Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 780/UBND- ĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Sở: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; |
Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Văn bản số 1439/VPCP-CN ngày 07/3/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa; Văn bản số 2136/BGTVT-ATGT ngày 08/3/2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc rà soát, kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải khách trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và phục vụ du lịch, lễ hội (gửi kèm theo ban chụp).
Về việc này, UBND Thành phố có ý kiến như sau:
1. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa trong tình hình mới.
2. Giao Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố:
a) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ:
- Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, Ban tổ chức Lễ hội Xuân tăng cường kiểm tra hoạt động tại các bến khách ngang sông, bến hành khách, đặc biệt là các bến tàu, phương tiện thủy phục vụ du lịch, lễ hội.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa; kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; kiên quyết không cho các phương tiện xuất bến khi phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường hoặc điều kiện thời tiết không bảo đảm. Gắn trách nhiệm của cảng vụ (nếu có) nếu xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện thủy không bảo đảm an toàn, chở quá số người hoặc điều kiện thời tiết không bảo đảm khi xuất bến.
- Tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT đường thủy nội địa; trong đó tập trung kiểm tra ngay tại các cảng, bến thủy có tổ chức hoạt động vận tải hành khách, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cảng, bến cảng, bến kinh doanh vận tải khách du lịch không phép, để phương tiện không đủ điều kiện khai thác vận tải, không bảo đảm an toàn hoạt động trong phạm vi cảng, bến; không cho xuất bến đối với các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn như chở quá số người quy định, thiếu thiết bị an toàn, cứu sinh, cứu đắm, không có danh sách hành khách theo quy định. Yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện sau thời gian dài không hoạt động do dịch Covid-19 trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ các lễ hội liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy; Yêu cầu Ban tổ chức Lễ hội: Lập và triển khai kế hoạch bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa tại các khu vực diễn ra lễ hội có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa; Tổ chức khoa học hoạt động đưa đón khách từ khâu bán vé; sắp xếp hành khách lên phương tiện, không để xảy ra tình trạng các phương tiện tự chèo kéo khách, hành khách chen, lấn xô đẩy khi lên, xuống phương tiện; hành khách bắt buộc phải sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cầm tay trong suốt quá trình tham gia giao thông đường thủy nội địa.
- Kiểm tra, khảo sát luồng; lắp đặt báo hiệu cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm; thanh thải vật chướng ngại, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; điều tiết khống chế, đảm bảo an toàn giao thông; phương án ứng phó sự cố, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn,...
- Đề xuất giải pháp khắc phục các vướng mắc, bất cập (nếu có), kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng cường đảm bảo an toàn giao thông với hoạt động vận tải khách trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và phục vụ du lịch, lễ hội
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã:
- Đẩy mạnh tuyên truyền cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, thuyền viên, người tham gia giao thông nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường thủy nội địa; hướng dẫn kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố bất ngờ hoặc tai nạn giao thông đường thủy.
- Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng và thông tin cơ sở (truyền thanh ở thôn, xóm, xã, phường) những quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa, về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy, về chứng chỉ chuyên môn đối với người lái phương tiện, về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông; kịp thời cung cấp thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là những thông tin cảnh báo nguy hiểm và hướng dẫn bảo đảm an toàn cho phương tiện và con người của cơ quan chức năng.
c) Công bố số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông tại các cảng, bến và trên các phương tiện thủy vận tải khách du lịch trên địa bàn Thành phố để kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân.
3. Giao Sở Giao thông vận tải - Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện các nhiệm vụ nêu trên./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 triển khai giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt đề án Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Công văn 2544/UBND-ĐT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2016 về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 triển khai giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt đề án Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Công văn 2544/UBND-ĐT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 1439/VPCP-CN năm 2022 về tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 2136/BGTVT-ATGT năm 2022 về rà soát, kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải khách trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và phục vụ du lịch, lễ hội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn 780/UBND-ĐT năm 2022 về tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 780/UBND-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/03/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Dương Đức Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra