Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ MẮC COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Công điện 1815/CĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19;

Căn cứ Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19;

Xét Tờ trình số 51/TTr-SYT ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Sở Y tế về việc xin ý kiến ban hành Kế hoạch Quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm tập trung nguồn lực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, ngăn ngừa nhiễm COVID-19 và điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong cho người có nguy cơ đã nhiễm COVID-19.

2. Yêu cầu

- Các địa phương triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

- Huy động các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng

- Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm: người có bệnh nền có nguy cơ cao và nhóm nguy cơ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Thời gian và phạm vi triển khai

- Thời gian: năm 2022.

- Phạm vi triển khai: triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn

3. Các hoạt động triển khai

a) Hoạt động 1: Quản lý người thuộc nhóm nguy cơ

- Tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ và phê duyệt danh sách nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn (Điều tra theo mẫu Phụ lục 1, 2 đính kèm).

- Áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Tổ chức theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ.

b) Hoạt động 2: Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình

- Rà soát tình hình tiêm chủng của người thuộc nhóm nguy cơ, đảm bảo tiêm chủng đủ liều cho các đối tượng này; tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người gặp khó khăn trong di chuyển.

- Tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều.

- Rà soát, lập danh sách, tổ chức tiêm chủng đầy đủ cho những người sống chung, người cùng gia đình của người thuộc nhóm nguy cơ.

c) Hoạt động 3: Tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19 cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình

- Biết cách tự theo dõi sức khỏe; thực hiện tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người trong trường hợp không cần thiết; thực hiện khai báo y tế.

- Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; thuyết phục, động viên người thuộc nhóm nguy cơ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ (mà không thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng) khẩn trương tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và thông báo với cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.

- Khi có các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác, mất khứu giác thì liên hệ ngay cho số điện thoại đường dây nóng phòng, chống dịch COVID-19 của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; của Sở Y tế hoặc Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành (0292 1022 nhánh 3). Đồng thời, tiến hành khai báo theo đường link: https://theodoitainha.cantho.gov.vn.

d) Hoạt động 4: Xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19 trong nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình

- Thực hiện xét nghiệm cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình; chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.

- Khuyến khích, hướng dẫn người dân tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời đúng quy định.

e) Hoạt động 5: Chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ

- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện nhiễm COVID-19;

- Sử dụng sớm, đạt hiệu quả cao thuốc kháng virus cho nhóm nguy cơ cao khi nhiễm COVID-19;

- Thực hiện phân loại nguy cơ người nhiễm COVID-19, thẩm định cơ sở vật chất nơi lưu trú và định hướng xử trí, cách ly, điều trị theo hướng dẫn tại Quyết định số 5525/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 01 tháng 12 năm 2021

- Hướng dẫn cách ly điều trị tại nơi lưu trú: cần lưu ý tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự theo dõi sức khỏe; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định. Thời gian bắt đầu cách ly điều trị tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.

- Tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao và người sống chung, người cùng gia đình; điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị; cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

f) Hoạt động 6: Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19.

- Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

- Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

g) Hoạt động 7: Hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội

- Hướng dẫn, hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.

- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.

- Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.

h) Hoạt động 8: Quản lý bệnh không lây nhiễm

- Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản,...) để quản lý điều trị kịp thời.

- Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

- Thực hiện quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế địa phương và tại các cơ sở y tế theo quy định tại Quyết định số 1886/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Bộ Y tế.

- Bảo đảm việc cung ứng, cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ để điều trị các bệnh không lây nhiễm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai các ban, ngành liên quan phối hợp thực hiện quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức hỗ trợ, người sống chung, người cùng gia đình về phòng, chống dịch COVID-19; hướng dẫn chăm sóc, điều trị COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ.

- Theo dõi, giám sát thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo thành phố, Sở Chỉ huy thành phố vào ngày 02 hàng tháng.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện thực hiện:

Xây dựng danh sách, kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

Kiểm tra, giám sát chuyên môn các Trạm Y tế trong quá trình quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tổ chức truyền thông về phòng, chống COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình về áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường thực hiện các chương trình truyền thông hướng dẫn người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.

3. Sở Tài chính

Phối hợp, hướng dẫn cho Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc xây dựng dự toán, thanh toán, quyết toán các chi phí có liên quan đến công tác quản lý người có nguy cơ cao và chế độ, chính sách cho người tham gia công tác quản lý người có nguy cơ cao.

4. Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ và phê duyệt danh sách nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn; báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế thành phố trước ngày 15/01/2022.

- Rà soát tình hình tiêm chủng và thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho nhóm người nguy cơ cao và người sống chung, người cùng gia đình.

- Chỉ đạo các Ban ngành, Đoàn thể địa phương phối hợp Trạm Y tế lưu động, Tổ COVID-19 cộng đồng và Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng cùng với Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành thực hiện quản lý, theo dõi, hỗ trợ, chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao.

- Ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19; bố trí kinh phí cho hoạt động quản lý, đầu tư trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm lấy mẫu xét nghiệm phục vụ công tác quản lý.

- Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy thành phố.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện:

Bố trí kinh phí cho hoạt động quản lý, đầu tư trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm lấy mẫu xét nghiệm phục vụ công tác quản lý.

Tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.

Tổng hợp báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân quận, huyện theo quy định.

Nhận được Kế hoạch này, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./.

(Đính kèm: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3)

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVNTP và Đoàn thể TP;
- TV BCĐ TP;
- TV SCH TP;
- Sở, Ban, Ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (2, 3, 4, 5, 6, 7);
- Lưu: VT.LHH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tấn Hiển

 

PHỤ LỤC 1

MẪU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ
(Ban hành kèm Công văn 10815/BYT-DP ngày 21 tháng 12 năm 2021)

I. Thông tin hành chính

Họ và tên:………………………………………………………. Giới: □ Nam □ Nữ     Khác

Tuổi:                           Thuộc nhóm: <= 49      50 đến <=64         Từ 65 tuổi trở lên

Địa chỉ:…………………………………… Phường, xã, thị trấn: …………………

Quận/huyện/TP/TX: ……………………………………Tỉnh/Thành phố …………………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………

Số CCCD/CMND:…………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………………………

II. Tiền sử, bệnh sử

1. Ông (bà) có bệnh lý nền hay không?

□ Không

□ Có        Có bệnh thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng bệnh nền ở trang 2.

2. Nhóm nguy cơ khác

□ Trên 50 tuổi

□ Phụ nữ có thai

3. Tình trạng sức khỏe, sống chung và nhu cầu hỗ trợ

- Tình trạng sức khỏe:

□ Có tự đi lại được

□ Tự chăm sóc bản thân

- Tình trạng sống chung:

□ Sống một mình

□ Sống chung

- Nhu cầu hỗ trợ:

□ Chăm sóc, điều trị bệnh nền

□ Thuốc

- Nhu cầu khác: …………………………………………………………………………….

4. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19:

□ 1 mũi

Loại vắc xin:……………

Ngày tiêm:……………

□ 2 mũi

Loại vắc xin:……………

Ngày tiêm:……………

□ 3 mũi

Loại vắc xin:……………

Ngày tiêm:……………

□ Chưa tiêm

Lý do chưa tiêm:

□ Không đồng ý tiêm

□ Không thể di chuyển đến nơi tiêm

□ Khác: ……………………………………………………………………………………….

5. Tiền sử mắc COVID-19:

□ Không

□ Có                 Thời gian nhiễm: ……………………………………………………

 

 

Người thu thập thông tin

 

Trang 1

 

DANH MỤC CÁC BỆNH LÝ NỀN CÓ NGUY CƠ CAO VÀ NHÓM NGUY CƠ KHÁC

(Ban hành kèm Công văn 10815/BYT-DP ngày 21 tháng 12 năm 2021)

TT

Danh mục người thuộc nhóm nguy cơ cao

 

I

Các bệnh lý nền có nguy cơ cao (Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2021)

Có bệnh nền

1

Đái tháo đường

 

2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

 

3

Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

 

4

Bệnh thận mạn tính

 

5

Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

 

6

Béo phì, thừa cân

 

7

Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

 

8

Bệnh lý mạch máu não

 

9

Hội chứng Down

 

10

HIV/AIDS

 

11

Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ

 

12

 Bệnh hồng cầu hình liềm

 

13

 Bệnh hen suyễn

 

14

Tăng huyết áp

 

15

Thiếu hụt miễn dịch

 

16

Bệnh gan

 

17

Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

 

18

Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

 

19

Các loại bệnh hệ thống

 

20

Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

 

II

Nhóm nguy cơ khác

Nhóm nguy cơ

1

Trên 50 tuổi

 

2

Phụ nữ có thai

 

Ghi chú: Nếu có bệnh nền thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng

Trang 2

 

PHỤ LỤC 2.

TỔNG HỢP NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ

(Dùng để quản lý người thuộc nhóm nguy cơ tại xã, phường, thị trấn

TT

Họ tên

Thôn, xóm, tổ dân phố

Số ĐT liên hệ

Bệnh nền (ghi số lượng bệnh nền)

Nhóm tuổi trên 50

1. Có

2. Không

Phụ nữ có thai

1 Có

2. Không

Xếp loại nguy cơ theo QĐ5525

1. Rất cao

2. Cao

Tình trạng sức khỏe

1. Có

2. Không

Tình trạng sống chung

1. Một mình

2. Chung

Nhu cầu hỗ trợ

Tiêm văc xin phòng COVID-19

Ghi chú

Tự đi lại được

Tự chăm sóc bản thân

Chăm sóc, điều trị bệnh nền

Thuốc

Khác

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

Mũi bổ sung

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3.

MẪU TỔNG HỢP BÁO CÁO NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ

(Dùng để tổng hợp báo cáo cho các tuyến)

TT

Đơn vị

Bệnh nền

Nhóm tuổi trên 50

Phụ nữ có thai

Xếp loại nguy cơ theo QĐ5525

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sống chung

Nhu cầu hỗ trợ

Tiêm vc xin phòng COVID-19

Tiền sử mắc COVID-19

Kết quả xét nghiệm trong k báo cáo

Số mắc COVID-19 trong kỳ báo cáo

Ghi chú

Rất

Cao

Tự đi lại được

Tự chăm sóc bản thân

Sống một mình

Sống chung

Chăm sóc, điều trị bệnh nền

Thuốc

Khác

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

Mũi bổ sung

Tổng

Đã mắc

Chưa mắc

Lần 1

Lần 2

Điều trị tại nhà

Điều trị tại cơ sở y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  • Số hiệu: 05/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 12/01/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Dương Tấn Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/01/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản