Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH HÒA BÌNH
SỞ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 668/SXD-VLXD
V/v hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng sản phm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường và s dụng trong công trình xây dựng

Hòa Bình, ngày 29 tháng 7 năm 2013

 

Kính gửi:

Các doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

 

Để phổ biến và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) đến các doanh nghiệp hoạt động xây dựng và sản xuất, kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Để tạo Điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng hiểu rõ ý nghĩa và các nội dung cần thực hiện trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt là đối với các loại VLXD thuộc danh mục quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Nhằm nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng VLXD do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và đưa vào sử dụng trong công trình xây dựng theo đúng các quy định hiện hành.

Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Phần I

GIỚI THIỆU CHUNG

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.

3. Sản phẩm, hàng hóa VLXD có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa VLXD trong Điều kiện vận chuyển, lưu giữ, sử dụng trong công trình xây dựng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người và công trình xây dựng, cho môi trường xung quanh.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD, mã số QCVN 16:2011/BXD, bao gồm 06 nhóm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 gồm: Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng; nhóm sản phẩm kính xây dựng; nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông; nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ; nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe; nhóm sản phẩm gạch ốp lát.

4. Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm khai thác, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

5. Kiểu là các sản phẩm cùng loại, cùng cỡ, cùng một thiết kế, được sản xuất cùng loại vật liệu.

6. Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.

7. Lô hàng hóa là tập hợp một loại sản phẩm được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa Điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.

8. Mu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một thiết kế, trong cùng một Điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.

9. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

10. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.

11. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

12. Công bố tiêu chuẩn áp dụng là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.

13. Công bố hp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.

14. Chứng nhận hp quy là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.

15. Tổ chức chứng nhận hp quy là tổ chức thực hiện việc đánh giá, xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.

16. Phương thức đánh giá sự phù hp

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.

g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

17. Dấu hp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

18. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa bao gồm kết quả đánh giá sự phù hợp, tài liệu quảng cáo, giới thiệu tính năng, công dụng, đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

Và một số thuật ngữ khác quy định trong QCVN 16:2011/BXD.

II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

Trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, ngoại trừ tuân thủ các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, các sản phẩm, hàng hóa VLXD sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. Các sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.

Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cho cả cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể:

1. Lợi ích của doanh nghiệp

Khi sản phẩm được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn đảm bảo phù hợp với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật. Điều này tạo nên lòng tin của khách hàng đối với người sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu; góp phần nâng cao uy tín của người sản xuất, người nhập khẩu. Vì thế, giúp cho người sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy khẳng định và thể hiện sự tuyên bố với cộng đồng về trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy nghĩa là tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực mà đơn vị tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sản phẩm có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy. Chính vì vậy mà việc công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho người sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu.

Doanh nghiệp được cơ quan quản lý Nhà nước quảng bá nhãn hiệu, sản phẩm của đơn vị thông qua kênh thông tin của Sở Xây dựng (Sở Xây dựng công bố danh sách các đơn vị thực hiện đăng ký Bản công bố hợp quy trên trang web của Sở Xây dựng). Đồng thời những sản phẩm, hàng hóa này có Điều kiện tham gia vào Bảng công bố giá vật liệu xây dựng do Sở Xây dựng ban hành định kỳ hàng tháng. Bảng công bố giá này là cơ sở để các đơn tư vấn xây dựng, thi công xây dựng và chủ đầu tư tham khảo để lập dự toán công trình xây dựng.

Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy tạo Điều kiện cạnh tranh một cách công khai, minh bạch giữa các nhà sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm trước người tiêu dùng.

Đây còn là một cách thức làm chủ và kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất duy trì ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm phế phẩm thông qua quá trình duy trì sản xuất, nhập khẩu đảm bảo chất lượng đã công bố.

2. Lợi ích của người tiêu dùng

Người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu và yên tâm sử dụng vì sản phẩm, hàng hóa được sản xuất hoặc kinh doanh trong Điều kiện đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn dễ tiếp cận và làm quen với sản phẩm do nhận được thông tin công khai về chất lượng sản phẩm và những nội dung về hướng dẫn sử dụng, bảo quản, các thông tin cảnh báo khi sử dụng... và nhận biết sản phẩm đạt chất lượng nhanh chóng do có gắn dấu hợp quy.

3. Lợi ích của cơ quan quản lý nhà nước

Việc yêu cầu doanh nghiệp chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy là một trong những giải pháp quan trọng trong việc hạn chế nhập siêu thông qua việc ban hành các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hạn chế một cách hữu hiệu hàng hóa kém chất lượng của các nước nhập vào Việt Nam và tạo Điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất trong nước tiêu thụ hàng hóa. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở dữ liệu và thông tin để xây dựng cơ chế và chính sách Điều tiết thị trường, tạo Điều kiện khuyến khích những sản phẩm, hàng hóa cần được định hướng phát triển và có giải pháp hạn chế những sản phẩm, hàng hóa không phù hợp...

Phần II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM, HÀNG HÓA, HÀNG HÓA VLXD LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

I. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VLXD

VLXD là bộ phận cấu thành, góp phần xây dựng các công trình phục vụ cho các Mục đích cư trú, trụ sở làm việc, văn hóa, y tế, giáo dục..., đồng thời kiến tạo mỹ quan đô thị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Do đó, việc quản lý chất lượng VLXD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình. Việc quản lý chất lượng VLXD còn tạo Điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu VLXD hiểu rõ và thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của đơn vị mình cho phù hợp quy định.

Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD được phân chia theo quá trình tạo nên sản phẩm, hàng hóa: Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất; xuất khẩu, nhập khẩu; lưu thông trên thị trường và sử dụng trong công trình xây dựng.

1. Quản lý chất lượng sản phẩm VLXD trong quá trình sản xuất

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

- Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD mã số QCVN 16:2011/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.

Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm VLXD trong sản xuất được quy định tại Điều 5 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

2. Quản lý chất lượng hàng hóa VLXD xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 32 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa như sau:

- Phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

- Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Điều 10 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP.

3. Quản lý chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu

Theo quy định tại Điều 34 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

- Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (QCVN 16:2011/BXD) liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng chỉ định.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 8 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP.

4. Quản lý chất lượng hàng hóa VLXD lưu thông trên thị trường

Theo quy định tại Điều 38 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Khoản 1, Điều 32 - Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ, hàng hóa VLXD lưu thông trên thị trường phải được người bán hàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hóa do mình bán. Sản phẩm VLXD phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Đối với sản phẩm thuộc danh mục phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2011/BXD thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.

- Nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

- Sản phẩm VLXD có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.

Các nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định tại Điều 12 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Quản lý chất lượng hàng hóa VLXD trong quá trình sử dụng trong công trình xây dựng

Theo quy định tại Điều 42 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 14 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP:

- Hàng hóa phải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của người sản xuất. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các Điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.

- Hàng hóa phải được kiểm định theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đưa vào sử dụng.

Các nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng trong công trình xây dựng được quy định tại Điều 16 - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và Điều 14 - Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng.

Một số nội dung hướng dẫn chi tiết về công tác quản lý chất lượng VLXD trong công trình được trình bày cụ thể tại Mục V, Phần II.

II. CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

1. Căn cứ pháp lý

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

2. Nội dung công bố tiêu chuẩn áp dụng

Tất cả sản phẩm, hàng hóa VLXD, kể cả VLXD thuộc danh mục QCVN 16:2011/BXD phải được người sản xuất, người nhập khẩu thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 và Điều 34 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 23 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc theo một trong các phương tiện sau đây:

- Bao bì hàng hóa;

- Nhãn hàng hóa;

- Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Cơ sở để công bố tiêu chuẩn áp dụng

Theo quy định tại Điều 20 - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, người sản xuất, người nhập khẩu công bố tiêu chuẩn áp dụng trên cơ sở sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc xây dựng mới và công bố tiêu chuẩn cơ sở của đơn vị.

Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.

Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở:

- Tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS;

+ Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;

+ Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;

+ Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;

+ Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;

+ Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;

+ Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;

+ Bước 8: Công bố TCCS;

+ Bước 9: In ấn TCCS.

- Công bố TCCS: Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS. Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.

4. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sau khi công bố tiêu chuẩn áp dụng

Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các Điều kiện về chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng trước khi đưa ra thị trường, theo quy định tại Điều 28 và Điều 34 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, nhập khẩu.

Ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ.

Kịp thời ngừng sản xuất, nhập khẩu thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, theo quy định tại Khoản 8, Điều 10 và Khoản 9, Điều 12 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu hủy hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Khoản 9, Điều 10 và Khoản 11, Khoản 12, Điều 12 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đối với hàng nhập khẩu, người nhập khẩu có nghĩa vụ tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.

Bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa và các nghĩa vụ liên quan khác của người sản xuất, người nhập khẩu theo quy định tại Điều 10, Điều 12 và Điều 61 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Các hành vi vi phạm và xử phạt về công bố tiêu chuẩn áp dụng

Theo quy định tại các Điều 12, Điều 17 và Điều 21 - Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

a) Hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;

+ Không công bố lại tiêu chuẩn áp dụng khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung đã công bố;

+ Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật.

b) Hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định.

- Phạt tiền từ một lần đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện được tại thời Điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

- Phạt tiền từ hai lần đến ba lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời Điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đã công bố;

+ Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

c) Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, thiếu trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo kết quả: thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng.

Tùy theo hành vi vi phạm, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm, yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu công bố hoặc công bố lại (trường hợp có thay đổi) tiêu chuẩn áp dụng; buộc chuyển đổi mục đích áp dụng hoặc tái chế; buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu không đảm bảo chất lượng trong trường hợp không thực hiện được việc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc gây hại cho sức khỏe, an toàn, môi trường; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo...

III. CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VLXD NHÓM 2

1. Căn cứ pháp lý

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo quy định tại Điều 4 - Thông tư số 21/2010/TT-BXD: "Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa VLXD là đối tượng áp dụng của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật” Hoạt động công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thự hiện theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Tại Khoản 2, Điều 14 - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP có nêu "Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh".

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 - Thông tư số 21/2010/TT-BXD, Bộ Xây dựng giao Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận bản công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD; quản lý các hoạt động chứng nhận hợp quy; tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD trên địa bàn do mình quản lý.

2. Đối tượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải công bố hợp quy

Trong lĩnh vực VLXD, đến thời điểm hiện nay, các loại sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn bao gồm 06 nhóm thuộc danh mục QCVN 16:2011/BXD được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD.

Một số nguyên liệu đầu vào thường dùng để sản xuất bê tông thương phẩm như xi măng, phụ gia hóa học cho bê tông là các sản phẩm, hàng hóa có tên trong QCVN 16:2011/BXD, phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định.

Tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng hiện hành được viện dẫn trong QCVN 16:2011/BXD là các tiêu chuẩn quốc gia bao gồm nhiều chỉ tiêu chất lượng, nhưng chỉ tiêu chất lượng làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được Bộ Xây dựng giới hạn lại trong một số chỉ tiêu cụ thể (xem chi tiết trong QCVN 16:2011/BXD).

3. Nguyên tắc công bố hợp quy

Đối tượng của công bố hợp quy, việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau được quy định cụ thể tại Điều 12 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

4. Trình tự công bố hợp quy

Theo quy định tại Điều 13 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN , việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

a) Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện;

+ Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

+ Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

- Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, việc công bố hợp quy của doanh nghiệp chỉ hoàn tất khi đã đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng và được Sở Xây dựng ra văn bản tiếp nhận.

5. Các cơ quan cần liên hệ trong quá trình thực hiện công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy

Để thực hiện chứng nhận hợp quy (trường hợp đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba) thực hiện), công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu cần liên hệ với các cơ quan sau:

a) Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2

- Tổ chức thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp:

+ Trường hợp doanh nghiệp sản xuất tự đánh giá hợp quy (bên thứ nhất), đơn vị phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định.

+ Trường hợp đánh giá hợp quy do bên thứ ba thực hiện, doanh nghiệp sản xuất chọn một tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định chứng nhận hợp quy. Danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Xây dựng chỉ định có đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng theo địa chỉ http://www.moc.gov.vn/.

- Sau khi có kết quả đánh giá hợp quy, doanh nghiệp tự công bố hợp quy theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố, huyện cấp liên hệ đăng ký bản công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 do đơn vị sản xuất tại Sở Xây dựng.

+ Tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do các tỉnh khác cấp thì liên hệ đăng ký bản công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 do đơn vị sản xuất tại Sở Xây dựng tỉnh đó.

- Công ty in ấn để in dấu hợp quy: Doanh nghiệp có trách nhiệm tự in dấu hợp quy theo mẫu do tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp (trường hợp đánh giá hợp quy do bên thứ ba thực hiện) hoặc theo mẫu tại Phụ lục I Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa VLXD trong nước mà doanh nghiệp mua nguyên liệu dùng để sản xuất: Doanh nghiệp phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân nêu trên cung cấp tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định. Trường hợp nguyên liệu là sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 (nguyên liệu sản xuất bê tông thương phẩm là xi măng và phụ gia hóa học cho bê tông), doanh nghiệp phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân nêu trên cung cấp bổ sung bản công bố hợp quy và Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân nêu trên đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và Điều kiện được phép lưu thông của nguyên liệu sử dụng, theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 8 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua phụ gia hóa học cho bê tông do công ty B sản xuất để làm bê tông tươi. Doanh nghiệp A phải yêu cầu công ty B cung cấp tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng, bản công bố hợp quy của công ty B và Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi công ty B đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh cho sản phẩm phụ gia hóa học cho bê tông đó.

b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2

Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 cần liên hệ các cơ quan sau:

- Tổ chức sản xuất sản phẩm, hàng hóa tại nước ngoài. Vì theo quy định của QCVN 16:2011/BXD, nhà sản xuất sản phẩm VLXD nhóm 2 (bao gồm xi măng, phụ gia cho bê tông) ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004.

- Hải quan tại cửa khẩu: Đơn vị phải cung cấp các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về thủ tục hải quan.

- Tổ chức thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp; Sở Xây dựng nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh và công ty in ấn dấu hợp quy: Thực hiện tương tự như đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước tại Điểm a Khoản này.

c) Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mà không sản xuất, không nhập khẩu

Các doanh nghiệp chỉ kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mà không sản xuất, không nhập khẩu thì phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu cung cấp các tài liệu liên quan đến bản công bố hợp quy và Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Xây dựng chỉ định

Căn cứ sự đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý và năng lực của các phòng thí nghiệm theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BXD và QCVN 16:2011/BXD, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa VLXD. Hiện nay, trên địa bàn khu vực Hà Nội có các đơn vị:

TT

Tên t chức

Địa ch

Được chỉ định chứng nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD

1

Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng

(Quyết định chỉ định số 1066/QĐ-BXD ngày 20/12/2011 của Bộ Xây dựng)

Trụ sở chính:

Số 235, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 

Cả 06 nhóm của QCVN 16:2011/BXD

2

Công ty CP Tư vấn Công nghệ Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO

(Quyết định chỉ định số 1065/QĐ-BXD ngày 20/12/2011 của Bộ Xây dựng)

Trụ sở chính:

Số 4, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

 

Kính xây dựng

 

3

Trung tâm chứng nhận sự phù hợp - Quacert

(Quyết định chỉ định số 445/QĐ-BXD ngày 17/5/2012 của Bộ Xây dựng)

- Trụ sở chính:

Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

 

- Nhóm clanhke xi măng và xi măng: Clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm, xi măng poóc lăng, xi măng poóc lăng hỗn hợp, xi măng poóc lăng trắng, xi măng Alumin, xi măng poóc lăng bền sun phát, xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát, xi măng poóc lăng xỉ lò cao, xi măng xây trát, xi măng nở, xi măng đóng rắn nhanh

- Nhóm phụ gia cho xi măng và bê tông: Phụ gia khoáng cho xi măng, xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng, phụ gia công nghệ cho xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính dạng tự nhiên và nhân tạo, phụ gia đầy cho bê tông, phụ gia hóa học cho bê tông

7. Thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng và lệ phí

a) Thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận (bên thứ ba):

+ Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2.CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

+ Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (bên thứ nhất):

+ Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2.CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo Mẫu 1.KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

+ Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;

+ Báo cáo đánh giá hợp quy theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.

b) Lệ phí đăng ký: 150.000 đồng (Theo Thông tư số 231 /2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng).

8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, sau khi công bố hợp quy, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng

b) Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.

c) Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.

d) Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng phải:

- Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;

- Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa đó có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành , khai thác các quá trình, dịch vụ liên quan khi cần thiết;

- Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp.

- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

e) Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

f) Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy trình kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

g) Cung cấp bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa.

h) Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 còn có các nghĩa vụ khác liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa do đơn vị sản xuất, nhập khẩu tương tự như nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sau khi công bố tiêu chuẩn áp dụng đã nêu tại Khoản 4, Mục III của văn bản này.

9. Các hành vi vi phạm và xử phạt về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp

Theo quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 21- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

a) Hành vi vi phạm quy định về chứng nhận hợp quy

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.

b) Hành vi vi phạm quy định về công bố hợp quy

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

+ Không thực hiện công bố hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;

+ Không đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;

+ Không gắn dấu hợp quy theo quy định khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường;

+ Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy đúng quy định.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời Điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã công bố hoặc đã được chứng nhận;

+ Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

c) Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, thiếu trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy để ghi lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;

+ Giả mạo kết quả: thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng.

Tùy theo hành vi vi phạm, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện chứng nhận hợp quy; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc tái xuất hàng hóa nhập khẩu; buộc công bố hợp quy, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền; buộc gắn dấu hợp quy theo quy định trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo...

IV. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, KINH DOANH VLXD

Đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2, doanh nghiệp chỉ được phép lưu thông sản phẩm, hàng hóa trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định. Như vậy, khi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2, doanh nghiệp vừa phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng vừa phải công bố hợp quy theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc công bố hợp quy không thay thế cho việc công bố tiêu chuẩn áp dụng.

Trong một số trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định chứng nhận hợp quy trên cơ sở thử nghiệm không đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định mà không có cơ sở pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cho phép, về nguyên tắc doanh nghiệp vẫn phải công bố hợp quy đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại mục đặc trưng kỹ thuật trên cơ sở yêu cầu tổ chức chứng nhận hợp quy cung cấp thông tin bổ sung hoặc dựa trên yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng tương ứng.

Doanh nghiệp cần công bố hợp quy cho từng kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể vì yêu cầu chất lượng theo quy định cho từng kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa là khác nhau và theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm. Đồng thời, kết quả đánh giá sự phù hợp là một trong những tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

V. NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VLXD SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Thực trạng

Hiện nay việc bảo quản và sử dụng VLXD trong các công trình còn nhiều bất hợp lý, vì vậy đã gây ra nhiều hiện tượng lãng phí vật liệu một cách nghiêm trọng hoặc dẫn đến chất lượng vật liệu giảm so với yêu cầu; bảo quản VLXD là phải bảo đảm chất lượng và số lượng vật liệu, không để vật liệu hư hỏng, biến chất, dơ bẩn, thất lạc, mất mát. Mỗi loại vật liệu có một đặc tính riêng không được bảo quản tốt, đơn vị thi công chưa tổ chức bảo quản thích hợp từng nơi, từng chỗ, từng loại vật liệu, những chủng loại vật liệu quý, phải có những thể thức bảo quản và xuất nhập chu đáo, do đó, phải phân chia ra nhiều khu vực khác nhau (Khu vực sắt thép, sơn, xi măng, gỗ xẻ, gạch ốp lát...).

Vật liệu không được sắp xếp theo từng khu vực, công trường tổ chức chưa được khoa học, các chủng loại vật tư chưa sử dụng và vật tư sử dụng còn để chung, không theo ngăn nắp thứ tự, vệ sinh công trường chưa được thực hiện.

Biên bản nghiệm thu chất lượng vật tư - vật liệu còn ghi thiếu nhiều thông tin: nguồn gốc cung cấp; chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn kiểm tra; phương pháp kiểm tra. Phiếu chấp thuận mẫu vật liệu còn thiếu các chi tiết quy cách; mô tả chi tiết; ký hiệu của mẫu; một số hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ chữ ký của cá nhân được phân công.

2. Kiểm tra vật liệu trước khi lắp đặt vào công trình

2.1. Nguyên tắc

Công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng vật liệu trong thi công là hoạt động chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; chủ đầu tư; nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (giám sát tác giả).

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 25 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP Ngày 06/2/2013 của Chính phủ.

- Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 24 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ Điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

- Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng theo tiêu chuẩn được công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của thiết kế theo quy định tại Điều 26 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.

- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 28 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.

2.2. Các bước kiểm tra, giám sát

Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do nhà thầu thi công xây dựng thiết lập.

Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi... đều liên quan đến vật liệu. Hiện nay vật liệu ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã nên chất lượng có nhiều cấp độ khác nhau, làm cho người sử dụng khó khăn trong lựa chọn. Trong lĩnh vực xây dựng, VLXD chiếm một tỉ trọng lớn trong giá trị công trình, quyết định chất lượng và tuổi thọ của công trình xây dựng. Do đó hiểu biết về VLXD đã trở thành yêu cầu quan trọng đối với đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công. Cán bộ kỹ thuật của các tổ chức này cần nắm bắt được những kiến thức cơ bản về VLXD nói chung, các tính năng và phạm vi sử dụng của từng nhóm vật liệu nói riêng và các quy định của pháp luật về Điều kiện lưu hành của vật liệu từ đó có thể lựa chọn đúng loại vật liệu cần thiết sử dụng cho Mục đích cụ thể, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế mong muốn cũng như cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa của sản phẩm khi tiếp nhận từ nhà cung cấp.

Sau khi nhà thầu xây dựng thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư, chủng loại vật liệu đã được xác định thì nhà thầu xây dựng phải chọn lựa người cung ứng có năng lực và uy tín để thỏa thuận giao dịch với Điều kiện về số lượng, chủng loại, phương thức giao hàng và các quy định đính kèm để bảo đảm chất lượng VLXD đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật.

Vì vậy, mà mọi hàng hóa vật liệu cung ứng đưa vào công trình phải có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng với yêu cầu của công tác. Trước khi đưa vật tư, thiết bị vào lắp đặt trong công trình, tạo nên sản phẩm xây dựng nhà thầu phải đưa mẫu vật liệu kèm các chỉ tiêu cho chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư giao nhiệm vụ (tư vấn giám sát) ký duyệt và mẫu vật liệu này cũng như các chỉ tiêu phải lưu trữ tại nơi làm việc của chủ đầu tư ở công trường. Chỉ tiêu kỹ thuật (tính năng) cần được in thành văn bản như là chứng chỉ xuất xưởng của nhà cung ứng và thường yêu cầu là bản in chính thức của nhà cung ứng; khi dùng bản sao thì đại diện nhà cung ứng phải ký xác nhận, có dấu đóng xác nhận có sự chấp thuận của chủ đầu tư bằng văn bản; mọi sự thay đổi trong quá trình thi công cần được chủ đầu tư duyệt lại trên cơ sở xem xét của tư vấn bảo đảm chất lượng. Nhà cung ứng vật liệu và nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự bảo đảm chất lượng của hàng hóa vật liệu mà mình cung cấp có các chỉ tiêu đạt yêu cầu kỹ thuật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ chất lượng của sản phẩm này theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng, sản phẩm, hàng hóa.

Cán bộ kỹ thuật được chủ đầu tư giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng là người có trách nhiệm duy nhất giúp chủ đầu tư kết luận rằng sản phẩm do nhà thầu cung ứng là các loại vật liệu phù hợp có chỉ tiêu chất lượng phù hợp với yêu cầu tại hồ sơ của tư vấn thiết kế, phù hợp với hồ sơ khi thương thảo hợp đồng; cán bộ kỹ thuật này thay mặt chủ đầu tư trong việc đề xuất chấp nhận sử dụng chủng loại vật tư phù hợp với thiết kế, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, các tài liệu về chất lượng được nhà thầu thi công và người cung ứng cung cấp đủ trước khi lập phiếu chấp thuận đưa vật tư vào sử dụng trong công trình.

Nhà thầu phải xem xét các chủng loại vật liệu nào thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 để có thể yêu cầu người cung ứng cung cấp các tài liệu liên quan đến loại vật liệu này để chứng minh rằng sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường; đến thời điểm hiện nay các loại vật liệu xây dựng thuộc danh mục nhóm 2 nhà thầu cần phải biết.

- Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD.

- Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/9/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông”: Thép cốt bê tông; thép cốt bê tông dự ứng lực; thép cốt bê tông phủ epoxy.

- Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN ngày 22/9/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý chất lượng đối với dây và cáp cách điện bằng Polyvinyl Clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

- Các văn bản khác hướng dẫn về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

a) Giai đoạn tổ chức thi công

Chủ đầu tư kiểm tra chất lượng VLXD trước khi lắp đặt vào công trình theo quy định tại Điều 12 và Điều 14 - Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng.

Chủ đầu tư, tư vấn giám sát phải kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình phải phù hợp tiêu chuẩn theo yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế kỹ thuật; đồng thời các loại vật tư này phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn nhà sản xuất đã công bố áp dụng; các loại vật tư phải phù hợp với chủng loại vật tư khi được chủ đầu tư thương thảo hợp đồng với đơn vị thi công; mọi việc thay đổi chủng loại vật tư phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư và đơn vị thụ hưởng bằng văn bản cụ thể.

Những vật tư phải được nhà sản xuất công bố tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm: thép cốt bê tông, dây và cáp cách điện bọc nhựa PVC, xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát, phụ gia đầy cho bê tông, tấm sóng amiăng xi măng, tấm thạch cao, ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) và phụ tùng dùng để cấp nước uống, ống nhựa gân xoắn HDPE, ván MDF, ván gỗ dán, gỗ tự nhiên đã qua xử lý, sơn tường - sơn nhũ tương, sơn nhũ tương bitum-polyme, sơn Alkyd, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng, gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên.

Chủ đầu tư kiểm tra các thông tin chung về sản phẩm, hàng hóa VLXD, xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong công trình xây dựng (vật liệu phải có nguồn gốc, thể hiện đơn vị, địa chỉ của nhà sản xuất, kèm tên quốc gia hay vùng lãnh thổ sản xuất ra loại vật liệu đó).

Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được phân thành 02 trường hợp như sau:

- Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường, chủ đầu tư kiểm tra:

+ Nhãn mác hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 11, Khoản 45 Điều 12 - Nghị định số 89/2006/NĐ-CP (tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; định lượng; thông số kỹ thuật; tháng sản xuất; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản). Đối với các loại VLXD không bắt buộc ghi nhãn như cát, đá, sỏi; theo yêu cầu kỹ thuật, loại VLXD như cát thì phải phân biệt cát dùng cho bê tông nặng, cát dùng cho vữa xây dựng; khi xuất xưởng thì cơ sở khai thác phải cấp giấy chứng nhận chất lượng kèm theo cho mỗi lô cát. Đối với đá xây dựng, nhà khai thác phải cấp giấy chứng nhận chất lượng kèm theo cho mỗi lô khi khách hàng yêu cầu, trong đó ghi rõ: tên cơ sở khai thác; tên đá; số thứ tự của lô khai thác; thời gian khai thác; kết quả các chỉ tiêu chất lượng.

+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định tại Khoản 1, Điều 23 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 24 - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ.

+ Đối với VLXD nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa VLXD có tên trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BXD): Giấy chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng chỉ định; công bố hợp quy của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu; thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh; dấu hợp quy theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ; Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kim tra cơ sở sản xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Kết quả thí nghiệm VLXD phải của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn được Bộ Xây dựng công nhận còn hiệu lực.

- Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình theo yêu cầu của thiết kế:

+ Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp: Chủ đầu tư kiểm tra chất lượng tương tự nội dung đối với các sản phẩm VLXD được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất.

+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

+ Khi hàng hóa và hồ sơ đính kèm loại hàng hóa đó có dấu hiệu không chính xác về các dữ liệu thông tin, nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường; vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn k thuật, quy chuẩn kỹ thuật thì không được phép đưa vào công trường; trong trường hợp cần thiết phải lấy mẫu thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm đ kiểm tra các tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng.

b) Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình

Kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đối với công trình.

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát là phải có ý kiến và kết luận cho mỗi đợt tiếp nhận vật liệu, xem xét tính pháp lý của hồ sơ đính kèm. Thông thường các văn bản xác nhận chấp thuận chất lượng vật liệu ghi rất chung chung, thiếu các thông tin cần thiết. Tất cả những hồ sơ này đóng thành tập theo trình tự thi công để thuận tiện khi tra cứu.

Các ý kiến của những tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác thi công khi có ý kiến về việc thay đổi chủng loại, mẫu mã vật liệu, những ý kiến đề nghị, đề xuất sử dụng và ý kiến giải quyết của tư vấn, ý kiến của tư vấn giám sát, của nhà thầu... Tất cả những hồ sơ này dùng làm cơ sở cho việc thanh toán khối lượng hoàn thành và cơ sở để lập biên bản tổng nghiệm thu, bàn giao công trình cho sử dụng.

Tóm lại, tư vấn giám sát là người thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật liệu phải thường xuyên, liên tục có mặt tại công trường để chứng kiến quá trình thi công và quá trình kiểm tra của nhà thầu thi công. Trong trường hợp có nghi ngờ thì tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu thi công thuê đơn vị thử nghiệm có phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng để tiến hành thử nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu và phòng thí nghiệm có nghĩa vụ thông báo kết quả kiểm tra cho tư vấn giám sát và nhà thầu thi công để tư vấn kết luận việc vật liệu này đạt hay không đạt yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố. Để tránh tranh chấp, tư vấn giám sát không nên trực tiếp kiểm tra mà chỉ nên chứng kiến sự kiểm tra của nhà thầu và tiếp nhận số liệu để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chất lượng loại vật liệu đang đưa vào công trường. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những vi phạm về quy trình của đơn vị thử nghiệm hoặc năng lực thiết bị, nhân sự, tư vấn giám sát sẽ lập biên bản và đề nghị chỉ định thay thế đơn vị thử nghiệm và nhà thầu phải thực hiện yêu cầu này.

Sở Xây dựng phổ biến, hướng dẫn một số nội dung cơ bản nêu trên để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất kinh doanh VLXD tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD thật sự hiệu quả và phù hợp với quy định hiện hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc, các Phó GĐ Sở;
- Lưu: VT, VLXD.M.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Trần Vinh Quang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 668/SXD-VLXD năm 2013 hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường và sử dụng trong công trình xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình ban hành

  • Số hiệu: 668/SXD-VLXD
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 29/07/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Trần Vinh Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản