Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49/TC-KHCN

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH-KHCN&MT SỐ 49/TC-KHCN NGÀY 1/7/1995 QUI ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI

Thực hiện Nghị định số 35/HĐBT ngày 28 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), liên Bộ Tài chính và Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành một số Thông tư liên Bộ hướng dẫn việc quản lý tài chính của các chương trình KHCN cấp Nhà nước, thông tư hướng dẫn quản lý ngân sách khoa học công nghệ và môi trường................. Các Thông tư trên chủ yếu hướng dẫn công tác quản lý tài chính, chưa quy định cụ thể mức chi tiêu, do đó các đơn vị thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều khoản chi không thống nhất giữa các chương trình, đề tài, dự án. Để có căn cứ cho việc lập và duyệt dự toán chi tiêu cho các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai, liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tạm thời quy định một số mức chi cho hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

Phần 1

NGUYÊN TẮC CHUNG

1.Những mức chi quy định tại Thông tư này áp dụng cho các chương trình, đề tài, dự án KHCN cấp Nhà nước. Các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ở các cấp khác vận dụng theo tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc chất lượng sản phẩm và mức kinh phí được cấp.

2. Một sộ nội dung chi của các chương trình, đề tài, dự án đã có trong chế độ hiện hành của Nhà nước thì không quy định ở đây (như mua nguyên vật liệu, thiết bị, năng lượng, phương tiện đi lại, mua dịch tài liệu.... theo giá thị trường).

3. Những mức quy định tại Thông tư này là mức tối đa. Các chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án căn cứ vào chất lượng sản phẩm và khả năng kinh phí thực có để trả thù lao cho các cán bộ khoa học và kỹ thuật, mức thanh toán có thể bằng hoặc thấp hơn từ 10 - 15% so với mức tối đa.

4. Trong quá trình quản lý lập và duyệt dự toán, cần chặt chẽ và tiết kiệm, đạt hiệu quả, tập trung chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị và thù lao chất xám cho các cán bộ khoa học.

Phần 2

NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Hoạt động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực khoa học khác nhau có nội dung chi và cơ cấu tỷ lệ giữa các khoản chi khác nhau. Vì vậy liên Bộ tạm thời hướng dẫn các chương trình, đề tài, dự án theo các lĩnh vực khoa học và định hướng cơ cấu, tỷ lệ chi để làm căn cứ cho việc lập dự toán hàng năm.

I . CƠ CẤU VÀ TỶ LỆ GIỮA CÁC KHOẢN CHI THEO LĨNH VỰC KHOA HỌC:

1. Khoa học công nghệ

Khoản 1: Trả công và thuê khoán hợp đồng 25% - 35%

Khoản 2 và 3: Nguyên nhiên vật liệu và thiết bị 45% - 55%

Khoản 4: Sưả chữa và xây dựng nhỏ: nếu có nhu cầu lập thuyết minh riêng để bố trí kinh phí.

Khoản 5: Quản lý hành chính và chi khác 20%

2 . Khoa học xã hội

Khoản 1: Trả công và thuê khoán hợp đồng 50% - 60%

Khoản 2, 3 và 4: Nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ:

nếu có nhu cầu lập thuyết minh riêng để bố trí kinh phí.

Khoản 5: Quản lý hành chính và chi khác 40% - 50%

- Công tác phí 10%

- Mua tài liệu, số liệu, dịch tài liệu, in ấn 15%

- Hội nghị, hội thảo khoa học 15%

- Nghiệm thu đánh giá 5%

- Quản lý hành chính 5%

Những đề tài nghiên cứu luận cứ khoa học để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành, nghiên cứu qui hoạch..... sử dụng cơ cấu và tỷ lệ của loại hình khoa học xã hội.

3. Khoa học tự nhiên

Tuỳ theo đặc điểm và nội dung của từng đề tài có thể vận dụng cơ cấu và tỷ lệ của 1 trong các loại trên.

Đối với đề tài nghiên cứu cần có trang thiết bị, vật tư hoá chất thí nghiệm để tạo ra sản phẩm, công nghệ thì sử dụng cơ cấu và tỷ lệ của loại hinh khoa học công nghệ.

Đối với đề tài chỉ nghiên cứu lý thuyết, sản phẩm là các công trình công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước thì sử dụng cơ cấu và tỷ lệ của loại hình khoa học xã hội.

4. Điều tra cơ bản

Khoản 1: Trả công và thuê khoán hợp đồng 50% - 60%

Khoản 2 và 3: Nguyên nhiên vật liệu và thiết bị 20% - 30%

Khoản 4: Sửa chữa xây dựng nhỏ: nếu có nhu cầu lập thuyết minh riêng để bố trí kinh phí.

Khoản 5: Quản lý hành chính và chi khác 20%

Những đề tài có nội dung và sản phẩm như khoa học công nghệ hoặc có đề tài chỉ nghiên cứu lý thuyết như khoa học xã hội thì sử dụng cơ cấu và tỷ lệ của khoa học công nghệ hoặc khoa học xã hội.

II. MỘT SÔ MỨC CHI CỤ THỂ

Quy trình nghiên cứu của một đề tài, dự án khoa học bao gồm nhiều công đoạn tuỳ theo từng lĩnh vực khoa học. Sau đây đưa ra một sô công đoạn chủ yếu như sau:

- Xây dựng và xét duyệt đề cương nghiên cứu

- Tập hợp phân tích tư liệu trong và ngoài nước.

- Điều tra khảo sát thực tế.

- Nghiên cứu lý thuyết thí nghiệm.

- Thử nghiệm pilot và ngoài hiện trường

- Hội thảo khoa học.

- Viết báo cáo công trình.

- Khảo nghiệm, giám định trước khi nghiệm thu.

Đánh giá nghiệm thu và tổng kết.

Để phù hợp với một số công đoạn nghiên cưu này, liên Bộ tạm thời quy định một sô mức chi cụ thể cho các chương trình, đê tài, dự án cấp Nhà nước như sau trong Bảng:

Bảng:

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Mức chi (1.000 đồng)

Ghi chú

1

2

3

4

5

I

Xây dựng và xét duyệt đề cương

1

- Xây dựng đề cương tổng quát đề tài, dự án (theo mẫu R, R-D, P)

- Xây dựng đề cương chi tiết đề tài (đốivới khoa học xã hội)

Đề cương

Đề cương

200

600

Được Hôi đồng xét duyệt chấp nhận

2

- Xây dựng đề cương tổng quát của chương trình

- Xây dựng đè cương chi tiết của chương trình (đối với khoa học xã hội)

Đề cương

Đề cương

500

1000

Như trên

3

Xét duyệt đề cương chương trình, đề tài, dự án

- Chủ tịch Hội đồng

- Uỷ viên thư ký

- Uỷ viên phản biện

- Uỷ viên

1 buổi

1 buổi

1 buổi

1 buổi

70

70

70

50

 

II

Nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm, viêt báo cáo chuyên đề, tổng hợp tư liệu

1

Viết báo cáo chuyên đề (hoặc từng phân có chủ đề xác định)

1 báo cáo

300

15-20 trang đánh máy được chủ nhiệm đề tài chấp nhận

2

Viết tổng thuật từ các tư liệu đã có

1 bài

200

15-20 trang đánh máy được chủ nhiệm đề tài chấp nhận

3

Phản biện các bài viêt chuyên đề

1 bài

50

Tối đa 2 phản biện cho 1 chuyên đề

4

Sửa lại, hoàn thiện báo cáo sau mỗi lần góp ý hoặc hội thảo khoa học

Mỗi lần sửa

50

Tối đa 2 lần

5

Thu thập, khai thác và lập phiếu tư liệu

1 trang phiếu

20

Được chủ nhiệm đề tài chấp nhận

6

Làm thí nghiệm theo nội dung đề tài

Người/ngày

10

áp dụng cho khoa học công nghệ

III

Điều tra khảo sát

1

Lập mẫu phiếu điều tra có chứa khoảng 30 thông số

1 mẫu

50

Được hội đồng thông qua

2

Lấy thông tin vào phiếu

1 phiếu

10

Có từ 30 - 40 câu hỏi (trả cho người cung cấp tin)

3

Xử lý phiếu và lập báo cáo

1 báo cáo

150

10 - 15 trang, được chủ nhiệm đề tài chấp nhận

4

Thù lao cán bộ đi thực địa hoặc thu thập các phiếu thông tin

- Vùng núi, biển, vùng sâu khó khăn

- Các vùng khác:

Người/ngày

60

Theo chế độ hiện hành

5

Trả công cho người dẫn đường

- Khu vực miền núi hoặc điều kiện khó khăn đặc biệt

Người/ngày

20

 

6

Trả công cho công nhân khai quật, khảo cổ

Người/ngày

25

 

 

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Mức chi (1.000 đồng)

Ghi chú

1

2

3

4

5

IV

Hội thảo khoa học

 

 

 

1

Hội thảo khoa học trong nội bộ của đề tài (trong các cộng tác viên)

Người/ngày

50

 

2

Hội thảo khoa học nhiều ngành tham gia

- Người chủ trì hội thảo

- Thư ký hội thảo

- Người có báo cáo

- Người dự hội thảo có tham gia ý kiến đóng góp

Người/ngày

1 báo cáo

Người/ngày

70

70

150

50

Hội thảo của chương trình hoặc đề tài khoảng 10 trang

V

Tổng kết, đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án, chương trình

1

Viết báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

Trang đánh máy

25

Hội đồng nghiệm thu cơ sở chấp nhận

2

Sửa và hoàn chỉnh lại báo cáo tổng hợp của đề tài, dự án sau khi nghiệm thu cấp cơ sở

1 lần

500

Chỉ được tính một lần

3

Khảo nghiệm , giám định trước khi nghiệm thu (lĩnh vực khoa học công nghệ)

Chuyên gia/ ngày

80

 

4

Hội đồng nghiệm thu cáp cơ sở

- Chủ tịch hội đồng (có bản nhận xét)

- Uỷ viên thư ký (có bản nhận xét)

- Uỷ viên phản biện (có bản nhận xét)

- Uỷ viên (có bản nhận xét)

1 buổi

1 buổi

1 buổi

1 buổi

100

100

150

80

Các uỷ viên trong Hội đồng đọc báo cáo tổng hợp, viết nhận xét và tham gia buổi nghiệm thu

5

Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước

- Chủ tịch hội đồng (có bản nhận xét)

- Uỷ viên thư ký (có bản nhận xét)

- Uỷ viên phản biện (có bản nhận xét)

- Uỷ viên (có bản nhận xét)

1 buổi

1 buổi

1 buổi

1 buổi

150

150

200

100

Các uỷ viên trong Hội đồng đọc báo cáo tổng hợo, viết nhận xét tham gia buổi nghiệm thu.

Phần 3

KHOẢN THI HÀNH

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên, liên Bộ sẽ nghiên cứu chỉnh lại mức chi cho phù hợp với thực tế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1995.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các Bộ, ngành, đơn vì, cơ quan, các địa phương phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu sửa đổi.

Lê Quý An

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 49/TC-KHCN năm 1995 quy định chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 49/TC-KHCN
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 01/07/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính
  • Người ký: Lê Quý An, Tào Hữu Phùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/1995
  • Ngày hết hiệu lực: 03/07/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản