Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025; Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 344/BGDĐT- GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hiện nay Bộ GDĐT không ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cho cả giai đoạn đến năm 2025. Vì vậy UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch khung triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm căn cứ văn bản hướng dẫn của Trung ương để triển khai kế hoạch chi tiết thực hiện theo lộ trình đổi mới chương trình.

Các nội dung chủ yếu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới trên địa bàn tỉnh nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành chương trình của Chính phủ, bao gồm: Thay sách; đào tạo, bồi dưỡng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Lộ trình thực hiện theo lộ trình quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể:

- Năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1;

- Năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6;

- Năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10;

- Năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11;

- Năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

II. YÊU CẦU

1. Thống nhất quan điểm triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu về phát triển giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và các chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục đào tạo của địa phương; huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện Chương trình GDPT mới.

2. Xác định được các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình GDPT mới cụ thể theo lộ trình thực hiện của Bộ GDĐT và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa.

3. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm các nguồn lực.

4. Sở GDĐT, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai đồng bộ, phát huy sự chủ động sáng tạo, sự phối hợp trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường, lớp các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT mới

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với đặc thù của giáo dục phổ thông.

- Thực hiện rà soát, sắp xếp có hiệu quả mạng lưới trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 122/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 5308/2015/QĐ-UBND ngày 16/201/2015 của UBND tỉnh về việc quy định sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 gắn với việc thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, theo định hướng trên mỗi địa bàn xã phường, thị trấn (xã) có các trường tiểu học, THCS công lập và có số Trường THPT công lập theo quy mô 45 đến 50 ngàn dân đảm bảo có 01 trường. Đến năm 2025, hệ thống các trường công lập có 559 trường tiểu học; 559 trường THCS; 89 trường THPT.

- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bân trong từng đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chuyên môn, tổ công đoàn theo hướng tinh gọn; nâng cao trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó trong việc tổ chức các hoạt động của tổ và bồi dưỡng chuyên môn cho tổ viên nhằm nâng cao chất lượng mọi hoạt động của từng đơn vị.

- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển các trường phổ thông tư thục trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để đạt mục tiêu đến năm 2025 số cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập chiếm tỷ lệ ít nhất 2,7%, tương ứng số học sinh ngoài công lập chiếm tỷ lệ ít nhất 3%.

2. Biên soạn tài liệu nội dung giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa

- Xác định rõ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn; đặc điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn của tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên

- Tổ chức biên soạn, thẩm định và thực hiện nội dung giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc trong Chương trình GDPT mới theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; theo Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 22/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh, đảm bảo đúng lộ trình đổi mới sách giáo khoa.

- Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề về văn hóa ứng xử, đạo đức lối sống kết tinh qua tác phẩm văn học, ca dao tục ngữ của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; các vấn đề về chính trị- xã hội, môi trường của địa phương; với thời lượng 35 tiết/lớp/năm học. Tài liệu giáo dục địa phương gồm 12 cuốn tài liệu cho học sinh và 12 cuốn tài liệu hướng dẫn dạy học cho giáo viên.

3. Rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lí giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học, bậc học

- Căn cứ chương trình môn học và hoạt động giáo dục của các cấp kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT tổ chức rà soát hiện trạng, nhu cầu đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên từng môn học, lớp học ở từng cấp học, bậc học theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và phù hợp về cơ cấu bộ môn để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với tất cả các cấp học, bậc học.

- Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có; xây dựng phương án khắc phục bất cập thiếu, thừa giáo viên hiện tại: Cấp Tiểu học thiếu 2.313 giáo viên (trong đó, 1.596 giáo viên Văn hóa, 211 giáo viên Thể dục, 34 giáo viên Âm nhạc, 144 giáo viên Mĩ thuật, 150 giáo viên Tin học và 178 giáo viên Tiếng Anh). Cấp THCS thừa 363 giáo viên một số môn văn hóa; thiếu 207 giáo viên Công nghệ; Tiếng Anh, Mĩ thuật;…

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục phổ thông.

Chọn lựa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán của các cấp học tham gia tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức để làm nòng cốt trong việc bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý tại địa phương.

Tổ chức bồi dưỡng tại địa phương theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến để nhà giáo và cán bộ quản lý tham gia thực hiện Chương trình GDPT mới được bồi dưỡng đúng quy định của Bộ GDĐT.

Nội dung, phương thức bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ GDĐT.

Phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo có năng lực để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục phổ thông.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020 của tỉnh căn cứ Kế hoạch số 41/KH- BGDĐT ngày 22/1/2020 của Bộ GDĐT về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt năm 2020 (trong khuôn khổ các dự án ODA); Kế hoạch số 74/KH-BGDĐT ngày 12/2/2020 của Bộ GDĐT về tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm năm 2020 (trong khuôn khổ dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn 2), dự kiến một số nội dung sau:

a) Tham gia bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán của Bộ GDĐT năm 2020.

- Bồi dưỡng cho giáo viên: 870 người (tiểu học: 264 người; THCS: 336 người; Cấp THPT: 270 người)

Số đợt bồi dưỡng: 03 đợt

- Bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 210 người.

Số đợt bồi dưỡng: 03 đợt

- Tổ trưởng chuyên môn: 96 người

Số đợt bồi dưỡng: 02 đợt

b) Bồi dưỡng trực tuyến tại địa phương.

* Bồi dưỡng cho giáo viên: gồm 02 mô đun

- Mô đun 1: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018

- Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

* Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý: gồm 02 mô đun

- Mô đun 1: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học, THCS, THPT.

- Mô đun 2: Quản trị nhân sự trong trường tiểu học, THCS, THPT

* Thời gian bồi dưỡng: 08 ngày (Bồi dưỡng trực tiếp 05 ngày; bồi dưỡng trực tuyến qua mạng 03 ngày).

- Số lượng: 28.467 người (Tiểu học 13.229 người; THCS 9.506 người; THPT 5.732 người)

c) Ngân sách cấp tỉnh bố trí kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng tại trung ương và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán tại tỉnh. Ngân sách huyện bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai trên địa bàn.

5. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu để thực hiện Chương trình GDPT mới

5.1. Về cơ sở vật chất

Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2025.

Tiến hành rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại các huyện, thị xã, thành phố để chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện sửa chữa, cải tạo, xây dựng bổ sung phòng học nhằm thay thế phòng học tạm và đáp ứng đủ phòng học do tăng quy mô; phòng học bộ môn đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (ưu tiên đảm bảo mỗi lớp tiểu học có 01 phòng học để triển khai dạy học 2 buổi/ngày).

- Chỉ đạo các địa phương, các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.

Dự kiến nhu cầu đầu tư tăng cường cơ sở vật chất giai đoạn 2020-2025 (xác định trên cơ sở rà soát theo địa bàn huyện, thị, thành phố với mục tiêu đến năm 2025 các trường học có đủ phòng học kiên cố và có các phòng học bộ môn, các hạng mục phụ trợ đáp ứng nhu cầu CSVC thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới)

- Tổng số phòng học cần bổ sung: 2.108 phòng (tiểu học 1.488 phòng; THCS 620 phòng).

- Tổng số phòng học bộ môn: 4.062 phòng (tiểu học 1.645 phòng; THCS 1.986 phòng; THPT 431 phòng).

- Tổng số phòng thư viện: 188 phòng (tiểu học 68 phòng; THCS 112 phòng; THPT 08 phòng).

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

Ngân sách cấp tỉnh kết hợp với nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường THPT và hỗ trợ một phần cho các huyện để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học, THCS miền núi khó khăn. Ngân sách cấp huyện căn cứ khả năng ngân sách và nguồn huy động hợp pháp khác để bố trí kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học, THCS

5.2. Về Sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học

- Về Sách giáo khoa: Thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Hàng năm, từ năm 2020 đến năm 2024, các cơ sở giáo dục phổ thông rà soát, thống kê số lượng học sinh hiện có, đặc biệt chú trọng học sinh đầu cấp để xác định nhu cầu về sách giáo khoa và có phương án cung ứng đủ, kịp thời cho học sinh vào đầu năm học. Phối hơp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch cung cấp sách giáo khoa cho các đối tượng ưu tiên bảo đảm đúng chế độ và kịp thời phục vụ năm học. Rà soát sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong thư viện để có kế hoạch mua sắm bổ sung và duy trì hoạt động thường xuyên của thư viện bảo đảm phục vụ tốt việc dạy và học.

Dự kiến nhu cầu sách giáo khoa hàng năm:

Năm học 2020 - 2021: 70.868 bộ SGK (lớp 1)

Năm học 2021 - 2022: 198.750 bộ SGK (lớp 1, 2,6).

Năm học 2022 - 2023: 357.847 bộ SGK (lớp 1,2,3,6,7,10);

Năm học 2023 - 2024: 538.847 bộ SGK (lớp 1,2,3,4,6,7,8,10,11)

Năm học 2024 - 2025: 716.847 bộ SGK (từ lớp 1 đến lớp 12).

(Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

- Về thiết bị dạy học: Rà soát, đối chiếu giữa danh mục do Bộ GDĐT ban hành với thiết bị dạy học hiện có tại các cơ sở giáo dục phổ thông, xác định số thiết bị dạy học phù hợp với chương trình giáo dục của từng lớp. Trên cơ sở kết quả rà soát, lập kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học. Phát động và đẩy mạnh phong trào tự làm thiết bị dạy học từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, phù hợp với nội dung chương trình, sách giáo khoa để bổ sung cho kho thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Dự kiến nhu cầu thiết bị dạy học tối thiểu (Bộ GDĐT hiện mới có Danh mục thiết bị cho lớp 1):

Năm học 2020 - 2021: 1.400 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (lớp 1).

Năm học 2021 - 2022: 2.269 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (lớp 2,6).

Năm học 2022 - 2023: 2.630 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (lớp 3,7,10).

Năm học 2023 - 2024: 2.472 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (lớp 4,8,11).

Năm học 2024 - 2025: 2.326 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (lớp 5,9,12).

(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo)

Ngân sách cấp tỉnh kết hợp với nguồn huy động hợp pháp khác để mua sắm thiết bị dạy học cho các trường THPT và hỗ trợ một phần cho các huyện để mua sắm thiết bị dạy học cho các trường tiểu học, THCS miền núi khó khăn. Ngân sách cấp huyện căn cứ khả năng ngân sách và nguồn huy động hợp pháp khác để bố trí kinh phí mua sắm thiết bị dạy học cho các trường tiểu học, THCS

6. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về chương trình, sách giáo khoa GDPT

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng Chương trình GDPT mới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân về chủ trương đổi mới của ngành giáo dục, lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới; tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ về nội dung Chương trình GDPT tổng thể; chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.

- Tăng cường truyền thông việc triển khai Chương trình GDPT mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trên các phương tiện truyền thông; tăng cường giới thiệu, viết bài về tấm gương người tốt, việc tốt; những tập thể, cá nhân điển hình về “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; những bài học kinh nghiệm trong triển khai Chương trình GDPT mới.

IV. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

1. Năm học 2020-2021

- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, thực hiện sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất để đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1.

- Ban hành kế hoạch, tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu nội dung giáo dục địa phương; hoàn thành tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học.

- Thực hiện tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới; ưu tiên giáo viên dạy lớp 1.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học thực hiện sách giáo khoa mới lớp 1.

- Tổ chức triển khai đạt hiệu quả Chương trình GDPT mới đối với lớp 1.

2. Năm học 2021-2022

- Tiếp tục thực hiện bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 2 (tiểu học), lớp 6 (THCS); hoàn thành tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS.

- Tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; ưu tiên giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học thực hiện sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6.

- Tổ chức triển khai đạt hiệu quả Chương trình GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6.

3. Năm học 2022-2023

- Tiếp tục thực hiện bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện được Chương trình GDPT mới ở lớp 3 (tiểu học), lớp 7 (THCS); hoàn thành tài liệu giáo dục địa phương cấp THPT.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình GDPT mới; ưu tiên giáo viên dạy lớp 3 (tiểu học), lớp 7 (THCS) và lớp 10 (THPT).

- Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học thực hiện sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 7, lớp 10.

- Tổ chức triển khai đạt hiệu quả Chương trình GDPT mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10.

4. Năm học 2023-2024

- Tiếp tục tổ chức thực hiện bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện được chương trình GDPT mới ở lớp 4; lớp 8; lớp 11.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; ưu tiên giáo viên dạy lớp 4; lớp 8, lớp 11.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học thực hiện sách giáo khoa mới lớp 4, lớp 8, lớp 11.

- Tổ chức triển khai đạt hiệu quả Chương trình GDPT mới đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11.

5. Năm học 2024-2025

- Tiếp tục tổ chức thực hiện bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện được chương trình GDPT mới ở lớp 5; lớp 9; lớp 12.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới; trong đó, ưu tiên giáo viên dạy lớp 5; lớp 9, lớp 12.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học thực hiện sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12.

- Tổ chức triển khai đạt hiệu quả Chương trình GDPT mới đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình: 4.167,105 tỷ đồng (Bốn nghìn một trăm sáu bảy tỷ một trăm linh năm triệu đồng)

 (Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo)

2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ nguồn ngân sách đảm bảo theo phân cấp (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện), nguồn hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp, nguồn đóng góp của gia đình người học và nguồn thu hợp pháp khác.

Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh bố trí kinh phí tổ chức biên soạn tài liệu địa phương, đào tạo, bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới. Lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, trường THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025; dự án thí điểm tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học tại các trường học thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa; Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để tăng cường cơ sở vật chất và mua thiết bị dạy học tối thiểu.

Ngoài việc lồng ghép các chương trình nêu trên, mỗi năm ngân sách cấp tỉnh bố trí không quá 50 tỷ đồng để thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ngân sách cấp huyện chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác để đảm bảo đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học cho các trường tiểu học và THCS.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT mới tỉnh Thanh Hóa

a) Chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT mới theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch, lộ trình triển khai của Bộ GDĐT.

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân; tạo ra sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa GDPT mới; định kỳ tổ chức đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo Bộ GDĐT, UBND tỉnh theo quy định.

2. Các sở, ngành cấp tỉnh

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

a) Tổ chức triển khai Chương trình GDPT mới của tỉnh theo Kế hoạch phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hàng năm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh; báo cáo Bộ GDĐT, UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.

b) Hàng năm căn cứ vào Kế hoạch của Trung ương, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định.

c) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để rà soát, đánh giá trực trạng hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; tổng hợp nhu cầu sách giáo khoa; lập kế hoạch cung cấp sách giáo khoa cho các đối tượng ưu tiên đảm bảo đúng chế độ và kịp thời phục vụ năm học.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Chương trình GDPT mới theo Kế hoạch.

2.3. Sở Tài chính

Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, thẩm định và tham mưu báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt thực hiện Kế hoạch theo lộ trình.

2.4. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở GDĐT rà soát đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; tham mưu bổ sung giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu theo quy định đảm bảo thực hiện được chương trình GDPT mới, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.

2.5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở GDĐT đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh.

2.6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở GDĐT xây dựng tài liệu giáo dục địa phương; chủ động thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến lĩnh vực ngành phụ trách.

2.7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Thanh Hóa

Phối hợp với Sở GDĐT tăng cường công tác truyền thông; chủ động đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phù hợp với đối tượng, tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và thống nhất trong triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.

3. Các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn tỉnh

Giao Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở GDĐT và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học, đảm bảo có đủ giáo viên phù hợp với môn học trong Chương trình GDPT mới.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Căn cứ khả năng ngân sách để bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch

b) Phối hợp với Sở GDDT và các đơn vị liên quan:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình GDPT mới của huyện, thị xã, thành phố phù hợp với Kế hoạch của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm của địa phương để thực hiện “Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025của tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại địa phương; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề bất cập, phát sinh những khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị phản ánh, báo cáo về Ban Chỉ đạo (qua Sở GDĐT) để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC 1:

THỐNG KÊ SỐ GIÁO VIÊN HIỆN CÓ VÀ NHU CẦU ĐẾN NĂM 2025

TT

Cấp/môn học

Số lượng hiện có (người)

Nhu cầu giáo viên theo từng môn học, cấp học, năm học

2020- 2021

2021- 2022

2022- 2023

2023- 2024

2024- 2025

I

Cấp Tiểu học

 

 

 

 

 

 

1.1

CBQL

1.538

 

 

 

 

 

1.2

Giáo viên

12.876

16.330

17.471

18.105

17.771

17.621

1.2.1

Văn hóa

10.561

13.358

13.403

13.215

12.298

11.527

1.2.2

Nghệ thuật

 

294

573

779

988

1.197

 

Trong đó: Âm nhạc

571

446

343

248

121

0

 

Mỹ thuật

392

446

343

248

121

0

1.2.3

Thể dục

613

892

1.260

1.275

1.230

1.197

1.2.4

Tiếng Anh

666

446

343

690

981

1.278

1.2.5

Tin học và Công nghệ

 

0

0

221

430

639

 

Trong đó: Tin học

73

446

343

248

121

0

 

Thủ công-KT (CN)

28

0

0

0

0

0

1.2.6

Trải nghiệm

 

0

860

1.180

1.481

1.783

II

Cấp THCS

 

 

 

 

 

 

2.1

CBQL

1.273

 

 

 

 

 

2.2

Giáo viên

10.949

9.626

10.954

12.532

14.992

16.956

2.2.1

Toán

2.022

1.459

1.589

1.749

2.044

2.271

2.2.2

Ngữ văn

2.130

1.342

1.499

1.688

2.012

2.271

2.2.3

Lịch sử & Địa lý

 

0

376

791

1.282

1.745

 

Trong đó: Lịch sử

603

525

403

274

144

0

Địa lý

582

525

403

274

144

0

2.2.4

Sư phạm KHTN

 

0

489

1.029

1.691

2.320

 

Trong đó: Vật lý

589

467

358

243

128

0

Hóa học

573

467

358

243

128

0

Sinh học

738

700

537

365

192

0

2.2.5

GDCD

460

467

490

520

564

585

2.2.6

Tiếng Anh

1.007

933

1.092

1.278

1.556

1.785

2.2.7

Thể dục

716

642

737

849

1.021

1.160

2.2.8

Công nghệ

413

583

579

581

671

743

2.2.9

Tin học

332

583

579

581

596

585

2.2.10

Nghệ thuật

 

0

244

514

845

1.160

 

Trong đó: Âm nhạc

466

467

358

243

128

0

 

Mỹ thuật

318

467

358

243

128

0

2.2.11

Trải nghiệm

 

0

376

791

1.282

1.745

2.2.12

Giáo dục Địa phương

 

0

132

277

436

585

4

Cấp THPT

 

 

 

 

 

 

4.1

CBQL

297

 

 

 

 

 

4.2

Giáo viên

4.894

5.414

5.603

5.966

6.499

6.977

4.2.1

Toán

823

911

942

860

799

713

4.2.2

Ngữ văn

644

738

764

739

734

713

4.2.3

Tiếng Anh

541

615

637

653

688

713

4.2.4

GDCD (GD KT-PL)

224

221

229

242

262

279

4.2.5

Vật lý

504

541

560

466

382

279

4.2.6

Hóa học

441

517

535

449

373

279

4.2.7

Sinh học

302

295

306

294

290

279

4.2.8

Lịch sử

255

271

280

277

280

279

4.2.9

Địa lý

265

271

280

277

280

279

4.2.10

Công nghệ (KTCN KTNN)

179

295

306

294

290

279

4.2.11

Thể dục

285

271

280

344

419

496

4.2.12

GDQP-AN

157

148

153

181

214

248

4.2.13

Tin học

274

320

331

311

299

279

4.2.14

Nghệ thuật

 

0

0

87

178

279

4.2.15

Trải nghiệm

 

0

0

193

396

620

4.2.16

Chuyên đề

 

0

0

222

456

713

4.2.17

Giáo dục địa phương

 

0

0

77

159

248

5

GDTX

 

 

 

 

 

 

5.1

CBQL

57

 

 

 

 

 

5.2

Giáo viên

439

441

449

456

462

463

5.2.1

Toán

89

85

87

85

83

81

5.2.2

Ngữ văn

78

69

71

74

78

81

5.2.3

Tiếng Anh

21

58

59

66

74

81

5.2.4

GDCD

29

21

21

25

28

32

5.2.5

Vật lý

37

51

52

45

39

32

5.2.6

Hóa học

41

49

49

44

38

32

5.2.7

Sinh học

34

28

28

29

31

32

5.2.8

Lịch sử

50

25

26

28

30

32

5.2.9

Địa lý

43

25

26

28

30

32

5.2.10

Tin học

23

30

31

31

31

32

5.2.11

Nghệ thuật

 

0

0

11

21

32

5.2.12

Trải nghiệm

 

0

0

23

47

70

5.2.13

Chuyên đề

 

0

0

27

54

81

5.2.14

Giáo dục địa phương

 

0

0

9

19

28

 

Tổng CBQL, GV PT

32.323

 

 

 

 

 

 

CBQL

3.165

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

29.158

31.811

34.477

37.060

39.723

42.017

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ KIẾN NHU CẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC

 

Cấp học

Dự kiến Số lượng phòng cần bổ sung

Diện tích phòng

1

Tiểu học

 

 

1.1

Phòng học

1.488

44

1.2

Thư viện

68

54

1.3

Phòng học bộ môn Âm nhạc

349

48

1.4

Phòng học bộ môn Mỹ thuật

378

48

1.5

Phòng học bộ môn Tin học

377

54

1.6

Phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ

541

54

2

Trung học cơ sở

 

 

2.1

Phòng học

620

68

2.2

Thư viện

112

83

2.3

Phòng học bộ môn Âm nhạc

385

83

2.4

Phòng học bộ môn Mỹ thuật

521

83

2.5

Phòng học bộ môn Tin học

161

83

2.6

Phòng học bộ môn Công nghệ

276

83

2.7

Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên (hoặc Vật lý, Hóa học, sinh học)

85

83

2.8

Phòng học bộ môn Khoa học xã hội

558

83

3

Trung học phổ thông

 

 

3.1

Thư viện

8

90

3.2

Phòng học bộ môn Âm nhạc

82

90

3.3

Phòng học bộ môn Mỹ thuật

93

90

3.4

Phòng học bộ môn Tin học

0

90

3.5

Phòng đa chức năng

34

90

3.6

Phòng học bộ môn Công nghệ

54

90

3.7

Phòng học bộ môn Khoa học xã hội

75

90

3.8

Phòng học bộ môn Vật lý

31

90

3.9

Phòng học bộ môn Hóa học

31

90

3.10

Phòng học bộ môn Sinh học

31

90

 

PHỤ LỤC 3:

DỰ KIẾN NHU CẦU SỐ LƯỢNG SÁCH GIÁO KHOA

Đơn vị tính: bộ

Năm học

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Lớp 1

70.868

70.000

67.789

70.000

70.000

Lớp 2

 

70.868

70.000

67.789

70.000

Lớp 3

 

 

70.868

70.000

67.789

Lớp 4

 

 

 

70.868

70.000

Lớp 5

 

 

 

 

70.868

Lớp 6

 

53.610

60.580

76.000

72.000

Lớp 7

 

 

53.610

60.580

76.000

Lớp 8

 

 

 

53.610

60.580

Lớp 9

 

 

 

 

53.610

Lớp 10

 

 

35.000

35.000

36.000

Lớp 11

 

 

 

35.000

35.000

Lớp 12

 

 

 

 

35.000

Cộng

70.868

194.478

357.847

538.847

716.847

 

PHỤ LỤC 4:

NHU CẦU THIẾT BỊ DẠY HỌC PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

TT

Cấp học

Dự kiến số bộ thiết bị cần bổ sung

1

Tiểu học

 

1.1

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1

1.400

1.2

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2

1.344

1.3

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3

1.366

1.4

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 4

1.235

1.5

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5

1.192

2

Trung học cơ sở

 

2.2

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6

925

2.2

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 7

848

2.3

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 8

851

2.4

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 9

815

3

Trung học phổ thông

 

3.1

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10

416

3.2

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11

386

3.3

Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12

319

 

PHỤ LỤC 5:

PHÂN KỲ NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Năm học

2020- 2021

2021- 2022

2022- 2023

2023- 2024

2024- 2025

Cộng

Ngân sách cấp tỉnh

Trong đó

Ngân sách cấp huyện

Nguồn do gia đình người học đóng góp

Nguồn huy động hợp pháp khác

Từ nguồn SN giáo dục

Nguồn lồng ghép các CT, dự án

 

Cộng

1.012,013

938,830

1.123,704

541,989

550,569

4.167,105

636,628

250

386,628

3.109,747

347,590

73,140

1

Kinh phí đào tạo bồi dưỡng

21,503

21,503

21,503

21,503

21,503

107,515

75,260

 

 

32,255

 

 

2

Kinh phí xây dựng bổ sung phòng học, tăng cường cơ sở vật chất

766,2

541

641,5

50

47,55

2.046,25

305,936

 

 

1.700,804

 

 

2.1

Cấp tiểu học

766,2

 

 

 

 

766,2

61,296

 

 

704,904

 

 

2.2

Cấp trung học cơ sở

 

541

541,5

 

 

1.082,5

86,6

 

 

995,9

 

 

2.3

Cấp trung học phổ thông

 

 

100

50

47,55

197,55

158,04

 

 

 

 

39,510

3

Kinh phí mua thiết bị dạy học tối thiểu

210

340,35

394,5

370,8

348,9

1.664,55

254,232

 

 

1.376,688

 

33,630

3.1

Cấp tiểu học

210

201,6

204,9

185,25

178,8

980,550

78,444

 

 

902,106

 

 

3.2

Cấp trung học cơ sở

 

138,75

127,2

127,65

122,25

515,850

41,268

 

 

474,582

 

 

3.3

Cấp trung học phổ thông

 

 

62,4

57,9

47,85

168,15

134,520

 

 

 

 

33,630

4

Kinh phí tổ chức biên soạn tài liệu địa phương

1,2

 

 

 

 

1,2

1,2

 

 

 

 

 

5

Kinh phí mua sách giáo khoa

13,11

35,977

66,201

99,686

132,616

347,590

 

 

 

 

347,590

 

5.1

Cấp tiểu học

13,11

26,06

38,601

51,551

64,501

 

 

 

 

 

193,823

 

5.2

Cấp trung học cơ sở

0

9,917

21,125

35,185

48,505

 

 

 

 

 

114,732

 

5.3

Cấp trung học phổ thông

0

 

6,475

12,95

19,61

 

 

 

 

 

39,035

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2020 triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 134/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 17/06/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/06/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản