Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8119/BKHĐT-QLQH | Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023 |
Kính gửi: Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận văn bản số 7094/CV-HĐTĐ ngày 29/8/2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị có ý kiến thẩm định đối với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sau khi nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Nam theo quy định của pháp luật về quy hoạch và Quyết định số 360/QĐ-HĐTĐ ngày 21/3/2023 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh như sau:
1. Hồ sơ Quy hoạch, bao gồm:
- Tờ trình số 119/SKHĐT-QHTH ngày 11/8/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam về việc thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam (báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt);
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan;
- Báo cáo giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch;
- Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch;
- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch; danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tỉnh theo quy định tại mục IX khoản 25 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
- Văn bản số 5286/UBND-KTN ngày 09/8/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thống nhất nội dung và giao nhiệm vụ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Nam.
2. Các tài liệu khác có liên quan, bao gồm:
- Phụ lục báo cáo tổng hợp
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỒ SƠ QUY HOẠCH
1. Danh mục hồ sơ:
- Hồ sơ trình phê duyệt của quy hoạch tỉnh Quảng Nam đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 4 Quy trình và nội dung thẩm định ban hành kèm theo Quyết định số 360/QĐ-HĐTĐ ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
- Danh mục bản đồ đảm bảo tuân thủ theo quy định tại mục IX khoản 25 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
2. Nhận xét, đánh giá chung
a) Về các nội dung còn thiếu, cần được bổ sung trong báo cáo Quy hoạch.
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Quảng Nam đã cơ bản tuân thủ theo quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, tuy nhiên cần bổ sung nội dung Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia theo điểm b, khoản 1, Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019.
b) Một số nhận xét chung về nội dung Quy hoạch
- Đề nghị làm rõ trong báo cáo về các đột phá có thể làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam trong quy hoạch lần này.
- Xác định cụ thể đủ những tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước cần được nghiên cứu giải quyết trong thời kỳ mới.
- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ trích dẫn nguồn chính thống của các số liệu trong Báo cáo quy hoạch.
- Đề nghị làm rõ nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất rừng, đất lúa, phương án khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch,
- Làm rõ nhu cầu sử dụng nguồn lực và giải pháp về huy động nguồn lực để đảm bảo thực hiện quy hoạch một cách khả thi.
3. Kết luận: Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định.
III. NHẬN XÉT CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Thẩm định về sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch: Đề nghị bổ sung: (i) Tên quy hoạch; (ii) Phạm vi ranh giới quy hoạch theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 11/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quy hoạch:
- Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung các nguyên tắc lập quy hoạch được xác định tại Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 11/8/2020 bao gồm: (i) Phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của đất nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch các ngành quốc gia đã được phê duyệt và đang hoàn thiện, định hướng phát triển vùng đã được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (ii) Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn tỉnh; phát triển hài hòa các địa phương, vùng lãnh thổ trên địa bàn; phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; (iv) Đảm bảo tính khả thi và thích ứng trong triển khai, phù hợp với nguồn lực thực hiện của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050
c) Các nội dung đề xuất tích hợp vào quy hoạch: Cơ bản phù hợp với Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 11/8/2020.
d) Thành phần, số lượng hồ sơ quy hoạch: Thành phần, số lượng Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Quảng Nam cơ bản phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 11/8/2020.
2. Thẩm định việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch và việc tích hợp các nội dung Quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 Luật Quy hoạch
a) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu lập Quy hoạch tỉnh và xây dựng các nội dung quy hoạch tỉnh:
Hồ sơ quy hoạch mới chỉ thể hiện được sự tham gia của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Nam thông qua việc cho ý kiến vào hồ sơ quy hoạch do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị, chưa làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nêu trên được quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 4 Điều 16 Luật quy hoạch, bao gồm trách nhiệm trong việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; đề xuất nội dung để tích hợp vào quy hoạch; xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung.
b) Cách tiếp cận và phối hợp trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh
Hồ sơ chưa làm rõ về cách tiếp cận và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh.
c) Lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch tỉnh
UBND tỉnh Quảng Nam đã có các văn bản số 926/UBND-TH ngày 23/2/2023, văn bản số 2316/UBND-TH ngày 18/4/2023 lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và các tỉnh lân cận; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 1619/SKHSST-QHTH ngày 22/6/2023 lấy ý kiến các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam. Tất cả các cơ quan, đơn vị đã có ý kiến góp ý.
d) Tiếp thu ý kiến để hoàn thiện quy hoạch tỉnh:
Để hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại văn bản số 926/UBND-TH ngày 23/2/2023 về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 2531/BKHĐT-QLQH ngày 03/4/2023 góp ý quy hoạch tỉnh Quảng Nam. Về cơ bản Cơ quan lập quy hoạch đã tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung trong Báo cáo tiếp thu, giải trình đã tiếp thu bổ sung nhưng trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh chưa được chỉnh sửa (cấu trúc báo cáo, chỉ tiêu sử dụng đất, phương hướng phát triển đô thị,...); đồng thời, đề nghị làm rõ hơn nội dung tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Bộ, ngành tham gia đối với quy hoạch tỉnh.
a) Phương án phát triển và mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh
- Về Quan điểm phát triển: (i) Đề nghị bổ sung tại mục 1.1. Quan điểm phát triển chung (trang 365 của Báo cáo): “Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bám sát với với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua, các Quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt và đang được hoàn thiện, và định hướng Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;”; (ii) Nghiên cứu bổ sung quan điểm phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (iii) Bổ sung việc giảm phát thải khí nhà kính, phát triển các-bon thấp, thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; quan điểm về phát triển kinh tế tuần hoàn.
- Về mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: (i) Rà soát, bổ sung các chỉ tiêu về sử dụng tài nguyên theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, (ii) Hồ sơ quy hoạch đã thể hiện rõ các mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch; trong đó, mục tiêu về tốc độ tăng trưởng trong kỳ quy hoạch đạt trên 8%/năm là có tính khả thi; cơ cấu kinh tế theo các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ là phù hợp. Tuy nhiên, quy hoạch đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2030 là từ 181 triệu đồng (bằng với trung bình cả nước), trong khi đó hiện tại (năm 2020) mới chỉ đạt 62,9 triệu đồng, do vậy cần nghiên cứu kỹ tiềm năng, thế mạnh và cơ hội để xác định các kịch bản tăng trưởng, cũng như bổ sung, làm rõ các ưu tiên phát triển và giải pháp để phấn đấu đạt được mục tiêu bằng mức trung bình cả nước.
- Về các kịch bản phát triển: Đề nghị bổ sung luận chứng các kịch bản phát triển như dự báo về các bối cảnh quốc tế, quốc gia và vùng tác động đến tỉnh Quảng Nam; phân tích những ưu nhược điểm của các kịch bản, từ đó đưa ra các luận chứng để lựa chọn kịch bản phát triển ổn định, phù hợp trong thời kỳ quy hoạch.
b) Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:
- Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh: Báo cáo quy hoạch đã luận chứng lựa chọn các ngành quan trọng và đề ra định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh; tuy nhiên đề nghị làm rõ không gian phát triển một số ngành, lồng ghép giải pháp phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, cụ thể:
+ Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản: (i) Đề nghị rà soát, bám sát các nội dung Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng yếu tố phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; (ii) Xem xét bổ sung quan điểm “Các vấn đề nông nghiệp cần được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn có chất lượng và giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với bảo vệ mới trường sinh thái” được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
+ Ngành công nghiệp - xây dựng: đề nghị rà soát, chỉ thể hiện phương hướng phát triển phân ngành công nghiệp quan trọng đến năm 2030, trong đó thể hiện rõ định hướng phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch, các sản phẩm chủ lực và phân ngành được ưu tiên; định hướng tổ chức, sắp xếp không gian phát triển một số phân ngành như: cơ khí chế tạo và sản xuất ô tô, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ sản xuất cơ khí, dệt may, da giày.
+ Ngành thương mại- dịch vụ: (i) rà soát, xác định các mục tiêu, định hướng ngành thương mại của tỉnh phù hợp với mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021; (ii) xem xét, bổ sung định hướng phát triển một số phân ngành dịch vụ được xác định ưu tiên trong Chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 như: dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ tài chính - ngân hàng và các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại khác nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; (iii) Đối với ngành vận tải logistics, đề nghị Tỉnh rà soát bám sát mục tiêu, nội dung theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; (iv) Về định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí đốt đề nghị Tỉnh rà soát mục tiêu, danh mục các dự án thuộc thẩm quyền của Tỉnh, của trung ương theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Đề nghị bổ sung định hướng phát triển các ngành thuộc lĩnh vực xã hội như giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa - thể thao; khoa học - công nghệ...để làm căn cứ xây dựng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
- Về lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:
+ Về “Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh”: báo cáo đã xác định được khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển; tuy nhiên báo cáo chưa thể hiện rõ các định hướng phát triển, đề nghị bổ sung các luận chứng lựa chọn mô hình phát triển không gian và tổ chức lãnh thổ, luận chứng xác định các trung tâm, các cửa ngõ, các trục phát triển, các tiểu vùng, các hành lang kinh tế, đặc biệt lưu ý các vùng sinh thái, các vùng đặc biệt khó khăn.
+ Về “Hạ tầng thương mại”: báo cáo chưa thể hiện được phương án quy hoạch hạ tầng thương mại dịch vụ tỉnh, đề nghị bổ sung Phương hướng tổ chức không gian phát triển ngành thương mại dịch vụ với các nội dung cụ thể là: (i) Phân vùng bố trí không gian hạ tầng thương mại dịch vụ; (ii) Phương án phát triển các hệ thống chợ, quy hoạch chợ theo khu vực thành thị - nông thôn; (iii) Phương án phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; (iv) Phương án phát triển hệ thống hạ tầng thương mại xuất nhập khẩu và cửa khẩu Nam Giang, Tây Giang; (v) Phương án phát triển hạ tầng thương mại theo huyện/thành phố; (vi) Phương án quy hoạch các kho xăng dầu, LPG.
+ Về phương án phân bổ các khu quốc phòng, an ninh: (i) Đề nghị phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cập nhật nội dung về quốc phòng, an ninh vào quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; (ii) Bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch của ngành quốc phòng, an ninh, cụ thể: Trong giai đoạn 2021-2030 có thể hoàn thành các chỉ tiêu việc xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện; đến năm 2050 hoàn thành việc xây dựng các công trình trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện theo quy định của Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22/02/2019 của Chính phủ; chỉ tiêu hoàn thành xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của công an xã; (iii) Nội dung “củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế- xã hội” cần chú trọng quy hoạch các công trình lưỡng dụng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương, đồng thời sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có tình huống.
+ Bổ sung và làm rõ định hướng phát triển Khu kinh tế Chu lai và việc liên kết phát triển giữa Khu kinh tế Chu Lai và các tỉnh trong Vùng.
c) Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
* Đối với các khu công nghiệp:
- Đề nghị làm rõ tính khả thi, sự phù hợp của phương án quy hoạch các khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP; sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các khu công nghiệp theo chỉ tiêu đất đai đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 để tránh tình trạng quy hoạch treo và lãng phí tài nguyên; với các khu công nghiệp được quy hoạch nhưng nằm ngoài chỉ tiêu phân bổ đất sẽ được triển khai thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất
- Giai đoạn 2021-2030 tỉnh Quảng Nam dự kiến thành lập 09 Khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 10.715 ha: đề nghị rà soát danh mục khu công nghiệp, đặc biệt về vị trí, hiện trạng đất đai các khu công nghiệp quy hoạch mới hoặc mở rộng, đảm bảo tuân thủ khoản 4 Điều 4 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ và phương án phân bổ đất đai theo quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022. Xem xét lại việc dự kiến quy hoạch phát triển các khu công nghiệp mới đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 81/2023/QH15 là “ưu tiên phát triển các khu công nghiệp nằm ở phía tây đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông”.
- Đề nghị làm rõ tỷ lệ lấp đầy hiện nay ở từng khu công nghiệp, làm rõ các khu công nghiệp được bổ sung trong quy hoạch (bổ sung mới), các khu công nghiệp được điều chỉnh quy mô diện tích, các khu công nghiệp được loại ra khỏi quy hoạch (nếu có).
- Đề nghị làm rõ phương án bố trí không gian và giải pháp duy trì sản xuất của các cơ sở hiện có khi chuyển đổi khu công nghiệp Thuận Yên thành cụm công nghiệp; làm rõ phương án sử dụng đất sau khi chuyển đổi khu công nghiệp nêu trên và đánh giá tác động kinh tế, xã hội của việc chuyển đổi khu công nghiệp.
- Đối với các Khu công nghiệp đề xuất mở rộng, khu công nghiệp thành lập mới sau năm 2030: đề nghị làm rõ căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc đề xuất diện tích đất phát triển các khu công nghiệp giai đoạn sau 2030; đồng thời cần trình bày nội dung này ở phần tầm nhìn đến năm 2050.
* Đối với các Cụm công nghiệp:
- Đề nghị làm rõ tính khả thi, sự phù hợp với Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của phương án quy hoạch các cụm công nghiệp từ 57 cụm với diện tích 1.620,98 ha hiện nay, lên 115 cụm với diện tích 3180,94 ha đến năm 2030 để tránh tình trạng quy hoạch treo và lãng phí tài nguyên; đánh giá tính khả thi của phương án này và sự phù hợp đối với quy định tại Điều 5 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, phát triển CCN, đặc biệt là chú trọng tới nội dung về “Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn”.
- Đối với các CCN đề xuất mới và CCN tăng quy mô diện tích, cần bổ sung làm rõ hiện trạng sử dụng đất, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ liên quan đến quản lý, phát triển cụm công nghiệp và phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất tại Phụ lục 33 của Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Tiêu chí xác định dự án ưu tiên của tỉnh
- Đề nghị bổ sung tiêu chí trong phạm vi quy hoạch tỉnh, chỉ xem xét đến dự án cấp tỉnh, liên huyện theo quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch để sáng lọc, lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư. Trên cơ sở đó, đề nghị loại bỏ các dự án có quy mô nhỏ, phạm vi cục bộ trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư.
- Đề nghị rà soát nội dung để đảm bảo thống nhất với nội dung về phương án phát triển của tỉnh, trong đó, bổ sung thông tin về phân loại, dự kiến tổng mức đầu tư, cấp kỹ thuật hoặc quy mô của dự án để làm cơ sở xác định sự cần thiết đưa vào danh mục dự án quan trọng của tỉnh; đồng thời, rà soát đảm bảo sự phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và đến năm 2025 phân bổ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; phương án phân bổ, khoanh vùng sử dụng đất, diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện công trình, dự án trong thời kỳ quy hoạch tại Mục II Phần 7 dự thảo Báo cáo; và khả năng huy động vốn đầu tư được dự báo tại Mục II Phần 13 dự thảo Báo cáo.
- Đề nghị bổ sung, làm rõ về luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án tại “Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên triển khai tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030” (Phụ lục 23 dự thảo Báo cáo) theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; đồng thời, rà soát lại danh mục nêu trên đảm bảo các dự án có quy mô lớn, tính chất cấp tỉnh, liên huyện và đóng vai trò tạo động lực, cấp thiết đối với phương án phát triển của tỉnh nhằm tạo đà cho việc triển khai thực hiện quy hoạch; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch và tránh trường hợp lựa chọn các dự án quy mô nhỏ/quá nhỏ. Ngoài ra, đề nghị thuyết minh, rà soát, làm rõ về sự cần thiết của các dự án trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư nêu trên đảm bảo phù hợp với nội dung quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Về danh mục các dự án ưu tiên đầu tư: Đối với các dự án đầu tư công dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 cần phải nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 và phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các dự án ưu tiên đầu tư còn lại sẽ được xem xét triển khai thực hiện ở giai đoạn 2026- 2030 hoặc sau năm 2030.
đ) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh:
- Về Giải pháp huy động vốn đầu tư: (i) Đề nghị bổ sung dự báo nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, trong đó có phân ra cho các ngành nông lâm nghiệp & thủy sản; công nghiệp xây dựng; dịch vụ; cho các giai đoạn quy hoạch 2021-2025, 2026-2030 và có so sánh đánh giá với giai đoạn 2016-2020, đồng thời phân rõ tỷ lệ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn nhà nước khác; (ii) Về phương thức đầu tư: Đảm bảo tính khả thi của việc huy động vốn và đảm bảo hiệu quả thực hiện quy hoạch. Tính toán dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và phù hợp với dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2026-2030
- Về Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Đề nghị cụ thể hóa về các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động tại địa phương (đơn vị tổ chức đào tạo, đối tượng được đào tạo, ước tính số lượng các chương trình và số lượng học viên...).
- Về giải pháp quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn, đề nghị rà soát đối với giải pháp triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý phát triển đô thị: giải pháp này cần có nguồn vốn đầu tư lớn và nhân lực phù hợp để thực hiện. Mặt khác, hiện nay UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch; do đó, xem xét lồng ghép với xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh Quảng Nam, đảm bảo tính liên kết, thống nhất và đồng bộ.
4. Đối với các nội dung khác của quy hoạch:
a) Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
- Báo cáo đã liệt kê hiện trạng vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, đề nghị phân tích, bổ sung dự báo về lao động và nguồn nhân lực, đồng thời so sánh với các tỉnh lân cận khác trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ , một số chỉ tiêu giai đoạn 2011-2020 như: (i) Số lượng lao động ngoài tỉnh, chuyên gia quốc tế đến làm việc tại địa phương trong thời gian vừa qua; (ii) Tính đặc thù của lao động tỉnh Quảng Nam; cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực (trong đó, đối với các ngành, lĩnh vực được quy hoạch là chủ chốt, trọng điểm phát triển của Tỉnh thời gian tới cần được nêu cụ thể, chi tiết hơn); và dự báo về quy mô dân số đến năm 2030, số lượng học sinh, sinh viên, lực lượng lao động trên 15 tuổi; gia tăng dân số do xuất cư, nhập cư; khả năng tăng dân số đô thị hóa. Đồng thời, Báo cáo nên so sánh, phân tích tốc độ tăng trưởng lao động đã qua đào tạo của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 với các tỉnh lân cận; (iii) Bổ sung thực trạng một số lĩnh vực xã hội khác của Tỉnh như: tỷ lệ hộ nghèo, trợ giúp xã hội, tệ nạn xã hội; (iv) Bổ sung thêm nội dung đánh giá chung những thuận lợi, hạn chế.
- Về Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia: Đề nghị bổ sung vị thế, vai trò của tỉnh Quảng Nam với Việt Nam vào Báo cáo tổng hợp Quy hoạch nhằm đánh giá rõ về vị thế, vai trò của tỉnh đối với quốc gia: phân tích, so sánh một số chỉ tiêu phát triển của tỉnh để thấy rõ vị thế của tỉnh như: quy mô dân số, lực lượng lao động, GRDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, thu chi ngân sách...
- Về các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh: Đề nghị nghiên cứu bổ sung một số nội dung: (i) Đánh giá tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2011-2020, cập nhật các số liệu bị thiệt hại, ảnh hưởng đối với các ngành, lĩnh vực (đời sống nhân dân, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...); (ii) Đánh giá công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn vừa qua; (iii) Nêu rõ tác động của biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai phổ biến trên địa bàn tỉnh cũng như các biện pháp khắc phục, giảm nhẹ (bão lũ, sạt lở đất, ...) tỉnh Quảng Nam đã thực hiện trong thời gian qua; dự báo về thiên tai, biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản.
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
- Về phát triển doanh nghiệp: Nghiên cứu bổ sung cơ cấu doanh nghiệp theo tính chất vốn sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về năng suất lao động: đề nghị bổ sung số liệu và các phân tích, đánh giá về sự đóng góp của các nhân tố: lao động, đầu tư và đặc biệt là đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).
- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, đề nghị bổ sung: (i) Đánh giá các thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm cơ sở định hướng nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong thời kỳ quy hoạch; (ii) Bổ sung đánh giá nội dung chuyển diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, phòng hộ sang mục đích khác để thực hiện các dự án phát triển KTXH; diện tích đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; diện tích chưa cho phép cần xin chủ trương.
- Ngành công nghiệp- xây dựng, đề nghị một số nội dung: (i) Bổ sung các số liệu về các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, đánh giá khả năng chuyển tải của mạng lưới điện; (ii) Xem xét đánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật công trình xử lý nước thải tập trung và các công trình hạ tầng xã hội cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp; (iii) Số lượng CCN đã được phê duyệt là 57 CCN với diện tích 1.638 ha, trong đó số CCN đã được đầu tư đi vào hoạt động 51 CNN, diện tích 1.392 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 722 ha. Trong số 58 CCN được phê duyệt có 5 CCN giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu, 52 CCN do đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án CCN cấp huyện quản lý làm chủ đầu tư. Do đó, đề nghị Tỉnh có đánh giá về khả năng bố trí nguồn lực vốn đầu tư (vốn đầu tư từ ngân sách của Tỉnh) đối với các CCN do đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án CCN cấp huyện quản lý làm chủ đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030 để đảm bảo tiến độ đầu tư của các CCN đã được thành lập. Tránh tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư dẫn tới dự án kéo dài, gây lãng phí, kém hiệu quả.
- Các ngành dịch vụ, đề nghị: (i) Xem xét bổ sung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của một số phân ngành dịch vụ như dịch vụ logistics và vận tải, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính - ngân hàng, vì đây là những dịch vụ ưu tiên được xác định trong Chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021; (ii) Nghiên cứu, bổ sung một số nội dung như chất lượng nguồn nhân lực, số lượng, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ; (iii) Bổ sung làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch; thực trạng phát triển sản phẩm - thị trường du lịch; đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch.
- Về dân số, lao động và việc làm: (i) Đề nghị phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế và việc đáp ứng nguồn nhân lực đối yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh; (ii) Đánh giá năng suất lao động trong các ngành kinh tế.
- Một số lĩnh vực xã hội khác: (i) Đề nghị phân tích, đánh giá việc chuyển đổi số, chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến; thực trạng lĩnh vực sở hữu trí tuệ; (ii) Đề nghị đánh giá sự phù hợp của mạng lưới các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Về quốc phòng - an ninh: xem xét biên tập lại thành 02 tiểu mục riêng biệt công tác quốc phòng và công tác đảm bảo an ninh trật tự, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:
+ Công tác quốc phòng: Đánh giá công tác kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh như: đầu tư cho nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ trong tỉnh; kết quả huấn luyện dân quân tự vệ; dự bị động viên; hoạt động của dân quân thường trực biển trong bảo vệ sản xuất, phát triển kinh tế; kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn...
+ Công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội: đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; công tác quản lý công dân và người nước ngoài trên địa bàn, tình hình đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Về hiện trạng sử dụng đất: (i) Đề nghị nghiên cứu đánh giá rõ hơn hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, trong đó thể hiện tính biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2011-2020 (xem xét lập bảng biến động sử dụng đất với các mốc thời gian 2011, 2015, 2020); (ii) Bổ sung đánh giá tiềm năng đất phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, đất cho công nghiệp chế biến, chế tạo.
c) Phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn
Phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, đề nghị: (i) Nghiên cứu bổ sung luận cứ việc đề xuất phát triển các đô thị mới giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định cấu trúc tổ chức hệ thống đô thị và lộ trình phát triển đô thị để đảm bảo tính khả thi tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 26,3% năm 2020 lên đến 40,22% vào năm 2030; (ii) Đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng nghiên cứu các nội dung tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 07/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống, để xây dựng Quy hoạch đảm bảo các định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống
- Đối với “Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư” tại mục 1.2, đề nghị bổ sung các nội dung sau: (i) Các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển cụ thể đến năm 2030; (ii) Nguyên tắc và mô hình tổ chức các điểm dân cư nông thôn; (iii) Định hướng phát triển hệ thống trung tâm cụm xã.
d) Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Về phương án phát triển hạ tầng giao thông: Hiện nay, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác lập, trình phê duyệt 05 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: (i) quy hoạch mạng lưới đường bộ, (ii) quy hoạch mạng lưới đường sắt, (iii) quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, (iv) quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, (v) quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa. Đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ngành liên quan cập nhật các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển đối với các quy hoạch ngành GTVT đã được phê duyệt để đưa vào báo cáo quy hoạch tỉnh, bảo đảm việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đồng bộ với các hạ tầng kỹ thuật khác.
+ Về đường bộ: đề nghị rà soát, bổ sung quy hoạch các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông có liên quan trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; bổ sung định hướng phân bố không gian phát triển các tuyến đường tỉnh, đường liên huyện, đường trục chính trong đô thị, các tuyến đường kết nối với hệ thống đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phương án kết nối các tuyến đường bộ do tỉnh quản lý với đường cao tốc, đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh;
+ Về đường sắt: căn cứ Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, đề nghị tỉnh Quảng Nam chỉ đạo rà soát, cập nhật nội dung các tuyến đường sắt kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, các cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, khu kinh tế, khu du lịch... với mạng lưới đường sắt quốc gia, cũng như tham gia hỗ trợ đầu tư các tuyến đường sắt quốc gia qua địa bàn phù hợp và bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch này.
- Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng số: (i) Báo cáo đưa ra mục tiêu dự kiến đến năm 2030 “tỷ lệ dân số vùng thành phố, khu công nghiệp được phủ sóng 5G đạt 100% (tính theo vùng phủ có dân cư sinh sống)”, đề nghị xem xét tính khả thi của mục tiêu này, do việc phát triển mạng 5G tại địa phương phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Ngoài ra, đến nay mạng 5G mới đang được một số doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm tại một số thành phố lớn chưa được kinh doanh thương mại; (ii) Đề nghị phân tích, đánh giá thực trạng hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến; thực trạng lĩnh vực sở hữu trí tuệ; đề xuất phương án đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, kinh tế số.
- Về phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, hạ tầng cấp, thoát nước: (i) Đề nghị xác định nhiệm vụ, vị trí, các thông số kỹ thuật của tuyến đê, trong đó đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển; đối với đê sông, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng phải có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê trên địa bàn; (ii) Bổ sung định hướng việc triển khai các công trình thủy lợi trọng điểm trong thời kỳ quy hoạch; (iii) Bổ sung các giải pháp về tiêu thoát nước, chống ngập, úng tại các địa bàn thường xuyên xảy ra ngập lụt, đặc biệt là tại các đô thị như Hội An, Tam Kỳ; (iv) Làm rõ định hướng và phương án phát triển hệ thống cấp nước đảm bảo tính khoa học trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn nước hiện có của tỉnh khi phát triển, mở rộng các đô thị; (v) Rà soát công trình cấp thoát nước đảm bảo tính khả thi; đồng thời nghiên cứu làm rõ định hướng xây mới hay cải tạo các công trình cấp, thoát nước trong Danh mục công trình cấp, thoát nước.
đ) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội:
- Về phương án phát triển hạ tầng giáo dục, giáo dục nghề nghiệp: đề nghị tỉnh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cập nhật các nội dung về mạng lưới trường học vào báo cáo quy hoạch tỉnh phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 đang được các Bộ triển khai lập. Đồng thời xây dựng phương án phát triển hạ tầng kết nối đồng bộ với hạ tổng quốc gia trên địa bàn.
- Về phương án phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch: (i) Đề nghị tỉnh phối hợp với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cập nhật các khu du lịch, khu thể dục thể thao, khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích vào báo cáo quy hoạch tỉnh phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 đang được các Bộ triển khai lập; (ii) Đề nghị cân nhắc về quỹ đất và nguồn vốn để xây dựng mới các sân golf phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf và Luật Đầu tư năm 2020.
- Về phương án phát triển hạ tầng y tế: Đề nghị bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về việc phát triển các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (dự kiến số cơ sở y tế, số giường bệnh, nhân lực cho các cơ sở y tế tư nhân).
- Đề nghị bổ sung nội dung về cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
e) Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai:
- Rà soát, bổ sung, cập nhật các vị trí, diện tích đất quốc phòng của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đang quản lý, hệ thống công trình quốc phòng và khu quân sự đang quản lý, bảo vệ và sử dụng theo Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, các khu kinh tế - quốc phòng theo Điều 61 Luật Đất đai; xác định các khu vực liên quan đến an ninh trên trên biển và đảo thuộc phạm vi ranh giới tỉnh, bao gồm khu vực doanh trại, trụ sở đóng quân, khu vực bảo vệ an ninh.... của lực lượng vũ trang và khu vực được Chính phủ giao Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn tỉnh theo Điều 61 Luật Đất đai.
- Đề nghị rà soát, cập nhật số liệu và có phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
- Đề nghị bổ sung chỉ tiêu sử dụng các loại đất đến năm 2025, lưu ý việc bố trí đất phát triển Khu Công nghiệp đến năm 2025 đảm bảo đúng với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022.
- Đề nghị tỉnh Quảng Nam làm rõ phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để triển khai các Khu Công nghiệp, đất thể thao...trong quy hoạch tỉnh.
g) Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: Đề nghị bổ sung nội dung phân bổ nguồn nước theo thứ tự: (1) đảm bảo đủ nước sử dụng cho sinh hoạt cả về số lượng và chất lượng; (2) đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho môi trường để duy trì hệ sinh thái thủy sinh trên các sông chính của từng khu dùng nước; (3) đảm bảo cung cấp nước cho ngành nông nghiệp (bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản).” (4) đảm bảo yêu cầu nước cho phát triển công nghiệp, Khu/cụm công nghiệp đóng góp giá trị kinh tế lớn cho tỉnh” (theo Khoản 1, Điều 28 Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 đã quy định rõ thứ tự ưu tiên phân bổ nước theo vùng).
h) Phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bổ sung phương án tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn trong phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và thủy lợi theo Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
- Bổ sung một số nội dung: (i) Mức đảm bảo phòng, chống lũ, ngập lụt đối với các đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng, bảo vệ sản xuất; (ii) Không gian thoát lũ của tuyến sông trên địa bàn đảm bảo thoát lũ tương ứng mức đảm bảo phòng, chống lũ; không ảnh hưởng đến thoát lũ của tuyến sông liên tỉnh và cả hệ thống sông; (iii) rà soát các nội dung về xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai phù hợp với từng vùng, từng loại hình thiên tai; các giải pháp thực hiện, bao gồm giải pháp công trình, phi công trình, phát triển hệ thống đê điều.
5. Thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tỉnh
- Đề nghị rà soát lại nội dung kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Rà soát, điều chỉnh, kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh Quảng Nam theo phương án quy hoạch được rà soát, điều chỉnh bổ sung theo ý kiến tham gia của các bộ, ngành và địa phương có liên quan; đồng thời điều chỉnh nội dung bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với báo cáo kết quả đánh giá môi trường chiến lược tỉnh.
6. Bố cục dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh
- Rà soát, chỉnh sửa lại Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam theo hướng ngắn, gọn, súc tích, đầy đủ nội dung theo Hồ sơ quy hoạch tỉnh Quảng Nam sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện; nội dung phải đảm bảo phù hợp với thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
- Đối với các dự án thuộc quy hoạch tỉnh (không thuộc quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng) nên đề cập theo hướng có “độ mở” để đảm bảo việc xử lý linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đối với các dự án không thuộc quy hoạch tỉnh (sẽ được chi tiết tại các quy hoạch cấp dưới) nên đề cập trong định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tỉnh khi xem xét chấp thuận chủ trương dự án đầu tư. Đồng thời rà soát bổ sung theo hưởng có thông tin, nội dung trong phần phương án tổ chức không gian vùng huyện, vùng liên huyện trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam.
- Đối với phương án phát triển các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp, các ngành, lĩnh vực cần lưu ý xác định rõ 02 nội dung: i) Phát triển như thế nào, theo hướng gì và ii) Phân bổ không gian ở đâu?
1. Quy hoạch tỉnh Quảng Nam đủ Điều kiện để tổ chức phiên họp thẩm định.
2. Nhất trí thông qua quy hoạch với các điều chỉnh, bổ sung theo góp ý nêu tại Mục II và Mục III văn bản này.
3. Một số kiến nghị khác: Để đảm bảo tiến độ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: (i) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ để rà soát các định hướng, mục tiêu phát triển của tỉnh đảm bảo phù hợp và thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia đã được phê duyệt hoặc đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch sau thẩm định, (ii) Tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch tỉnh theo ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương có liên quan; khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch tỉnh để trình Hội đồng thẩm định rà soát và trình phê duyệt theo đúng tiến độ.
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Nam; đề nghị Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh xem xét./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 5793/VPCP-ĐP về việc thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 do Văn phòng chính phủ ban hành
- 2Công văn 2470/VPCP-CN năm 2019 về lập quy hoạch, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 708/QĐ-BKHĐT năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Công văn 1575/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2024 tổng hợp ý kiến thẩm định đối với Hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Công văn 2540/BKHĐT-QLQH năm 2024 xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994
- 2Công văn số 5793/VPCP-ĐP về việc thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 do Văn phòng chính phủ ban hành
- 3Luật đất đai 2013
- 4Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Quyết định 200/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 9Luật Đầu tư công 2019
- 10Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 11Công văn 2470/VPCP-CN năm 2019 về lập quy hoạch, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
- 15Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn
- 16Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 17Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 18Quyết định 1221/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 221/QĐ-TTg năm 2021 sửa đổi Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 1163/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- 24Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Nghị quyết 108/NQ-CP bổ sung vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 tỉnh Quảng Nam do Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 1535/QĐ-TTg năm 2021 về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 29Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 30Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 31Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 33Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 34Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 35Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2022 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 36Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 37Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành
- 38Chỉ thị 4/CT-TTg năm 2023 về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Quyết định 708/QĐ-BKHĐT năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 40Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 41Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 42Công văn 1575/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2024 tổng hợp ý kiến thẩm định đối với Hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 43Công văn 2540/BKHĐT-QLQH năm 2024 xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Công văn 8119/BKHĐT-QLQH năm 2023 về ý kiến thẩm định đối với Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 8119/BKHĐT-QLQH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/09/2023
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Trần Quốc Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra