Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10619/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 28 tháng 11 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn nhằm đáp ứng số lượng, chất lượng nước và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân nông thôn góp phần quản lý rủi ro, khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lưu lượng, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2025: phấn đấu trên 97,5% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 40% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại khu vực nông thôn; tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn tập trung có công suất từ 100m3/ngày đêm trở lên được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 100%.
b) Đến năm 2030: có trên 98% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; phấn đấu tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt khoảng 80%.
II. Nhiệm vụ, giải pháp:
1. Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về cấp nước an toàn khu vực nông thôn:
a) Chính quyền các cấp, các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn; chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, cấp nước an toàn, chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, Luật Tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; kết quả tuyên truyền cần đạt được là nâng cao nhận thức về tính quan trọng của công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, cấp nước an toàn, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; xác định được đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
b) Tuyên truyền, vận động tổ chức, nhân dân, giám sát, quản lý, chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh hiện tượng sử dụng lãng phí nước sạch, thải bỏ chất thải vào nguồn nước và các tác động không có lợi đến chất lượng và trữ lượng nước; phân cấp ủy quyền để quản lý đầu tư thực hiện xây dựng các công trình cấp nước nông thôn tập trung; truyền thông qua các đoàn thể xã hội, phương tiện thông tin, truyển thông đại chúng bằng nhiều hình thức (phát thanh, truyền hình địa phương, ấn phẩm, báo, tờ rơi…) kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến người dân về quản lý, bảo vệ và sử dụng nước sạch an toàn, tiết kiệm (tập trung tuyên truyền cao điểm vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hằng năm, ngày Môi trường thế giới…).
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách:
a) Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
b) Xây dựng chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
c) Hoàn thiện quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
3. Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước:
a) Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2766/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 và Kế hoạch số 7050/KH-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện các quy định về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
b) Chính quyền địa phương các cấp, các sở ngành liên quan tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp; kiên quyết xử lý đối với hành vi xả thải không qua cấp phép, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép theo quy định của pháp luật; xác định mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải.
c) Xây dựng, vận hành hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, tiếp tục vận hành, rà soát, bổ sung các vị trí quan trắc chất lượng các nguồn cấp nước sinh hoạt nhằm kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây tác động đến các nguồn cấp nước sinh hoạt; siết chặt quản lý, khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ sụt lún đất, kiên quyết xử lý đối với hành vi khai thác khi chưa được cấp phép theo quy định của pháp luật; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép; đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng.
d) Quan tâm đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khan hiếm nước bằng nhiều hình thức công trình với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả (đào ao hồ nhỏ, công trình dâng nước bằng rọ đá trên suối nhỏ…); rà soát, thực hiện các quy định về lập thủ tục, hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các công trình cấp nước nông thôn thuộc đối tượng theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
4. Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống cấp nước:
a) Triển khai lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn cho từng hệ thống cấp nước.
b) Đấu nối mở rộng các công trình cấp nước sạch tập trung có đủ năng lực, nhà máy cấp nước sạch đô thị ra khu vực nông thôn, khu vực cấp nước không ổn định để thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng nước, thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành, giảm giá thành sản xuất ra nước sạch.
c) Tập trung đầu tư mở rộng, cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước nông thôn tập trung; thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, công trình cấp nước và xây dựng mới các hệ thống cấp nước tập trung.
d) Chuyển giao công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung hoạt động kém hiệu quả do UBND cấp xã, tổ tự quản quản lý cho các đơn vị có đủ năng lực để quản lý, đầu tư, khai thác, vận hành hoặc về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình công công thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành (theo Thông báo số 86/TB-UBND ngày 22/4/2019 và Văn bản số 5759/UBND-TL ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh).
đ) Rà soát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất phương án xử lý đối với các công trình cấp nước không hoạt động hoặc hoạt động kém bền vững; tiếp tục hoàn thành các hồ sơ, thủ tục thanh lý những công trình hư hỏng, không thể khắc phục để tồn trên sổ sách theo dõi trong thời gian dài.
5. Đào tạo, nâng cao năng lực về bảo đảm cấp nước an toàn:
a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước trong việc tổ chức quản lý thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn.
b) Đối với các đơn vị cấp nước: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị; tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn.
6. Kiểm tra, giám sát:
a) Các đơn vị cấp nước tự thực hiện nội kiểm chất lượng nước theo quy định hiện hành.
c) Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công thực hiện; đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai kế hoạch; hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc lập và thực hiện các nội dung kế hoạch cấp nước an toàn của các hệ thống cấp nước (phạm vi cấp nước an toàn, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước, áp lực, tính liên tục trong cấp nước...).
7. Ứng dụng công nghệ trong thực hiện cấp nước an toàn:
a) Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, thông minh, vật liệu thân thiện với môi trường phục vụ điều tiết nguồn nước, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
b) Ứng dụng và lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; từng bước mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống.
III. Về nhu cầu đầu tư và kinh phí thực hiện:
1. Nhu cầu dự kiến đầu tư:
Tổng nhu cầu kinh phí dự kiến đầu tư để triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 khoảng 1.294 tỷ đồng, trong đó: sửa chữa, nâng cấp khoảng 119 tỷ đồng; xây mới các công trình cấp nước tập trung nông thôn khoảng 1.107 tỷ đồng; tập huấn công tác quản lý, vận hành khoảng 2 tỷ đồng; kiểm tra chất lượng nước khoảng 33 tỷ đồng; cấp bù giá nước sạch nông thôn khoảng 33 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục I, II, III, IV, V kèm theo Kế hoạch này)
2. Nguồn vốn thực hiện: Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
b) Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị cấp nước xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh
c) Tổ chức biên tập và ban hành tài liệu hướng dẫn; tổ chức tập huấn về xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn tập trung; về nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã, người làm công tác quản lý vận hành công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
d) Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị cấp nước theo dõi, giám sát và duy trì số lượng, chất lượng nước; xây dựng thông tin, dữ liệu, kế hoạch, lộ trình và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn của các hệ thống cấp nước khu vực nông thôn.
đ) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này của từng sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả kế hoạch này; định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục Thủy lợi về tiến độ, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch này.
e) Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố thực hiện rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án cung cấp nước sạch nông thôn thực hiện kêu gọi thu hút đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Xây dựng: Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Lâm Đồng và chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 10045/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch Phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 và các quy định liên quan.
3. Sở Y tế:
a) Khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tếb) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung (nếu phát hiện bất thường, hoặc nước không bảo đảm chất lượng phải thông báo kịp thời, yêu cầu đơn vị cung cấp nước đình chỉ việc cấp nước và tìm biện pháp khắc phục, giải quyết); hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông cho người dân về việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, góp phần phòng, chống dịch bệnh.
c) Quản lý chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh theo thẩm quyền, thông báo cho các đơn vị cấp nước biết để phối hợp và có biện pháp xử lý nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu, đề xuất tổ chức thực hiện: khoanh định vùng hạn chế và khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; công bố danh mục nguồn nước nội tỉnh có thể khai thác cho mục đích sinh hoạt; công tác ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
b) Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với lưu vực sông nội tỉnh.
c) Tiếp tục thực hiện và rà soát, bổ sung các vị trí quan trắc chất lượng các nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ nguồn nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
d) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước, nguồn nước nội tỉnh, hồ ao, đầm không san lấp trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tin, bài, tuyên truyền đúng định hướng các nội dung về vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ công trình và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, trách nhiệm bảo vệ nguồn nước và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; phát huy năng lực, nội lực trong công tác xây dựng, bảo vệ và quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí vốn đầu tư và lồng ghép Kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào các chương trình, dự án thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của tỉnh.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án phục vụ hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án cấp nước an toàn khu vực nông thôn đảm bảo cấp nước an toàn theo chức năng, nhiệm vụ.
7. Sở Tài chính:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu thanh lý, hủy bỏ đối với các công trình cống nước sinh hoạt nông thôn tập trung không còn khả năng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo quy định đối với những công trình thuộc thẩm quyền thanh lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền cấp bù giá nước theo phương án quản lý, vận hành và khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách hàng năm để thực hiện đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; rà soát, đề xuất phân vùng cấp nước theo quy định; kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ sụt lún đất; cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước; thông báo kịp thời với đơn vị cấp nước những trường hợp phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp; thông báo tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu cần thiết).
b) Chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, nguồn được phân cấp, nguồn vốn bố trí hàng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung nông thôn bị hư hỏng, hoạt động kém bền vững; đầu tư xây dựng mới, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước cho người dân để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch.
c) Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn; phối hợp xây dựng thông tin, dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn.
d) Xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, thực hiện hoặc đề nghị các đơn vị chủ sử dụng, quản lý các hồ chứa thực hiện nạo vét nhằm tăng dung tích, đảm bảo nguồn nước dự trữ, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự số ô nhiễm nguồn nước.
đ) Chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống lấn chiếm sông, suối, ao, hồ chứa nướce) Chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn xây dựng phương giá nước trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Rà soát năng lực, hoạt động của các đơn vị cấp nước để sắp xếp củng cố, kiện toàn đảm bảo năng lực quản lý công trình và đề xuất phương án xử lý, chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp đối với các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả;
g) Rà soát hoạt động của các công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn, đề xuất phương án xử lý, chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp đối với các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả.
h) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ liên quan đến kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tại địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/9 để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
9. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng nước hộ gia đình đảm bảo an toàn.
b) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn hộ gia đình thực hiện thu, xử lý và trữ nước hộ gia đình; vận động nhân dân tuân thủ các quy định trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; thông báo kịp thời cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình cấp nước hộ gia đình khi nhận được khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến chất lượng nguồn nước và nước cấp; thống kê danh sách hộ gia đình thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
c) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công trình cấp nước nông thôn, bảo vệ nghiêm ngặt chất lượng nguồn nước; phối hợp với các đơn vị quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tổ chức xác định trên thực địa và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; định kỳ, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cấp nước an toàn cho UBND cấp huyện trước ngày 10/10 để tổng hợp, báo cáo theo quy định; thực hiện nội dung quy định tại Mục 11 Phần IV Kế hoạch này khi được giao quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung.
10. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợiCó trách nhiệm quản lý hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định, kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, phối hợp kịp thời các hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước; rà soát, thống kê, lập danh mục tất cả các cơ sở phát sinh nước thải, các vị trí xả thải (nước thải, rác thải) gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp vào công trình thủy lợi được giao khai thác, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
11. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân cấp nước sạch nông thôn:
a) Phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị quản lý; xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do đơn vị quản lý.
b) Chủ động đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp nước cho người dân đáp ứng số lượng và chất lượng. Hằng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện và cấp xã về kết quả phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình do đơn vị quản lý.
d) Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm an toàn; công khai thông tin về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị; phối hợp xây dựng thông tin, dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
đ) Xây dựng phương án giá nước và cấp bù giá nước (nếu có) tại các công trình được giao quản lý trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định; kiểm soát và công khai thông tin chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp theo quy định; rà soát, thực hiện các quy định về lập thủ tục, hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các công trình cấp nước nông thôn theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch này, các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ động đề xuất, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định; đồng thời, định kỳ trước ngày 30/10 hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Cục Thủy lợi./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I:
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 10619/KH-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Tên công trình | Năm xây dựng | Công suất phục vụ (m3/ngày.đêm) | Số hộ cấp nước | Nguồn | Phạm vi cấp nước | Thời gian thực hiện cấp nước an toàn | Đơn vị thực hiện cấp nước an toàn | Nội dung chính |
I | Huyện Lạc Dương |
|
|
|
|
|
|
| Đánh giá mức độ tác động rủi ro đối với công trình; Xây dựng biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra đối với công trình; Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng đối với công trình; Xây dựng biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục hậu quả đối với công trình. |
1 | Hệ thống cấp nước Đạ Nhim | 1997 | 110.0 | 293 | nước mặt | xã Đạ Nhim | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Lạc Dương | |
2 | Hệ thống cấp nước xã Đạ Sar | 2008 | 110.0 | 300 | nước mặt | xã Đạ Sar | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Lạc Dương | |
II | Huyện Đơn Dương |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Hệ thống cấp nước tự chảy R'Lơm | 2001, SC 2006 | 160.0 | 420 | nước mặt | xã Tu Tra | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đơn Dương | |
2 | Hệ thống cấp nước tự chảy Diom A | 2000 | 110.0 | 292 | nước mặt | xã Lạc Xuân | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đơn Dương | |
3 | Hệ thống cấp nước tự chảy Lạc Lâm | 2002 | 540.0 | 1500 | nước mặt | xã Lạc Lâm | 2024-2028 | UBND xã Lạc Lâm | |
III | Huyện Di Linh |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công trình nước tự chảy Tam Bố | 2011 | 180.0 | 477 | nước mặt | xã Tam Bố | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Di Linh | |
2 | Công trình cấp nước Dalaon | 2007 | 370.0 | 1013 | nước mặt | xã Hòa Bắc | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Di Linh | |
3 | Nước tự chảy Gia Bắc (Nao Sẻ) | 2001 | 120.0 | 320 | nước mặt | xã Gia Bắc | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Di Linh | |
4 | Công trình cấp nước Đinh Trang Thượng | 2020 | 250.0 | 680 | nước mặt | xã Đinh Trang Thượng | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Di Linh | |
5 | Công trình cấp nước thôn Bờ Nơm | 2016 | 130.0 | 335 | nước mặt | xã Sơn Điền | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Di Linh | |
IV | Huyện Đạ Huoai |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công trình nước tự chảy xã Phước Lộc | 2015 | 150.0 | 403 | nước mặt | xã Phước Lộc | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đạ Huoai | |
2 | Công trình cấp nước Đạ Oai | 2011 | 230.0 | 623 | nước mặt | xã Đạ Oai | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đạ Huoai | |
3 | Công trình hệ thống mở rộng Đạ P'Loa, Đoàn Kết (Đạ Xị) | 2015 | 480.0 | 1307 | nước mặt | xã Đoàn Kết, Đạ Ploa | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đạ Huoai | |
V | Huyện Đam Rông |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công trình NSH 1,2 | 2012 | 120.0 | 333 | nước mặt | xã Liêng Srôn | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông | |
2 | Công trình NSH xã Đạ Long | 2001 | 110.0 | 300 | nước mặt | xã Đạ Long | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông | |
3 | Công trình NSH Đầm Ròn | 2006; SC2016 | 300.0 | 819 | nước mặt | xã Đạ M'Rông | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông | |
4 | Công trình NSH thôn 3,4 | 2007 | 110.0 | 294 | nước mặt | xã Rô Men | 2024-2028 | Ban QLDA ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông | |
17 | Tổng |
| 3.580 | 9.709 |
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II:
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP, SỬA CHỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 10619/KH-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh)
STT | Tên công trình | Năm XD | Loại hình | Quy mô cấp nước | Nội dung Nâng cấp, sửa chữa | Phân theo nguồn vốn (triệu đồng) | Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí (triệu đồng) |
| |
| |||||||||
NS huyện | NS tỉnh |
| |||||||
I | HUYỆN LẠC DƯƠNG |
|
| 510 |
| - | 25.300 | 25.300 |
|
1 | Hệ thống cấp nước Đưng Knớ, xã Đưng K'Nớ 1,2 | 1998 | TC | 186 | Sửa chữa đập dâng, bể lọc nước và các hệ thống tuyến ống cấp nước |
| 12.300 | 12.300 |
|
| |||||||||
2 | Hệ thống cấp nước Lán Tranh, xã Đưng K'Nớ | 2014 | TC | 118 | Bổ sung hệ thống xử lý nước, sửa chữa hư hỏng đường ống |
| 3.000 | 3.000 |
|
3 | Hệ thống cấp nước Long Lanh, xã Đạ Chais | 2008 | TC | 206 | Chuyển vị trí lấy nước sang nhánh khác, đầu tư hệ thống xử lý nước |
| 10.000 | 10.000 |
|
II | HUYỆN ĐƠN DƯƠNG |
|
| 2.468 |
| - | 6.000 | 6.000 |
|
1 | CT giếng khoan Suối Thông A1, xã Đạ Ròn | 2005 | GK | 100 | Sửa chữa hệ thống điện, đường ống, đồng hồ và sơn sửa chân bồn nước; bổ sung hệ thống lọc nước |
| 300 | 300 |
|
2 | CT giếng khoan Suối Thông A2, xã Đạ Ròn | 2006 | GK | 60 | Sửa chữa hệ thống điện, đường ống, đồng hồ và sơn sửa chân bồn nước; bổ sung hệ thống lọc nước |
| 300 | 300 |
|
3 | CT giếng khoan Taluy 1, xã Ka Đô | 2006 | GK | 80 | Thổi rửa giếng, sơn sửa chân bồn, hệ thống điện, bổ sung hệ thống lọc nước. |
| 300 | 300 |
|
4 | CT giếng khoan Ka đô mới 1, xã Ka Đô | 2012 | GK | 65 | Khoan giếng thêm và sửa chữa, bổ sung hệ thống lọc nước và nâng cấp đường ống cho 50 hộ. |
| 500 | 500 |
|
5 | CT giếng khoan Ha ma nhai, xã Pró | 2007 | GK | 71 | Thổi rửa và nâng cấp hệ thống đường ống cho 30 hộ dân,bổ sung hệ thống lọc nước. |
| 300 | 300 |
|
6 | CT giếng khoan UBND xã Pró | 2016 | GK | 100 | Thay thế hệ thống đường ống bị hư hỏng, lắp thêm van chia nước, bổ sung hệ thống lọc nước. |
| 500 | 500 |
|
7 | CT giếng khoan Ka Đơn | 2012 | GK | 72 | Xây dựng hệ thống lọc, thay bồn chứa nước mới, sửa chữa hệ thống chân bồn và móng chân bồn |
| 300 | 300 |
|
8 | HCN Tu Tra | 2001 | TC | 420 | Sửa chữa lại hệ thống đường ống, ống dẫn nước |
| 2.500 | 2.500 |
|
9 | NTC Lạc Lâm | 2002 | TC | 1.500 | Sửa chữa bể lắng |
| 1.000 | 1.000 |
|
III | HUYỆN ĐỨC TRỌNG |
|
| 1.009 |
| - | 13.250 | 13.250 |
|
1 | Công trình giếng khoan K'Nai, xã Phú Hội | 2007 | GK | 40 | Sửa chữa hư hỏng nhỏ |
| 50 | 50 |
|
2 | Công trình cấp NSH thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội | 2015 | GK | 26 | Bổ sung khoan thêm giếng mới và hệ thống đường ống |
| 350 | 350 |
|
3 | Công trình giếng khoan thôn K'Long Bông, xã Tà Năng | 2015 | GK | 67 | Bổ sung khoan giếng mới, thiết bị lọc nước, hẹ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
4 | Công trình GK Láng Mít, thôn Tà Nhiên, xã Tà Năng | 2005 | GK | 72 | Sửa chữa hệ thống đường ống, đồng hồ và hệ thống lọc |
| 250 | 250 |
|
5 | Công trình giếng khoan thôn Tân Phú, xã Tân Hội | 2005 | GK | 15 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 100 | 100 |
|
6 | Công trình giếng khoan thôn Gia Bá, xã Tân Hội | 2005 | GK | 15 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 100 | 100 |
|
7 | Công trình giếng khoan thôn Tân Hiệp, xã Tân Hội | 2005 | GK | 20 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 100 | 100 |
|
8 | Công trình giếng khoan Hiệp Hòa, Ninh Gia | 2012 | GK | 50 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 250 | 250 |
|
9 | Công trình giếng khoan Ma Am, xã Đà Loan | 2004 | GK | 70 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 200 | 200 |
|
10 | Công trình giếng khoan K'Long C, xã Hiệp An | 2007 | GK | 120 | Sửa chữa bồn chứa nước, lắp đặt thiết bị lọc; nâng cấp mở rộng hệ thống tuyến đường ống |
| 1.000 | 1.000 |
|
11 | CT Tự chảy Đại Dương, xã Hiệp An | 2005 | TC | 86 | Nâng cấp, sửa chữa công trình |
| 8.000 | 8.000 |
|
12 | Công trình giếng khoan K67, thôn Ma Bó, xã Đạ Quyn | 2008 | GK | 40 | Bổ sung thiết bị lọc và sửa chữa một số hư hỏng tại bồn chứa, đường ống |
| 100 | 100 |
|
13 | Công trình giếng khoan (K61), thôn Toa Cát , xã Đạ Quyn | 2006 | GK | 47 | Bổ sung thiết bị lọc, thay bồn chứa, một số vị đường ống bị hư và đồng hồ cấp nước |
| 250 | 250 |
|
14 | Công trình giếng khoan (K62), thôn Toa Cát, xã Đạ Quyn | 2006 | GK | 37 | Bổ sung thiết bị lọc, thay bồn chứa, một số vị đường ống bị hư và đồng hồ cấp nước |
| 250 | 250 |
|
15 | Công trình giếng khoan Tân Hạ 1, xã Đạ Quyn | 2005 | GK | 22 | Bổ sung thiết bị lọc, một số vị đường ống bị hư và đồng hồ cấp nước |
| 250 | 250 |
|
16 | Công trình giếng khoan Tân Hạ 2, xã Đạ Quyn | 2005 | GK | 25 | Bổ sung thiết bị lọc, một số vị đường ống bị hư và đồng hồ cấp nước |
| 350 | 350 |
|
17 | Công trình giếng khoan Tân Hạ 3, xã Đạ Quyn | 2006 | GK | 35 | Bổ sung thiết bị lọc, thay bồn chứa, một số vị đường ống bị hư và đồng hồ cấp nước |
| 350 | 350 |
|
18 | HCN N'Thol hạ (Hệ cấp nước trường học và trạm xá N'Thôn Hạ) | 2005 | GK | 96 | Thay bồn chứa, bổ sung hệ thống lọc, hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
19 | Công trình giếng khoan Đoàn Kết, xã N'Thol Hạ | 2008 | GK | 41 | Thay bồn chứa, bổ sung hệ thống lọc, hệ thống đường ống, đồng hồ |
| 150 | 150 |
|
20 | Công trình giếng khoan Bia Ray, xã N'Thol Hạ | 2008 | GK | 85 | Bổ sung hệ thống lọc, một số vị trí đường ống, đồng hồ cấp nước |
| 150 | 150 |
|
IV | LÂM HÀ |
|
| 307 |
| - | 1.000 | 1.000 |
|
1 | Công trình Giếng khoan thôn 5, xã Tân Thanh | 2008 | GK | 87 | Khoan giếng mới, bổ sung bộ lọc, bổ sung đường ống đấu nối |
| 500 | 500 |
|
2 | Công trình Giếng khoan thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn | 2017 | GK | 100 | Sửa chữa giếng khoan và nâng cấp hệ thống đường ống. |
| 250 | 250 |
|
3 | Công trình Giếng khoan thôn Đạ Kốh, xã Đạ Đờn | 2007 | GK | 120 | Sửa chữa giếng khoan, hệ thống đường ống |
| 250 | 250 |
|
| |||||||||
V | HUYỆN DI LINH |
|
| 668 |
| - | 5.993 | 5.993 |
|
1 | Công trình nước tự chảy xã Tam Bố | 2011 | TC | 477 | Nâng cấp hệ thống đường ống để nâng công suất phục vụ |
| 2.500 | 2.500 |
|
2 | Công trình Giếng khoan thôn K'Brạ1, xã Tân Nghĩa | 2008 | GK | 25 | Sửa chữa hệ thống đường ống và lắp đặt đồng hồ, trụ vòi cho các hộ dùng nước |
| 179 | 179 |
|
3 | Công trình Giếng khoan thôn Gia Bắc 1, xã Tân Nghĩa | 2006 | GK | 42 | Sửa chữa hệ thống đường ống và lắp đặt đồng hồ, trụ vòi cho các hộ dùng nước |
| 114 | 114 |
|
4 | Công trình Giếng khoan thôn 2, xã Gia Hiệp | 2006 | GK | 32 | Sửa chữa hệ thống đường ống |
| 200 | 200 |
|
5 | Công trình Giếng khoan Hà Giang (cũ), xã Sơn Điền; (Thôn Jang Pàr mới) | 2016 | GK |
| Công trình cũ chỉ có giếng khoan: Xây dựng mới |
| 1.700 | 1.700 |
|
6 | Công trình Giếng khoan Ka Liêng, xã Sơn Điền | 2007 | GK | 62 | Sửa chữa hệ thống đường ống và lắp đặt đồng hồ, trụ vòi cho các hộ dùng nước |
| 1.200 | 1.200 |
|
7 | Công trình Giếng khoan thôn 1, xã Tân Lâm | 2008 | GK | 30 | Sửa chữa hệ thống đường ống |
| 100 | 100 |
|
VI | TP BẢO LỘC |
|
| 442 |
| - | 1.150 | 1.150 |
|
1 | Công trình cấp nước thôn 6,7, xã Đại Lào | 2016 | GK | 200 | thay đồng hồ nước, xây dựng bể lọc phèn |
| 500 | 500 |
|
2 | Công trình cấp nước số 1 thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu | 2005 | GK | 60 | thay bồn chứa nước, thay mới đồng hồ nước |
| 150 | 150 |
|
3 | Công trình cấp nước số 2 thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu | 2006 | GK | 54 | thay đồng hồ nước |
| 100 | 100 |
|
4 | Công trình cấp nước số 3 thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu | 2006 | GK | 49 | thay đồng hồ nước, xây dựng bể lọc phèn |
| 200 | 200 |
|
5 | Công trình cấp nước số 4 thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu | 2008 | GK | 46 | thay đồng hồ nước |
| 100 | 100 |
|
6 | Công trình cấp nước số 5 thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu | 2012 | GK | 33 | thay đồng hồ nước |
| 100 | 100 |
|
VII | HUYỆN BẢO LÂM |
|
| 939 |
| - | 9.105 | 9.105 |
|
1 | Giếng khoan số 3, thôn 1, xã Lộc Lâm | 2008 | GK | 34 | Thay máy bơm, sửa chữa đường ống |
| 500 | 500 |
|
2 | Giếng khoan thôn 2, xã Lộc Lâm | 2008 | GK | 34 | Thay máy bơm, xây dựng hệ thống lọc, sửa chữa đường ống |
| 350 | 350 |
|
3 | Giếng khoan thôn 3, xã Lộc Lâm | 2006 | GK | 30 | Thay máy bơm, sửa chữa đường ống |
| 350 | 350 |
|
4 | Giếng khoan số 1, thôn 4 xã Lộc Phú | 2007 | GK | 47 | Sửa chữa bơm và hệ thống đường ống |
| 350 | 350 |
|
5 | Giếng khoan thôn 2, xã B'lá | 2012 | GK | 35 | Sửa chữa bơm và hệ thống đường ống |
| 230 | 230 |
|
6 | Giếng khoan số 1, thôn 4 xã B'lá | 2011 | GK | 45 | Sửa chữa bơm và hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
7 | Giếng khoan số 2, thôn 4, xã B'Lá | 2013 | GK | 45 | Sửa chữa bơm và hệ thống đường ống |
| 300 | 300 |
|
8 | Giếng khoan số 1, thôn 1, xã Lộc Tân | 2012 | GK | 50 | Khoan thêm giếng và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 300 | 300 |
|
9 | Giếng khoan số 2, thôn 1, xã Lộc Tân | 2011 | GK | 45 | Khoan thêm giếng và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 300 | 300 |
|
10 | Giếng khoan thôn 2, xã Lộc Tân | 2014 | GK | 110 | Súc rửa giếng, thay máy bơm, sửa chữa đường ống |
| 800 | 800 |
|
11 | Giếng khoan thôn 3, xã Lộc Tân | 2005 | GK | 30 | Khoan thêm giếng và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 300 | 300 |
|
12 | Giếng khoan thôn 6, xã Lộc Tân | 2017 | GK | 105 | Khoan thêm giếng và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 300 | 300 |
|
13 | Giếng khoan số 1, thôn 15, xã Lộc Thành | 2005 | GK | 30 | Thay máy bơm và sừa chữa hệ thống đường ống |
| 700 | 700 |
|
14 | Giếng khoan số 1, thôn 1, xã Lộc Bảo | 2005 | GK | 36 | Xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
15 | Giếng khoan số 2, thôn 1, xã Lộc Bảo | 2007 | GK | 39 | Thay máy bơm và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 350 | 350 |
|
16 | Giếng khoan số 1, thôn 3, xã Lộc Bảo | 2005 | GK | 2 | Thay máy bơm, xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
17 | Giếng khoan số 2, thôn 3, xã Lộc Bảo | 2012 | GK | 35 | Thay máy bơm, xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
18 | Giếng khoan số 1, thôn 4, xã Lộc Bắc | 2006 | GK | 40 | Thay máy bơm, xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 250 | 250 |
|
19 | Giếng khoan số 2, thôn 4, xã Lộc Bắc | 2007 | GK | 41 | Thay máy bơm, xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 250 | 250 |
|
20 | Giếng khoan số 3, thôn 4, xã Lộc Bắc | 2008 | GK | 32 | Thay máy bơm, xây dựng bể lọc và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 500 | 500 |
|
21 | Hệ thống nước tự chảy thôn 3, xã Lộc Bắc | 2004 | TC | 29 | Khoan thêm giếng và sửa chữa hệ thống đường ống |
| 400 | 400 |
|
22 | Giếng khoan thôn 2, xã Lộc Nam | 2019 | GK | 45 |
|
| 575 | 575 |
|
VIII | HUYỆN ĐẠ HUOAI |
|
| 1.844 |
| 10.000 | - | 10.000 |
|
1 | Công trình cấp nước Đoàn Kết | 1999 | TC | 177 | sửa chữa hệ thống đường ống, trụ vòi | 2.000 |
| 2.000 |
|
2 | Công trình cấp nước Đạ Ploa 1, xã Đạ Ploa | 2005 | TC | 348 | sửa chữa công trình đầu mối, hệ thống đường ống và hệ thống lọc | 1.000 |
| 1.000 |
|
3 | Công trình cấp nước Đạ Ploa 2, xã Đạ Ploa | 2007 | TC | 225 | Nạo vét công trình đầu mối, thay thế đồng hồ nước, trụ vòi | 2.000 |
| 2.000 |
|
4 | Công trình cấp nước Đạ Oai | 2011 | TC | 623 | Nạo vét đầu mối, thay thế đồng hồ nước, trụ vòi | 1.000 |
| 1.000 |
|
5 | Hệ thống cấp nước thôn Phước An, xã Phước Lộc | 2012 | TC | 68 | Nâng cấp hệ thống đường ống từ đầu mối về bể chứa nước, sửa chữa trụ vòi | 1.500 |
| 1.500 |
|
6 | Công trình cấp nước tự chảy xã Phước Lộc | 2015 | TC | 403 | Nâng cấp đường ống từ đầu mối về bể chứa trung tâm; xây dựng tuyến đường ống, lắp đặt trụ vòi, đồng hồ cấp nước bổ sung cho các thôn Phước Hồng, Phước Lạc. | 2.500 |
| 2.500 |
|
IX | HUYỆN ĐẠ TẺH |
|
| 233 |
| 1.000 | - | 1.000 |
|
1 | Công trình cấp nước thôn 4b- xã An Nhơn | 1998 | GK | 96 | Máy bơm, đường ống | 200 |
| 200 |
|
2 | Giếng khoan thôn 5a, xã An Nhơn | 2012 | GK | 40 | Máy bơm, đường ống | 150 |
| 150 |
|
3 | Giếng khoan thôn 5b, xã An Nhơn | 2006 | GK | 46 | Máy bơm, đường ống | 150 |
| 150 |
|
4 | Giếng khoan Tố Lan, xã An Nhơn | 2008 | GK | 51 | Máy bơm, đường ống, thiết bị lọc | 500 |
| 500 |
|
X | HUYỆN CÁT TIÊN |
|
| 256 |
| 134.80 | - | 134.80 |
|
1 | Giếng khoan thôn Đạ Cọ 1, xã Đồng Nai Thượng | 2013 | GK | 12 | Thay mới 10 đồng hồ; thay mới bồn chứa 15m3 | 39 |
| 39 |
|
2 | Giếng khoan thôn Bù Sa 1, xã Đồng Nai Thượng | 2007 | GK | 25 | Thay mới 03 đồng hồ nước | 3.3 |
| 3 |
|
3 | Giếng khoan thôn Bê Đê 1, xã Đồng Nai Thượng | 2007 | GK | 70 | Thay mới 01 đồng hồ nước, thay mới 15 vòi nước | 2.75 |
| 3 |
|
4 | Giếng khoan Bê Đê 3, xã Đồng Nai Thượng | 2019 | GK | 42 | Thay mới 15 đồng hồ nước | 22 |
| 22 |
|
5 | Giếng khoan thôn Bi Nao 1, xã Đồng Nai Thượng | 2008 | GK | 56 | Sửa chữa đường ống, thay mới 19 vòi nước | 5.0 |
| 5 |
|
6 | Giếng khoan thôn Bi Nao 2, xã Đồng Nai Thượng | 2020 | GK | 35 | Thay mới 34 đồng hồ nước, thay mới 1 số van điều tiết | 37.5 |
| 38 |
|
7 | Giếng khoan làng Bù Khiêu, xã Phước Cát 2 | 2017 | GK | 16 | Sửa chữa đường ống; thay mới 05 đồng hồ nước, vòi nước | 25.25 |
| 25 |
|
XI | HUYỆN ĐAM RÔNG |
|
| 2.422 |
| 9.454 | 37.000 | 46.454 |
|
1 | Công trình NSH 3, 4, 5, 6 xã Liêng Srônh (Nâng cấp 02 công trình nước sinh hoạt 3,4 và nước sinh hoạt 5,6) | 2003 | TC | 563 | Di dời, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước dọc tuyến đường thôn 4, với chiều dài khoảng 975m | 454 |
| 454 |
|
| |||||||||
| |||||||||
| |||||||||
2 | Công trình NSH thôn 1,2 xã Rô Men | 2011 | TC | 278 | Xây dựng mới đập đầu mối, hệ thống đường ống từ đầu mối về nhà điều hành, xây dựng hệ thống lọc, nhà điều hành, đồng hồ tại nhà hộ dân |
| 18.000 | 18.000 |
|
3 | Công trình NSH Đạ R'Sal, xã Đạ R'Sal | 2005 | TC | 228 | Đề xuất xây dựng công trình mới |
| 19.000 | 19.000 |
|
4 | Công trình NSH xã | 2001 | TC | 300 | nâng cấp đập đầu mối, đường ống dẫn, hệ thống lọc và đấu nối đồng hồ nước tới các hộ dân | 3.000 |
| 3.000 |
|
5 | Công trình NSH Đầm Ròn, xã Đạ M'Rông | 2006 | TC | 819 | xây dựng một số tuyến đường ống chính và đấu nối đồng hồ nước tới các hộ dân | 3.000 |
| 3.000 |
|
| |||||||||
6 | NSH tự chảy Đa Nhinh, xã Đạ Tông | 2004 | TC | 234 | xây dựng thêm 01 đập đầu mối để bổ sung nước đầu nguồn; đầu tư mới một số tuyến đường ống chính và đấu nối đồng hồ nước | 3.000 |
| 3.000 |
|
93 | TỔNG |
|
| 10.865 |
| 20.589 | 98.798 | 119.387 |
|
PHỤ LỤC III:
DỰ KIẾN DANH MỤC VÀ KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 10619/KH-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Tên công trình | Địa điểm xây dựng | Hình thức đầu tư | Quy mô cấp nước | Dự kiến kinh phí |
A | Danh mục dự kiến đầu tư |
|
| 32.046 | 878.000 |
1 | Đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung Trung tâm huyện Cát Tiên | Thị trấn Cát Tiên, xã Quảng Ngãi, xã Tư Nghĩa và xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên | Nâng cấp, mở rộng | 1.936 | 30.000 |
2 | Xây dựng hệ thống nước sạch cấp cho một số xã trên địa bàn huyện Cát Tiên. | Xã Tiên Hoàng; thôn Sơn Hải, thôn Phước Thái và thôn Phước Trung, xã Phước Cát, huyện Cát Tiên | Xây dựng mới | 1.300 | 40.000 |
3 | Xây dựng hệ thống nước sạch cấp cho một số xã trên địa bàn huyện Lạc Dương. | Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương | Xây dựng mới | 1.460 | 40.000 |
4 | Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Diom A | Thôn Diom A, thôn Diom B, thôn B'Kan và thôn Tân Hiên, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương | Nâng cấp, mở rộng | 700 | 16.000 |
5 | Xây dựng hệ thống nước sạch cấp cho một số xã trên địa bàn huyện Đơn Dương. | Xã Lạc Lâm; thôn Đồng Thạnh, thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B, thôn La Bouye, thôn Châu Sơn và thôn Lạc Bình, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương | Nâng cấp, mở rộng | 4.000 | 80.000 |
6 | Hệ thống cấp nước thôn 4, xã Lộc Nam | Thôn 4, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm | Xây dựng mới | 700 | 22.000 |
7 | Xây dựng hệ thống nước sạch cấp cho một số xã trên địa bàn huyện Đức Trọng | Xã Tà Hine, xã Đà Loan và xã Ninh Loan | Xây dựng mới | 4.000 | 150.000 |
8 | Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Tà Năng | Xã Tà Năng, huyện Đức Trọng | Xây dựng mới | 500 | 18.000 |
9 | Hệ thống cấp nước sinh hoạt Đa Quyn | Xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng | Xây dựng mới | 700 | 22.000 |
10 | Công trình cấp nước tập trung xã Đạ R'Sal | Thôn Phi Jút, thôn Păng Pế Nâm và thôn Păng Pế Dơng, xã Đạ R'Sal, huyện Đam Rông | Xây dựng mới | 600 | 21.000 |
11 | Công trình cấp nước tập trung xã Đạ K'Nàng | Thôn Đạ Mul, thôn Păng Dung và thôn Păng Xá, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông | Xây dựng mới | 900 | 22.000 |
12 | Công trình cấp nước tập trung xã Đạ Tông | Thôn Đa Kao 2, thôn Chiêng Cao Cil Múp, thôn Liêng Trang 1, thôn Liêng Trang 2, thôn Mê Ka và thôn N'Tôl, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông | Xây dựng mới | 750 | 23.000 |
13 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Phú Sơn | Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà | Xây dựng mới | 700 | 70.000 |
14 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Liên Hà | Thôn Đạ Sa, Tân Kết, Liên Hồ, Liên Kết, Sình Công và thôn Đạ Dâng, xã Liên Hà; thôn Nam Hưng, Hải Hà, Đức Hải và thôn Đức Bình, xã Hoài Đức; thôn Phúc Thọ 2, xã Tân Hà, huyện Đức Trọng | Xây dựng mới | 1.500 | 45.000 |
15 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Tân Thanh. | Thôn Đông Thanh, Đoàn Kết, Kon Pang, Hòa Bình, Tân An và thôn Phi Tô, xã Tân Thanh; thôn Quế Dương, Đức Long, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà | Xây dựng mới | 1.500 | 45.000 |
16 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Phúc Thọ. | Thôn Phúc Thanh, Phúc Hưng, Đạ Pe, Tân Sơn và thôn Phúc Tiến, xã Phúc Thọ; thôn Vinh Quang, Minh Dương và thôn Mỹ Hà, xã Hoài Đức; thôn Thạch Thất 2, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà | Xây dựng mới | 1.500 | 15.000 |
17 | Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Sơn Điền | Thôn B'Nơm, Đăng Cao, Con Sỏ, xã Sơn Điền, huyện Di Linh | Xây dựng mới | 300 | 12.000 |
18 | Hệ thống cấp nước thôn Lăng Kuh. | Thôn Lăng Kuh, thôn Hàng Hải, thôn Hàng Làng 1, 2 và một phần thôn Đăng Rách của xã Gung Ré, huyện Di Linh | Xây dựng mới | 800 | 25.000 |
19 | Đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc cấp cho xã Đại Lào | Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10 và thôn 11, xã Đại Lào, Tp. Bảo Lộc | Xây dựng mới | 2.100 | 42.000 |
20 | Đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc cấp cho xã Lộc Châu. | Thôn Tân An, thôn Tân Ninh, thôn Tân Thịnh, thôn Tân Vượng, thôn Tân Bình, thôn Ánh Mai 2 và thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, T.p Bảo Lộc | Xây dựng mới | 2.000 | 40.000 |
21 | Đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc cấp cho xã Lộc Thanh. | Thôn Thanh Xuân 1, thôn Thanh Xuân 2, thôn Tân Bình 1 và thôn Tân Bình 2, xã Lộc Thanh, T.p Bảo Lộc | Xây dựng mới | 1.500 | 30.000 |
22 | Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước xã Đạ Ploa - xã Đoàn Kết | Xã Đạ Ploa, xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai | Nâng cấp, mở rộng | 1.200 | 30.000 |
23 | Công trình cấp nước sinh hoạt Tôn K'Long | Tôn K'Long, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh | Xây dựng mới | 600 | 20.000 |
24 | Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đạ Lây. | Xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh | Xây dựng mới | 800 | 20.000 |
B | Danh mục công trình kêu gọi xã hội hóa đầu tư |
|
| 8.200 | 229.000 |
1 | Hệ thống cấp nước thôn 2, 3 xã Lộc Tân | Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm | Xây dựng mới | 500 | 16.000 |
2 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Phi Tô | Xã Phi Tô, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà | Xây dựng mới | 1.200 | 35.000 |
3 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Gia Hiệp - Đinh Lạc | Xã Gia Hiệp, xã Đinh Lạc và vùng phụ cận, huyện Di Linh | Xây dựng mới | 2.000 | 58.000 |
4 | Hệ thống cấp nước xã Hà Lâm - xã Phước Lộc | Xã Hà Lâm, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai | Xây dựng mới | 1.300 | 35.000 |
5 | Công trình cấp nước sinh hoạt xã An Nhơn | Xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh | Xây dựng mới | 600 | 18.000 |
6 | Công trình cấp nước tập trung xã Phi Liêng | Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông | Xây dựng mới | 1.200 | 35.000 |
7 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Quảng | Xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm | Xây dựng mới | 700 | 16.000 |
8 | Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Ngãi | Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm | Xây dựng mới | 700 | 16.000 |
| Tổng |
|
| 40.246 | 1.107.000 |
PHỤ LỤC IV:
DỰ KIẾN KINH PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC, TẬP HUẤN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH, CẤP BÙ GIÁ NƯỚC
I/. Chi phí tập huấn công tác quản lý vận hành:
STT | Thành phần tham dự | Số lượng | Người/ | Công tác phí | Phụ cấp lưu trú | Thành tiền | Tổng cộng |
[1] | [2] | [3] | [4] | [5] | [6] | [3]*[4]*[5]+[3]*[4]*[6] |
|
I | UBND các huyện, thành phố |
|
|
|
| 10.800.000 | 54000000 |
1 | Phòng nông nghiệp, phòng kinh tế | 12 | 1 | 120.000 | 180.000 | 3.600.000 | 18000000 |
2 | Ban QLDA ĐT&CTCC các huyện, thành phố | 12 | 2 | 120.000 | 180.000 | 7.200.000 | 36000000 |
II | UBND cấp xã |
|
|
|
| 33.300.000 | 166500000 |
1 | Lãnh đạo UBND cấp xã | 111 | 1 | 120.000 | 180.000 | 33.300.000 | 166500000 |
III | Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình | 277 | 2 | 120.000 | 180.000 | 166.200.000 | 831000000 |
IV | Chi phí tổ chức tập huấn, in ấn tài liệu |
|
|
|
| 150.000.000 | 750000000 |
| Tổng |
|
|
|
| 360.300.000 | 1801500000 |
| Làm tròn |
|
|
|
| 365.000.000 | 2.000.000.000 |
II/. Chi phí kiểm tra chất lượng nước:
STT | Loại công trình | Số mẫu/năm | Đơn giá | Thành tiền | Tổng cộng |
[1] | [2] | [3] | [4] | [5]=[3]x[4] |
|
1 | Công trình cấp nước nông thôn tập trung | 277 | 24.000.000 | 6.648.000.000 | 33.240.000.000 |
| Tổng |
|
| 6.648.000.000 | 33.000.000.000 |
III/. Cấp bù giá nước:
STT | Loại công trình | Hỗ trợ công/ | Hỗ trợ công/năm | Đơn giá (đồng/công/ tháng) | Thành tiền | Tổng cộng |
[1] | [2] | [3] | [4]=[3]x12 | [5] | [6]=[4]x[5] |
|
1 | Công trình cấp nước nông thôn tập trung | 277 | 3324 | 1.800.000 | 5.983.200.000 | 29.916.000.000 |
2 | Đấu nối từ công trình cấp nước đô thị | 31 | 372 | 1.800.000 | 669.600.000 | 3.348.000.000 |
| Tổng |
|
|
| 6.652.800.000 | 33.000.000.000 |
Tạm tính ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp bù giá nước: mỗi công trình hỗ trợ 1 suất lương nhân công quản lý, vận hành tương đương 1 tháng lương cơ bản.
PHỤ LỤC V:
DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 10619/KH-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh)
STT | Hạng mục hỗ trợ | Dự kiến kinh phí | Ghi chú |
1 | Xây dựng mới các công trình cấp nước tập trung nông thôn | 1.107.000 | Phụ lục III |
2 | Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình | 119.000 | Chi tiết theo PL II |
3 | Tập huấn công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn | 2.000 | Chi tiết theo PL IV |
4 | Kiểm tra chất lượng nước | 33.000 | Chi tiết theo PL IV |
5 | Cấp bù giá nước sạch nông thôn | 33.000 | Chi tiết theo PL IV |
| Tổng | 1.294.000 |
|
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('