Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 09 tháng 9 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM);
Thực hiện Công văn số 1378/BNG-LS ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Bộ Ngoại giao về việc thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc;
Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 19/TTr-SNgV ngày 28 tháng 7 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nội dung như sau:
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Thỏa thuận GCM phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục đích phát triển bền vững.
- Xác định các nội dung và lộ trình cụ thể để triển khai Thỏa thuận GCM; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có của địa phương và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.
2. Yêu cầu:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo phù hợp với chính sách, pháp luật, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, cũng như các cam kết quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với tình hình thực tiễn, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trong đó lồng ghép yếu tố giới và phát triển bền vững.
- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên giữa các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai Thỏa thuận GCM thường xuyên, kịp thời, đầy đủ đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.
1. Tuyên truyền, vận động, phổ biến, nâng cao nhận thức về Thỏa thuận GCM và các vấn đề di cư quốc tế (di cư hợp pháp, an toàn; di cư trái phép; mua bán người, bóc lột, lạm dụng lao động; các rủi ro trong quá trình di cư, quyền và lợi ích của người di cư...) cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh. Việc tuyên truyền phải có nội dung phù hợp với giới tính, độ tuổi, trình độ dân trí, dễ tiếp cận, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Lồng ghép thực hiện Kế hoạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu các nhân tố dẫn đến tình trạng di cư trái phép, mua bán người.
3. Nắm chắc tình hình an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động di cư trên địa bàn tỉnh; số lượng công dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu di cư ra nước ngoài, người nước ngoài tại địa phương và người di cư hồi hương trở về để có biện pháp quản lý, hỗ trợ phù hợp, đảm bảo an ninh trật tự.
4. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di cư quốc tế để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai Thỏa thuận GCM.
5. Thu hút, tranh thủ nguồn lực quốc tế trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
6. Tổng hợp, đánh giá, cung cấp thông tin, dữ liệu về di cư quốc tế trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
1. Sở Ngoại vụ:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về Thỏa thuận GCM cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh thông qua các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối ngoại hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dữ liệu quốc gia về di cư nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, phục vụ công tác hoạch định chính sách, pháp luật về di cư.
- Phối hợp triển khai công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân trên địa bàn tỉnh di cư ra nước ngoài; tăng cường công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt đối với lao động di cư là phụ nữ, trẻ em, nạn nhân của mua bán người.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực về di cư quốc tế.
- Chủ trì đánh giá tình hình thực hiện vấn đề di cư trên địa bàn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng tăng tỷ lệ lao động có tay nghề.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các giải pháp đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp đảm bảo bình đẳng giới để đáp ứng sự dịch chuyển trong xu hướng ngành nghề và nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh mở rộng hợp tác thúc đẩy các kênh di cư hợp pháp như lao động, học tập tại các nước và vùng lãnh thổ, đảm bảo cơ hội tiếp cận việc làm ổn định cho lao động địa phương.
- Rà soát chính sách, thông tin về việc làm ở nước ngoài, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh, công tác giám sát các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, ngoại ngữ và các kiến thức cần thiết cho người lao động.
- Xây dựng, rà soát, củng cố chương trình, cơ chế hỗ trợ tài chính, dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, hỗ trợ người di cư trở về và tái hòa nhập, đảm bảo đáp ứng yếu tố giới và nhu cầu của đối tượng chính sách xã hội.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:
Rà soát nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc, giám sát lao động người nước ngoài trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh:
- Phối hợp nghiên cứu, tham mưu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng hoàn thiện quy chế gia nhập Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép qua đường bộ, đường biển và đường hàng không nhằm bổ sung cho Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia theo chức năng nhiệm vụ của Bộ Công an.
- Phối hợp nghiên cứu, tham mưu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng đề xuất ký kết và gia nhập điều ước quốc tế, ký kết thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; phòng, chống di cư trái phép và đưa người di cư trái phép theo chức năng nhiệm vụ của Bộ Công an.
- Nghiên cứu tình hình người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Trung ương chính sách phù hợp.
5. Sở Tư pháp:
- Tham gia ý kiến góp ý đối với các dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh tuyên truyền các vấn đề di cư quốc tế (di cư hợp pháp, an toàn; di cư trái phép và đưa người di cư trái phép; mua bán người, bóc lột, lạm dụng lao động; các rủi ro trong quá trình di cư, quyền và lợi ích của người di cư...).
- Tuyên truyền Thỏa thuận GCM và các vấn đề về di cư quốc tế, đảm bảo lồng ghép yếu tố giới và có hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm định hướng dư luận tiếp cận đúng về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có hình thức phù hợp để tăng cường thông tin về di cư cho học sinh - sinh viên và các tổ chức dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tăng cường quản lý các tổ chức dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành rà soát, cập nhật các chính sách, quy định về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
8. Sở Nội vụ:
Tăng cường quản lý về số lượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học bổng thuộc diện ngân sách nhà nước và các học bổng khác do các tổ chức đài thọ.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Lồng ghép đánh giá các chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh có tính đến yếu tố di cư của công dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra nước ngoài.
- Đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững đi đôi với giải quyết việc làm tại chỗ.
10. Sở Y tế:
Nghiên cứu tham mưu việc hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người di cư, bao gồm công dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu di cư ra nước ngoài và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, người dân tộc thiểu số.
11. Ban Dân tộc:
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án chính sách về vấn đề di cư và việc tạo sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh.
12. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh:
Phối hợp các Sở, Ban, Ngành chức năng của tỉnh đánh giá tình hình di cư an toàn đối với phụ nữ, nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giảm tình trạng dễ bị tổn thương đối với phụ nữ trong quá trình di cư.
13. Cục Thống kê tỉnh:
Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc lồng ghép các nội dung liên quan đến di cư trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở.
14. Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên quan đến di cư quốc tế.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các vấn đề di cư vào các chương trình, chiến lược phát triển của địa phương như đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững đi đôi với giải quyết việc làm tại chỗ; xây dựng, rà soát, củng cố chương trình, các chương trình, cơ chế hỗ trợ tài chính, dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, hỗ trợ người di cư trở về và tái hòa nhập, chăm sóc sức khỏe đảm bảo đáp ứng yếu tố giới và nhu cầu của đối tượng chính sách xã hội...
15. Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh:
Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, đoàn viên, người lao động và nhân dân về Thỏa thuận GCM và các vấn đề di cư quốc tế, lồng ghép yếu tố giới phù hợp với từng đối tượng nhằm định hướng dư luận tiếp cận đúng về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Định kỳ trước ngày 05 tháng 7 và 05 tháng 11 hàng năm, các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh báo cáo tình hình triển khai thực hiện vấn đề di cư gửi Sở Ngoại vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (Đính kèm Hướng dẫn báo cáo tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3).
Trên đây là Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ) để kịp thời chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan thống kê số liệu theo Phụ lục 2, cụ thể như sau:
1. Liên quan đến Phần A. Số liệu thống kê di cư quốc tế của công dân Việt Nam:
1.1. Tại Mục I. Số liệu công dân Việt Nam di cư hợp pháp:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê số liệu lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác; lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài kết thúc hợp đồng về nước.
- Sở Nội vụ thống kê số liệu lưu học sinh học bổng dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang học tập ở nước ngoài và lưu học sinh học bổng dành cho công chức, viên chức đã kết thúc thời gian học tập ở nước ngoài về nước.
- Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê số liệu lưu học sinh học bổng dành cho học sinh - sinh viên và lưu học sinh tự túc đang theo học ở nước ngoài; lưu học sinh học bông dành cho học sinh - sinh viên và lưu học sinh tự túc đã kết thúc thời gian học tập ở nước ngoài về nước.
- Sở Tư pháp thống kê số liệu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và công dân Việt Nam được cho nhận con nuôi quốc tế.
- Công an tỉnh thống kê số liệu công dân xuất cảnh.
1.2. Tại Mục II. Số liệu công dân Việt Nam di cư trái phép và bị mua bán ra nước ngoài:
- Công an tỉnh thống kê số liệu công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép; công dân Việt Nam lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài; công dân Việt Nam bị mua bán ở nước ngoài; công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán được hỗ trợ (đối với trường hợp theo địa phương nơi công dân thường trú, chia theo nhóm tuổi).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê số liệu công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán được hỗ trợ (đối với trường hợp chia theo các dịch vụ hỗ trợ theo quy định, chia theo trình độ học vấn, chia theo cơ sở hỗ trợ nạn nhân/cơ sở bảo trợ xã hội).
2. Liên quan đến Phần B. Số liệu người nước ngoài di cư vào Việt Nam:
2.1. Tại Mục I. Người nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam:
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thống kê lao động người nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam trong các khu công nghiệp.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê lao động người nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam.
2.2. Tại Mục II. Người nước ngoài học tập tại Việt Nam:
Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê số liệu lưu học sinh theo hiệp định; lưu học sinh ngoài hiệp định.
2.3. Tại Mục III. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ngoài mục đích làm việc, học tập:
Công an tỉnh thống kê số liệu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ngoài mục đích làm việc, học tập; người nước ngoài nhập cảnh trái phép; người nước ngoài cư trú, lao động trái phép.
- Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm (từ 01/01 - 30/6), các cơ quan, đơn vị liên quan gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 05 tháng 7 hàng năm.
- Số liệu thống kê 6 tháng cuối năm (từ 01/7 - 31/12), các cơ quan, đơn vị liên quan gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 05 tháng 01 hàng năm.
- Tiêu chí thống kê liên quan đến lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động:
Về mức lương: Dưới 500 USD, từ 500-1.000 USD, trên 1.000 USD.
Về thời gian làm việc: Dưới 01 năm, từ 01-03 năm, từ 03-05 năm, trên 05 năm.
- Chia theo nhóm tuổi:
Người Việt Nam đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng ở nước ngoài (theo Thông tư số 15/2019/TT-BLĐ-TBXH ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Đối với các loại hình khác, dưới 16 tuổi, 16-18 tuổi, 18-24 tuổi, 25-40 tuổi, 40-60 tuổi, trên 60 tuổi.
(Kèm theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đề cương báo cáo Kế hoạch
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Tình hình:
- Đánh giá xu hướng di cư của công dân địa phương (áp dụng đối với các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh theo Kế hoạch ban hành).
- Cung cấp số liệu công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài tính đến ngày 01/11 hàng năm (áp dụng đối với các Sở, ban, ngành trong Hướng dẫn Phụ lục 2).
- Cung cấp số liệu người nước ngoài tại Việt Nam và nêu một số vấn đề nổi cộm (Công an tỉnh).
2. Kết quả triển khai thực hiện:
2.1. Công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTp: nêu thời gian, cấp độ triển khai, số buổi, số lượng người tham gia (áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh theo Kế hoạch ban hành).
2.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc ban hành văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg: nêu tên văn bản, trích yếu nội dung, số, ngày tháng năm ban hành văn bản (áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh theo Kế hoạch ban hành).
2.3. Công tác triển khai Chỉ thị số 1737/CT-TTg theo các nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch và Phụ lục kèm theo Quyết định số 402/QĐ-TTg (Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp).
1. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân (áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh theo Kế hoạch ban hành).
2. Kiến nghị (nếu có) (áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp tỉnh theo Kế hoạch ban hành).
3. Lưu ý: Báo cáo định kỳ của Phụ lục 3 gửi ngày 05 tháng 7 và 05 năm 11 hàng năm./.
- 1Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2020 về triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Kế hoạch 1297/KH-UBND năm 2020 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (GCM) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Kế hoạch 6779/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 402/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2020 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 5Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Kế hoạch 2666/KH-UBND năm 2021 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7Kế hoạch 2144/KH-UBND năm 2023 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Chỉ thị 1737/CT-TTg năm 2010 tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo hiệu lực của Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
- 3Thông tư 15/2019/TT-BLĐTBXH quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động, Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2020 về triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6Kế hoạch 1297/KH-UBND năm 2020 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (GCM) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Kế hoạch 6779/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 402/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2020 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 9Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Kế hoạch 2666/KH-UBND năm 2021 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 11Kế hoạch 2144/KH-UBND năm 2023 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 120/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra