Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 411-TC/TCT
Về việc thu thuế doanh thu đối với ngành bảo hiểm

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 1991

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 411-TC/TCT NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 1991 VỀ VIỆC THU THUẾ DOANH THU ĐỐI VỚI NGÀNH BẢO HIỂM

Căn cứ vào Luật thuế doanh thu đã được quốc hội nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp 7 Thông qua ngày 30/6/1990 và Nghị định số 351-HĐBT ngày 2/10/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết Luật thuế doanh thu. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh thu đối với ngành bảo hiểm như sau:

I - DOANH THU TÍNH THUẾ

Doanh thu tính thuế đối với ngành bảo hiểm được xác định như sau:

1. Phí bảo hiểm gốc: gồm toàn bộ số tiền thu được do các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm.

2. Phí đại lý giám định: gồm toàn bộ số tiền thu được do các tổ chức nước ngoài thuê bảo hiểm Việt Nam giám định.

3. Các Khoản thu khác gồm:

a) Tiền bán hộ hàng nước ngoài, hàng nước ngoài từ bỏ.

b) Các hoạt động kinh doanh thương nghiệp, ăn uống phục vụ (nếu có) thuộc diện nộp thuế doanh thu theo luật của các công ty bảo hiểm.

Trường hợp các hoạt động trên có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam tại thời Điểm thu được ngoại tệ để tính và nộp thuế doanh thu.

II - THUẾ SUẤT THUẾ DOANH THU

1. Đối với hoạt động bảo hiểm: 4% trên doanh thu tính thuế.

2. Đối với hoạt động bán hộ hàng nước ngoài, hàng nước ngoài từ bỏ.

3. Đối với hoạt động kinh doanh khác: thuế suất được áp dụng theo ngành nghề quy định tại biểu thuế chi tiết về thuế doanh thu được ban hành kèm theo thông tư số 45-TC/TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính.

III - ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI. NỘP THUẾ DOANH THU

Việc kê khai đăng ký nộp thuế doanh thu đối với hoạt động bảo hiểm thực hiện như sau:

1. Công ty bảo hiểm các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương kê khai đăng ký nộp thuế doanh thu tại Cục thuế tỉnh, thành phố đặc khu, nơi công ty đóng trụ sở văn phòng. Văn phòng Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam kê khai đăng ký nộp thuế tại Cục thuế Hà Nội.

2. Thủ tục kê khai nộp thuế:

Hàng tháng chậm nhất là ngày 05 của tháng sau đơn vị phải kê khai toàn bộ doanh thu thực hiện trong tháng bằng tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ (nếu có), theo mẫu ban hành kèm theo thông tư số 45-TC/TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài Chinh gửi Cục Thuế nơi đăng ký nộp thuế, để cơ quan thuế kiểm tra xem xét tính số thuế phải nộp, số đã nộp, số nộp thừa, thiếu chuyển sang tháng sau (nếu có) để thanh toán số thuế nộp trong tháng của đơn vị.

Thuế doanh thu phải nộp của tháng trước chậm nhất không được quá ngày 15 của tháng sau, nếu nộp chậm quá 30 ngày theo thời hạn quy định thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế nộp chậm, mỗi ngày chậm nộp còn bị phạt 0,5% (năm phần nghìn) trên số thuế nộp chậm.

IV - GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ

Tạm thời chưa thu thuế doanh thu đối với hoạt động bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và phí nhận tái bảo hiểm.

V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục thuế các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương triển khai việc thu thuế doanh thu đối với hoạt động bảo hiểm từ ngày 01-1-1991.

Mọi quy định trước đây về thu đối với hoạt động ngành bảo hiểm trái với những quy định trong Luật thuế doanh thu, Nghị Định số 351-HĐBT ngày 2-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu, thông tư số 45-TC/TCT ngày 04-10-1990 của Bộ Tài chính và công văn này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có có khó khăn vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn SỐ 411-TC/TCT của bộ tài chính về việc thu thuế doanh thu đối với ngành bảo hiểm

  • Số hiệu: 411-TC/TCT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/04/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Phan Văn Dĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/04/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 16/10/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản