Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1143/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 02 tháng 3 năm 2022 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 4215/KH-UBND ngày 09/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội tích cực tham gia vào công tác này; đảm bảo sự bình đẳng và tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán được tiếp cận các dịch vụ xã hội.
- Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo đúng quy định; tăng cường nguồn lực hỗ trợ, theo đó đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân; công tác hỗ trợ dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm.
- Tăng cường công tác phòng, ngừa bị mua bán trên địa bàn, qua đó giảm thiểu phát sinh các trường hợp mới và tái bị mua bán trở lại.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
- 100% các trường hợp sau khi được xác định là nạn nhân bị mua bán được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu và hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của nạn nhân.
- 100% các địa phương có nguy cơ cao, có nạn nhân bị mua bán tổ chức tuyên truyền phòng, chống mua bán người.
- Trên 80% cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Rà soát, thống kê số liệu, lập hồ sơ quản lý đối với các nạn nhân bị mua bán trên địa bàn; phân chia rõ độ tuổi, giới tính, nguyên nhân bị mua bán, đánh giá nhu cầu, theo dõi các chế độ, chính sách đã được hỗ trợ,…; đảm bảo cho công tác quản lý và hỗ trợ nạn nhân.
2. Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp ở cộng đồng, đa dạng về hình thức, nội dung thu hút được nhiều người tham gia, phù hợp với tình hình thực tế, chú trọng đối với các địa phương có vùng biên giới, ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống và đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các Chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác như chương trình giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm...; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người năm 2022 (30/7) theo chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp tình hình ở các địa phương.
3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán; rà soát, đầu tư nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất cho Trung tâm công tác xã hội Quảng Nam đảm bảo cho việc tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu, thực hiện quy trình chuyển tuyến cho nạn nhân bị mua bán; các địa phương tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán vay vốn từ các chương trình của ngân hàng Chính sách xã hội, các chương trình vay vốn khác để phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở cộng đồng.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn; tổ chức các khoá tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ làm công tác quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân bị mua bán ở các cơ sở cung cấp dịch vụ và ở các xã, phường, thị trấn; tập trung phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng tiếp cận, tư vấn tâm lý đảm bảo cho công tác quản lý và hỗ trợ nạn nhân; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
5. Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị, Mặt trận, Hội, đoàn thể của tỉnh có liên quan và địa phương trong việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định tại Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả phòng, ngừa và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nước.
6. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện các quy định về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường giám sát các hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài; kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót trên lĩnh vực này.
Từ nguồn ngân sách các cấp được bố trí trong dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức chi công tác hỗ trợ nạn nhân theo Luật phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan thực hiện các quy định hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán; xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về ở cộng đồng.
- Tổ chức đào tạo giảng viên nguồn cho cán bộ làm công tác quản lý ở cấp tỉnh, huyện; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở cung cấp các dịch vụ và ở các xã, phường, thị trấn làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
- Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, hỗ trợ, chuyển tuyến đối với nạn nhân bị mua bán; thực hiện nâng cấp, cải tạo các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho công tác này.
- Tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị và địa phương về việc thực hiện chính sách pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường giám sát các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm.
- Chủ trì, chỉ đạo Công an địa phương thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và bảo vệ nạn nhân theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người, gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác minh, xác định, lập hồ sơ đối với nạn nhân bị mua bán cho cán bộ chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, cửa khẩu; giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về theo đúng quy định.
- Phối hợp với địa phương, cơ quan chức năng ở nước bạn xác minh thông tin đối với nạn nhân được giải cứu hoặc tự trở về qua đường biên giới, cửa khẩu, bàn giao cho các cơ quan chức năng thực hiện các bước tiếp theo trong việc tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, các chi nhánh Trợ giúp pháp lý hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho nạn nhân bị mua bán; phối hợp với các ngành, đơn vị và địa phương tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống mua bán người; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người không phù hợp, còn bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Chỉ đạo cơ sở y tế địa phương hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh cho nạn nhân bị mua bán tại các điểm tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.
Tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán ngân sách chi thường xuyên năm 2022 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo cho công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
Chỉ đạo cơ sở giáo dục trên địa bàn đưa vào chương trình ngoại khóa nội dung tuyên truyền về phòng, chống mua bán người; tạo điều kiện cho nạn nhân là học sinh được tiếp tục theo học các lớp văn hóa.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn năm 2022, để triển khai thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo cho các ngành, đơn vị và địa phương, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ, chuyển tuyến cho nạn nhân bị mua bán; phối hợp, thực hiện xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người ở cộng đồng; lồng ghép công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vào các hoạt động, chương trình kinh tế - xã hội khác ở địa phương; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người ở cộng đồng.
- Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác hỗ trợ nạn nhân, thực hiện các chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở các địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6), năm (trước ngày 10/12) tham mưu báo cáo thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể tỉnh
Tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo cho các tổ chức thành viên, Hội, đoàn thể ở các cấp tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người; tham gia công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho vay vốn, tạo việc làm, phát triển kinh tế giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng; lồng ghép các nội dung công tác về phòng, chống mua bán người vào các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ An ninh Tổ quốc” ở địa phương; vận động toàn dân tham gia tố giác tội phạm mua bán người.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh năm 2022, yêu cầu các Sở, ngành, Mặt trận, Hội, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp, triển khai thực hiện đạt kết quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2406/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
- 2Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2022 về phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- 1Quyết định 4659/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức chi công tác hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ nạn nhân theo Luật Phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2406/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Kế hoạch 4215/KH-UBND năm 2021 triển khai công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 8Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2022 về phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Kế hoạch 1143/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
- Số hiệu: 1143/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra