Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 12 tháng 01 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;
Căn cứ Công văn số 10815/BYT-BP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 542/TTr-SYT ngày 31/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (kèm theo Kế hoạch số 103/KH-SYT ngày 31/12/2021 của Sở Y tế) .
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trên, nhằm bảo vệ tốt sức khỏe người dân trong cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 theo trình tự, thủ tục quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH CÀ MAU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/KH-SYT | Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Thực hiện Công văn số 10815/BYT-DP, ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn Quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.
Sở Y tế Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Nhằm quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm người nhiễm SARS-C0V-2 thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2. Đối tượng
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
- Người có bệnh nền có nguy cơ cao (có danh mục bệnh nền có nguy cơ cao kèm theo);
- Người trên 50 tuổi;
- Phụ nữ có thai;
- Người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
- Quản lý người thuộc nhóm nguy cơ
- Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình
- Truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19 cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình
- Xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19 trong nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình
- Chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ
- Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19
- Hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
1.1. Quản lý người thuộc nhóm nguy cơ
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) giao cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp cùng các ban, ngành cấp xã và Trưởng Ban nhân dân ấp, khóm, Tổ COVID cộng đồng,…thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, cụ thể:
- Tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn phụ trách (danh sách nhóm nguy cơ do Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt).
- Điều tra xác định các yếu tố: Tình trạng bệnh nền đang được điều trị; Tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân); Tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); Nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác).
- Áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử (Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân trên phần mềm VNPT-HMIS và các phần mềm khác) để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Kiện toàn tổ chức các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ chăm sóc người mắc COVID-19, lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao.
- Tổ chức theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ.
1.2. Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo:
- Rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức Tổ tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được.
- Tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều.
- Rà soát và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Nếu hộ gia đình, cá nhân không chấp nhận tiêm, đề nghị ký cam kết và chịu trách nhiệm với các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
1.3. Truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19.
Các sở, ban, ngành; các cơ quan truyền thông, thông tin lập Kế hoạch truyền thông, tư vấn cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình, nội dung:
- Biết cách tự theo dõi sức khỏe; thực hiện tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người; thực hiện khai báo y tế.
- Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; thuyết phục, động viên người thuộc nhóm nguy cơ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để khẩn trương tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.
- Khi có biểu hiện sốt; ho; đau họng; tức ngực, khó thở; đau mỏi người, mệt mỏi; mất vị giác hoặc khứu giác thì báo ngay cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc Trạm Y tế lưu động trên địa bàn để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị theo quy định.
1.4. Xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19
- Các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch từng địa bàn (theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021) của Sở Y tế công bố định kỳ, tổ chức thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình; chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...
Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch và theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo huyện, thành phố, của Sở y tế, của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.
1.5. Chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ.
- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc COVID-19.
- Thực hiện xử trí, điều trị theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021.
- Việc xem xét cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở: Tình trạng, mức độ bệnh; điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; sự hỗ trợ của cán bộ y tế; nguyện vọng của người mắc COVID-19 hay gia đình. Thực hiện quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà theo hướng dẫn tại Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 và Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021.
- Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định. Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤96%) phải liên hệ ngay với nhân viên y tế để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.
- Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị; cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa (Bệnh viện huyện, thành phố và Trung tâm Y tế có giường bệnh) tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.
- Tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao và người sống chung, người cùng gia đình.
1.6. Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19.
- Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.
- Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.
1.7. Hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
- Hướng dẫn, hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.
- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.
- Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.
2. Quản lý bệnh không lây nhiễm.
- Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.
- Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.
- Thực hiện quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế cấp xã và tại các cơ sở y tế theo quy định và theo Hướng dẫn điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch COVID-19 ban hành tại Quyết định số 1886/QĐ- BYT ngày 27/4/2020.
- Bảo đảm việc cung ứng, cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ để điều trị các bệnh không lây nhiễm.
- Ngân sách tỉnh.
- Bảo hiểm y tế.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác,…
1. Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc
1.1. Các phòng thuộc Sở Y tế
- Hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị triển khai thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổng hợp nhu cầu của các đơn vị như: Trang thiết bị, thuốc, dụng cụ,… phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhóm nguy cơ nhiễm COVID-19 và bệnh không lây nhiễm thực hiện quản lý, điều trị tại trạm y tế cấp xã và tại nhà đầy đủ, kịp thời.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai và áp dụng Nền tảng công nghệ thông tin để quản lý nhóm người nguy cơ, người bệnh không lây nhiễm,… đặc biệt là phát huy hiệu quả phần mềm VNPT- HMIS để cập nhật thông tin và quản lý người bệnh trên Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
- Phối hợp với các bộ phận thuộc các sở, ban, ngành có liên quan triển khai các hoạt động, đồng thời tổng hợp nhu cầu, kinh phí trình các cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư và phân bổ.
- Tổ chức theo dõi, thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tại các đơn vị và cộng đồng.
1.2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Là đơn vị đầu mối phòng, chống dịch bệnh; quản lý sức khỏe cộng đồng, quản lý và chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm COVID-19 và bệnh không lây nhiễm,…
- Hướng dẫn cho các đơn vị phương pháp rà soát, thông kê, phân nhóm,…để quản lý, chăm sóc phù hợp.
- Phối hợp các cơ quan truyền thông tư vấn cho nhóm nguy cơ, cho cộng đồng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; phòng ngừa bệnh không lây nhiễm.
- Triển khai xét nghiệm tầm soát bệnh dịch; ưu tiên nhóm người nguy cơ nhiễm COVID-19, tiêm chủng ngừa COVID-19 và các bệnh lây nhiễm khác.
- Theo dõi, khai thác phần mềm VNPT-HMIS để quản lý sức khỏe người dân thông qua Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
1.3. Trung tâm Y tế huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực tham mưu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nội dung trên.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là truyền thông trong cộng đồng, truyền thông đến các đối tượng nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình về các biện phòng chống dịch bệnh; có giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn để quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở có hiệu quả.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực sử dụng phần mềm khám chữa bệnh thanh toán bảo hiểm y tế, VNPT-HMIS, tiêm chủng và xét nghiệm,… có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát y tế cơ sở và trong cộng đồng.
1.4. Các Bệnh viện và đơn vị trực thuộc còn lại
- Theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ y tế cơ sở thực hiện các nội dung trên.
- Các Bệnh viện thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến huyện, xã nâng cao hiệu quả phát hiện sớm bệnh, quản lý, chăm sóc và điều trị tại y tế cơ sở và tại nhà. Tổ chức hội chẩn, hỗ trợ cơ sở y tế tuyến dưới nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc.
- Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận người bệnh COVID-19 chuyển tầng nặng và bệnh không lây nhiễm cần điều trị tại các bệnh viện để điều trị kịp thời, giảm tử vong.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ dữ liệu người bệnh trên hệ thống mạng với các cơ sở y tế trên địa bàn và báo cáo về Sở Y tế, Bộ Y tế.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông triển khai các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; phối hợp ngành y tế, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn và khóm ấp thực hiện việc khảo sát các nhóm nguy cơ và tự chăm sóc sức khỏe.
- Tuyên truyền để người dân cài đặt PC-Covid để được theo dõi tình trạng tiêm ngừa COVID và xét nghiệm sàng lọc.
- Phối hợp với Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch C OVID-19 quốc gia, tổ chức đào tạo tập huấn cho các tình nguyện viên, để hỗ trợ cho đội ngũ y tế trong việc áp dụng các công nghệ phòng, chống dịch, cũng như giảm áp lực cho đội ngũ y tế trong thời gian tới.
- Duy trì và củng cố các đường dây nóng để hỗ trợ kỹ thuật cho các tình nguyện viên trong quá trình triển khai áp dụng nền tảng công nghệ thông tin trong các hoạt động.
3. Sở Tài chính
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, thẩm định việc dự trù mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế,… và phân bổ kinh phí phù hợp các hoạt động và tình hình thực tế địa phương.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục thanh quyết toán các hoạt động theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các nhóm nguy cơ và quản lý, chăm sóc đúng theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các ban, ngành xã, phường, thị trấn; các tình nguyện viên; Tổ COVID cộng đồng,… trong các hoạt động rà soát, chăm sóc và điều trị người bệnh tại nhà (kể cả người nhiễm COVID và bệnh không lây nhiễm).
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trên địa bàn.
Trên đây là xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
MẪU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ
(Ban hành kèm Công văn số /BYT-DP ngày / /2021 của Bộ Y tế)
I. Thông tin hành chính
- Họ và tên: ………………………………………………… Giới tính: …………………………
- Tuổi:
Thuộc nhóm: | ≤ 49 50 đến ≤ 64 Từ 65 tuổi trở lên | □ □ □ |
- Địa chỉ: ……………………………………. phường, xã, thị trấn……………………………
Huyện/Tp: ……………………………………Tỉnh……………………………………………..
- Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………………...
- Số CCCD /CMND: …………………………………………………………………………….
- Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….
II. Tiền sử, bệnh sử
1. Ông (bà) có bệnh lý nền hay không?
- Không □
- Có □ (Có bệnh nền thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng bệnh nền ở trang 2).
2. Nhóm nguy cơ khác
- Trên 50 tuổi □
- Phụ nữ có thai □
3. Tình trạng sức khỏe, sống chung và nhu cầu hỗ trợ
- Tình trạng sức khỏe:
Có tự đi lại được □
Tự chăm sóc bản thân □
- Tình trạng sống chung:
Sống một mình □
Sống chung □
- Nhu cầu hỗ trợ:
Chăm sóc, điều trị bệnh nền □
Thuốc □
- Nhu cầu khác: …………………………………………………………………………………
3. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID - 19:
- 1 mũi Loại vắc xin……………………………. Ngày tiêm:………………………………….
- 2 mũi Loại vắc xin…………………………….. Ngày tiêm:…………………………….
- 3 mũi Loại vắc xin…………………………….. Ngày tiêm:…………………………….
- Chưa tiêm Lý do chưa tiêm:
Không đồng ý □
Không thể di chuyển đến nơi tiêm □
Khác: ………………………………………………………………………………………...
4. Tiền sử mắc COVID - 19:
- Không □
- Có □ Thời gian nhiễm: ………………………………………………
Người thu thập thông tin
DANH MỤC CÁC BỆNH LÝ NỀN CÓ NGUY CƠ CAO VÀ NHÓM NGUY CƠ KHÁC
Stt | Danh mục người thuộc nhóm nguy cơ cao |
|
I | Các bệnh lý nền có nguy cơ cao (Quyết định số 5525/QĐ - BYT ngày 01/12/2021 ) | Có bệnh nền |
1 | Đái tháo đường |
|
2 | Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác |
|
3 | Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác ) |
|
4 | Bệnh thận mạn tính |
|
5 | Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu |
|
6 | Béo phì, thừa cân |
|
7 | Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim) |
|
8 | Bệnh lý mạch máu não |
|
9 | Hội chứng Down |
|
10 | HIV/AIDS |
|
11 | Bệnh lỹ thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ |
|
12 | Bệnh hồng cầu hình liềm |
|
13 | Bệnh hen suyễn |
|
14 | Tăng huyết áp |
|
15 | Thiếu hụt miễn dịch |
|
16 | Bệnh gan |
|
17 | Rối loạn sử dụng chất gây nghiện |
|
18 | Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác |
|
19 | Các loại bệnh hệ thống |
|
20 | Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế |
|
II | Nhóm nguy cơ khác | Nhóm nguy cơ |
1 | Trên 50 tuổi |
|
2 | Phụ nữ có thai |
|
Ghi chú: Nếu có bệnh nền thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng
TỔNG HỢP NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ
(Dùng để quản lý người thuộc nhóm nguy cơ tại xã, phường, thị trấn)
TT | Họ tên | Ấp, khóm | Số ĐT liên hệ | Bệnh nền (ghi số lượng) | Nhóm tuổi >50 1.Có; 2.Không | Phụ nữ có thai 1.Có; 2.Không | Xếp loại nguy cơ theo QĐ5525 1.Rất cao; 2.Cao | Tình trạng sức khỏe 1.Có; 2.Không | Tình trạng sống chung 1. Một mình 2. Chung | Nhu cầu hỗ trợ | Tiêm vắc xin phòng COVID- 19 | Ghi chú | |||||||
Tự đi lại | Tự chăm sóc | CS, điều trị bệnh nền | Thuốc | Khác | Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Mũi bổ sung | Tổng | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU TỔNG HỢP BÁO CÁO NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ
(Dùng để tổng hợp báo cáo cho các tuyến)
tt | Đơn vị | Bệnh nền | Nhóm tuổi trên 50 | Phụ nữ có thai | Xếp loại nguy cơ theo QĐ5525 | Tình trạng sức khỏe | Tình trạng sống chung | Nhu cầu hỗ trợ | Tiêm vắc xin phòng COVID-19 | Tiền sử mắc COVID 19 | KQ XN trong kỳ báo cáo | Số mắc COVID19 trong kỳ báo cáo | Ghi chú | ||||||||||||
Rất cao | cao | Tự đi lại được | Tự CS bản thân | Sống một mình | Sống chung | CS, điều trị bệnh nền | Thuốc | Khác | Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Mũi bổ sung | Tổng | Đã mắc | Chưa mắc | Lần 1 | Lần 2 | Điều trị tại nhà | Điều trị tại CSYT | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Công văn 45/UBND-KGVX năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 234/KH-UBND triển khai hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Công văn 485/UBND-VX về triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 126/QĐ-UBND năm 2022 về Hướng dẫn tạm thời quản lý, thu dung, điều trị người mắc COVID-19 tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 1886/QĐ-BYT năm 2020 về tài liệu chuyên môn Hướng dẫn điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 4038/QĐ-BYT năm 2021 "Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 4156/QĐ-BYT năm 2021 về Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 5525/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Công văn 10815/BYT-DP năm 2021 hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 45/UBND-KGVX năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 11Kế hoạch 234/KH-UBND triển khai hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 13Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 14Công văn 485/UBND-VX về triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Quyết định 126/QĐ-UBND năm 2022 về Hướng dẫn tạm thời quản lý, thu dung, điều trị người mắc COVID-19 tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 70/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 70/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Minh Luân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra