Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 03 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠO ĐỘNG LỰC TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08 tháng 9 năm 2015 của  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

a) Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững;

b) Hình thành các tổ/nhóm dịch vụ kỹ thuật tại các mô hình cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng chuyên canh rau màu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 15 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn; 03 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất cây màu;

b) Mở rộng việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa hiện đại vào sản xuất lúa, rau màu từ công đoạn gieo sạ đến thu hoạch nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất;

c) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất đối với các cây trồng chủ lực như: Lúa, mè, bắp,.... theo hướng hàng hóa, hợp tác, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hỗ trợ tuyên truyền, liên kết tiêu thụ sản phẩm

a) Mục tiêu

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tổ (nhóm) dịch vụ giúp cho nông dân giảm được chi phí về công lao động; nông dân trong cánh đồng lớn dễ dàng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, tạo điều kiện mở rộng dịch vụ;

- Nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ chia sẻ lợi nhuận, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường và phổ biến rộng rãi kết quả đạt được trong quá trình thực hiện.

b) Nội dung thực hiện

- Hội nghị triển khai Kế hoạch: Tổ chức 01 cuộc Hội nghị triển khai Kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

+ Đối tượng tham dự: Ban, ngành, đoàn thể và nông dân các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn.

- In poster, tài liệu bướm: In 2.500 poster, 2.500 tài liệu bướm trong 05 năm thực hiện kế hoạch (500 poster/năm và 500 tài liệu bướm/năm).

- Thực hiện phóng sự-tọa đàm: Tổ chức 03 phóng sự (trong năm 2016, năm 2017 và năm 2020).

- Hội nghị phát thảo vật liệu tuyên truyền: Tổ chức 02 cuộc Hội nghị trong 02 năm đầu thực hiện kế hoạch.

+ Đối tượng tham dự: Ban, ngành, đoàn thể, các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn.

- Hội thảo khoa học: Tổ chức 03 cuộc (năm 2017, năm 2018 và năm 2019).

+ Đối tượng tham dự: Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận huyện, các phòng ban quận/ huyện, các doanh nghiệp, công ty, thương buôn tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm.

- Hội thảo liên kết Doanh nghiệp: Tổ chức 03 cuộc trong 5 năm (năm 2017, năm 2018 và năm 2019).

+ Đối tượng tham dự: Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) huyện, Phòng Kinh tế quận, HTX/THT sản xuất trong vùng thực hiện tổ dịch vụ, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

+ Tổ chức hội thi: Hội thi tổ (nhóm) dịch vụ cơ giới giỏi được tổ chức vào năm cuối thực hiện.

+ Đối tượng tham dự: Nông dân trong các tổ dịch vụ cơ giới và doanh nghiệp kinh doanh máy.

+ Nội dung thi: Kỹ thuật sản xuất và phương pháp quản lý dịch hại trên cây trồng. Kỹ thuật vận hành máy móc, thiết bị cơ giới nông nghiệp. Phương pháp bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ giới nông nghiệp.

- Hội nghị tổng kết: Tổ chức 01 hội nghị tổng kết trong năm cuối.

+ Đối tượng tham dự: Các sở, ban ngành thành phố có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế quận, HTX/THT sản xuất trong vùng thực hiện tổ dịch vụ, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Kinh phí thực hiện hỗ trợ tuyên truyền, liên kết tiêu thụ sản phẩm là 1.507.264.000 đồng (trong đó vốn ngân sách là 1.507.264.000 đồng).

2. Trên cây lúa

a) Mục tiêu

- Thực hiện nhiệm vụ cơ giới hóa ngành Nông nghiệp đến năm 2020 đáp ứng 95% diện tích áp dụng cơ giới trong khâu thu hoạch, thành phố Cần Thơ phấn đấu đến năm 2020 thành lập được 15 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật để phục vụ các dịch vụ cơ giới hóa trong các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch trong sản xuất lúa tại các cánh đồng lớn trên địa bàn trồng lúa trọng điểm của thành phố là các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai;

- Mở rộng việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa hiện đại vào sản xuất lúa từ công đoạn gieo sạ đến thu hoạch nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất;

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, hợp tác, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

b) Nội dung thực hiện

- Thành lập 15 tổ nhóm dịch vụ cơ giới hóa (mỗi tổ gồm 10-15 thành viên) phục vụ cho nhu cầu cơ giới hóa trong cánh đồng lớn;

- Kế hoạch diện tích cánh đồng lớn đến năm 2020 là 40.000 ha; trong đó, tổng diện tích cánh đồng lớn của các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai là 37.500 ha. Để đảm bảo tổ dịch vụ cơ giới thuận lợi trong công tác dịch vụ khép kín là thực hiện toàn bộ các khâu trong canh tác lúa thì cần trang bị cho mỗi nhóm các loại máy từ khâu làm đất đến thu hoạch, vận chuyển;

- Trong thực hiện cánh đồng lớn, mỗi cánh đồng có diện tích từ 200-1.000 ha, mỗi nhóm dịch vụ kỹ thuật cần phải có: 04 máy gặt đập liên hợp, 08 máy cộ lúa, 02 máy cày, 02 máy cấy lúa, 20 dụng cụ sạ hàng, 04 máy phun phân, 04 máy phun thuốc, 01 máy cuốn rơm và 03 trẹt và máy dầu;

- Đến năm 2020, cần hỗ trợ cho 15 tổ/ nhóm dịch vụ kỹ thuật cụ thể như sau: 60 máy gặt đập liên hợp, 120 máy cộ lúa, 30 máy cày, 30 máy cấy lúa, 300 dụng cụ sạ hàng, 60 máy phun phân, 60 máy phun thuốc, 15 máy cuốn rơm và 45 trẹt và máy dầu.

(Đính kèm phụ lục 1, phụ lục 2)

- Khảo sát thành lập tổ kỹ thuật:

+ Mục đích:

* Tìm hiểu về hiện trạng và khả năng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn thực hiện dự án.

* Thu thập ý kiến của nông dân về dịch vụ nông nghiệp, nông thôn và cơ giới hóa trong nông nghiệp.

* Tình hình và khả năng của nhóm nông dân tham gia tổ nhóm dịch vụ và chọn nông hộ tham gia dự án.

+ Nội dung thực hiện:

* Khảo sát cộng đồng thành lập tổ kỹ thuật:

. Mỗi quận/huyện tổ chức 01 cuộc khảo sát cộng đồng để làm cơ sở thành lập tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.

. Địa điểm thực hiện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai.

* Điều tra đầu kỳ, cuối kỳ:

Tổ chức 02 cuộc điều tra khảo sát nông dân (đầu kỳ và cuối kỳ). Mỗi huyện chọn điều tra 75 phiếu. Tổng số phiếu 225 phiếu/01 kỳ. Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

+ Tổng kinh phí thực hiện: 61.430.000 đồng (vốn ngân sách).

- Tập huấn cho tổ dịch vụ kỹ thuật và nông dân:

+ Tập huấn lập kế hoạch, xây dựng quy chế quản lý và vận hành tổ dịch vụ:

* Tổ chức 20 lớp tập huấn trong tổ trong 4 năm đầu thực hiện dự án (mỗi năm 05 lớp).

* Nội dung tập huấn: Nâng cao năng lực điều hành và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng làm việc nhóm.

+ Tập huấn tổ dịch vụ về kỹ thuật sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

* Tổ chức 20 lớp tập huấn trong 4 năm đầu thực hiện dự án (mỗi năm 5 lớp).

* Nội dung tập huấn: Quy trình sản xuất lúa, tập huấn làm mạ, chăm sóc mạ và lúa cấy, tập huấn về các đối tượng dịch hại chính và ứng dụng kỹ thuật IPM trong quản lý dịch hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn và hiệu quả, nguyên tắc 04 đúng.

+ Tập huấn sử dụng máy móc, thiết bị được hỗ trợ:

* Tổ chức 10 lớp tập huấn trong 05 năm (Năm 2016: 04 lớp; Năm 2017: 02 lớp; Năm 2018: 02 lớp; Năm 2019: 02 lớp).

* Nội dung tập huấn: Vận hành, bảo trì và an toàn trong sử dụng máy móc thiết bị cơ giới.

Kinh phí tập huấn: Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 (Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN) của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông và Thông tư số 139/2010/BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

+ Thực hiện mô hình trình diễn:

* Thực hiện 30 mô hình (quy mô 0,5 ha/ mô hình) trong 05 năm.

* Hình thức tổ chức: Tập huấn quy trình sản xuất lúa kết hợp với thực hành ứng dụng thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất trên các mô hình; sau khi kết thúc mô hình có tổ chức hội thảo đầu bờ để tuyên truyền, phổ biến cho nông dân trong vùng thấy được hiệu quả kinh tế, khả năng tiết kiệm lao động của mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

* Kinh phí hỗ trợ mô hình: Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện mô hình theo tiết a, điểm 3.2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN .

+ Tổng kinh phí thực hiện 3.635.900.000 đồng (trong đó vốn ngân sách: 3.635.900.000 đồng).

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất:

+ Mục đích: Giúp tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật có điều kiện phục vụ nông dân thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn về cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, sạ hàng hoặc sạ thưa, phơi sấy đạt yêu cầu.

+ Nội dung thực hiện: Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho nông dân mua trang thiết bị cơ giới trong nông nghiệp.

- Số lượng trang thiết bị hỗ trợ được dựa theo điều kiện kinh tế và khả năng quản lý của nhóm.

(Đính kèm phụ lục 3)

Kinh phí hỗ trợ mua trang thiết bị cơ giới: Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu và 50% trong năm thứ 3 theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, như máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy xới, máy cấy lúa, dụng cụ sạ hàng, máy phun phân, máy phun thuốc, máy cuốn rơm, máy cộ lúa, trẹt + máy.

Lãi suất dự kiến: 7 %/năm và theo quy định hiện hành.

Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Đối tượng được hưởng hỗ trợ (hộ gia đình, cá nhân) phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, dịch vụ cơ giới nông nghiệp và phải cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận.

- Tổng kinh phí thực hiện: 111.178.500.000 đồng (Trong đó: vốn ngân sách: 16.558.500.000 đồng và vốn đối ứng/vay tín dụng: 94.620.000.000 đồng).

- Tham quan học tập:

+ Mục đích: Tạo điều kiện cho nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất để thực hiện tốt cánh đồng lớn.

+ Nội dung thực hiện: Tổ chức 05 cuộc tham quan học tập trong thành phố, thực hiện trong 05 năm (01 cuộc/năm):

* Thành phần tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, và Vĩnh Thạnh; thành viên tổ dịch vụ, nông dân các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, và Vĩnh Thạnh.

+ Tổng kinh phí thực hiện: 569.000.000 đồng (trong đó vốn ngân sách là 569.000.000 đồng).

3. Trên cây màu

- Kế hoạch sản xuất rau màu trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2016 là 9.275 ha; trong đó diện tích của quận Thốt Nốt, quận Ô Môn và huyện Phong Điền là 3.575 ha và chủ yếu được thực hiện bằng lao động thủ công.

- Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngành đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trong tại những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có khả năng chịu được hạn và phù hợp với thị trường. Để đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang nhóm cây rau màu bên cạnh kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ, việc ứng dụng cơ giới trong công tác sản xuất rau màu cần đẩy mạnh đầu tư.

a) Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 thành lập được 03 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật để phục vụ diện tích trồng màu và diện tích chuyển đổi từ lúa sang màu; mỗi nhóm phục vụ hơn 1.000 ha/vụ.

b) Nội dung thực hiện:

- Thành lập tổ kỹ thuật:

+ Khảo sát cộng đồng thành lập tổ kỹ thuật:

* Xây dựng 03 tổ dịch vụ kỹ thuật trên rau màu với các trang thiết bị, máy móc cần thiết để phục vụ cho sản xuất rau màu như gieo sạ, bơm tưới, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản. Mỗi quận/huyện tổ chức 01 cuộc khảo sát cộng đồng để làm cơ sở thành lập tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.

+ Điều tra đầu kỳ, cuối kỳ:

* Tổ chức 02 cuộc điều tra khảo sát nông dân vào đầu kỳ và cuối kỳ. Mỗi huyện chọn điều tra 50 phiếu.

+ Tổng kinh phí thực hiện là 29.012.000 đồng (trong đó vốn ngân sách là 29.012.000 đồng).

- Tập huấn, xây dựng mô hình ứng dụng máy móc:

+ Mục tiêu: Tăng cường năng lực cho nông dân quản lý trong tổ dịch vụ, tăng cường hiểu biết về kỹ thuật vận hành, bảo quản máy móc và giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, đồng thời hạ giá thành sản phẩm.

+ Nội dung thực hiện:

* Tập huấn lập kế hoạch, xây dựng quy chế quản lý và vận hành tổ dịch vụ:

. Tổ chức 09 lớp tập huấn trong tổ trong 03 năm đầu thực hiện (03 lớp/năm).

. Nội dung tập huấn: Nâng cao năng lực điều hành và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng làm việc nhóm.

* Thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng (Đối với cây mới chuyển đổi):

. Tổ chức tập huấn cho 10% số hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng thành lập tổ dịch vụ, tổng số 13 cuộc tập huấn quy trình sản xuất rau màu cho người mới tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (Năm 2016: 04 lớp; Năm 2017: 02 lớp; Năm 2018: 02 lớp; Năm 2019: 02 lớp; Năm 2020: 03 lớp).

. Hình thức tổ chức: Tập huấn quy trình sản xuất rau, màu kết hợp với thực hiện mô hình ứng dụng thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất (1.000 m2/mô hình); sau khi kết thúc mô hình có tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân chia sẻ kinh nghiệm cũng như tuyên truyền, phổ biến hiệu quả kinh tế, chia sẻ khả năng tiết kiệm lao động của mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

* Tập huấn sử dụng máy móc, thiết bị được hỗ trợ:

. Nội dung tập huấn: Vận hành, bảo trì và an toàn trong sử dụng máy móc thiết bị cơ giới.

* Thực hiện mô hình trình diễn:

. Thực hiện 09 mô hình (quy mô 0,5 ha/ mô hình) trong 03 năm (Năm 2016: 03 mô hình; Năm 2017: 03 mô hình; Năm 2018: 03 mô hình).

Hình thức tổ chức: Tập huấn quy trình sản xuất lúa kết hợp với thực hành ứng dụng thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất trên các mô hình; sau khi kết thúc mô hình có tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm tuyên truyền, phổ biến cho nông dân trong vùng thấy được hiệu quả kinh tế cũng như khả năng tiết kiệm lao động của mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Kinh phí tập huấn: Hỗ trợ kinh phí tập huấn, tổng kết và 50% chi phí thực hiện mô hình theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN .

+ Tổng kinh phí thực hiện là 2.258.590.000 đồng, (trong đó vốn ngân sách là 2.258.590.000 đồng).

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất:

+ Mục tiêu: Giúp tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật có điều kiện phục vụ nông dân trong giảm công lao động chân tay, đưa cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch.

+ Nội dung thực hiện:

(Đính kèm phụ lục 4)

Kinh phí hỗ trợ mua trang thiết bị cơ giới: Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ 3 theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, như máy gieo/tỉa hạt, máy phun thuốc, máy bơm tưới và nhà xưởng sơ chế, máy làm đất kết hợp lên líp, Hệ thống tưới phun/tưới nhỏ giọt và các thiết bị cho nhà sơ chế.

Lãi suất dự kiến: 7 %/năm và theo quy định hiện hành.

Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Đối tượng được hưởng hỗ trợ (hộ gia đình, cá nhân) phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, dịch vụ cơ giới nông nghiệp và phải cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận.

+ Tổng kinh phí thực hiện là 14.894.888.000 đồng, trong đó: (vốn ngân sách là 2.218.388.000 đồng, vốn đối ứng/vay tín dụng là 12.676.500.000 đồng).

- Tham quan học tập các mô hình sản xuất rau, màu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến:

+ Mục tiêu: Tạo điều kiện cho nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất để thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có kinh nghiệm trong tốt trong quản lý điều hành dịch vụ.

+ Nội dung thực hiện:

* Tổ chức 03 cuộc tham quan học tập trong thành phố:

* Tổ chức 03 cuộc tham quan học tập ngoài thành phố:

. Thành phần tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Phong Điền; Phòng Kinh tế quận: Thốt Nốt, Ô Môn; nông dân huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Phong Điền; quận: Thốt Nốt, Ô Môn.

+ Tổng kinh phí thực hiện là 391.200.000 đồng (trong đó, vốn ngân sách là 391.200.000 đồng).

4. Quản lý

Chi phí quản lý (0,5%): 675.992.065 đồng.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện kế hoạch là 05 năm (từ năm 2016 đến 2020).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 135.198.413.000 đồng (Một trăm ba mươi lăm tỉ, một trăm chín mươi tám triệu, bốn trăm mười ba ngàn đồng), trong đó:

- Vốn Ngân sách (nguồn vốn sự nghiệp): 27.901.913.000 đồng (chiếm 20,64%).

- Vốn đối ứng/vay tín dụng: 107.296.500.000 đồng (chiếm 79,36%).

(Đính kèm phụ lục 5)

V. KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH

Đến năm 2020 có khoảng 15 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn; 03 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất cây màu. Ứng dụng công nghệ cơ giới hóa hiện đại vào sản xuất lúa, rau màu từ công đoạn gieo sạ đến thu hoạch góp phần giảm chi phí giá thành sản xuất.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Tổng kết, báo cáo kết quả đạt được trong năm và đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các công việc sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt;

b) Tập huấn và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật theo hướng hiện đại giúp nông dân thấy được hiệu quả của việc cơ giới hóa trong giảm chi phí lao động, giá thành và tăng chất lượng sản phẩm;

c) Hỗ trợ công tác tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn tại các địa phương. Hỗ trợ và giới thiệu tổ (nhóm) kỹ thuật tiếp cận nông dân trong vùng;

d) Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết định kỳ báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện Kế hoạch;

đ) Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.

3. Sở Công Thương: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham gia triển khai Kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và căn cứ các nội dung được phê duyệt, khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ theo đúng quy định.

5. Hội Nông dân thành phố phối hợp Liên minh Hợp tác xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vận động xây dựng các tổ kỹ thuật, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.

6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu mua trang thiết bị máy móc nông nghiệp của hộ nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp trong Kế hoạch cơ giới hóa góp phần đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

7. Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện một số công việc sau:

a) Khảo sát và xây dựng kế hoạch thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, khảo sát địa hình để xác định các đối tượng có đủ điều kiện tham gia tổ (nhóm);

b) Định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Trực tiếp xác định và thành lập tổ (nhóm) kỹ thuật, phối hợp chỉ đạo, tổ chức tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020, yêu cầu các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Anh Dũng

 

PHỤ LỤC 1

SỐ MÁY CẦN HỖ TRỢ VÀ DIỆN TÍCH DỰ KIẾN ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Stt

Nội dung

ĐVT

Số lượng

số nhóm

Tổng số máy cần hỗ trợ

Hiệu suất hoạt động/ ngày

Diện tích phục vụ/ vụ lúa (30 ngày/ vụ)

Tỷ lệ DT CĐL được cơ giới hóa đến năm 2020 (%)

Tỷ lệ diện tích đất lúa được cơ giới (%)

1

- Máy gặt đập liên hợp

cái

4

15

60

3,5

6.300

16

7

2

- Máy cộ lúa

cái

8

15

120

3,5

12.600

32

14

3

- Máy cày

cái

2

15

30

3

2.700

7

3

4

- Máy cấy lúa

cái

2

15

30

4

3.600

9

4

5

- Dụng cụ sạ hàng *

cái

20

15

300

2

18.000

15

7

6

- Máy phun phân

cái

4

15

60

2

3.600

9

4

7

- Máy phun thuốc

cái

4

15

60

2

3.600

9

4

8

- Máy cuốn rơm

cái

1

15

15

4

1.800

5

2

9

- Trẹt + máy

Chiếc

3

15

45

 

-

-

-

* Ghi chú: Dụng cụ sạ hàng có diện tích phục vụ khoảng 10 ngày/vụ

 

PHỤ LỤC 2

TỶ LỆ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA ĐẾN NĂM 2020 Ở CÁC GIAI ĐOẠN
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Stt

Nội dung

ĐVT

Số máy hiện có

Tổng  số máy cần hỗ trợ

Tổng  số máy

Hiệu suất hoạt động/ ngày

Diện tích phục vụ/ vụ lúa (30 ngày/ vụ)

Tỷ lệ DT CĐL được cơ giới hóa đến năm 2020 (%)

Tỷ lệ diện tích đất lúa được cơ giới (%)

1

- Máy gặt đập liên hợp

cái

726

60

786

3,5

82.530

206

94

2

- Máy cấy lúa

cái

2

30

32

3,5

3.360

8

4

3

- Dụng cụ sạ hang

cái

1.741

300

2.041

2

40.820

102

46

* Ghi chú: Dụng cụ sạ hàng có diện tích phục vụ khoảng 10 ngày/vụ

 

PHỤ LỤC 3

TIẾN TRÌNH HỖ TRỢ THIẾT BỊ CƠ GIỚI TRONG SẢN XUẤT LÚA
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Nội dung

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

1

Máy gặt đập liên hợp

cái

12

24

24

 

 

60

2

Máy cộ lúa

cái

24

48

48

 

 

120

3

Máy cày

cái

6

12

12

 

 

30

3

Máy cấy lúa

cái

6

12

12

 

 

30

4

Dụng cụ sạ hang

cái

60

120

120

 

 

300

5

Máy phun phân

cái

12

24

24

 

 

60

6

Máy phun thuốc

cái

12

24

24

 

 

60

7

Máy cuốn rơm

cái

3

6

6

 

 

15

8

Trẹt + máy

chiếc

9

18

18

 

 

45

 

PHỤ LỤC 4

HỖ TRỢ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Nội dung

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng

1

Máy làm đất đa năng

Cái

12

12

12

 

36

2

Máy tỉa hạt

Cái

12

12

12

 

36

3

Máy phun thuốc

Cái

6

6

12

 

24

4

Máy bơm tưới

Cái

10

10

20

 

40

5

Hệ thống tưới phun/ nhỏ giọt

Cái

10

10

10

 

30

6

Nhà xưởng sơ chế

Cái

3

3

3

 

9

7

Máy xử lý rau, quả bằng máy Ozone

Cái

3

3

3

 

9

8

Kệ để rau

Cái

15

15

15

 

45

9

Bồn rửa rau

Cái

15

15

15

 

45

10

Máy ép miệng túi nilon

Cái

3

3

3

 

9

11

Bàn sơ chế

Cái

15

15

15

 

45

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠO ĐỘNG LỰC TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Tổng  kinh phí

Kinh phí chia theo năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số lượng tổ/nhóm dịch vụ kỹ thuật thành lập đối với cây lúa

115.444.830

20.723.135

42.983.230

45.357.100

4.917.450

1.463.915

2

Số lượng tổ/nhóm dịch vụ kỹ thuật thành lập đối với rau màu

17.573.690

5.158.781

5.325.760

5.742.803

702.848

643.499

3

Tuyên truyền, liên kết tiêu thụ và tổng kết

1.507.264

246.900

315.900

356.232

199.000

389.232

4

Chi phí quản lý (0,5%)

672.629

134.526

134.526

134.526

134.526

134.526

 

Tổng cộng

135.198.413

26.263.342

48.759.416

51.590.661

5.953.824

2.631.172

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2016 đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 124/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/11/2016
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Đào Anh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản