- 1Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hồng Kông
- 2Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9584/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2021 |
Kính gửi:Công ty CP Viễn thông Di động Vietnamobile
(Đ/c: Tầng 6, số 7 Chùa Bộc, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, TP Hà Nội - MST:0107429715)
Trả lời công văn số 139/VNM-ĐN ngày 18/02/2021 của Công ty CP Viễn thông Di động Vietnamobile (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế TNCN. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 4 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính quyền khu hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng cư trú
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Bên ký kết” có nghĩa là:
(a) trong trường hợp đối với Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông,
(i) bất kỳ cá nhân nào cư trú thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;
(ii) bất kỳ cá nhân nào ở tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hơn 180 ngày trong một năm tính thuế hoặc hơn 300 ngày trong hai năm tính thuế liên tiếp mà một trong hai năm đó là năm tính thuế có liên quan;
(iii) một công ty đăng ký thành lập tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc đang bị quản lý hoặc bị kiểm soát một cách thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nếu đăng ký thành lập ngoài Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;
(iv) bất kỳ đối tượng nào được thành lập theo các luật của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc đang bị quản lý hoặc bị kiểm soát một cách thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nếu được thành lập ngoài Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;
(b) trong trường hợp đối với Việt Nam, bất kỳ đối tượng nào, mà theo các luật của Việt Nam, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơi cư trú, trụ sở đăng ký thành lập, trụ sở đăng ký, trụ sở điều hành hoặc các tiêu chuẩn khác có tính chất tương tự. Tuy nhiên, thuật ngữ này không bao gồm bất kỳ đối tượng nào là đối tượng chịu thuế tại Việt Nam chỉ đối với thu nhập từ các nguồn tại Việt Nam.
2. Trường hợp theo các quy định tại khoản 1, khi một cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, thì thân phận cư trú của cá nhân đó sẽ được xác định như sau:
(a) cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú; nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai Bên, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (“trung tâm của các quyền lợi chủ yếu”);
(b) nếu không thể xác định được Bên mà ở đó cá nhân đó có trung tâm của các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở cả hai Bên, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó thường xuyên sống;
(c) nếu cá nhân đó thường xuyên sống ở cả hai Bên hoặc không thường xuyên sống ở Bên nào, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó có quyền cư trú (trong trường hợp đối với Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông) hoặc của Bên mà cá nhân đó là một đối tượng mang quốc tịch (trong trường hợp đối với Việt Nam);
(d) nếu cá nhân đó có quyền cư trú tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông và cũng là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, hoặc không có quyền cư trú tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông và cũng không là đối tượng mang quốc tịch, của Việt Nam, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ giải quyết vấn đề bằng thỏa thuận song phương.
3. Trường hợp do những quy định tại khoản 1, khi một đối tượng không phải là cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, lúc đó các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của một Bên ký kết theo nghĩa của Hiệp định này bằng thoả thuận song phương.”
- Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn như sau:
“Điều 1. Người nộp thuế
... 1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
...b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.”
- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn như sau:
“Điều 1. Người nộp thuế
…
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
…
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Bà Christina Hui (Quốc tịch Hồng Kông) có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam như sau:
- Nếu cá nhân chứng minh là đối tượng cư trú tại Hồng Kông theo quy định của Hồng Kông thì cá nhân được xác định là không cư trú tại Việt Nam và kê khai thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất toàn phần. Các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam nếu Công ty đã khấu trừ và khai thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần thì điều chỉnh lại theo thuế suất áp dụng đối với cá nhân không cư trú.
- Nếu cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú tại Hồng Kông theo quy định của Hồng Kông thì cá nhân được xác định là cư trú tại Việt Nam. Cá nhân có trách nhiệm kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có) theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Trường hợp khi Bà Christina Hui là đối tượng cư trú của cả hai nước Việt Nam và Hồng Kông thì thân phận cư trú sẽ được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính quyền khu hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.sdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty CP Viễn thông Di động Vietnamobile được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1990/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 3937/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 459/TCT-DNNCN năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 9055/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế khi hoàn trả xe cho cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 10144/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 10146/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 10256/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản đóng góp, thu nhập từ Quỹ hưu trí tự nguyện do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 14358/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hồng Kông
- 2Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 1990/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 3937/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 459/TCT-DNNCN năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 9055/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế khi hoàn trả xe cho cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 10144/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 10146/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 10256/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản đóng góp, thu nhập từ Quỹ hưu trí tự nguyện do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 14358/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 9584/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 9584/CTHN-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/03/2021
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Tiến Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực