THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 911/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 232/TTr-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2010 về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung
a) Tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học tiên tiến của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng;
b) Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học, cao đẳng của cả nước, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam;
c) Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong đào tạo tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học, của giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam;
d) Tạo cơ sở vững chắc để đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học các ngành mũi nhọn, trọng điểm, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
b) Thực hiện việc đào tạo tiến sĩ theo các hình thức như sau:
- Đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2010 đến 2013 mỗi năm tuyển chọn từ 800 - 1200 nghiên cứu sinh; từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1300 - 1500 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài;
- Đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài. Từ năm 2010 đến năm 2013 mỗi năm tuyển chọn 300 - 350 người; từ năm 2014 trở đi bình quân mỗi năm tuyển chọn 450 người;
- Đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở trong nước. Từ 2010 đến 2015 mỗi năm tuyển chọn 1200 - 1500 nghiên cứu sinh; từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1500 nghiên cứu sinh.
1. Tuyển sinh và tạo nguồn:
a) Đối tượng tuyển chọn là giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo, có độ tuổi không quá 45 tuổi;
b) Ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học trọng điểm, các trường đại học xuất sắc;
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn trước khi gửi đi đào tạo cho những người đã được tuyển đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.
2. Phương thức đào tạo:
Thực hiện ba phương thức đào tạo gồm:
- Đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;
- Đào tạo theo hình thức phối hợp: một phần thời gian ở trong nước và một phần thời gian ở nước ngoài;
- Đào tạo toàn thời gian ở trong nước, trong đó có thời gian thực tập nghiên cứu ở nước ngoài.
3. Ngành đào tạo: ưu tiên đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, nông nghiệp và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn, đáp ứng nhu cầu đào tạo giảng viên của các trường và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 14.000 tỷ đồng, trong đó đào tạo toàn phần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%; đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạo trong nước chiếm khoảng 20%; đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nước chiếm khoảng 2%.
Nguồn kinh phí bao gồm: ngân sách nhà nước chiếm khoảng 94%; từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa là 5%; các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường chiếm 1%.
5. Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.
6. Giải pháp thực hiện
a) Xây dựng, triển khai kế hoạch tạo nguồn, tuyển sinh hằng năm và từng giai đoạn cho từng phương thức đào tạo, phù hợp với quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước và yêu cầu tuyển chọn của các trường đại học nước ngoài, thực hiện đúng quy trình và bảo đảm chất lượng đào tạo.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh việc triển khai Đề án, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước. Kết hợp đào tạo nghiên cứu sinh với nghiên cứu khoa học cả về chuyên môn và nguồn tài chính; xây dựng cơ chế tài chính để sử dụng kinh phí của các đề tài nghiên cứu do Nhà nước đặt hàng cho việc đào tạo nghiên cứu sinh; thực hiện hỗ trợ cho nghiên cứu sinh có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
c) Tăng mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ trong nước đủ đáp ứng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập trao đổi ngắn hạn tại nước ngoài và đăng công trình nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín ở trong nước và nước ngoài.
d) Xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí, nâng cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; có chính sách, cơ chế thu hút đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm và thành tích trong đào tạo tiến sĩ, Việt kiều hoặc là người nước ngoài tham gia đào tạo tiến sĩ; có hình thức động viên, khen thưởng, khuyến khích kịp thời với độ ngũ cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh có nhiều thành tích, kết quả xuất sắc trong đào tạo tiến sĩ.
đ) Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ, mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín; xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có tính chiến lược, lâu dài, đáp ứng với mục tiêu hợp tác đào tạo tiến sĩ toàn thời gian hoặc một phần thời gian ở nước ngoài.
e) Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể, ưu tiên dành kinh phí và huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho triển khai Đề án.
g) Khuyến khích, đẩy mạnh công tác xã hội hóa phục vụ công tác đào tạo tiến sĩ nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình đào tạo này, triển khai các giải pháp xã hội hóa một cách hiệu quả phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
h) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho công tác đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao phục vụ đất nước. Tổ chức tổng kết, đánh giá thường xuyên kết quả đào tạo hàng năm và từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch và động viên, khen thưởng.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì quản lý Đề án có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án để triển khai, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết về tài chính, công tác cán bộ phục vụ cho việc triển khai Đề án, công tác sử dụng đội ngũ tiến sĩ được đào tạo theo Đề án; quản lý, phân bổ kinh phí theo kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn, phù hợp với mục tiêu của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện Đề án, định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ưu tiên duyệt các đề tài, chương trình nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ cho các cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh; chỉ đạo việc tăng cường kết hợp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn với công tác đào tạo tiến sĩ, xác định các ngành, lĩnh vực đào tạo trọng điểm cần ưu tiên tuyển chọn nghiên cứu sinh.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm và dài hạn để thực hiện Đề án, bảo đảm đáp ứng kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
5. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến Đề án này; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai các chương trình, hoạt động theo kế hoạch thống nhất.
6. Các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Đề án theo sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể của cơ sở mình để thực hiện Đề án, góp phần tích cực vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ; tăng cường việc hợp tác với các cơ sở đào tạo tiến sĩ của nước ngoài.
7. Các trường đại học, cao đẳng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên của trường mình, chủ động chuẩn bị tốt nguồn giảng viên cử đi đào tạo theo kế hoạch; tham gia vào công tác tuyển chọn và quản lý giảng viên của cơ sở mình được cử đi đào tạo tiến sĩ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Decision No. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 approving the Proposal for enhancing competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030
- 2Decision No. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 approving the Proposal for enhancing competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030
- 1Circular No. 35/2012/TT-BGDDT of October 12, 2012, promulgating the provisions on doctoral degree training according to the scheme on "doctoral training for university and college lecturers during the period 2010-2020" approved by the Prime Minister in the Decision No.911/QD-TTg of June 17, 2010
- 2Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.
- 3Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decision No. 911/QD-TTg of June 17, 2010, approving the scheme on doctoral training for university and college lecturers during 2010-2020
- Số hiệu: 911/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2010
- Ngày hết hiệu lực: 18/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực