- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 5Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2021/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia (gọi chung là Quy hoạch) và các kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (gọi chung là Kế hoạch) ở các cấp được quy định tại Điều 16, Luật Phòng, chống thiên tai.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch là việc lựa chọn, thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai đã được xác định trong Kế hoạch phòng, chống thiên tai, Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cùng cấp (hoặc các biện pháp phòng, chống thiên tai khác đã được cấp thẩm quyền phê duyệt) để thực hiện cùng với các nội dung trong Quy hoạch và Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 3. Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Quan điểm lồng ghép:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu để tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh nguy cơ, rủi ro mới ở trước mắt cũng như lâu dài.
b) Lồng ghép hài hòa cả hai nhóm biện pháp công trình và phi công trình cho cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.
c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con người và tự nhiên) và hạn chế sự chồng chéo, lãng phí trong các hoạt động đầu tư, chương trình phát triển.
2. Nguyên tắc lồng ghép:
a) Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
d) Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.
Điều 4. Biện pháp phòng, chống thiên tai được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch gồm: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai; biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.
2. Các biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch do các Bộ, ngành và địa phương chủ động đánh giá, lựa chọn từ Kế hoạch phòng, chống thiên tai cùng cấp, Kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu, các chương trình, đề án, dự án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tại thời điểm xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch mà Kế hoạch phòng, chống thiên tai hoặc tiến độ thực hiện các chương trình, đề án và dự án có liên quan chưa được phê duyệt thì đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để đưa vào lồng ghép.
THỰC HIỆN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
Điều 5. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch
Việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch và quan điểm, nguyên tắc lồng ghép, biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại
Điều 6. Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch
1. Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại
2. Lựa chọn các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại
3. Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại
4. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch theo hướng dẫn tại
Điều 7. Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch
1. Quan điểm, định hướng là cơ sở để đơn vị chủ trì thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch. Quan điểm, định hướng cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, định hướng lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng để lồng ghép vào Kế hoạch.
2. Quan điểm, định hướng được thể hiện trong các văn bản sau:
a) Nghị quyết, Quyết định và các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển ngành, kinh tế - xã hội của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.
b) Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 8. Lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch
1. Đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ quan điểm, định hướng xây dựng Kế hoạch, các biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại
a) Lựa chọn tất cả các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch nếu nguồn lực đảm bảo.
b) Lựa chọn một số biện pháp phòng, chống thiên tai ưu tiên để lồng ghép nếu nguồn lực hạn chế. Cách lựa chọn các biện pháp ưu tiên như sau:
- Đối với biện pháp dạng phi công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ vào nội dung, hoạt động cụ thể của từng biện pháp để lựa chọn phù hợp.
- Đối với biện pháp công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện lựa chọn theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình để lồng ghép được thực hiện như sau:
a) Xác định tổng chi phí đầu tư gồm: Chi phí xây dựng; chi phí vận hành và một số chi phí khác (nếu có).
b) Xác định tổng lợi ích trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường: Đơn vị xây dựng Kế hoạch chủ động xây dựng tiêu chí xác định tổng lợi ích cho phù hợp với từng địa phương. Trong đó, cần tập trung vào một số tiêu chí sau: lợi ích bảo vệ các hoạt động kinh tế (sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp, du lịch và thương mại, dịch vụ); lợi ích bảo vệ các loại công trình hạ tầng kỹ thuật; lợi ích bảo vệ nhà cửa, tài sản của người dân và lợi ích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái.
c) Xác định hiệu quả kinh tế: Nếu tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí đầu tư càng nhiều thì biện pháp có hiệu quả kinh tế càng cao.
Tham khảo cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế tại Phụ lục của Thông tư này.
3. Đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân:
Đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình được thực hiện như sau:
a) Ước tính số lượng người không bị chết và mất tích do được bảo vệ bởi các biện pháp phòng, chống thiên tai khi được lồng ghép.
b) Ước tính số lượng người không bị thương tật do được bảo vệ bởi các biện pháp phòng, chống thiên tai khi được lồng ghép.
c) Xác định phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân: Biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép làm giảm số lượng người chết, mất tích, bị thương tật khi xảy ra thiên tai càng nhiều thì biện pháp đó có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân càng rộng.
Tham khảo cách thức đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân tại Phụ lục của Thông tư này.
4. Lựa chọn các biện pháp ưu tiên để lồng ghép vào Kế hoạch:
Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế và kết quả đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân là căn cứ lựa chọn các biện pháp ưu tiên để lồng ghép. Biện pháp có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân rộng hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn thì được lựa chọn trước; cứ thế tiếp tục lựa chọn đến khi đủ so với nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
Việc lựa chọn dựa trên các thứ tự ưu tiên như sau:
a) Biện pháp có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân rộng hơn thì được ưu tiên lựa chọn trước.
b) Các biện pháp có cùng phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân thì biện pháp nào có hiệu quả kinh tế cao hơn được ưu tiên lựa chọn trước.
c) Các biện pháp có cùng phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân và có cùng hiệu quả kinh tế thì đơn vị xây dựng Kế hoạch xem xét, quyết định dựa trên sự đáp ứng về nguồn lực.
d) Khi xét phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân cần đặc biệt ưu tiên đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo và phụ nữ đơn thân làm chủ hộ và cân nhắc những nhu cầu khác biệt về giới.
Điều 9. Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch
1. Các biện pháp công trình:
Các biện pháp công trình đã được lựa chọn tại
2. Các biện pháp phi công trình:
a) Biện pháp xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách.
b) Biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ tuyên truyền tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Các biện pháp mềm, dựa vào tự nhiên như: Trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển các hạ tầng xanh để phòng chống thiên tai
d) Biện pháp bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cao, lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.
e) Biện pháp điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai để lồng ghép vào nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế và định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
g) Các biện pháp khác, đơn vị xây dựng Kế hoạch xem xét, lựa chọn vị trí lồng ghép phù hợp.
1. Nội dung giám sát, đánh giá:
a) Số lượng biện pháp, số vốn, tỷ lệ vốn của các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch.
b) Mức độ ảnh hưởng, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai được lồng ghép đến quá trình phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai.
2. Thời gian giám sát, đánh giá kết quả lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo kỳ của Quy hoạch, Kế hoạch.
3. Kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thể hiện trong Báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch. Kết quả nêu rõ những mặt được, hạn chế, nguyên nhân và hướng khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện lồng ghép.
Điều 11. Nguồn vốn thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Nguồn vốn thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư công; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và các quy định khác của pháp luật.
2. Ưu tiên sử dụng vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các biện pháp công trình được lồng ghép.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 06 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định quan điểm, định hướng và nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch khi xây dựng dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, hằng năm và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan đến xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
b) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Thông tư này. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai và thực hiện Thông tư này tại các Bộ, ngành và địa phương.
c) Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch, Kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng hoặc thẩm định.
2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ:
a) Xác định rõ quan điểm, định hướng ưu tiên và vị trí lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai khi xây dựng các văn bản chỉ đạo định hướng phát triển và văn bản hướng dẫn lập, xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Tổ chức thực hiện lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý.
c) Lựa chọn đơn vị làm đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý. Thông báo thông tin đơn vị được chọn làm đầu mối thực hiện lồng ghép cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế nông nghiệp) để phối hợp thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được giao quản lý, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để tổ chức và, thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch của địa phương.
b) Giao cơ quan ngành Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xác định rõ quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai khi xây dựng các Nghị quyết, Quyết định phát triển ngành, kinh tế - xã hội và các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm của địa phương.
c) Giao cơ quan ngành Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện lồng ghép, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch tại địa phương.
d) Giao cơ quan ngành Tài chính cân đối nguồn vốn để tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để tổ chức, thực hiện các hoạt động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch của địa phương.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế nông nghiệp) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHẠM VI BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LỒNG GHÉP VÀO KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TT | Tên tiêu chí | Biện pháp A | Biện pháp B | …… |
A | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ |
|
|
|
I | Tổng chi phí đầu tư (triệu đồng) |
|
|
|
1 | Chi phí xây dựng |
|
|
|
2 | Chi phí vận hành |
|
|
|
3 | Chi phí khác |
|
|
|
II | Tổng lợi ích mang lại (triệu đồng) |
|
|
|
1 | Lợi ích bảo vệ các hoạt động kinh tế |
|
|
|
| - Sản xuất nông nghiệp |
|
|
|
| - Sản xuất công nghiệp |
|
|
|
| - Dịch vụ |
|
|
|
2 | Lợi ích bảo vệ các loại hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
3 | Lợi ích bảo vệ nhà cửa, nơi ở của người dân |
|
|
|
4 | Lợi ích khác |
|
|
|
III | Hiệu quả kinh tế (= II - I, triệu đồng) |
|
|
|
B | ĐÁNH GIÁ PHẠM VI BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN |
|
|
|
1 | Số lượng người có thể tránh bị chết và mất tích |
|
|
|
2 | Số người có thể tránh bị thương tật |
|
|
|
3 | Phạm vi bảo vệ khác |
|
|
|
- Chi phí xây dựng: Là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng biện pháp phòng, chống thiên tai (công trình, dự án...) khi lồng ghép. Chi phí này thường gồm các loại nguyên vật liệu, vật tư, tiền thuê nhân công, tiền thuê thiết bị máy móc, lãi phải trả vốn vay.
- 1Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 2344/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3Công văn 5858/BNN-PCTT năm 2021 về phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 2040/QĐ-BGTVT năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giao thông Vận tải
- 5Công văn 221/TCTK-PPCĐ năm 2020 về hoạt động công ty nắm giữ tài sản do Tổng cục Thống kê ban hành
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 7Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 8Quyết định 2344/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 9Công văn 5858/BNN-PCTT năm 2021 về phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 2040/QĐ-BGTVT năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giao thông Vận tải
- 11Công văn 221/TCTK-PPCĐ năm 2020 về hoạt động công ty nắm giữ tài sản do Tổng cục Thống kê ban hành
Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 10/2021/TT-BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực