin giáo dục truyền thông
- Truyền thông về ý nghĩa xã hội, vai trò lợi ích và tầm quan trọng của Chương trình Sữa học đường cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tăng cường nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
- Thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng của dinh dưỡng và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp với lứa tuổi đối với việc phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em cho phụ huynh học sinh, người chăm sóc trẻ, giáo viên và học sinh. Chú trọng tuyên truyền việc triển khai, thực hiện Chương trình Sữa học đường tại các địa bàn khó khăn, xa trung tâm.
- Thông tin về các loại sữa tươi trong Chương trình Sữa học đường đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Hình thức truyền thông đa dạng, phong phú thông qua các tin bài, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như: Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và hệ thống phát thanh phường, xã; tổ chức các sự kiện truyền thông như: Ngày Hội sữa học đường, tổ chức tuần lễ dinh dưỡng, các buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn dinh dưỡng, pano, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn, triển lãm đồ dùng dạy học từ vỏ hộp sữa,... phù hợp với các nhóm đối tượng và từng địa bàn.
- Kết hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng với giáo dục thể chất, tăng cường vận động cho trẻ trong hệ thống trường mầm non, tiểu học.
- Thông tin tuyên truyền việc duy trì uống sữa tươi đúng tiêu chuẩn và đủ số lượng trong thời gian nghỉ hè cho cha mẹ trẻ mầm non và học sinh tiểu học để đảm bảo chương trình được thực hiện liên tục, góp phần đạt mục tiêu của Chương trình Sữa học đường.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho kho bảo quản sản phẩm của các nhà trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn sữa tươi phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ mầm non và tiểu học; xây dựng và hướng dẫn các quy trình: Giao nhận sữa; giám sát quy trình giao nhận; bảo quản sản phẩm đúng chủng loại và chất lượng; thu gom xử lý rác thải tại các nhà trường.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng sức khỏe của trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế trường học, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường trong quá trình uống sữa; kịp thời phát hiện và phối hợp với y tế trên địa bàn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cho trẻ uống sữa.
- Tổ chức các lớp tập huấn, thực hành ghi chép các biểu mẫu, thu thập số liệu, hồ sơ, sổ sách phục vụ Chương trình Sữa học đường tại các Trường Mầm non, Tiểu học.
- Lồng ghép Chương trình Sữa học đường vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa, trong công tác nuôi dưỡng trẻ mầm non và Dự án Bữa ăn học đường ở trường tiểu học tổ chức bán trú; tập huấn giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường với Chương trình y tế trường học.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình giao nhận sữa, cách bảo quản, phân phối và tổ chức thực hiện việc cho trẻ uống sữa tại trường học nhằm quản lý, sử dụng đúng mục đích và đánh giá hiệu quả Chương trình Sữa học đường.
- Tổ chức tổng kết theo lộ trình thực hiện.
4. Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp sữa
4.1. Phương thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp cung cấp sữa thực hiện Chương trình Sữa học đường theo quy định của pháp luật.
4.2. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu
- Sản phẩm sữa trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại:
+ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học đến năm 2020;
+ Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13/5/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt logo cho sản phẩm sữa phục vụ chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
+ Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học đến năm 2020;
+ Quy chuẩn QCVN5-1:2010/BYT ban hành ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng;
+ Sữa dùng cho Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc qia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn ISO 9001. FSSC 22000.
- Giá sản phẩm cung cấp cho Chương trình Sữa học đường phải thấp hơn giá sản phẩm tương đồng bán trên thị trường.
- Cam kết cung ứng sữa theo đúng lộ trình kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường của tỉnh; giá 01 hộp sữa không tăng trong suốt thời gian thực hiện Kế hoạch này, nếu giá 01 hộp sữa trên thị trường giảm thì đơn vị cung cấp sữa giảm giá cho phù hợp với thực tế.
- Hỗ trợ tối thiểu 25% giá sữa (giá trúng thầu) cho trẻ trong suốt thời gian thực hiện Kế hoạch này.
- Bảo đảm toàn bộ kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho kho bảo quản sản phẩm tại các nhà trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; bố trí vận chuyển sữa đến điểm bảo quản của các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh an toàn; phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên liên quan đủ năng lực triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá sức khỏe, thể lực học sinh trong quá trình thực hiện Chương trình Sữa học đường; cung cấp tài liệu, vật liệu truyền thông cho công tác truyền thông vận động tại các trường.
- Phối hợp với cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình cho trẻ uống sữa. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh được kết luận do uống sữa của đơn vị cung cấp không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
4.3. Hình thức hợp đồng
a) Hợp đồng phải được thực hiện trong suốt quá trình triển khai từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2020 - 2021.
b) Đơn giá 01 hộp sữa không tăng trong suốt 02 năm thực hiện Kế hoạch; nếu giá sữa trên thị trường giảm thì đơn vị cung cấp sữa phải giảm giá cho phù hợp với thực tế.
4.4. Cung ứng sữa
Đơn vị trúng thầu chịu trách nhiệm cung ứng sữa kịp thời, không bị gián đoạn hoặc dồn dập; đồng thời bố trí nhân viên vận chuyển sữa đến kho của các trường an toàn.
a) Tổng kinh phí mua sữa
Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2019 - 2021 là: 152.780.221.440 đồng (một trăm năm mươi hai tỷ bảy trăm tám mươi triệu hai trăm hai mươi mốt nghìn bốn trăm bốn mươi đồng chẵn), trong đó:
Năm học | Tổng kinh phí mua sữa | Nguồn kinh phí | ||
Địa phương | DN cung cấp sữa | Phụ huynh | ||
2019-2020 | 47.124.249.480 | 4.879.648.620 | 11.781.062.370 | 30.463.538.490 |
2020-2021 | 105.655.971.960 | 11.545.179.030 | 26.413.992.990 | 67.696.799.940 |
Tổng từ 2019 - 2021 | 152.780.221.440 | 16.424.827.650 | 38.195.055.360 | 98.160.338.430 |
Đơn giá 01 hộp sữa tạm tính là 7.161 đồng/hộp = 180ml (có thuế giá trị gia tăng), sẽ không tăng trong suốt thời gian thực hiện Kế hoạch. Giá thực tế của sản phẩm thực hiện Kế hoạch theo giá trúng thầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phân nguồn kinh phí theo chính sách hỗ trợ
- Diện A: Ngân sách địa phương hỗ trợ 50%, Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 25% chi phí sản phẩm, Phụ huynh đóng góp 25% chi phí sản phẩm.
- Diện B: Ngân sách địa phương hỗ trợ 25%, Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 25% chi phí sản phẩm, Phụ huynh đóng góp 50% chi phí sản phẩm.
- Diện C: Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 25%, Phụ huynh đóng góp 75% chi phí sản phẩm.
(Chi tiết theo biểu đính kèm).
c) Cơ cấu bố trí nguồn kinh phí của địa phương
- Ngân sách tỉnh đảm bảo 20% trong tổng nguồn kinh phí địa phương mua sữa cho trẻ cho cả giai đoạn (tương đương 3.284.965530 đồng).
- Các huyện, thành phố cân đối nguồn ngân sách địa phương, đồng thời huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn hỗ trợ để đảm bảo nguồn kinh phí địa phương mua sữa cho trẻ cho cả giai đoạn. Trường hợp không huy động được sự ủng hộ từ các nhà tài trợ các huyện tự cân đối đủ đảm bảo kinh phí mua sữa cho trẻ trong cả giai đoạn (tương đương 13.139.862.300 đồng).
2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch
a) Ngân sách của tỉnh
Đảm bảo cho các nội dung quản lý, vận hành triển khai Chương trình Sữa học đường như:
- Hội nghị triển khai, tổng kết.
- Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của Chương trình.
Tổng kinh phí dự kiến cho các hoạt động để triển khai Chương trình sữa học đường là: 223.220.000 đồng (Chi tiết theo biểu đính kèm).
b) Đơn vị cung cấp sữa
Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động:
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho kho bảo quản sản phẩm tại các trường đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- Vận chuyển sữa đến điểm bảo quản của các trường triển khai Chương trình Sữa học đường.
- Phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên liên quan đủ năng lực triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá sức khỏe, thể lực học sinh trong quá trình thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Cung cấp tài liệu, vật liệu truyền thông cho công tác truyền thông vận động tại các trường.
1. Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường tỉnh
- Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc triển khai Kế hoạch.
- Có trách nhiệm huy động các nguồn lực xã hội, vận động các doanh nghiệp, các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí để triển khai Kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá hiệu quả của Kế hoạch.
- Phối hợp các cơ quan quan tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường của tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Sữa học đường.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức lựa chọn sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; giám sát việc cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm. Hướng dẫn xây dựng quy trình giám sát, giải quyết ngộ độc thực phẩm và triển khai điều tra, giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chủ trì thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sữa định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu, khi phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu thì kiến nghị UBND tỉnh thay đổi nhà cung cấp sữa.
- Chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá hiệu quả Chương trình Sữa học đường; giám sát từ khâu tiếp nhận và thực hành cho học sinh uống sữa nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 của tỉnh góp phần hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch.
- Lồng ghép đào tạo, tập huấn nhằm năng lực giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế và giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường với Chương trình y tế khác.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành Giáo dục để triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả và đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình giao nhận sữa, cách bảo quản, phân phối và tổ chức thực hiện việc cho trẻ uống sữa tại trường nhằm quản lý và sử dụng đúng mục đích; theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Chủ trì, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch trong tháng 7/2021.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức, thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan quan tham mưu xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai Chương trình Sữa học đường theo từng năm học; thành lập tổ giúp việc thực hiện Chương trình Sữa học đường của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp cung cấp sữa thực hiện Chương trình Sữa học đường theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan và đơn vị liên quan cung cấp sữa xây dựng quy trình quản lý, sử dụng sản phẩm, xử lý rác thải và chỉ đạo tổ chức hướng dẫn cho các nhà trường thực hiện.
- Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường Mầm non và Tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch, như:
+ Hàng năm rà soát, thống kê, quản lý số lượng trẻ thuộc các diện (A, B, C) được hưởng lợi từ Kế hoạch đảm bảo công bằng, chính xác. Thông báo cho phụ huynh học sinh thuộc diện A và diện B phô tô giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên nộp cho nhà trường vào đầu năm học để thống kê chính xác danh sách thụ hưởng;
+ Tổ chức tuyên truyền vận động trực tiếp tại trường học, tại các cuộc họp cha mẹ học sinh về Chương trình Sữa học đường và vai trò của sữa đối với tầm vóc, thể trạng, trí tuệ của trẻ;
+ Thu kinh phí phần đóng góp từ cha mẹ học sinh;
+ Tiếp nhận, bảo quản và cho học sinh uống sữa theo Kế hoạch.
- Tiếp nhận, quản lý việc thực hiện thu, chi kinh phí mua sữa và thực hành cho trẻ uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- Lồng ghép Chương trình Sữa học đường vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa, trong công tác nuôi dưỡng trẻ mầm non và Dự án Bữa ăn học đường ở trường tiểu học tổ chức bán trú.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh và đơn vị cung cấp sữa tổ chức triển khai thực hiện truyền thông giáo dục dinh dưỡng, lợi ích của việc triển khai Chương trình Sữa học đường.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cán bộ y tế trường học tham gia thực hiện Chương trình Sữa học đường; cho trẻ uống sữa đúng quy định; kiểm tra, giám sát các trường triển khai Chương trình Sữa học đường trong việc tiếp nhận, bảo quản và thực hành cho trẻ uống sữa theo Kế hoạch; theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình Sữa học đường, tổng hợp và gửi báo cáo về Sở Y tế kết quả được giao thực hiện Kế hoạch vào cuối tháng 6/2021.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cung cấp số liệu trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và diện chính sách trên địa bàn tỉnh để thực hiện các hoạt động liên quan thuộc phạm vi Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế xây dựng Đề án cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng các quyền lợi của Kế hoạch này.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định kinh phí do Sở Y tế xây dựng, căn cứ khả năng cân đối ngân sách của tỉnh tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Hướng dẫn các đơn vị có liên quan quản lý, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí, thẩm định giá sản phẩm sữa.
- Phối hợp tham mưu UBND tỉnh tổ chức lựa chọn doanh nghiệp cung cấp sữa thực hiện Chương trình Sữa học đường theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn hỗ trợ kinh phí cho Chương trình Sữa học đường.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch.
8. Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Thực hiện các nội dung liên quan đến chức năng nhiệm vụ của ngành; phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đăng các tin bài, chuyên mục, chuyên trang, phóng sự truyền thông về ý nghĩa, vai trò lợi ích và tầm quan trọng của Chương trình Sữa học đường đối với việc phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em; các hoạt động truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động trong Kế hoạch nhằm tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh và Nhân dân tham gia, ủng hộ Chương trình Sữa học đường.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình thể dục thể thao trong nhà trường cho học sinh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo mục tiêu tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh
- Phổ biến, quán triệt đầy đủ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình Sữa học đường đến các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, chủ động tham gia thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân, nhất là cha, mẹ học sinh nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em và tự nguyện tham gia Chương trình Sữa học đường.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành giám sát các trường triển khai Chương trình Sữa học đường trong việc tiếp nhận, bảo quản và thực hành cho trẻ uống sữa theo Kế hoạch; theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Vận động các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia ủng hộ Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ngành để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường Mầm non và Tiểu học triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường, như:
+ Rà soát, thống kê, quản lý số lượng trẻ thuộc các diện (A, B, C) được hưởng lợi từ Kế hoạch đảm bảo công bằng, chính xác. Cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ phục vụ xây dựng Đề án triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường;
+ Tổ chức tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu và tự nguyện tham gia Chương trình Sữa học đường; tổ chức cho học sinh uống sữa theo Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường;
+ Bố trí kho để sữa đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện quản lý, sử dụng sản phẩm, xử lý rác thải,… theo Kế hoạch và đúng quy trình được hướng dẫn. Phối hợp đơn vị cung cấp sữa đảm bảo cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường khi Đề án được triển khai thực hiện;
+ Mời Ban Đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát sản phẩm sữa của đơn vị cung cấp và thực hiện uống sữa của con em tại trường;
+ Phối hợp các cơ sở y tế trên địa bàn và đơn vị có liên quan trong việc đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ theo từng giai đoạn.
- Chủ động huy động các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn; báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Đảm bảo các tiêu chí lựa chọn và các điều kiện để triển khai hiệu quả Chương trình Sữa học đường theo đúng quy định; cung ứng sữa kịp thời, không gián đoạn vận chuyển sữa đến tận kho của các trường an toàn.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho kho bảo quản sản phẩm của trường đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm định kỳ và đột xuất theo đúng quy định của pháp luật làm căn cứ thực tế gửi Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền về Chương trình Sữa học đường.
- Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng quy trình quản lý, sử dụng sản phẩm và xử lý rác thải khi thực hiện Kế hoạch và tổ chức hướng dẫn cho các nhà trường thực hiện.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình cho trẻ uống sữa. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh được kết luận do uống sữa của đơn vị cung cấp không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình Sữa học đường.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 14/2019/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND về Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại 06 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 929/QĐ-UBND năm 2019 về điều chỉnh nội dung quy định tại Điểm 3, Mục IV, của Đề án kèm theo Quyết định 212/QĐ-UBND Thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 4Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Quyết định 1340/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2016 Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1783/QĐ-BYT năm 2019 phê duyệt logo cho sản phẩm sữa phục vụ chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Nghị quyết 14/2019/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND về Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại 06 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
- 7Quyết định 929/QĐ-UBND năm 2019 về điều chỉnh nội dung quy định tại Điểm 3, Mục IV, của Đề án kèm theo Quyết định 212/QĐ-UBND Thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 8Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về triển khai Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 142/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Xuân Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định