Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1110/SYT.NVY

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 1997

 

HƯỚNG DẪN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

* Căn cứ Thông tư Liên bộ số 1308/TCKHKT ngày 24.11.1990,

* Căn cứ Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 35/HĐBT ngày 28.1.1992 về công tác Quản lý khoa học và công nghệ,

* Căn cứ Thông tư Liên bộ số 1213/KHCN .TC ngày 16.9.1992 của Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước và Bộ Tài chính,

* Căn cứ Thông tư Liên bộ số 49/TCKHCN ngày 1.7.1995 của Liên bộ Tài chính - Khoa học công nghệ và môi trường về Quy định chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai,

* Đề phát triển các hoạt động nghiên cưu khoa học và hỗ trợ các cơ sở y tế sử dụng có hiệu quả kinh phí nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Ngành,

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học:

A- QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

1/ Các loại đề tài

1.1- Đề tài cấp cơ sở là những đề tài có kinh phí nghiên cứu dưới 20 triệu đồng, do Hội đồng Khoa học công nghệ cơ sở xét duyệt.

1.2- Đề tài cấp Sở Y tế là những đề tài có kinh phí nghiên cứu trên 20 triệu đồng, hay những đề tài có mức kinh phí dưới 20 triệu đồng nhưng có giá trị nghiên cứu cao, do Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP xét duyệt.

1.3- Đề tài cấp thành phố do Sở Khoa học công nghệ - Môi trường TP xét duyệt và cấp kinh phí.

1.4- Đề tài cấp Bộ Y tế và cấp Nhà nước do Bộ Y tế , Bộ Khoa học công nghệ - Môi trường xét duyệt.

2/ Mã số các đề tài Nghiên cứu khoa học

- Các đề tài nghiên cứu khoa học được quản lý theo một mã số thống nhất cho tất cả các đơn vị y tế trong thành phố.

- Mã số gồm 08 ký tự: -- / -- / -- / -- /

cấp đề tài / tên đơn vị / năm xét duyệt / từ tự đề tài được xét duyệt trong năm của đơn vị.

+ Hai ký tự đầu để xác định đề tài nghiên cứu thuộc cấp nào.

* Cơ sở : CS * Bộ y tế : BY * Thànhphố: TP

* Sở Y tế : SY * Nhà nước : NN

+ Hai ký tự kế là mã số của đơn vị thực hiện đề tài NCKH, được quy định trong hướng dẫn của Hồ sơ bệnh án. Ví dụ: Bệnh viện An Bình ---- AB.

+ Hai ký tự thứ ba quy định năm xét duyệt cho phép thực hiện đề tài (hai

chữ cuối của năm. Ví dụ: 97

+ Hai ký tự thứ tư quy định số thứ tự đề tài được xét duyệt trong năm của đơn vị (hai số, ví dụ: 06).

Ví dụ: CS/AB/ 97/01 = Đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên được phép thực hiện trong năm 1997 của Bệnh viện An Bình, đề tài cấp cơ sở.

B- QUẢN LÝ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT, NGHIỆM THU CÁC ĐỀ TÀI NCKH
Các mẫu được thực hiện thống nhất của Bộ Khoa học công nghệ - Môi trường (đính kèm):

- Biên bản xét duyệt đề tài

- Phiếu đăng ký đề tài

- Biên bản nghiệm thu

1/ Đề tài cấp cơ sở

- Chủ nhiệm đề tài lập đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định và báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ của đơn vị.

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị đề nghị thành lập và triệu tập Hội đồng xét duyệt để xét duyệt đề tài (về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, và kinh phí cần thiết thực hiện đề tài).

- Nếu đề tài được Hội đồng xét duyệt chấp thuận, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ đề nghị Giám đốc đơn vị cấp kinh phí cho Chủ nhiệm đề tài để tiến hành hoạt động nghiên cứu.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài phải báo cáo tiến độ nghiên cứu cũng như quyết toán kinh phí theo các giai đoạn dự kiến, nếu có khó khăn phải báo cáo kịp thời cho Hội đồng Khoa học công nghệ của đơn vị để có hướng giải quyết..

- Khi hoàn tất đề tài nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo kết quả nghiên cứu cho Hội đồng Khoa học công nghệ cơ sở để được tổ chức nghiệm thu đề tài.

2/ Đề tài cấp Sở Y tế

- Chủ nhiệm đề tài lập đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định của Sở Khoa học công nghệ - Môi trường và báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ của đơn vị.

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị đề nghị thành lập và triệu tập Hội đồng xét duyệt để đề tài (về mục tiêu, phương pháp nghiện cứu và kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài).

- Nếu đề tài được Hội đồng xét duyệt chấp thuận, Chủ tịch Hội đồng KHCN đơn vị chuyển hồ sơ nghiên cứu và văn bản đề nghị đến Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế để được xét duyệt.

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế thành lập và triệu tập Hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu. Nếu đề tài được chấp thuận, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế có văn bản đề nghị Giám đốc đơn vị cấp kinh phí thực hiện đề tài.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài phải báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị, Giám đốc đơn vị tiến độ thực hiện nghiên cứu cũng như quyết toán kinh phí theo các giai đoạn dự kiến. Nếu gặp khó khăn cần phải báo cáo kịp thời cho Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị để có hướng giải quyết.

- Khi hoàn tất đề tài nghiên cứu, Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo kết quả nghiên cứu cho Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị để được xét nghiệm thu đề tài.

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị thành lập và triệu tập Hội đồng nghiệm thu để nghiệm thu đề tài theo mẫu điểm quy định và báo cáo kết quả nghiên cứu (bao gồm tài liệu theo quy định ở phục lục 2), kết quả nghiệm thu về Hội đồng KHCN SYT để Sở Y tế duyệt quyết toán kinh phí thực hiện đề tài.

- Chủ tịch Hội đồng KHCN Sở Y tế tổ chức nghiệm thu, công nhận đề tài và thông báo kết quả cho Giám đốc đơn vị biết để có cơ sở quyết toán kinh phí thực hiện đề tài.

3/ Đề tài cấp thành phố

* Đề tài thông qua các bước tương tự như đề tài cấp Sở.

- Qua Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị

- Qua Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế

- Đề nghị Sở Khoa học công nghệ - Môi trường TP xét duyệt. cấp kinh phí và nghiệm thu đề tài.

4/ Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước

* Đề tài thông qua các bước tương tự như đề tài cấp Sở.

- Qua Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị

- Qua Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế

- Đề nghị Sở Khoa học công nghệ - Môi trường TP xét duyệt, cấp kinh phí.

Tuy nhiên, do Bộ Y Tế chưa có chủ trương và thông báo về việc đầu tư kinh phí NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước hiện nay vẫn chưa phổ biến.

5/ Đề tài hợp tác với nước ngoài

Tùy theo quy mô đề tài, đơn vị sẽ xác định đề tài thuộc cấp nào và thực hiện theo thủ tục quy định.

C- QUẢN LÝ KINHPHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1/ Nguồn kinh phí: trích trong kinh phí hoạt động của đơn vị và đóng góp của các đơn vị hợp tác

2/ Nguồn kinh phí Nhà nước: đơn vị được sử dụng khoảng 2% nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị. Các định mức chi thực hiện theo quy định trong Thông tư Liên bộ số 49/TC.KHCN ngày 1.7.1995. Kinh phí thực tế được quyết toán theo số đề tài NCKH được cấp và quyết toán kinh phí theo đúng quy trình xét duyệt, nghiệm thu đề tài.

3/ Thủ tục tài chính

- Hội đồng Khoa học công nghệ cơ sở cần lập dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học các đề tài sẽ thực hiện trong năm qua của đơn vị theo mẫu của Sở Khoa học công nghệ - Môi trường, để đưa vào kinh phí hoạt động của cơ sở, theo thủ tục quy định của tài chánh.

- Kinh phí điều hành các hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ được trích từ kinh phí thực hiện đề tài đã được xét duyệt.

+ Đề tài cấp cơ sở: 10% kinh phí sử dụng cho quản lý đề tài (tổ chức xét duyệt, nghiệm thu, hướng dẫn phương pháp NCKH, tổng kết...), trong đó:

- 2% trích nộp cho Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP

- 8% trích nội cho Hội đồng Khoa học công nghệ cấp cơ sở.

+ Đề tài cấp Sở Y tế: 10% kinh sử dụng cho quản lý đề tài (tổ chức xét duyệt, nghiệm thu, hướng dẫn phương pháp NCKH, tổng kết...), trong đó:

- 8% trích nộp cho Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế

- 2% trích nội cho Hội đồng Khoa học công nghệ cấp cơ sở.

- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu có trách nhiệm sử dụng kinh phí nghiên cứu được cấp theo đề cương đã được duyệt, báo cáo thanh quyết toán theo tiến độ thực hiện công trình theo đúng các quy định tài chính hiện hành.

- Phòng tài chánh kế toán Sở y tế TPchỉ duyệt quyết toán đối với đề tài thực hiện đúng quy trình và có xác nhận của Hội đồng Khoa học công nghệ - Sở Y tế.

D- TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT VÀ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI.

* Thành viên trong Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài không quá 10 người.

1/ Cấp cơ sở: Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài do Giám đốc cơ sở ký theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ . Quyết định thành lập gồm:

- Các thành viên thường trực của Hội đồng Khoa học công nghệ của cơ sở.

- Các thành viên bổ sung tùy theo chuyên môn của từng đề tài.

2/ Cấp Sở Y tế: Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài do Giám đốc Sở Y tế ký. Quyết định thành lập gồm :

- Ban Thường trực của Hội đồng Khoa học và công nghệ Sở Y tế.

- Một số thành viên trong Hội đồng Khoa học công nghệ và Ban Cố vấn hoặc được bổ sung tùy theo lĩnh vực chuyên môn của đề tài được xét duyệt.

3/ Cấp thành phố: Do Giám đốc Sở Khoa học công nghệ - Môi trường thành lập.

 

 

Q. GIÁM ĐỐC




BS. Trương Xuân Liễu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 1110/SYT-NVY quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 1110/SYT-NVY
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 27/06/1997
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Trương Xuân Liễu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/06/1997
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản