- 1Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.
- 2Law No. 44/2009/QH12 of November 25, 2009, amending and supplementing a number of Articles of the Education Law
- 3Law No. 58/2010/QH12 of November 15, 2010 on Public Employees
- 4Law No. 08/2012/QH13 of June 18, 2012, on higher education
- 5Resolution No. 44/NQ-CP, dated June 09, 2014, promulgation of action programme of the Government in furtherance of Resolution No. 29-NQ/TW on radical changes in education and training to meet requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in course of international integration
- 6Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 7Law No. 34/2018/QH14 dated November 19, 2018 on amendments to the Law on Higher Education
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2019 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1216/TTr-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học.
2. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
3. Thu hút, trọng dụng và phát huy vai trò của các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước đến làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
4. Bảo đảm thiết thực, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước, cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng Đề án; tích hợp thống nhất với các chương trình, đề án liên quan đã và đang triển khai.
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới;
b) Thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
c) Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý;
d) Đến 2030, phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về: Phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
1. Giảng viên, cán bộ quản lý thuộc các cơ giáo dục đại học trên toàn quốc.
2. Nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong nước, đủ tiêu chuẩn giảng viên và cam kết đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
3. Những người đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, nước ngoài hoặc liên kết trong nước và nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 (theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), cam kết trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
1. Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ áp dụng cho giảng viên thuộc khối ngành văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao:
a) Khảo sát, đánh giá khả năng đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài; xác định các lĩnh vực, ngành, chuyên ngành trọng tâm cần ưu tiên đào tạo; công bố danh sách và thông tin về các trường đại học có chất lượng tốt, tạo điều kiện cho người học chọn lựa, chủ động trong học tập và nghiên cứu; tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong nước liên kết, hợp tác đào tạo;
b) Bảo đảm tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển chọn, xét duyệt, lập danh sách giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với các phương thức: đào tạo toàn thời gian tại các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; đào tạo tại các trường đại học trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới;
c) Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho các giảng viên được tuyển chọn đi đào tạo tại nước ngoài;
d) Tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học; kiểm soát chặt chẽ các khâu nghiệm thu, đánh giá luận án, luận văn, công nhận, cấp phát bằng, bảo đảm chất lượng đầu ra;
e) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội quan tâm, chăm lo cho công tác đào tạo giảng viên trình độ cao phục vụ đất nước.
g) Tổ chức tổng kết, đánh giá thường xuyên kết quả đào tạo hàng năm và từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và động viên, khen thưởng kịp thời.
2. Thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam:
a) Thường xuyên tuyên truyền, vận động các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trong nước chủ động thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn đến làm việc.
3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý:
a) Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đại học đối với cán bộ quản lý chủ chốt gồm chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (và tương đương) và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học;
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng (trong nước và nước ngoài) nâng cao năng lực quản trị đối với cán bộ quản lý chủ chốt và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học.
4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên:
a) Nghiên cứu, ban hành khung năng lực giảng viên làm cơ sở để xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên;
b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, trong đó chú trọng bồi dưỡng về năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học và năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
5. Đổi mới, hoàn thiện về cơ chế, chính sách:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách bảo đảm thống nhất, đồng bộ về: Vị trí việc làm, tuyển dụng, thu hút tiến sĩ và các nhà khoa học giỏi, bố trí và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và đãi ngộ đối với giảng viên, cán bộ quản lý theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện, bảo đảm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phù hợp với thực tiễn;
b) Từng bước tăng mức đầu tư, hỗ trợ kinh phí đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ở cả ba phương thức: Đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, đào tạo theo hình thức liên kết, phối hợp và đào tạo ở trong nước.
V. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Kinh phí
a) Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Nguyên tắc, cơ chế phân bổ kinh phí:
- Nguồn ngân sách trung ương: Tập trung thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Đề án; các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho học viên được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ;
- Nguồn kinh phí của các cơ sở giáo dục đại học: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực của giảng viên và cán bộ quản lý, việc thu hút các nhà khoa học và người có trình độ tiến sĩ; triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Nguồn kinh phí khác: Tập trung thực hiện những nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thực tế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2030. Thực hiện việc tuyển sinh đào tạo trong nước và ngoài nước của Đề án kết thúc vào năm 2030.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước theo hàng năm và từng giai đoạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn, định mức, cơ chế, chính sách, chế độ đối với các đối tượng thụ hưởng Đề án;
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án; kiểm tra việc thực hiện Đề án.
2. Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan cân đối, phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; xây dựng các quy định về hỗ trợ tài chính đối với các nghiên cứu sinh trong Đề án có tính khả thi, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.
3. Bộ Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về: Các chính sách, chế độ cho giảng viên, cán bộ quản lý được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; các chính sách, chế độ ưu đãi đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển của trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Bộ Ngoại giao:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường các hoạt động hợp tác với các nước về giáo dục và đào tạo; kiến nghị với nhà nước những chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo giảng viên đại học ở nước ngoài.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngành và lĩnh vực đào tạo trọng điểm trong từng giai đoạn; kết hợp giao nhiệm vụ hoạt động khoa học - công nghệ với đào tạo nghiên cứu sinh, học viên cao học; đánh giá kết quả đào tạo và xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học.
7. Bộ Công an:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tạo thuận lợi về xuất nhập cảnh cho lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, cho giảng viên, các nhà khoa học có trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp.
8. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý, triển khai thực hiện Đề án báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Các cơ sở giáo dục đại học:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” và Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020”.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các tổ chức cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Law No. 34/2018/QH14 dated November 19, 2018 on amendments to the Law on Higher Education
- 2Law No. 83/2015/QH13 dated June 25, 2015, on state budget
- 3Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 4Resolution No. 44/NQ-CP, dated June 09, 2014, promulgation of action programme of the Government in furtherance of Resolution No. 29-NQ/TW on radical changes in education and training to meet requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in course of international integration
- 5Law No. 08/2012/QH13 of June 18, 2012, on higher education
- 6Law No. 58/2010/QH12 of November 15, 2010 on Public Employees
- 7Law No. 44/2009/QH12 of November 25, 2009, amending and supplementing a number of Articles of the Education Law
- 8Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.
Decision No. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 approving the Proposal for enhancing competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030
- Số hiệu: 89/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực