Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 26 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Trên cơ sở kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Sóc Trăng năm 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố;

Nhằm tiếp tục tạo những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2022 với nội dung chủ yếu sau:

I. THỰC TRẠNG

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các giải pháp cải thiện Chỉ số PCI của tỉnh đã đạt được những thành quả bước đầu khi điểm số PCI đã tăng liên tiếp từ năm 2015, điều này phản ánh kết quả những nỗ lực kiên trì trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tuy nhiên, theo kết quả xếp hạng PCI năm 2019 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sóc Trăng đạt 63,7 điểm; tăng 1,88 điểm nhưng lại giảm 8 bậc so với xếp hạng PCI năm 2018; trong đó có 5 chỉ số tăng điểm, 5 chỉ số giảm điểm. Kết quả xếp hạng cũng cho thấy Tỉnh tuy có cải thiện nhưng chậm hơn các tỉnh, thành phố khác; đặc biệt vẫn còn những hạn chế nhất định, dẫn đến một số chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2019 hoặc vẫn còn điểm số ở mức thấp.

Theo cảm nhận của doanh nghiệp, Chỉ số PCI của tỉnh còn một số điểm lưu ý như:

- Cạnh tranh bình đẳng: Doanh nghiệp cảm nhận tỉnh vẫn còn ưu ái cho các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp thân quen.

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ tại tỉnh chưa đạt chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

- Tính minh bạch: Doanh nghiệp cho rằng nhận được thông tin, văn bản phản hồi của cơ quan nhà nước chậm; vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp đã giảm trong xây dựng chính sách, quy định của tỉnh; tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng chỉ có được tài liệu của tỉnh khi “có mối quan hệ” hoặc thỏa thuận khoản thuế phải nộp vẫn còn cao.

- Đào tạo lao động: Doanh nghiệp cho rằng sau khi bỏ chi phí tuyển dụng lao động, doanh nghiệp phải đào tạo lại để đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

- Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự: Tỷ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản tăng.

- Gia nhập thị trường: Cán bộ thực hiện đăng ký doanh nghiệp thiếu hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ, am hiểu chuyên môn chưa sâu, chưa nhiệt tình, thân thiện; thời gian xử lý hồ sơ tăng (tăng 0,75 ngày đối với đăng ký mới và 3,5 ngày đối với thay đổi đăng ký; thực tế xử lý không quá 02 ngày làm việc so với quy định là 03 ngày theo báo cáo của Trung tâm Phục vụ hành chính công).

- Tiếp cận đất đai: Tỷ lệ lo ngại về thủ tục và cán bộ nhũng nhiễu tăng.

- Chi phí thời gian: Doanh nghiệp cảm nhận tiêu cực trong công tác kiểm tra đều tăng như nội dung kiểm tra bị trùng lắp, số giờ cho mỗi cuộc làm việc với kiểm tra thuế đến 8 giờ.

- Chi phí không chính thức: Doanh nghiệp cho rằng các khoản chi phí không chính thức của các doanh nghiệp cùng ngành khá cao.

- Tính năng động của chính quyền tỉnh: Doanh nghiệp cảm nhận thái độ tích cực của chính quyền tỉnh với khu vực kinh tế tư nhân giảm.

Từ thực trạng trên cho thấy, Tỉnh cần có các giải pháp tích cực, cụ thể hơn nữa nhằm cải thiện điểm số các chỉ số này; đồng thời tiếp tục phát huy các chỉ số thực hiện tốt để có cải thiện tích cực vị trí xếp hạng PCI của Tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Về việc tích cực xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ

- Chủ động, tăng cường tính minh bạch, công khai, bình đẳng về thông tin, thủ tục hành chính, các chủ trương, chính sách, thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, dịch vụ sự nghiệp công, đặc biệt áp dụng thực hiện công nghệ thông tin qua cổng thông tin điện tử, website các sở, ban, ngành tỉnh, rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ về thông tin, môi trường pháp lý kinh doanh, tư vấn doanh nghiệp. Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm để tạo cơ hội giao lưu cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

- Đầu tư đúng mức, tập trung vào trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp. Hiệp hội cần chủ động hơn trong công tác phối hợp với các đơn vị, đồng thời đổi mới phương thức hoạt động.

- Đồng hành cùng doanh nghiệp, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện bộ chỉ số DDCI (đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện), kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ngành và địa phương trong việc phục vụ Nhân dân.

b) Về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh đã ban hành

Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chính sách của tỉnh như: Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Nghị quyết 07/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ tập huấn, đào tạo, áp dụng công nghệ trong doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, du lịch, cải tiến công tác truyền thông, thực hiện hiệu quả chương trình ươm tạo khởi nghiệp và chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo, khuyến khích phát triển doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện tốt Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

c) Nâng cao chất lượng đội ngũ thực thi công vụ

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức về trình độ, nhận thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho người dân. Xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định, có hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà, nhũng nhiễu, có thái độ cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân và doanh nghiệp.

2. Phân công thực hiện công việc các sở, ban, ngành và địa phương

Các sở, ban ngành và địa phương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số PCI tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2022 theo Phụ lục đính kèm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; hàng quý, 06 tháng, năm (trước ngày 05 của tháng tiếp theo tháng kết thúc quý, 06 tháng, năm) báo cáo tình hình thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch này theo quý, 06 tháng, kịp thời tìm ra các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để tháo gỡ cũng như giám sát, theo dõi quá trình thực hiện của các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh.

3. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 10/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- VCCI tại Cần Thơ;
- Các sở, ban ngành;
- Các cơ quan Trung ương tại tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự;
- Cục Quản lý thị trường;
- Cục Thống kê;
- Chi cục Hải quan Sóc Trăng;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội Doanh nghiệp;
- Liên minh Hợp tác xã;
- Báo Sóc Trăng;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: TH, KT, VX, XD, NC, NV, VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hoàng Nghiệp

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC SỞ, BAN NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI TỈNH SÓC TRĂNG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 26/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Stt

Nhiệm vụ, giải pháp

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện/hoàn thành

Ghi chú

1

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng

 

 

 

 

1.1

Tiếp tục thực hiện quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cung cấp, đăng tải thông tin đấu thầu qua mạng

Ban QLDA 1, 2, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Thường xuyên

 

1.2

Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm để tạo cơ hội giao lưu cho doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

2

Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

 

 

 

 

2.1

Hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

2.2

Hỗ trợ đổi mới công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Công Thương

Thường xuyên

 

2.3

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm

Sở Công Thương

Hiệp hội Doanh nghiệp, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

2.4

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND; Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND; Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND

2.5

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền về các chính sách, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Cục Thuế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Sóc Trăng

Thường xuyên

 

2.6

Thực hiện chương trình khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn, Hiệp hội doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

3

Chỉ số về tính minh bạch

 

 

 

 

3.1

Nâng cao vai trò và đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp

Các sở, ngành có liên quan

Thường xuyên

 

3.2

Công bố các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên các website chuyên ngành

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Hàng năm

 

3.3

Bố trí cán bộ đầu mối trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Quý III/2020

 

3.4

Tổ chức những lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến triển khai các văn bản pháp luật mới

Sở Tư pháp

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

3.5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

3.6

Chấn chỉnh đối với tình trạng doanh nghiệp thương lượng với cán bộ thuế trong thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước

Cục Thuế

 

Thường xuyên

 

3.7

Tăng cường các lớp tập huấn về các quy định về thuế, thị trường, hải quan để hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp

Cục Thuế, Cục Quản lý Thị trường, Chi Cục Hải quan Sóc Trăng

Sở Công Thương

Hàng năm

 

4

Chỉ tiêu đào tạo lao động

 

 

 

 

4.1

Thực hiện khảo sát nhu cầu sử dụng lao động để đánh giá và xác định đúng thực chất nhu cầu đào tạo nghề nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Thông tư số 49/2019/TT- BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính.

4.2

Nâng cao chất lượng đào tạo lao động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đặc biệt là các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, thị xã, thành phố.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

4.3

Xây dựng kênh truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các trường cao đẳng; các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình

Thường xuyên

4.4

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Thường xuyên

5

Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

 

 

 

 

5.1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật của toàn xã hội

Sở Tư pháp

Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, Sở Thông tin và Truyền thông

Hàng năm

 

5.2

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Sở Tư pháp

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

6

Chỉ số gia nhập thị trường

 

 

 

 

6.1

Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng đối với cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm và thái độ ứng xử khi thực thi nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là đối với những người thường xuyên tiếp xúc, giải quyết hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

6.2

Thường xuyên thực hiện rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính theo quy định

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

6.3

Tăng cường kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng

Cục Quản lý thị trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

7

Chỉ số tiếp cận đất đai

 

 

 

 

7.1

Chuẩn hóa, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

7.2

Công bố các dự án đầu tư, phương án bồi thường

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

7.3

Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Năm 2020

 

7.4

Rà soát, thống kê và thu hồi đất của các dự án không triển khai theo quy định của pháp luật

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

7.5

Thực hiện Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân về cơ chế, chính sách thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

8

Chỉ số chi phí thời gian

 

 

 

 

8.1

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên chức

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

8.2

Rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính theo quy định

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

8.3

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, tập huấn nâng cao trình độ và thái độ ứng xử đối với người dân và doanh nghiệp

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

8.4

Tiếp tục đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính toàn bộ các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

8.5

Giảm thời gian để thực hiện các quy định về thuế

Cục Thuế tỉnh

 

Thường xuyên

 

8.6

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

9

Chỉ số chi phí không chính thức

 

 

 

 

9.1

Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, tăng cường cải cách thủ tục hành chính.

Sở Nội vụ

Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

9.2

Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

9.3

Công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, thủ tục hành chính

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Thường xuyên

 

9.4

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Thanh tra tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

9.5

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức về trình độ, nhận thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho người dân

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

10

Chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh

 

 

 

 

10.1

- Phối hợp xử lý các thủ tục hành chính, áp dụng đúng trong khuôn khổ pháp luật cho phép để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

- Rà soát thực hiện các chính sách hỗ trợ của trung ương hiệu quả, kịp thời.

Các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Thường xuyên

 

10.2

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong giải quyết thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

10.3

Thường xuyên họp mặt, đối thoại với doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như họp mặt truyền thống, cà phê doanh nghiệp,...

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

10.4

Triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các Sở, ngành và UBND cấp huyện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2022

  • Số hiệu: 101/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/08/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Lâm Hoàng Nghiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản