Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/KH-UBND | Hưng Yên, ngày 01 tháng 6 năm 2022 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2022
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
Căn cứ Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 29/8/2012 của Tỉnh ủy Hưng Yên thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn;
Căn cứ Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 07/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022 như sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc, toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện thành công phát triển kinh tế - xã hội.
2. Công tác kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đảm bảo đúng thực chất, nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác, thống nhất giữa số liệu thực tế và số liệu tại Hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
- Huy động trẻ đến nhà trẻ đạt tỷ lệ 42%; trẻ đến lớp mẫu giáo đạt tỷ lệ trên 98,5%; trẻ 5 tuổi đến lớp và hoàn thành chương trình GDMN đạt tỷ lệ 100%;
- Đảm bảo 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
2. Phổ cập giáo dục tiểu học
- Đảm bảo 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ từ 98,5% trở lên, số trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ trên 99,8%; không có học sinh tiểu học bỏ học;
- Đảm bảo 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Đảm bảo 100% số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6; số thanh thiếu niên độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ trên 97,8%; số thanh thiếu niên độ tuổi 15-18 đã và đang học THPT, hoặc GDTX hoặc GDNN đạt tỷ lệ trên 90,7%; tỷ lệ lưu ban và bỏ học dưới 0,5%.
- Củng cố, duy trì 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 2 và mức độ 3, trong đó có trên 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 3; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2 và mức độ 3; tỉnh đạt chuẩn mức độ 2.
4. Xóa mù chữ
- Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-35 đạt tỷ lệ trên 99,97%; số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi 15 - 60 đạt tỷ lệ trên 99,94; số người được xóa mù chữ là 100 người (mỗi huyện, thị xã, thành phố 10 người);
- Đảm bảo 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2; tỉnh đạt chuẩn mức độ 2.
5. Đối với trẻ khuyết tật
Huy động được ít nhất 60% người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhằm duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục
Tiếp tục đầu tư về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí, cơ chế chính sách,... để bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp.
3. Tăng cường công tác quản lý
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2022 trên địa bàn kịp thời;
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thực hiện quy trình điều tra, nhập dữ liệu, xử lý và khai thác số liệu tại hệ thống phần mềm đảm bảo chính xác, không sai sót.
4. Duy trì, củng cố phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với người trong độ tuổi
Căn cứ kết quả điều tra năm 2021, tiếp tục huy động các đối tượng diện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ra lớp; tổ chức các lớp học xóa mù chữ (lớp 1, 2, 3), các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (lớp 4, 5) nhằm củng cố bền vững kết quả chống mù chữ, hạn chế mù chữ trở lại.
Tích cực tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, góp phần duy trì và củng cố nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; vận động các đối tượng thuộc diện mù chữ trên địa bàn tham gia lớp học xoá mù chữ; lưu trữ hồ sơ phổ cập đúng quy định.
- Các địa phương tổ chức tốt việc rà soát, điều tra, thu thập và điền các thông tin trên phiếu điều tra đảm bảo đúng, đủ, chính xác, rõ ràng;
- Cử người phụ trách việc cập nhật thông tin trên phiếu điều tra vào hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy trình và thống nhất số liệu giữa các bảng thống kê.
- Lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, tổ chức kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các cấp phải thực hiện theo đúng quy định.
* Nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện
a) Đối với xã, phường, thị trấn
- Điều tra; cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin điện tử: Hoàn thành trước ngày 15/9/2022;
- Tự kiểm tra, báo cáo số liệu thống kê và nộp hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về huyện/thị xã/thành phố: Trước ngày 30/9/2022.
b) Đối với huyện, thị xã, thành phố
- Rà soát, báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Trước ngày 05/10/2022;
- Hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn và nộp hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Sở Giáo dục và Đào tạo: Trước ngày 30/10/2022.
c) Đối với tỉnh
- Rà soát, báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Trước ngày 10/10/2022;
- Hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện, thị xã, thành phố: Trước ngày 30/12/2022.
Tăng cường sự phối hợp công tác giữa các cơ quan, ngành, đoàn thể và các tổ chức có liên quan thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn toàn tỉnh; Khuyến khích hoạt động tình nguyện dạy xóa mù chữ.
Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí, sách, vở hỗ trợ cho người dạy, người học xóa mù chữ.
Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp; lồng ghép với kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng để thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh và ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định;
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tỉnh để thực hiện công tác tuyên truyền, và tham gia điều tra, vận động người dân thường xuyên học tập, hưởng ứng phong trào học tập suốt đời góp phần xóa mù chữ, chống mù chữ trở lại;
- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn theo quy định;
- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, quản lý tài chính và bổ sung biên chế để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh liên quan kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định;
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh.
Rà soát, bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để bảo đảm tốt điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Hướng dẫn sử dụng, quản lý kinh phí hiệu quả, đúng quy định; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan xây dựng chính sách đối với người khuyết tật học xóa mù chữ. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các lớp học nghề đơn giản cho người mới biết chữ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh cơ cấu giáo viên phù hợp, tránh thừa hoặc thiếu cục bộ;
- Tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu theo quy mô phát triển giáo dục cho các đơn vị trường học, đặc biệt là giáo viên các trường mầm non, tiểu học, giáo viên ngoại ngữ dạy tiểu học. Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu tiên phù hợp cho những giáo viên đã hợp đồng nhiều năm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ lồng ghép với tuyên truyền về công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Đầu tư, nâng cấp, xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường còn khó khăn về cơ sở vật chất; tiếp tục xã hội hoá xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và cải tạo các hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh ...;
- Rà soát, luân chuyển, biệt phái giáo viên hợp lý tránh thừa hoặc thiếu cục bộ;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác chống mù chữ và hỗ trợ người học xóa mù chữ;
- Kiện toàn, phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn;
- Đôn đốc, kiểm tra công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và lập hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
8. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, nghề nghiệp
a) Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phân công trách nhiệm và hướng dẫn các tổ chức thành viên xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp hành động để tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em gái về sự cần thiết phải biết chữ;
- Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo điều tra, vận động và tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho người dân;
- Đề xuất với các cơ quan chức năng xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái học xóa mù chữ; tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ, trẻ em gái sau khi học chữ được học nghề, làm nghề để củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ và ổn định cuộc sống của gia đình.
c) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Phối hợp thực hiện công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; vận động thanh, thiếu niên chưa biết chữ tham gia học xóa mù chữ; tổ chức phong trào học sinh, sinh viên tình nguyện dạy xóa mù chữ cho người dân.
d) Hội Nông dân tỉnh
Phối hợp với chính quyền địa phương, ngành giáo dục và đào tạo, các đoàn thể tổ chức điều tra; vận động và tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho người dân.
e) Hội Khuyến học tỉnh
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức các lớp học xóa mù chữ và các lớp chuyên đề để củng cố kết quả biết chữ.
- Tổ chức vận động các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư tích cực vận động người chưa biết chữ tham gia các lớp xóa mù chữ.
Các sở, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ; báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) kết quả thực hiện theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 130/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 2Kế hoạch 94/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022
- 3Kế hoạch 1324/KH-UBND năm 2022 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025
- 4Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch điều tra đối tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022-2026
- 5Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Công văn 3312/SGDĐT-GDTrH năm 2022 thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 4464/KH-SGDĐT về tổ chức kiểm tra công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 3581/KH-SGDĐT về tổ chức kiểm tra công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 1Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
- 2Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 5Kế hoạch 94/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022
- 6Kế hoạch 1324/KH-UBND năm 2022 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025
- 7Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch điều tra đối tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022-2026
- 8Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 9Công văn 3312/SGDĐT-GDTrH năm 2022 thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Kế hoạch 4464/KH-SGDĐT về tổ chức kiểm tra công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Kế hoạch 3581/KH-SGDĐT về tổ chức kiểm tra công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2024
Kế hoạch 106/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022
- Số hiệu: 106/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra