Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 638/LĐTBXH-LĐ
V/v: Hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2005

 

Kính gửi:

- Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn TP

 

- Thực hiện Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đã có các văn bản hướng dẫn: công văn số 1974/LĐTBXH ngày 09/7/2003 “hướng dẫn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp”, công văn số 2819/LĐTBXH ngày 15/9/2003 “Về một số chế độ và quyền lợi của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp” và công văn số 3035/LĐTBXH ngày 03/10/2003 “V/v hướng dẫn tạm thời xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

- Để doanh nghiệp có cơ sở, căn cứ thoả thận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động; xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương trong năm kế hoạch, thực hiện chế độ nâng bậc lương; đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trả lương ngừng việc và các chế độ khác; giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đề nghị các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải thực hiện xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định (kể cả đối với các doanh nghiệp vận dụng theo hệ thống thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định đối với công ty nhà nước) để áp dụng trong năm 2005 và những năm tới).

1. Về tiền lương tối thiểu:

- Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu.

- Doanh nghiệp xác định và đăng ký mức lương tối thiểu kèm theo hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.

- Khi mức lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng thay đổi, do doanh nghiệp tự điều chỉnh hoặc do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu, căn cứ vào mức lương tối thiểu điều chỉnh doanh nghiệp tính lại mức lương ghi trong hợp đồng lao động, phụ cấp lương, đơn giá trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của Pháp Luật Laođộng…Đồng thời doanh nghiệp phải đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố có Thông báo xác nhận mới:

2. Về hệ thống thang lương, bảng lương:

- Doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương theo phương pháp tại phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hoặc các phương pháp khác phù hợp với doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có thể vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương của Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

- Về quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương:

Để thuận tiện hơn cho việc cập nhật, tổng hợp, kiểm tra và báo cáo, trước đây Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đã đề nghị doanh nghiệp khi đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương đánh mã theo quy ước tại công văn số 3035/LĐTBXH nói trên.

Nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đề nghị các doanh nghiệp khi xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương đánh mã theo quy ước như sau:

- Mã số của bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (C) :

+ C.01 là mã chức danh Giám đốc.

+ C.02 là mã chức danh Phó Giám đốc.

+ C.03 là mã chức danh Kế toán trưởng.

- Mã số của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (D):

+ D.01 là mã tương đương chức danh Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.

+ D.02 là mã tương đương chức danh Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính.

+ D.03 là mã tương đương chức danh Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư.

+ D.04 là mạ tương đương chức danh Cán sự, kỹ thuật viên.v.v..

- Mã số của thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (kèm phụ lục):

Trường hợp doanh nghiệp vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương của công ty Nhà nước thì cũng áp dụng đánh mã theo quy ước trên.

- Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương và đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Văn hoá – Xã hội) Quận - Huyện thông báo xác nhận thì không cần điều chỉnh mã số. Trong quá trình áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương, nếu doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới thì doanh nghiệp phải đăng ký lại với cơ quan lao động để có thông báo xác nhận mới.

3. Về phụ cấp lương và các khoản chi khác:

3.1 Về Phụ cấp lương:

Phụ cấp lương là phần tiền lương bổ sung mà khi xác định lương cấp bậc, chức vụ, cấp hàm, chưa tính hết các yếu tố không ổn định so với điều kiện lao động và sinh hoạt bình thường.

- Phụ cấp lương trước hết nhằm đãi ngộ đối với người lao động phải làm việc trong điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn mức trung bình khi xác định chế độ tiền lương.

- Phụ cấp lương nhằm khuyến khích người lao động đến làm việc ở những ngành, những vùng mà ở đó có khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; góp phần điều phối, ổn định lực lượng lao động xã hội.

- Phụ cấp lương là một trong những công cụ để điều chỉnh quan hệ tiền lương, thu nhập giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

Ngoài việc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định, doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với công ty nhà nước để trả cho người lao động. Các khoản phụ cấp lương này được doanh nghiệp hạch toán vào quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả.

* Các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với công ty Nhà nước gồm:

- Phụ cấp giữ chức vụ trưởng, phó phòng (quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước);

- Phụ cấp khu vực (quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước);

- Phụ cấp thu hút (quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước).

- Phụ cấp trách nhiệm công việc (quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ);

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ);

- Phụ cấp lưu động (quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ);

3.2 Về các khoản chi khác: là các khoản chi thêm cho người lao động như: tiền ăn giữa ca, công tác phí, điện thoại, đào tạo v.v.. không được doanh nghiệp hạch toán vào quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả.

- Doanh nghiệp thống kê các loại phụ cấp trả cho người lao động (theo mẫu) gởi kèm theo hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.

4. Vế mức lương và phụ cấp làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội:

4.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng theo đúng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty Nhà nước: Mức lương và phụ cấp lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội cũng được vận dụng áp dụng như đối với các Công ty Nhà nước bao gồm mức tiền lương theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng cộng với các loại phụ cấp khu vực; phụ cấp giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng (nếu có).

4.2. Đối với doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương không theo quy định của Chính phủ đối với các công ty Nhà nước: Mức lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội là tổng mức tiền lương, tiền công, phụ cấp theo hợp đồng lao động (theo quy định tại điểm 2b, mục II Thông tư số 58/TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính); được doanh nghiệp tính vào chi phí theo quy định tại điểm 3b Điều 5 Chương II Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Các khoản chi phí khác nếu được ghi trong hợp đồng lao động nhưng doanh nghiệp không hạch toán vào quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả thì không cộng vào tiền lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội.

- Mức lương làm cơ sở ghi sổ bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội là tổng mức tiền lương, tiền công, phụ cấp làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn nêu trên.

5. Về tổ chức thực hiện:

5.1. Hồ sơ đăng ký:

- Công văn đề nghị của doanh nghiệp;

- Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp theo mẫu;

- Các loại phụ cấp theo mẫu;

5.2. Nơi đăng ký:

- Đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên đăng ký tại Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công thuộc Sở lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, địa chỉ số 159 Pasteur, Phường 6, Quận 3.

- Đối với các doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động đăng ký tại Phòng Lao động – TBXH (Văn hoá – Xã hội) Quận - Huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp,

Công văn này thay thế công văn 3035/LĐTBXH ngày 03/10/2003 “V/v hướng dẫn tạm thời xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ánh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công), số 159 Pasteur Quận 3, điện thoại: 8.222.409 – 8.243.066 hoặc Phòng Lao động – TBXH (Văn Hoá – Xã hội) Quận - Huyện để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- TTUBND.TP, VPUBND }để báo cáo;
- Bộ Lao động – TNXH }để báo cáo;
- Liên đoàn LĐTP, Quận, Huyện }để phối hợp;
- Ban Quản lý các KCX-KCN TP }để phối hợp;
- Các DN hoạt động theo Luật DN đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh }để thực hiện;
- Phòng LĐ-TBXH Quận, Huyển } để phổ biến đến các doanh nghiệp trên địa bàn Q-H;
- Lưu VT, P.LĐ-TL-TC

GIÁM ĐỐC




Lê Thành Tâm

 

CÁC THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

MÃ NGÀNH

NGÀNH/NHÓM NGÀNH

A,1

THANG LƯƠNG 7 BẬC

A.1.1

DU LỊCH, DỊCH VỤ KHÁC

A.1.2

VĂN HOÁ

A.1.3

DƯỢC PHẨM

A.1.4

CHẾ BIẾN LÂM SẢN

A.1.5

CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ

A.1.6

CƠ KHÍ, ĐIỆN, ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

A.1.7

KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

A.1.8

XÂY DỰNG CƠ BẢN; VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SÀNH SỨ, THUỶ TINH

A.1.9

LUYỆN KIM, HOÁ CHẤT, ĐỊA CHẤT, ĐO ĐẠC CƠ BẢN

A.1.10

KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN

A.1.11

IN TIỀN

A.1.12

CHỈNH HÌNH

A.2

THANG LƯƠNG 6 BẬC

A.2.1

CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

A.2.2

DỆT, THUỘC DA, GIẢ DA, GIẤY, MAY

A.2.3

NÔNG NGHIỆP, THUỶ LỢI, THUỶ SẢN

A.2.4

LÂM NGHIỆP

A.2.5

XĂNG DẦU

A.2.6

DẦU KHÍ

A.2.7

KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ

B.1

CÔNG NHÂN VIÊN SẢN XUẤT ĐIỆN

B.1.1

TRƯỞNG CA VẬN HÀNH CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, KỸ SƯ HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN (HTĐ)

B.1.2

TRƯỞNG KÍP, TRƯỞNG KHỐI VẬN HÀNH THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN (NMĐ), TRẠM BIẾN ÁP

B.1.3

CÔNG NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THIẾT BỊ CHÍNH

B.1.4

CÔNG NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THIẾT BỊ PHỤ VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ, PHỤ TRỢ

B.2

BẢNG LƯƠNG THUYỀN VIÊN VÀ CÔNG NHÂN VIÊN TÀU VẬN TẢI BIỂN, VẬN TẢI SÔNG, TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ, TÀU CẨU DẦU KHÍ

B.2.1

TÀU VẬN TẢI BIỂN, VẬN TẢI SÔNG

B.2.2

TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ, TÀU CẨU DẦU KHÍ

B.3

BẢNG LƯƠNG HOA TIÊU

B.4

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN CÁC TRẠM ĐÈN SÔNG, ĐÈN BIỂN

B.5

BẢNG LƯƠNG THUYỀN VIÊN VÀ CÔNG NHÂN VIÊN TÀU CÔNG TRÌNH, TÀU TRỰC VỚT VÀ CỨU HỘ, TÀU THAY THẢ PHAO, TÀU TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI

B.5.1

TÀU CÔNG TRÌNH

B.5.2

TÀU TRỰC VỚT VÀ CỨU HỘ, TÀU THAY THẢ PHAO

B.5.3

TÀU TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI

B.6

BẢNG LƯƠNG THUYỀN VIÊN VÀ CÔNG NHÂN VIÊN TÀU THUYỀN ĐÁNH CÁ, VẬN CHUYỂN VÀ THU MUA CÁ TRÊN BIỂN, TRÊN SÔNG HỒ

B.6.1

TÀU ĐÁNH CÁ BIỂN

B.6.2

TÀU VẬN CHUYỂN VÀ THU MUA CÁ TRÊN BIỂN

B.6.3

TÀU, THUYỀN ĐÁNH CÁ TRÊN SÔNG HỒ

B.7

BẢNG LƯƠNG THỢ LẶN

B.8

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

B.8.1

CHỨC DANH KHÔNG THEO HẠNG MÁY BAY

B.8.1.1

CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG

B.8.1.2

KIỂM SOÁT VIÊN KHÔNG LƯU

B.8.1.3

KHÔNG BÁO, THỦ TỤC BAY, HIỆP ĐỒNG THÔNG BÁO BAY, KIỂM SOÁT MẶT ĐẤT, TÌM KIẾM CỨU NẠN, KHÍ TƯỢNG HÀNG KHÔNG

B.8.1.4

AN NINH, AN TOÀN HÀNG KHÔNG

B.8.1.5

CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

B.8.2

CHỨC DANH THEO HẠNG MÁY BA Y

B.8.2.1

LÁI TRƯỞNG

B.8.2.2

LÁI PHỤ

B,9

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

B.10

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

B.11

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NHÂN BỐC XẾP

B.11.1

GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

B.11.2

BỐC XẾP

B.12

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN LÁI XE

B.13

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN BÁN VÉ, BẢO VỆ TRẬT TỰ TẠI CÁC ĐIỂM SINH HOẠT VĂN HOÁ CÔNG CỘNG, BẾN XE, NHÀ GA, BẾN CẢNG VÀ BẢO VỆ

B.14

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN BÁN MUA, BÁN VÀNG, BẠC, ĐÁ QUÍ VÀ KIỂM CHỌN GIẤY BẠC TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN

B.15

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH DU LỊCH, DỊCH VỤ

 

TÊN ĐƠN VỊ:...............................................

NGÀNH NGHỀ:............................................

ĐỊA CHỈ:......................................................

ĐIỆN THOẠI:................................................

MÃ SỐ (DO Sở LĐ – TBXH ghi):....................

 

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng:………..đồng/tháng.

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

1/- Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp:

Đơn vị tính: 1000 đồng

CHỨC DANH CÔNG VIỆC

MÃ SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/ Giám đốc

- Hệ số:

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02/ Phó Giám đốc

- Hệ số

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

03/ Kế toán trưởng

- Hệ số

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).

2/- Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ

Đơn vị tính: 1000 đồng

CHỨC DANH CÔNG VIỆC

MÃ SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/ Giám đốc

- Hệ số:

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02/ Phó Giám đốc

- Hệ số

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

03/ Kế toán trưởng

- Hệ số

- Mức lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

v.v…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÊN ĐƠN VỊ:..........................................

NGÀNH NGHỀ:.......................................

ĐỊA CHỈ:.................................................

ĐIỆN THOẠI:...........................................

MÃ SỐ (DO Sở LĐ – TBXH ghi):...............

 

PHỤ CẤP LƯƠNG

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng:………..đồng/tháng

II/- PHỤ CẤP LƯƠNG:

Đơn vị tính: 1000 đồng

PHỤ CẤP LƯƠNG

TỶ LỆ PHỤ CẤP

MỨC PHỤ CẤP

1.

 

 

2.

 

 

3.

 

 

4.

 

 

5.

 

 

6.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 638/LĐTBXH-LĐ về việc hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 638/LĐTBXH-LĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 23/02/2005
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thành Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản