- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 3Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 4751/TCT-CS về việc thủ tục bù trừ số tiền thuế nộp thừa giữa các loại thuế và nộp tiền thuế, tiền phạt vào tài khoản của Ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Quyết định 477/QĐ-TCT năm 2008 về quy trình quản lý thu nợ thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3988/TCT-QLN | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Sơn La
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1114/CT-QLN ngày 25/8/2008 của Cục Thuế tỉnh Sơn La nêu một số vướng mắc khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế và hoàn bù trừ tiền thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại điểm 2.2 Quy trình Quản lý thu nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, việc ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp được áp dụng trong trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà người nợ thuế chưa nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chưa đủ số thuế còn thiếu thì cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định trên, khi cơ quan thuế đã ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi) nhưng do tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế không đủ để nộp tiền thuế, tiền phạt thì bộ phận quản lý thu nợ không ra thông báo tiền nợ thuế, tiền phạt mà cơ quan thuế chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo (không phụ thuộc vào quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi đã hết hiệu lực hay chưa).
2. Trường hợp thực hiện quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích chuyển tài khoản: Cục Thuế gửi Quyết định cưỡng chế thuế kèm theo lệnh thu NSNN gửi kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản. Căn cứ vào Quyết định cưỡng chế và Lệnh thu NSNN, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản có trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để nộp ngân sách nhà nước.
3. Về việc khoanh nợ, giãn nợ và không tính phạt chậm nộp các khoản nợ thuế của các công ty thực hiện cổ phần hoá có số nợ cũ chuyển sang:
Căn cứ vào khoản 3, Điều 55 Luật Quản lý thuế có quy định "Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế". Vì vậy, các công ty đã thực hiện cổ phần hoá có số nợ từ đơn vị trước chuyển sang thì công ty cổ phần có trách nhiệm nộp số thuế còn nợ này. Nếu chậm nộp phạt tính trên số thuế chậm nộp.
4. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế căn cứ vào quy định tại Điều 63 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ thì biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1, Điều 93 Luật Quản lý thuế.
5. Việc nhập số liệu theo Quy trình Quản lý thu nợ thuế căn cứ theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 thì khi thông báo nợ thuế chỉ có thông báo nộp thuế theo mẫu 06 QTR-QLN và thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp theo mẫu 07QTR-QLN, không có thông báo lần 1, thông báo lần 2.
6. Theo Điều 31 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ thì quyết định hành chính thuế bị cưỡng chế thi hành bao gồm: thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt; thông báo ấn định thuế; quyết định xử phạt hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
7. Về việc hoàn thuế, bù trừ tiền thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 Mục VII phần C, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính thì: "Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau". Thủ tục bù trừ số tiền thuế nộp thừa giữa các loại thuế và nộp tiền thuế, tiền phạt vào tài khoản của NSNN theo hướng dẫn tại công văn số 4751/TCT-CS ngày 14/11/2007 của Tổng cục 'Thuế.
Khoản nợ giữa người nộp thuế và chủ đầu tư, hai bên phải có trách nhiệm thanh toán với nhau, không được thực hiện thanh toán bù trừ với số tiền hoàn thuế.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế tỉnh Sơn La biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 3Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 4751/TCT-CS về việc thủ tục bù trừ số tiền thuế nộp thừa giữa các loại thuế và nộp tiền thuế, tiền phạt vào tài khoản của Ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Quyết định 477/QĐ-TCT năm 2008 về quy trình quản lý thu nợ thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 11889/TCHQ-TXNK năm 2014 vướng mắc cưỡng chế thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 3988/TCT-QLN về việc vướng mắc khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế, hoàn bù trừ tiền thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 3988/TCT-QLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/10/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Văn Huyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực