- 1Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
- 2Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 3Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7Thông báo 48/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc (ASEAN - Hong Kong, China Free Trade Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 8Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 9Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 10Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 12Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/KH-UBND | Yên Bái, ngày 28 tháng 6 năm 2022 |
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Yên Bái đến năm 2030, như sau:
1. Mục đích
- Xác định mục tiêu và định hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Yên Bái đến năm 2030, nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất nhập khẩu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao năng xuất, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa; chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu ổn định, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển.
- Tập trung khuyến khích, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ hiện đại trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; nâng cao chất lượng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, tăng số lượng xuất khẩu chính ngạch, phát triển thương hiệu sản phẩm, giảm dần xuất khẩu tiểu ngạch.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng Kế hoạch phải bám sát các nội dung Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, đồng thời phù với điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; gắn với thương mại xanh, thương mại công bằng với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh, sạch, bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phù hợp với quy mô, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh; phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển xuất khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch và thị trường, trên cơ sở vận dụng hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đa dạng hóa các mặt hàng và thị trường xuất khẩu, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế khó khăn, thách thức.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, phát triển nhanh và bền vững, theo hướng đưa Yên Bái trở thành trung tâm, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là các sản phẩm gỗ và các sản phẩm chế biến nông lâm sản, sản phẩm chế biến sâu từ khoáng sản. Phát triển xuất khẩu bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh; hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến, nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong phát triển xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh “Đổi mới, sáng tạo, phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 22%/năm.
- Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến từ 57% năm 2020 lên 83,6% vào năm 2030; giảm tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản.
- Thu ngân sách từ lĩnh vực xuất khẩu năm 2025 đạt từ 1200 tỷ đồng trở lên; đến năm 2030 đạt từ 2500 tỷ đồng trở lên.
- Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực Châu Âu lên 15%/tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.
- Tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; đảm bảo cán cân thương mại hợp lý trên địa bàn tỉnh.
Phát triển sản phẩm xuất khẩu đến năm 2030 gồm: Nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu, cụm công nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm này gồm có hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản, hạt nhựa, bao bì...
Nhóm nông lâm sản là mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Định hướng chung cho các mặt hàng này là khai thác lợi thế để gia tăng sản lượng nông, lâm sản; chuyển dịch cơ cấu theo hướng chế biến sâu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng xuất, thực hiện nông nghiệp xanh, sản phẩm sạch, có sức cạnh tranh và vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu.
Nhóm khoáng sản dự báo có xu hướng ngày càng giảm trong tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh; cần tăng cường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản xuất khẩu.
Hỗ trợ sản xuất và xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm làng nghề, sản phẩm truyền thống riêng biệt, giàu bản sắc văn hóa, các sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh tham gia xuất khẩu. Rà soát một số mặt hàng hiện tại chưa có kim ngạch hoặc kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao như: quế, các sản phẩm chế biến từ quế, chè Suối Giàng, viên nén sinh khối... từ đó có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo ra bước đột phá trong phát triển xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, nhất là giai đoạn 2026 - 2030.
Về định hướng phát triển thị trường, cần đổi mới tư duy phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, để vượt rào cản thương mại; đa dạng hóa, không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường cụ thể trên cơ sở vận dụng có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường truyền thống và các thị trường mục tiêu.
Củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu; phát triển số lượng, thành phần doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI; ưu tiên phát triển doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước, trong tỉnh liên kết với người nông dân tạo sản phẩm xuất khẩu trong lĩnh vực nông sản.
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh tạo sản phẩm mới để xuất khẩu.
2. Định hướng phát triển sản phẩm xuất khẩu
2.1. Nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến khoáng sản: Theo Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu, cụm công nghiệp. Mục tiêu xuất khẩu của nhóm mặt hàng này đến năm 2025 đạt khoảng 400 triệu USD, chiếm 38-40% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm này là các sản phẩm từ đá trắng (bột đá siêu mịn, hạt nhựa, bao bì,...). Định hướng một số mặt hàng cụ thể:
Khoáng sản: Định hướng của tỉnh trong thời gian tới giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô đối với nhóm này, nâng cao giá trị sản phẩm và phù hợp với quy định của nhà nước. Phát huy lợi thế vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; khuyến khích doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, phát triển công nghệ chế biến, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng khoáng sản; chuyển nhanh sang chế biến xuất khẩu sản phẩm tinh, có giá trị cao như: bột đá có độ mịn cao, sản phẩm đầu vào cho ngành công nghiệp hạt nhựa, giấy, vật liệu chống cháy, đá hoa trắng dùng trong ngành xây dựng, mỹ phẩm,... Thị trường xuất khẩu bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Banglades, Mỹ... Mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản chiếm khoảng 25% tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh (125 triệu USD); đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu chiếm 17% tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh (204 triệu USD).
Hạt phụ gia nhựa, bao bì các loại: Vận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào (bột đá) và nguyên liệu tái sinh, khuyến khích cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hạt nhựa cao cấp, có tính cạnh tranh làm nền tảng cho đầu vào các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu; duy trì tính cạnh tranh của sản phẩm hạt nhựa tại các thị trường Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan, ASEAN,... Phấn đấu đến 2025 xuất khẩu đạt 75 triệu USD, đến 2030 đạt 190 triệu USD.
2.2. Nhóm nông, lâm, thủy sản:
Đây là mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Định hướng chung cho các mặt hàng này là khai thác lợi thế để gia tăng sản lượng nông, lâm, thủy sản; chuyển dịch cơ cấu theo hướng chế biến sâu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng xuất, thực hiện nông nghiệp xanh, sản phẩm sạch, có sức cạnh tranh và vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu. Mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 150 triệu USD, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh; đến 2030, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt khoảng 420 triệu USD, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Định hướng một số mặt hàng cụ thể:
Sản phẩm sắn các loại: Duy trì và phát triển diện tích trồng sắn gắn với mã vùng; nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tinh bột sắn, sắn lát; khuyến khích doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Duy trì thương hiệu mặt hàng sắn tại Trung Quốc, ASEAN, mở rộng các thị trường mới như Đông Âu, EU... Phấn đấu đến 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 12 triệu USD chiếm 8%, đến 2030 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắn đạt 42 triệu USD chiếm 10%.
Chè: Phát triển xuất khẩu chè theo hướng vừa chú trọng gia tăng khối lượng xuất khẩu, vừa tăng giá trị xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất chè chất lượng cao, các loại chè hữu cơ, chè chế biến sâu đóng gói với nhãn sinh thái gắn với vùng nguyên chè xây dựng theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap,...; Tiếp tục phát huy lợi thế tại các thị trường Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ,... đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu chè xanh hữu cơ hướng mạnh vào thị trường Đông Bắc Á, EU, Hoa Kỳ...; quan tâm xây dựng chứng nhận Halal[1] để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm chè Yên Bái. Phấn đấu đến 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ chè đạt khoảng 10,5 triệu USD chiếm 7%, đến 2030 đạt 37,8 triệu USD chiếm 9%.
Quế và các sản phẩm chế biến từ quế: Diện tích trồng quế ở Yên Bái đang mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường theo hướng bền vững. Đổi mới phương thức canh tác (từng bước xóa bỏ theo tập quán cũ), thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch, nâng cao chất lượng giống quế, mở rộng quy mô sản xuất, gắn kết và chia sẻ thông tin, xây dựng phát triển theo chuỗi ngành hàng quế; đồng thời chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp. Phấn đấu đến 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế đạt khoảng 22,5 triệu USD chiếm 15%, đến 2030 đạt 71,4 triệu USD chiếm 17%.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Phát huy lợi thế vùng nguyên liệu gỗ của tỉnh, nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa theo hướng đẩy nhanh áp dụng chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) phục vụ chế biến gỗ xuất khẩu trên cơ sở vận dụng hiệu quả lợi thế sản xuất, ứng dụng công nghệ cao; giảm dần sản lượng xuất khẩu dăm gỗ, tăng các sản phẩm gỗ MDF (là ván sợi mật độ trung bình, được tạo ra từ liên kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia) ép lại, HDF (được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất phụ gia và chất kết dính), gỗ ghép thanh, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm gỗ nội thất, viên nén sinh khối...; khai thác hiệu quả cơ hội của các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam đã ký kết như: Canada, EU,...Phấn đấu đến 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 67,5 triệu USD chiếm 45%, đến 2030 đạt 231 triệu USD chiếm 55%.
Măng tre bát độ: Với sản lượng bình quân hằng năm 60.000tấn/năm, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là măng sợi sấy khô, măng muối... xuất sang thị trường Nhật Bản. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt 7,5 triệu USD, đến năm 2030 đạt 29 triệu USD, chiếm 7%.
2.3. Nhóm hàng may mặc:
Đây là mặt hàng dự kiến kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh trong điều kiện Việt Nam thực thi nhiều FTA như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...; Giai đoạn 2021-2025, định hướng xuất khẩu nhóm mặt hàng này theo hướng tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt, may mặc trên cơ sở đầu tư công nghệ cắt, may mặc; chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn việc mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư một số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, sản xuất giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt khoảng 150 triệu USD (chiếm tỷ trọng khoảng 30%), đến 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 380 triệu USD, chiếm 35%. Tập trung tại các thị trường có nhu cầu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
2.4. Nhóm các mặt hàng xuất khẩu mới:
Thời gian tới, rà soát một số mặt hàng hiện tại chưa có kim ngạch hoặc kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao như quế, chè, viên nén sinh khối, điện tử .... từ đó có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo ra sự đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh vào giai đoạn 2026 - 2030.
3. Định hướng phát triển thị trường
Đổi mới tư duy phát triển thị trường xuất khẩu; tìm hiểu khó khăn, vướng mắc để vượt qua rào cản thương mại; đa dạng hóa, không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cụ thể trên cơ sở vận dụng có hiệu quả các FTA đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường truyền thống và các thị trường mục tiêu, cụ thể:
- Thị trường các nước ASEAN: Vận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA) để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm sản, đặc biệt là các mặt hàng có thể mạnh của Yên Bái như: nông lâm sản và nông lâm sản chế biến, Sứ cách điện,... Phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 180 triệu USD, chiếm 15%.
- Thị trường nói tiếng Trung Quốc (bao gồm Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông): Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường nói tiếng Trung Quốc theo hướng duy trì thặng dư thương mại trên cơ sở khai thác hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand với các mặt hàng mà tỉnh có lợi thế như: gỗ và các sản phẩm từ gỗ, quế và các sản phẩm từ quế, dệt may, bao bì... Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu của Yên Bái sang thị trường khu vực nói tiếng Trung Quốc phấn đấu đạt khoảng 340 triệu USD, chiếm 28%.
- Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc: Vận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như: nông sản, dệt may, hạt phụ gia nhựa... Tập trung thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đối với các mặt hàng như măng bát độ, quế, chè... xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu của Yên Bái sang nhóm thị trường này đạt khoảng 120 triệu USD, chiếm 10%.
- Thị trường Châu Âu: Đây là khu vực thị trường có dung lượng lớn và có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Yên Bái với ưu thế từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tập trung xuất khẩu vào thị trường này, nhất là các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Nga... với các mặt hàng nông lâm sản, dệt may, đồ gỗ, khoáng sản chế biến tinh... Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 240 triệu USD vào năm 2030, chiếm 20%.
- Thị trường Châu Mỹ: Tập trung chiến lược xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ, dệt may... sang thị trường Hoa Kỳ. Với các nước khu vực Mỹ La- tinh, thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông sản, dệt may, đồ gỗ, quế, .... Phấn đấu đạt 240 triệu USD vào năm 2030 chiếm 20%.
Tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.
4. Định hướng phát triển chủ thể tham gia xuất khẩu
- Củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.
- Phát triển số lượng, thành phần doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Ưu tiên phát triển doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước, trong tỉnh liên kết với người nông dân tạo sản phẩm xuất khẩu trong lĩnh vực nông sản.
IV. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2030 (Có phụ biểu chi tiết kèm theo)
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2030
1.1. Đối với sản xuất công nghiệp:
- Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI thuộc các dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh nhằm tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu như: sản xuất gỗ, các sản phẩm gỗ; quế, khoáng sản, hạt nhựa, dệt may, viên nén sinh khối, điện tử ...
- Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong các khu, cụm công nghiệp theo hướng liên thông, thuận lợi.
- Đẩy mạnh liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và thương mại nhằm phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản tập trung, quy mô lớn, sản lượng ổn định; quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho công nghiệp chế biến, gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
1.2. Đối với sản xuất nông, lâm, thủy sản:
- Tập trung phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực có tính cạnh tranh cao nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo giá trị gia tăng cao các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và đáp ứng được yêu cầu các thị trường nhập khẩu.
- Rà soát đề xuất hoàn thiện chính sách, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chính sách thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệu để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu.
2. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu
2.1. Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường xuất khẩu:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, thông tin diễn biến của thị trường thế giới và phân tích tác động tới ngành hàng, doanh nghiệp của tỉnh. Nâng cao năng lực dự báo của cơ quan nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
- Xây dựng, củng cố và nâng cấp cơ sở dữ liệu về thị trường, ngành hàng trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời cung cấp, xử lý các vấn đề liên quan đến vướng mắc, khiếu nại về xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nước.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để tăng cường hoạt động truyền thông nhằm quảng bá về tiềm năng hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.2. Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các loại hình xúc tiến xuất khẩu:
- Đổi mới, triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại, chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm, dài hạn, hướng vào mặt hàng, thị trường trọng điểm cho tới khi đạt kết quả cụ thể; bố trí kinh phí tương xứng với kim ngạch và tiềm năng xuất khẩu của từng ngành hàng.
- Đẩy mạnh phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức gặp gỡ, kết nối cung cầu xuất khẩu nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp Yên Bái.
- Tập trung hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, các mặt hàng mới mà tỉnh có lợi thế, các sản phẩm OCOP ...
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại quốc tế, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Yên Bái theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu
3.1. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp:
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, thuận lợi; thường xuyên đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và dịch vụ công; thực hiện và vận dụng có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước để xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh, đảm bảo sự ổn định nhất quán trong các chính sách nhất là chính sách về thuế, giao đất và cho thuê đất, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố ý làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án...
3.2. Khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý doanh nghiệp:
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, góp phần phát triển xuất khẩu bền vững, cụ thể:
- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển giao công nghệ; tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ-TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Trung ương đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực hải quan, logistics...
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Nâng cao trình độ sản xuất và chế biến nông nghiệp của tỉnh; hỗ trợ thay thế dần các phương thức sản xuất cũ, có mức tiêu hao nguyên liệu lớn, hiệu quả thấp... bằng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả, chất lượng trong việc sản xuất chế biến hàng nông, lâm, thủy sản.
- Đối với sản xuất công nghiệp: Tiếp tục áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm điện, nước, vật tư, nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu, quản lý tốt tỷ lệ an toàn trong công nghiệp nhất là các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
3.3. Nâng cao chất lượng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình dạy nghề, đào tạo nghề gắn với việc đánh giá nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu; thường xuyên đánh giá việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp để tránh việc vi phạm tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và am hiểu pháp luật quốc tế để đáp ứng yêu cầu càng khắt khe với các quy định hiện tại trên thế giới.
3.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu:
Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm; tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như nông sản chế biến, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ... phù hợp với yêu cầu chung của quốc tế và thị trường cụ thể để từng bước tạo hình ảnh và thị phần của hàng hóa Yên Bái tại thị trường thế giới. Hỗ trợ xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, chuyên nghiệp của tỉnh theo từng ngành hàng.
4. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu
4.1. Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu:
Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông kết nối dịch vụ logistics, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng, mở rộng kết nối hạ tầng giao thông giữa Yên Bái - Hà Nội và các tỉnh nhằm phát triển hình thức vận tải đa phương thức phục vụ xuất khẩu.
4.2. Phát triển các loại hình dịch vụ logictics:
Đẩy mạnh xúc tiến lĩnh vực dịch vụ logistics thông qua việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề, hội chợ, triển lãm; tổ chức các đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố có dịch vụ logistics phát triển để trao đổi, hợp tác tìm cơ hội và mời gọi đầu tư để phát triển các loại hình dịch vụ logistics.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
5.1. Công tác rà soát, hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách:
- Rà soát, đề xuất các ngành, các cấp liên quan sửa đổi bổ sung chính sách trong thông quan hàng hóa xuất khẩu nhằm tránh chồng chéo.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cải tạo nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi; đồng thời chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài.
- Xây dựng chính sách khuyến khích hạn chế xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang hình thức xuất khẩu chính ngạch nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về xuất nhập khẩu nhằm quản lý và hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
5.2. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước lĩnh vực xuất nhập khẩu:
Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện về các lĩnh vực: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường... về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bảo đảm các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó đảm bảo việc tận dụng và thực thi các hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.
5.3. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thuế, hải quan, giám định chất lượng, kiểm dịch động thực vật, khử trùng... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vào đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Yên Bái.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời thường xuyên kết nối với doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với các nhóm ngành hàng xuất khẩu có lợi thế mạnh.
1. Bố trí ngân sách địa phương thực hiện lồng ghép với các chương trình, đề án khác trên địa bàn tỉnh; nguồn huy động xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bố trí ngân sách nhà nước hằng năm phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước, Luật đầu tư công và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
1. Sở Công Thương
- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp triển khai có hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Trung ương và của tỉnh trên giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích hạn chế xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch, chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.
- Tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cụ thể hằng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch phát triển hạ tầng phục vụ cho phát triển xuất khẩu.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan lập báo cáo nghiên cứu khả thi mời gọi các nhà đầu tư có uy tín trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, gia công và chế biến hàng xuất khẩu, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới thân thiện với môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án liên quan đến hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất phương án kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh theo các quy hoạch, đề án, kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo kết nối thuận lợi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án sản xuất lớn, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa... với hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp triển khai có hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch phát triển nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh trên giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư; hướng dẫn bà con nông dân nuôi trồng, khai thác, bảo quản và chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm xuất khẩu.
- Chủ trì tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn (VietGap, Global Gap), quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; rà soát xây dựng chứng chỉ rừng FSC (Forest Management Certificate); mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, cân đối và phân bổ quỹ đất phù hợp với nhu cầu đầu tư hạ tầng để phục vụ phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, các đơn vị truyền thông khác nâng cao chất lượng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách và quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp chuyên ngành, nội bộ, trang thành viên trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để thường xuyên đăng tải nội dung thông tin về cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu.
- Hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
7. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp hiện hành và các văn bản liên quan.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, triển khai các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, bảo quản, hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu; khai thác, sản xuất, chế biến khoáng sản và các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu khác.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp
Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển các dự án tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định.
10. Chi cục Hải quan Yên Bái
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện, đơn giản và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát các quy định, pháp luật liên quan đến hoạt động thông quan hàng hóa bảo đảm tránh chồng chéo, gây phiền hà, mất thời gian, chi phí của các doanh nghiệp.
- Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ pháp luật về hoạt động hải quan, thông quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh; kêu gọi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh thực hiện thông quan và xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Yên Bái nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Rà soát, bổ sung quy hoạch về vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến và xuất khẩu, rà soát quy hoạch hệ thống dịch vụ logistics quy mô nhỏ, logistics trong nông nghiệp.
- Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, rà soát, xây dựng phương án thu hút đầu tư phát triển các mặt hàng xuất khẩu của địa phương có lợi thế.
- Bố trí cán bộ có năng lực làm đầu mối để theo dõi, đôn đốc thực hiện các hiệp định thương mại tự do tại địa phương; thường xuyên nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách cấp mình để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
12. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện các nhóm giải pháp và các nhiệm vụ cụ thể được ban hành trong Kế hoạch.
13. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ sở, doanh nghiệp
Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác thông tin tuyên truyền, nhu cầu thị trường hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 28/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Stt | Nội dung hoạt động | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện |
I | Việc rà soát, đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển xuất nhập khẩu. |
|
|
|
1 | Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thời gian qua và định hướng trong thời gian tới để xây dựng giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
2 | Rà soát, nghiên cứu, tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh xuất khẩu; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
3 | Nghiên cứu, triển khai cơ chế hỗ trợ kết nối hoạt động dịch vụ hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy xuất khẩu. | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành và đơn vị liên quan | 2021-2020 |
4 | Xây dựng cơ chế thí điểm về tích tụ, tập trung ruộng đất, nhằm xây dựng vùng nông nghiệp chuyên canh lớn, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; liên kết tiêu thụ trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
5 | Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO-Certificate of Origin), giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (CO-Certificate of Quality) | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
II | Phát triển hạ tầng xuất nhập khẩu |
|
|
|
1 | Thu hút đầu tư các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường vào các khu công nghiệp, nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh. | Ban quản lý các khu công nghiệp | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
2 | Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án quy hoạch ngành, sản phẩm công nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
3 | Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cấp sàn giao dịch thương mại điện tử, đẩy mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. | Sở Thông tin và truyền thông và Sở Công | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
4 | Hướng dẫn và triển khai có hiệu quả chứng chỉ rừng (FSC), Mã số vùng trồng (PUC) | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
5 | Thu hút đầu tư Cảng thủy nội địa và Trung tâm Logistics Văn Phú, thành phố Yên Bái | Sở Giao thông vận tải và Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
III | Phát triển sản xuất hàng hóa, thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu |
|
|
|
1 | Nâng cao năng xuất, chất lượng các sản phẩm công nghiệp | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
2 | Nâng cao năng xuất, chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
3 | Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên .... | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
4 | Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng duy trì thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới hạn chế việc phụ thuộc vào một thị trường. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022 -2030 |
5 | Xây dựng cơ sở dữ liệu xuất nhập khẩu của tỉnh đảm bảo đầy đủ, khoa học, kịp thời và chính xác | Sở Công Thương | Chi cục Hải quan và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
6 | Phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các Hội nghị trực tuyến kết nối cung cầu xuất khẩu đáp ứng yêu cầu. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022- 2030 |
7 | Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, diễn đàn kết nối cung cầu tại các thị trường trọng điểm, chủ yếu đối với các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022 -2030 |
8 | Xây dựng ấn phẩm cung cấp thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh bằng một số ngôn ngữ (Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc ...) để quảng bá, cung cấp thông tin kết nối xuất nhập khẩu | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022 - 2030 |
9 | Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (chính sách thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài..), pháp luật về chống độc quyền, chống bán phá giá, các rào cản thương mại | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022-2030 |
10 | Tổ chức hội nghị tổng kết xuất nhập khẩu hằng năm; hội nghị sơ, tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan | 2022 -2030 |
[1] Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua’ran và luật Shariah (Luật của người Hồi Giáo)
- 1Kế hoạch 06/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2022
- 2Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 về xúc tiến xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn sau Covid-19
- 3Kế hoạch 56/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau năm 2022
- 4Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 về điều tra xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Kế hoạch hành động 175/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- 6Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Kế hoạch 4431/KH-UBND năm 2022 về hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Kon Tum đến năm 2030
- 8Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9Quyết định 503/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa
- 1Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
- 2Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 3Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7Thông báo 48/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc (ASEAN - Hong Kong, China Free Trade Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 8Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 9Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 10Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 12Kế hoạch 06/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2022
- 13Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 về xúc tiến xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn sau Covid-19
- 14Kế hoạch 56/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau năm 2022
- 15Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 về điều tra xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 17Kế hoạch hành động 175/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
- 18Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 19Kế hoạch 4431/KH-UBND năm 2022 về hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Kon Tum đến năm 2030
- 20Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 21Quyết định 503/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa
Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 về hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Yên Bái đến năm 2030
- Số hiệu: 137/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Ngô Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định