Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 03 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ NGƯỜI MẮC THUỘC NHÓM NGƯỜI NGUY CƠ CAO VÀ TRỌNG ĐIỂM TRONG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 22/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo Kết luận Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Công điện số 1815/CĐ-TTg ngày 26/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19, tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, tử vong do COVID-19;

Căn cứ Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và ổn định kinh tế - xã hội, giữ vững đà tăng trưởng hai con số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Thực hiện Chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 524-TB/TU ngày 24/02/2022, trong đó có chỉ đạo “Tổ chức chăm sóc điều trị cho người mắc thuộc nhóm nguy cơ cao theo tinh thần phải chủ động, phát hiện sớm, theo dõi chặt chẽ sức khỏe...”;

Căn cứ Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19;

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, kết quả triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng trên địa bàn tỉnh, để tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19, tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, tử vong do COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch quản lý, bảo vệ đối tượng trọng điểm trong dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Tăng cường bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt người thuộc nhóm nguy cơ cao, khi mắc COVID-19; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; đẩy nhanh hoạt động khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

- Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch một cách đồng bộ và sử dụng mọi nguồn lực để quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông để mọi người dân, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19 tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan y tế để tự phòng ngừa, bảo vệ bản thân và người thân hạn chế nguy cơ mắc COVID 19.

II. NGƯỜI NHÓM NGUY CƠ CAO VÀ BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM

1- Người có bệnh lý nền theo danh mục của Bộ Y tế (có danh mục bệnh nền có nguy cơ cao kèm theo);

2- Người từ 50 tuổi trở lên;

3- Phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh trong 3 tháng đầu;

4- Trẻ em từ 0 đến dưới 12 tuổi; người từ 12 tuổi trở lên chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

5- Người mắc COVID-19 thuộc hộ nghèo và cận nghèo, hộ gia đình có công cách mạng, người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng.

6- Người lao động phổ thông từ tỉnh ngoài đến Quảng Ninh làm việc.

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cập nhật danh sách và quản lý sức khỏe người thuộc diện nguy cơ cao và bảo vệ trọng điểm

- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức ngay rà soát, lập, phê duyệt danh sách hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ nghèo và cận nghèo, hộ gia đình có công cách mạng, người tàn tật... được hưởng trợ cấp hàng tháng để triển khai các biện pháp quản lý, chăm sóc y tế và thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.

- Thường xuyên rà soát kỹ càng những người lao động tới Quảng Ninh để tổ chức bổ sung hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ tối đa quản lý, chăm sóc, tư vấn, thuốc điều trị Covid-19 và tiêm chủng đủ các mũi vắc xin phòng COVID-19 (trừ trường hợp chống chỉ định).

- Tổ chức xác định các yếu tố trong nhóm nguy cơ cao: Tình trạng bệnh nền đang được điều trị (có danh mục bệnh nền có nguy cơ cao kèm theo); tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân...); tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu yếu phẩm, tư vấn).

- Áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe toàn dân, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19...

- Tổ chức quản lý và theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19.

2. Quản lý người bệnh có bệnh lý nền

- Tuyên truyền, hướng dẫn người mắc các bệnh mạn tính thực hiện các biện pháp dự phòng, nâng cao sức khỏe.

- Hướng dẫn người bệnh bó các hành vi có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, các chất gây nghiện khác; Tăng cường các hoạt động thể chất và tinh thần lành mạnh phù hợp với điều kiện sức khỏe. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý nền: Tăng huyết áp, Tiểu đường, Tim mạch, Rối loạn chuyển hóa, Bệnh phổi mạn tính...Hướng dẫn người bệnh tuân thủ điều trị, uống thuốc theo đơn của cơ sở y tế cấp, tự theo dõi sức khỏe, nếu có bất thường phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, đảm bảo các bệnh lý được kiểm soát có hiệu quả.

3. Chăm sóc y tế người có nguy cơ cao khi mắc COVID-19:

- Hướng dẫn các nhóm đối tượng nguy cơ cao khi mắc COVID-19 tự theo dõi sức khỏe, chủ động báo cáo với Tổ COVID cộng đồng, Trạm Y tế xã khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19 để được kịp thời hỗ trợ.

- Phụ nữ mang thai phải khám và quản lý thai nghén theo đúng yêu cầu để phát hiện các bất thường và có hướng xử lý hoặc dự phòng sớm;

- Trẻ em chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

4. Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc đối tượng bảo vệ trọng điểm và người sống chung, người cùng gia đình

- Rà soát người thuộc nhóm đối tượng bảo vệ trọng điểm, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được.

- Tiêm đủ mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm đối tượng bảo vệ trọng điểm đã tiêm đủ liều cơ bản (02 mũi).

- Rà soát và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho người sống chung, người cùng gia đình với người được bảo vệ trọng điểm.

5. Triển khai xét nghiệm tầm soát phát hiện F0 đối với người thuộc nhóm nguy cơ cao, bảo vệ trọng điểm khi mắc COVID-19

- Chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19 và người sống chung, người cùng gia đình để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời (xác định ca bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế).

- Khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ cao khi có biểu hiện triệu chứng mắc COVID-19 tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được xác định là ca bệnh xác định, hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

6. Chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao, người được bảo vệ trọng điểm

Người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao, người được bảo vệ trọng điểm được quản lý, chăm sóc, điều trị kịp thời theo nguyên tắc “Phát hiện ở đâu thì cách ly, quản lý và điều trị ở địa phương đó”, đảm bảo đúng phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị theo Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021; thực hiện phân tầng điều trị theo Quyết định 4111/QĐ-BYT ngày 26/08/2021 của Bộ Y tế. Sở Y tế căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để có hướng dẫn, chỉ đạo các Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động, Trung tâm Y tế/Bệnh viện thực hiện đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc.

- Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà phải tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà;

- Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị: phải có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

- Tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 và người sống chung cùng.

- Hướng dẫn, hỗ trợ người mắc COVID-19 và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.

- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.

- Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người mắc COVID-19 và người sống chung, người cùng gia đình.

7. Tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19

- Truyền thông để người dân thuộc đối tượng bảo vệ trọng điểm, người có nguy cơ cao biết cách tự theo dõi sức khỏe; thực hiện tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tập trung và đến nơi tập trung, đông người; thực hiện khai báo y tế.

- Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19: thuyết phục, động viên người thuộc đối tượng bảo vệ trọng điểm, người có nguy cơ cao chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để khẩn trương tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.

- Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác thì báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, hoặc các cơ sở y tế trên địa bàn để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị theo quy định.

8. Chăm sóc và theo dõi sức khỏe

- Bố trí không gian riêng cho người thuộc nhóm nguy cơ cao, người bảo vệ trọng điểm khi mắc COVID-19 để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

- Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao.

- Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.

- Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

- Thực hiện quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và tại các cơ sở y tế theo quy định và theo Hướng dẫn điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch COVID-19 ban hành tại Quyết định số 1886/QĐ-BYT ngày 27/4/2020 của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Sở Y tế.

- Bảo đảm việc cung ứng, cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ để điều trị các bệnh không lây nhiễm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức rà soát và lập danh sách đối tượng bảo vệ trọng điểm, người có nguy cơ cao để tổ chức hiện, cụ thể như sau:

Thực hiện ngay việc thu thập thông tin của người thuộc nhóm nguy cơ cao (theo biểu mẫu số 1 và 2 đính kèm); Hoàn thành báo cáo danh sách và người thuộc hộ nghèo và cận nghèo, hộ gia đình có công cách mạng, người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng, người lao động phổ thông từ tỉnh ngoài đến Quảng Ninh làm việc có mặt trên địa bàn chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin phòng COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế gửi về Trung tâm Y tế địa phương và Sở Y tế để tổng hợp, chuẩn bị các điều kiện y tế, nhân lực cần thiết (theo biểu mẫu 3 đính kèm).

- Căn cứ vào danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19 trên địa bàn để dự trù vật tư, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phục vụ công tác phòng chống dịch.

- Tổ chức triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, người bảo vệ trọng điểm theo danh sách trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành y tế; khuyến khích thành viên các hộ gia đình chủ động làm xét nghiệm nhanh định kỳ (07 ngày/lần); trường hợp không tự làm xét nghiệm được, giao Trạm y tế, Trạm Y tế lưu động, Trung tâm Y tế/ Bệnh viện thực hiện xét nghiệm.

- Chỉ đạo phân công tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người nguy cơ cao và gia đình, hỗ trợ thực hiện công tác xét nghiệm, cấp phát thuốc, chuyển tuyến, tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Trên cơ sở danh sách đã rà soát, tổng hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện tiêm chủng ngay vắc xin phòng COVID-19 đến người cuối cùng cho các đối tượng trên (trừ trường hợp chống chỉ định). Đối với người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều: thuyết phục và nhanh chóng hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vắc xin an toàn. Trường hợp không thể di chuyển tới điểm tiêm thì tổ chức các đội tiêm lưu động để tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại nhà.

- Tổ chức tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu về những người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện các phân tích đánh giá để kịp thời có các biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ sức khỏe cho người dân.

- Tổ chức nhiều kênh thông tin để tiếp cận sớm nhất người bệnh trên địa bàn, F0 tại nhà, đặc biệt là người bệnh có diễn biến bất thường.

2. Sở Y tế:

Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện:

2.1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:

- Đảm bảo vắc xin phòng COVID-19 để thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng trên theo đề xuất, Kế hoạch thực hiện của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tiếp nhận, chuyển tải các nội dung truyền thông thông qua các hình thức khác nhau cho đối tượng đích là những người thuộc nhóm đối tượng bảo vệ trọng điểm, người có nguy cơ cao gửi về Trung tâm Y tế địa phương và Sở Y tế để tổng hợp, chuẩn bị các điều kiện y tế, nhân lực cần thiết (theo biểu mẫu 3 đính kèm).

Nội dung truyền thông tập trung vào hướng dẫn những biện pháp bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao không bị lây nhiễm COVID-19; truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin; hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 để được chẩn đoán và điều trị sớm,...

2.2. Trung tâm Y tế các địa phương:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân địa phương triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tăng cường công tác truyền thông nâng cao kiến thức phòng chống COVID-19 cho đối tượng bảo vệ trọng điểm trên địa bàn.

- Hướng dẫn chuyên môn cho trạm y tế, trạm y tế lưu động các huyện, thị xã, thành phố về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, sử dụng thuốc kháng vi rút để cấp phát thuốc kịp thời ngay sau khi xác định có kết quả xét nghiệm dương tính, cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà, công tác vệ sinh và dinh dưỡng.

- Thực hiện phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản...) để quản lý, chăm sóc, đảm bảo cung cấp thuốc kịp thời cho các người mắc các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức nắm bắt thông tin người nguy cơ cao, người bảo vệ trọng điểm mắc COVID-19, phát huy tổng đài tư vấn chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, phát hiện sớm, kịp thời các ca bệnh có diễn biến bất thường, diễn biến nặng, chuyển tuyến kịp thời.

- Theo dõi diễn biến và tổng hợp xu hướng các ca bệnh mắc COVID-19 chuyển nặng, tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch tại cơ sở điều trị F0 trên địa bàn để kịp thời báo cáo Sở Y tế để điều phối, phân luồng bệnh nhân phù hợp.

2.3. Các cơ sở điều trị F0 trên địa bàn tỉnh: Đảm bảo sẵn sàng các điều kiện chăm sóc, điều trị F0, đồng thời thực hiện đúng hướng dẫn hướng xử, điều trị, cách ly và phân luồng bệnh nhân F0 theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, quản lý điều trị F0 thuộc đối tượng trong kế hoạch này.

- Tăng cường phối hợp với đơn vị truyền thông của Tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19, khuyến khích tính tự giác của người dân trong “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia chung tay bảo vệ người có nguy cơ cao, người thuộc nhóm bảo vệ trọng điểm mắc COVID-19 trên địa bàn.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Hướng dẫn UBND các địa phương rà soát, thống kê người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người thuộc hộ nghèo và cận nghèo, hộ gia đình có công cách mạng, người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng...) bị mắc COVID-19. ban hành hướng dẫn và tổ chức chăm sóc, đảm bảo an sinh xã hội, vận động xã hội hóa và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp cho các trường hợp này.

Liên tục nắm bắt sâu sát thông tin, tình hình đối với các đối tượng trên.

5. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi thông tin, tình hình người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách, người tàn tật mất khả năng lao động, bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp... đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định hiện hành và đề xuất các nội dung cần chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện ngay Kế hoạch này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c BTTU, Trưởng BCĐ (b/c);
- TTTU, HĐND tỉnh (báo cáo);
- BCĐ PCD COVID-19 tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh (b/c).
- Các Sở, ban, ngành (t/h);
- UBND các H, TX, TP (t/h);
- BCĐ PCD COVID-19 các địa phương;
- TT Truyền thông tỉnh (đưa tin);
- V0, V1-V3,
- VX5, DL1-2, VX6;
- Lưu VT- VX5

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hạnh

 

Mẫu 1

MẪU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ CAO

(Mẫu do chính quyền địa phương thực hiện điều tra)

I. Thông tin hành chính

Họ và tên:………………………………………………… Giới tính: □ Nam □ Nữ         Khác

Tuổi:                              Thuộc nhóm:                       Từ 65 tuổi trở lên

Địa chỉ: ……………………………………..……..……. Phường, xã, thị trấn:…………………

Quận/huyện/TP/TX:…………………..……..……………… Tỉnh/Thành phố …………………

Ngày tháng năm sinh: …………………..……..…………………..……..…………………..……

Số CCCD/CMND: …………………..……..…………………..……..…………………..………..

Số điện thoại: …………………..……..…………………..……..…………………..……..………

II. Tiền sử, bệnh sử

1. Ông (bà) có bệnh lý nền hay không?

□ Không

□ Có                            Có bệnh nền thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng bệnh nền ở trang 2.

2. Nhóm nguy cơ cao khác

□ Trên 65 tuổi

□ Phụ nữ có thai

3. Tình trạng sức khỏe, sống chung và nhu cầu hỗ trợ

- Tình trạng sức khỏe

□ Có tự đi lại được

□ Tự chăm sóc bản thân

- Tình trạng sống chung:

□ Sống một mình

□ Sống chung

- Nhu cầu hỗ trợ:

□ Chăm sóc, điều trị bệnh nền

□ Thuốc

- Nhu cầu khác: ………………………………………………………………………………………………

3. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19:

□ 1 mũi

Loại vắc xin: …………………….

Ngày tiêm:……………………..

□ 2 mũi

Loại vắc xin: …………………….

Ngày tiêm:……………………..

□ 3 mũi

Loại vắc xin: …………………….

Ngày tiêm:……………………..

□ Chưa tiêm

Lý do chưa tiêm:

□ Không đồng ý

□ Không thể di chuyển đến nơi tiêm

□ Khác: ……………………………………………………………………………………………

4. Tiền sử mắc COVID-19:

□ Không

□ Có                            Thời gian nhiễm: ………………………………………………………

 

 

Người thu thập thông tin

 

DANH MỤC

CÁC BỆNH LÝ NỀN CÓ NGUY CƠ CAO VÀ NHÓM NGUY CƠ CAO KHÁC
(Kèm theo mẫu thu thập thông tin người thuộc nhóm nguy cơ cao)

TT

Danh mục người thuộc nhóm nguy cơ cao

 

I

Các bệnh lý nền có nguy cơ cao (Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021)

Có bệnh nền

1

Đái tháo đường

 

2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

 

3

Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

 

4

Bệnh thận mạn tính

 

5

Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

 

6

Béo phì, thừa cân

 

7

Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

 

8

Bệnh lý mạch máu não

 

9

Hội chứng Down

 

10

HIV/AIDS

 

11

Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ

 

12

Bệnh hồng cầu hình liềm

 

13

Bệnh hen suyễn

 

14

Tăng huyết áp

 

15

Thiếu hụt miễn dịch

 

16

Bệnh gan

 

17

Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

 

18

Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

 

19

Các loại bệnh hệ thống

 

20

Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

 

II

Nhóm nguy cơ cao khác

Nhóm nguy cơ cao

1

Trên 65 tuổi

 

2

Phụ nữ có thai

 

Ghi chú: Nếu có bệnh nền thì đánh dấu "X" vào ô tương ứng

 

Mẫu 2. TỔNG HỢP NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ CAO

(Dùng để quản lý người thuộc nhóm nguy cơ cao tại xã, phường, thị trấn)

TT

Họ tên

Thôn, xóm, tổ dân phố

Số ĐT liên hệ

Bệnh nền (ghi số lượng bệnh nền)

Nhóm tuổi trên 65

1. Có

2. Không

Phụ nữ có thai

1. Có

2. Không

Xếp loại nguy cơ theo QĐ 5525

1. Rất cao

2. Cao

3. Trung  bình.

4. Thấp

1(***)

Tình trạng sức khỏe

1. Có

2. Không

Tình trạng sống chung

1. Một mình

2 Chung

Nhu cầu hỗ trợ

Tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ghi chú

Tự đi lại được

Tự chăm sóc bản thân

Chăm sóc, điều trị bệnh nền

Thuốc

Khác

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

Mũi bổ sung

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

____________________

1 (***)

1. Nguy cơ rất cao (màu đỏ): Tuổi từ 65 trở lên và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu: SpO2 dưới 94%.

2. Nguy cơ cao (màu cam): Tuổi từ 65 trở lên và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50-64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày; trẻ em từ dưới 3 tháng tuổi: SpO2 từ 94%-96%.

3. Nguy cơ trung bình (màu vàng): Từ 50-64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ 3 tháng đến dưới 49 tuổi và chưa tiêm đủ liều vaccine; có dấu hiệu như: sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ… và SpO2 từ 97% trở lên.

4. Nguy cơ thấp (màu xanh): Tuổi từ 3 tháng trở lên đến dưới 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên.

 

Mẫu 3. MẪU TỔNG HỢP BÁO CÁO NGƯỜI THUỘC NHÓM NGUY CƠ CAO

(Dùng để tổng hợp báo cáo gửi về Sở Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn)

TT

Đơn  vị

Bệnh nền

Nhóm tuổi trên 65

Phụ nữ có thai

Xếp loại nguy cơ theo QĐ5525

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sống chung

Nhu cầu hỗ trợ

Tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tiền sử mắc COVID-19

Kết quả xét nghiệm trong kỳ báo cáo

Số mắc COVID-19 trong kỳ báo cáo

Ghi chú

Rất cao

Cao

Tự đi lại được

Tự chăm sóc bản thân

Sống một mình

Sống chung

Chăm sóc, điều trị bệnh nền

Thuốc

Khác

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

Mũi bổ sung

Tổng

Đã mắc

Chưa mắc

Lần 1

Lần 2

Điều trị tại nhà

Điều trị tại cơ sở y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2022 về quản lý, bảo vệ người mắc thuộc nhóm người nguy cơ cao và trọng điểm trong dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  • Số hiệu: 63/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản