Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 519/BYT-TCDS | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Để triển khai thống nhất, đồng bộ có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1199/QĐ-TTg, ngày 31/08/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015, số 1788/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Bộ Y tế hướng dẫn kế hoạch năm 2013 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGD như sau:
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2013
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2013, Bộ Y tế giao 5 chỉ tiêu chuyên môn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) như biểu số 1.1 kèm theo.
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh năm 2013 của cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế là 0,1%. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ sinh năm 2013 của từng tỉnh như biểu số 1.1 kèm theo.
Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ sinh bằng chỉ tiêu kế hoạch được giao đối với các tỉnh có mức sinh thấp hoặc cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao đối với những tỉnh có mức sinh cao.
2. Tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh
Chỉ tiêu kế hoạch tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2013 được ước tính dựa trên tỷ số giới tính khi sinh năm 2012 và khả năng khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2013. Ngân sách Trung ương đầu tư để tiếp tục triển khai một số hoạt động can thiệp trên toàn quốc, tập trung tại 43 tỉnh trọng điểm, đặc biệt tập trung tại 10 tỉnh trọng điểm (theo số liệu từ Tổng điều tra 2009).
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh bằng hoặc thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chưa giao chỉ tiêu kế hoạch tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện).
Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc trước sinh là số % bà mẹ mang thai được sàng lọc (bao gồm các hình thức được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự trả tiền) so với tổng số bà mẹ mang thai trong năm. Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2013 của từng tỉnh như biểu số 1.1 và số sàng lọc trước sinh được hỗ trợ chi phí từ ngân sách trung ương như biểu số 1.2.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc trước sinh và số sàng lọc trước sinh được hỗ trợ đối với các huyện đã triển khai và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc trước sinh năm 2013. Đối với các huyện chưa triển khai sàng lọc trước sinh thì chưa giao chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là số % số trẻ sơ sinh được sàng lọc (bao gồm các hình thức được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự trả tiền) so với tổng số trẻ sinh sống trong năm. Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2013 của từng tỉnh như biểu số 1.1 và số sàng lọc sơ sinh được hỗ trợ chi phí từ ngân sách trung ương như biểu số 1.2.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh và số sàng lọc sơ sinh được hỗ trợ đối với các huyện đã triển khai và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc sơ sinh năm 2013. Đối với các huyện chưa triển khai sàng lọc sơ sinh thì chưa giao chỉ tiêu này.
5. Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
Chỉ tiêu kế hoạch tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại năm 2013 của từng tỉnh như biểu số 1.1 và cơ cấu số người mới sử dụng theo từng BPTT hiện đại như biểu số 1.2. Số người mới sử dụng theo từng BPTT hiện đại (trừ số triệt sản) đã bao gồm các hình thức phân phối là miễn phí, tiếp thị xã hội và tự mua trên thị trường tự do.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chỉ điều chỉnh cơ cấu số người mới sử dụng theo từng BPTT trong quá trình thực hiện, đảm bảo việc sử dụng kinh phí tương ứng với kết quả thực hiện từng BPTT.
II. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2013
1.1 Tổng chi ngân sách trung ương trong nước của Chương trình DT-KHHGĐ năm 2013 là 887.000 triệu đồng, bao gồm:
1.1.1. Chi sự nghiệp bằng nguồn trong nước: 847.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ có mục tiêu cho 63 tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm 4 dự án, đề án thành phần là 554,704 triệu đồng.
- Hỗ trợ có mục tiêu cho 9 bộ, ngành, đoàn thể trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ là 3.320 triệu đồng.
- Bộ Y tế quản lý là 288,976 triệu đồng, trong đó Tổng cục DS-KHHGĐ trực tiếp quản lý là 267,476 triệu đồng, các đơn vị thuộc Bộ Y tế là 21.500 triệu đồng.
1.1.2. Chi bằng nguồn vốn viện trợ: 40.000 triệu đồng cho Chương trình DS-KHHGĐ phương thức ghi thu – ghi chi theo tiến độ giải ngân.
1.2 Ngoài ra, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế còn trực tiếp nhận vốn viện trợ của Dự án Phát triển trẻ thơ tại cộng đồng. Dự án có kế hoạch phân bổ, hướng dẫn thực hiện cụ thể riêng.
2.1 Chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ: Các dự án vốn vay, vốn viện trợ khác do cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh trực tiếp quản lý và thực hiện theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Chi bằng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện 4 dự án, đề án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương.
2.3 Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm:
- Để thực hiện mục tiêu cao hơn so với mục tiêu Trung ương giao.
- Nâng cao chất lượng hoạt động phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương (do định mức kinh phí và số lượng hoạt động của trung ương phân bổ chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết yếu và chỉ đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu).
- Hỗ trợ các hoạt động của Ban DS-KHHGĐ cấp xã, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện.
- Để bổ sung thực hiện chính sách chế độ DS-KHHGĐ của địa phương.
- Bổ sung chênh lệch giá giữa định mức phân bổ kinh phí theo kế hoạch của trung ương với giá thực tế ở địa phương.
- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án viện trợ do tỉnh quản lý, thực hiện và vốn đối ứng cho các dự án viện trợ do trung ương quản lý, thực hiện tại tỉnh theo cam kết đối với từng dự án.
- Bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp phòng làm việc của cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã, phòng giao ban của Ban DS-KHHGĐ cấp xã, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện; Trung tâm tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.
2.4. Ngoài ra, Ngân sách địa phương bổ sung chi sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ ngoài phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm:
- Chi hoạt động của Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, Trung tâm tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh bao gồm chi thanh toán cá nhân (tiền lương, tiền công, công tác phí), chi nghiệp vụ chuyên môn, chi sữa chữa, mua sắm và chi khác phục vụ hoạt động của Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện và Trung tâm Tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh.
- Chi quản lý nhà nước của Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh.
- Chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại cán bộ DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện và đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã để chuyển đổi ngạch viên chức.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013
I. DỰ ÁN 1. ĐẢM BẢO HẬU CẦN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHHGĐ
1.1. Nguồn phương tiện tránh thai
Các PTTT chủ yếu (dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, viên uống tránh thai và bao cao su) được cung cấp từ nguồn ngân sách trong nước (năm 2013 không có nguồn vốn vay, vốn viện trợ), Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức cung cấp bằng nhiều hình thức và hướng dẫn phân phối PTTT đảm bảo nhu cầu sử dụng của địa phương và các Bộ, ngành.
1.2. Phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo phạm vi hướng dẫn của Trung ương
Triển khai Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT trong Chương trình DS-KHHGĐ, các PTTT cấp miễn phí theo phạm vi hướng dẫn của Trung ương, năm 2013 như sau:
- Đối tượng ưu tiên cấp miễn phí PTTT là người có đăng ký sử dụng và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người thuộc hộ nghèo.
+ Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+ Người thuộc diện chính sách xã hội.
+ Người sống ở các xã đảo, huyện đảo; người làm việc trên biển dài ngày khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển.
- Đối tượng được cấp miễn phí khác là người có đăng ký sử dụng BPTT, sống ở các xã có mức cao và không ổn định theo từng BPTT.
- Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã và CTV dân số lập danh sách đối tượng thuộc diện hướng dẫn có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai để trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và cung cấp PTTT miễn phí, như sau:
+ Bao cao su: Cấp miễn phí cho đối tượng ưu tiên.
+ Viên uống tránh thai: Cấp miễn phí cho 80% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh cao (TFR trên 2,3 con); 50% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh chưa ổn định (TFR từ 2,0 con đến 2,3 con); 30% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh thấp (TFR dưới 2,0), tại các thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Thuốc tiêm tránh thai: Cấp miễn phí cho 90% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh cao; 80% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh chưa ổn định; 70% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh thấp và 40% đối tượng có đăng ký sử dụng tại các thành phố trực thuộc Trung ương (phải bảo đảm đủ cho đối tượng ưu tiên).
+ Thuốc cấy tránh thai: Cấp miễn phí cho 85% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh cao; 65% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh chưa ổn định; 45% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh thấp và 25% đối tượng có đăng ký sử dụng tại các thành phố trực thuộc Trung ương (phải bảo đảm đủ cho đối tượng ưu tiên).
+ Dụng cụ tử cung: Cấp miễn phí cho 90% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh cao; 80% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh chưa ổn định; 70% đối tượng có đăng ký sử dụng tại tỉnh mức sinh thấp và 40% đối tượng có đăng ký sử dụng tại các thành phố trực thuộc Trung ương (phải bảo đảm đủ cho đối tượng ưu tiên).
1.3. Phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội
Tiếp tục mở rộng tiếp thị xã hội đối với tất cả các loại PTTT (bao cao su, viên uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung và thuốc tránh thai khẩn cấp) cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng chống HIV/AIDS thông qua hệ thống tiếp thị xã hội (TTXH).
Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức mua PTTT và đóng gói sản phẩm TTXH theo quy định. Các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội PTTT như Ban quản lý mô hình TTXH, Hội KHHGĐ Việt Nam, Marie Stopes International Việt Nam – MSIVN và các đơn vị dịch vụ khác được giao có trách nhiệm tổ chức TTXH theo quy định.
Khuyến khích Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện tham gia làm đại lý và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản phẩm tiếp thị xã hội PTTT. Các chi phí phân phối sản phẩm, hoa hồng bán lẻ cho mỗi nhãn sản phẩm TTXH theo hướng dẫn của các đơn vị thực hiện TTXH.
2.1. Thuốc thiết yếu thực hiện theo Thông tư số 06/2009/TT-BYT ngày 26/6/2009 của Bộ Y tế quy định về định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao trong các dịch vụ, thủ thuật chăm sóc SKSS.
2.2. Chi thực hiện dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng triệt sản và đối tượng được cấp miễn phí PTTT: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
2.3. Định mức phân bổ chi dịch vụ KHHGĐ như sau:
Đơn vị tính: đồng
Danh mục kỹ thuật | Thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao | Chi thực hiện dịch vụ KHHGĐ | Cộng |
1. Triệt sản nam | 77.000 | 100.000 | 177.000 |
2. Triệt sản nữ | 169.900 | 100.000 | 269.900 |
3. Đặt dụng cụ tử cung | 44.600 | 15.000 | 59.600 |
4. Tháo khó dụng cụ tử cung | 36.800 | 46.000 | 82.800 |
5. Tiêm thuốc tránh thai (04 mũi) | 36.400 | 8.000 | 44.400 |
6. Cấy que cấy tránh thai | 36.100 | 30.500 | 66.600 |
7. Tháo que cấy tránh thai | 39.500 | 30.500 | 70.000 |
8. Phá thai an toàn - Hút thai dưới 12 tuần |
106.200 |
46.500 |
152.700 |
(*) Đã bao gồm 30 bao cao su cho người triệt sản
(**) Đã bao gồm chi phí mua que thử thai
2.4. Phương thức thanh toán, sử dụng chi dịch vụ KHHGĐ
Chi dịch vụ KHHGĐ được xác định theo chỉ tiêu số người mới sử dụng BPTT miễn phí và được thanh, quyết toán như sau:
- Căn cứ số lượng từng loại thuốc và vật tư tiêu hao theo Thông tư 06/2009/TT-BYT, ngày 26/5/2009 và giá mua thực tế theo quy định hiện hành về thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao; chi phí kỹ thuật và quản lý để thanh, quyết toán kinh phí với các đơn vị làm dịch vụ KHHGĐ.
- Trường hợp các cơ sở y tế công lập thực hiện việc thu viện phí đối với các dịch vụ KHHGĐ:
+ Nếu mức thu viện phí (bao gồm cả tiền thuốc thiết yếu cấp cho đối tượng sử dụng dịch vụ) phù hợp với định mức phân bổ chi dịch vụ KHHGĐ thì chi dịch vụ KHHGĐ được thanh quyết toán theo số lượng người sử dụng và mức thu viện phí đối với các đơn vị làm dịch vụ KHHGĐ.
+ Nếu mức thu viện phí cao hơn định mức phân bổ chi dịch vụ KHHGĐ do địa phương bổ sung chi phí xét nghiệm, dịch truyền, gây mê thì đề nghị ngân sách tỉnh bổ sung chi phí chênh lệch giữa mức thu viện phí và định mức phân bổ của trung ương.
- Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định giá mua thực tế, chưa thực hiện việc thu viện phí theo quy định hiện hành thì có thể áp dụng định mức nêu trên để khoán chi dịch vụ KHHGĐ theo từng tuyến làm dịch vụ và theo từng biện pháp tránh thai cụ thể.
- Trường hợp kinh phí trung ương phân bổ thiếu so với thanh toán thực tế thì Sở Y tế đề nghị tỉnh bổ sung ngân sách địa phương hoặc chuyển các nguồn kinh phí từ các hoạt động khác (nếu cần), nhất thiết phải đảm bảo cấp đúng, đủ các loại thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quy định hiện hành. Ngược lại, trường hợp kinh phí trung ương phân bổ cao hơn so với thanh toán thực tế thì địa phương chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác.
- Trường hợp địa phương tự cân đối đảm bảo chi dịch vụ KHHGĐ cho các biện pháp tránh thai lâm sàng miễn phí ngoài phạm vi hướng dẫn của Trung ương, Tổng cục DS- KHHGĐ sẽ đáp ứng đủ số lượng PTTT theo nhu cầu địa phương.
2.5. Dụng cụ làm dịch vụ kỹ thuật
- Tổng cục DS-KHHGĐ mua và cung cấp cho các địa phương một số thiết bị mới, đối tượng được cung cấp là Đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động. Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh, Trung tâm Tư vấn và dịch vụ KHHGĐ tỉnh, Khoa Chăm sóc SKSS, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện (nếu được giao nhiệm lại).
3.1. Triệt sản
- Định mức phân bổ kinh phí là 420.000 đồng/trường hợp, trong đó:
- Bồi dưỡng người triệt sản là 300.000 đồng/trường hợp;
- Tổ chức, vận động triệt sản bao gồm các khoản chi:
+ Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện vận chuyển người tự nguyện triệt sản đến trung tâm làm kỹ thuật triệt sản hoặc vận chuyển đội dịch vụ KHHGĐ xuống các cụm kỹ thuật để triệt sản. Định mức phân bổ kinh phí là 70.000 đồng/trường hợp.
+ Chi hỗ trợ cán bộ y tế cấp xã thực hiện chăm sóc người tự nguyện triệt sản tại nhà sau phẫu thuật.
3.2. Trợ cấp tai biến
Chi xử lý tai biến theo chuyên môn y tế và chi phí đi lại cho đối tượng triệt sản và đối tượng được cấp PTTT lâm sàng miễn phí (đặt dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Kinh phí hỗ trợ áp dụng theo từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp pháp.
3.3. Phá thai an toàn
Đối tượng được miễn phí phá thai an toàn là đối tượng triệt sản hoặc đối tượng được cung cấp PTTT lâm sàng miễn phí nhưng bị vỡ kế hoạch và có nhu cầu phá thai an toàn. Định mức phân bổ chi phí phá thai an toàn đã bao gồm que thử thai trước khi phá thai.
3.4. Hỗ trợ truyền thông tại địa bàn mức sinh cao, địa bàn có đối tượng khó tiếp cận
- Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho các nhóm đối tượng như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai, thanh niên và vị thành niên, nam giới chủ hộ gia đình, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng; tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình. Tổ chức truyền thông tại các khu nhà trọ, các xã phường có đông người lao động nhập cư hoặc lao động theo thời vụ theo thời gian phù hợp.
- Truyền thông đến đối tượng khó tiếp cận: Thực hiện tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua thư, tư vấn qua Internet và tư vấn cộng đồng cho các đối tượng là người di cư, thanh niên trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Tổng cục DS-KHHGĐ cung cấp số chuyên đề “Dân số, KHHGĐ dành cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” của Báo Gia đình và Xã hội (2 kỳ/tháng) để cấp cho các đối tượng theo quy định.
3.5. Hỗ trợ đội dịch vụ KHHGĐ lưu động trong chiến dịch
Chi phí hoạt động của đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động đến các thôn, xã trong các đợt Chiến dịch, bao gồm chi phí đi lại; lưu trú của cán bộ; vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc thiết yếu và vật tư, vật tư tiêu hao của Đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động.
Định mức hỗ trợ đội lưu động huyện, tỉnh được tính theo số xã thực hiện Chiến dịch là 1 triệu đồng/1 xã. Tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương Chi cục DS-KHHGĐ phân bổ nguồn kinh phí này đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
3.6. Hỗ trợ vận động, tư vấn đối tượng trong Chiến dịch
Hỗ trợ CTV, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã lập danh sách và vận động đối tượng tham gia chiến dịch thực hiện các BPTT, khám và thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản.
3.7. Hỗ trợ đối tượng thực hiện các gói dịch vụ trong Chiến dịch
a) Gói dịch vụ KHHGĐ
Sử dụng cơ sở y tế xã hoặc đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động để cung cấp dịch vụ KHHGĐ và tuân thủ nội dung “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản” do Bộ Y tế ban hành. Chi dịch vụ KHHGĐ được cung cấp tương ứng với số người sử dụng dịch vụ KHHGĐ trong Chiến dịch.
b) Gói dịch vụ khám và chẩn đoán viêm nhiễm đường sinh sản
Khám phụ khoa cho phụ nữ 15-49 tuổi và xét nghiệm soi tươi, phiến đồ âm đạo cho trường hợp cần xác định bệnh; chi phí chuyển tuyến cho đối tượng bệnh nặng, hoàn cảnh khó khăn thuộc diện chính sách và người nghèo. Đối tượng mắc bệnh phụ khoa được khám và điều trị tại cơ sở y tế theo quy định. Định mức phân bổ hỗ trợ kinh phí bao gồm chi phí vật tư tiêu hao, phụ cấp tiền công và chi phí vận chuyển cho khám phụ khoa là 5.000 đồng/trường hợp, chuyển tuyến 15.000 đồng/trường hợp, xét nghiệm soi tươi 5.000 đồng/trường hợp và làm phiến đồ âm đạo là 10.000 đồng/trường hợp.
3.8. Lựa chọn xã để triển khai Chiến dịch
Chiến dịch được tổ chức làm 2 đợt trong năm, mỗi đợt 3-4 ngày tại mỗi xã, đợt 1 kết thúc trước ngày 30/4 và đợt 2 kết thúc trước ngày 30/10 hàng năm.
Xã được lựa chọn để triển khai Chiến dịch là xã có mức sinh cao, xã có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xã có nhiều đối tượng khó tiếp cận dịch vụ SKSS/KHHGĐ như đồng bào dân tộc thiểu số, người dập cư. Năm 2013, Ngân sách Trung ương bố trí triển khai Chiến dịch tại 3076 xã, gồm:
- 100% số xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và được thay đổi, bổ sung tại Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 và Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28/7/2009).
- Với tỉnh có mức sinh cao và mức sinh chưa ổn định, chọn 30% các xã còn lại và không phải các phường, thị trấn.
Căn cứ số lượng xã triển khai Chiến dịch, cấp tỉnh, huyện phối hợp lựa chọn quyết định tên xã cụ thể. Đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã thuộc huyện ven biển có mức sinh cao và có điều kiện khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thường xuyên thì tổ chức đội dịch vụ lưu động và được bố trí kinh phí tại Đề án 52. Đồng thời đề nghị tỉnh bổ sung ngân sách địa phương để triển khai Chiến dịch ở các xã khác.
Mục tiêu đạt được của Chiến dịch tại mỗi xã là đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch năm về triệt sản, 75% về đặt dụng cụ tử cung, 60% về thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai và 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ.
Đối với 16 xã thuộc 4 tỉnh (Cao Bằng, Quảng Nam, Gia Lai, Sóc Trăng) triển khai thử nghiệm mô hình lồng ghép truyền thông và cung cấp tổng hợp các dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân thực hiện theo hướng dẫn của trung ương.
4. Hậu cần phương tiện tránh thai
Thực hiện quản lý hậu cần PTTT theo Quyết định số 199/QĐ-BYT ngày 20/1/2009 của Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý hậu cần các PTTT thuộc Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ.
Kinh phí phân bổ để mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ kho hậu cần PTTT tuyến tính, huyện; định mức phân bổ 25 triệu đồng/tỉnh. Căn cứ thực trạng trang thiết bị của các kho hậu cần PTTT tuyến tỉnh, huyện, các tỉnh lựa chọn bổ sung trang thiết bị cần thiết, không phân bổ bình quân theo các kho.
Chi phí tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển PTTT theo quy định hiện hành. Kinh phí phân bổ cho địa phương để thực hiện việc đảm bảo hậu cần PTTT từ tỉnh đến cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Định mức phân bổ kinh phí là 8 triệu/tỉnh và 2,4 triệu đồng/huyện.
Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý hậu cần PTTT tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Quản lý PTTT bằng phần mềm LMIS. Chi phí phục vụ hệ thống thông tin quản lý hậu cần PTTT theo quy định.
5. Tập huấn Bảng kiểm viên uống tránh thai
Tập huấn bảng kiểm viên uống tránh thai và tư vấn, quản lý đối tượng KHHGĐ cho CTV dân số và cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã được lồng ghép vào tập huấn chung hàng năm đã bố trí tại dự án 3. Căn cứ số CTV dân số, cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được tập huấn và số kinh phí được giao, tỉnh, huyện tổ chức tập huấn theo hình thức phù hợp với thực tiễn địa phương.
6. Quản lý Chương trình DS-KHHGĐ cấp xã
6.1. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã
Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã được hưởng chế độ, chính sách từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về quy định và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015.
Chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ DSGĐTE xã, phường, thị trấn.
6.2. Cộng tác viên dân số
Mỗi CTV dân số được bố trí theo dõi, quản lý một đơn vị là thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố và cụm dân cư (sau đây gọi tắt là thôn, bản). Số lượng CTV dân số ở từng thôn, bản và chế độ, chính sách của CTV thực hiện theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài Chính và Bộ Y tế về quy định và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với cơ quan DS-KHHGĐ huyện, xã tiến hành rà soát địa bàn dân cư để bố trí, phân công CTV dân số quản lý hộ gia đình trên địa bàn và lập danh sách theo hướng dẫn Sổ A0, đảm bảo số lượng CTV dân số của tỉnh, huyện được ổn định trong giai đoạn 2012-2015.
6.3. Ban DS-KHHGĐ cấp xã
Chi phí quản lý, điều hành của Ban DS-KHHGĐ cấp xã bao gồm giao ban, văn phòng phẩm, thông tin, liên lạc. Định hướng phân bổ là 1.200.000 đồng/năm.
7. Kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ KHHGĐ
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình phân phối và sử dụng PTTT, sử dụng trang thiết bị, tình hình thực hiện BPTT, chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ, quản lý tài chính, thực hiện chính sách, chế độ liên quan. Định mức phân bổ kinh phí cho tỉnh là 2,45 triệu đồng/huyện, bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát các đơn vị làm dịch vụ KHHGĐ tại các tuyến của cấp tỉnh, huyện.
Chi cục DS-KHHGĐ trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan để rà soát, xây dựng kế hoạch, văn bản hướng dẫn phân phối PTTT, sử dụng trang thiết bị, bảo đảm số lượng và chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ, thực hiện chính sách chế độ liên quan và hướng dẫn các hoạt động hỗ trợ TTXH các PTTT tại địa phương.
Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức kiểm tra chất lượng PTTT theo quy định hiện hành. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình phân phối và sử dụng PTTT, sử dụng trang thiết bị, tình hình thực hiện cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ, các gói dịch vụ SKSS/KHHGĐ cung cấp trong Chiến dịch, các kho hậu cần và các hoạt động thực hiện dự án Hậu cần và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
Tổng cục DS-KHHGĐ bố trí vốn đối ứng để tiếp nhận các dự án vốn vay vốn viện trợ theo quy định hiện hành.
II. DỰ ÁN 2. TẦM SOÁT CÁC DỊ DẠNG, BỆNH, TẬT BẨM SINH VÀ KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
1. Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh
1.1. Hoàn thiện trung tâm khu vực
Tiếp tục hoàn thiện các Trung tâm khu vực (Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ – Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược Huế) để có đủ năng lực chuyển giao công nghệ cho các địa phương và thực hiện các dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại các trung tâm, bao gồm:
- Tập huấn kỹ thuật siêu âm chẩn đoán cho bác sỹ tuyến tỉnh, huyện để triển khai sàng lọc dị tật bẩm sinh: tập huấn kỹ thuật viên lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh tuyến tỉnh, huyện và xã. Tập trung tập huấn để mở rộng địa bàn sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Bảo đảm dụng cụ, vật tư thiết yếu, phương tiện, quản lý đối tượng và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của các Trung tâm khu vực để thực hiện có chất lượng dịch vụ.
- Tập huấn kỹ năng tuyên truyền về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng cho cán bộ tuyên truyền của tỉnh.
1.2. Nghiên cứu, thử nghiệm để mở rộng Trung tâm khu vực mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh trong phạm vi cả nước, đảm bảo yêu cầu chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh được thuận tiện. Năm 2013, triển khai Trung tâm khu vực mới tại Cần thơ.
1.3. Triển khai sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại địa phương
Thực hiện theo Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
Tiếp tục thí điểm can thiệp giảm tỷ lệ tan máu bẩm sinh tại cộng đồng ở Hòa Bình. Năm 2013, mở rộng thí điểm tại 5 tỉnh, các hoạt động triển khai thực hiện theo hướng dẫn của trung ương.
Các hoạt động và định mức phân bổ kinh phí
- Tuyên truyền vận động, kiểm tra giám sát. Định mức kinh phí bình quân theo xã để triển khai hoạt động (gồm các hoạt động truyền thông, tư vấn, hoạt động câu lạc bộ, đối thoại hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của cấp tỉnh, huyện, xã) là 1 triệu đồng/xã duy trì và 1,6 triệu đồng/xã mới mở rộng.
- Tập huấn kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ huyện, xã: Tập huấn kỹ năng truyền thông (cho 1 cán bộ/xã và 2 cán bộ/huyện) và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ kỹ thuật (cho 2 cán bộ/xã và 2 cán bộ/huyện) đối với các xã, huyện mới mở rộng trong năm đầu. Đối với các xã, huyện đã triển khai sàng lọc thì tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp xã, huyện nếu có thay đổi mới (khoảng 20%). Định mức kinh phí tập huấn: cấp xã là 700.000 đồng/xã duy trì và 2,2 triệu đồng/xã mở rộng; cấp huyện là 800.000 đồng/huyện duy trì và 2,5 triệu đồng/huyện mở rộng.
- In ấn sổ sách theo dõi: theo mức chi thực tế
- Chi phí cho kỹ thuật sàng lọc sơ sinh bao gồm:
+ Chi hỗ trợ công lấy mẫu gót chân trẻ sơ sinh trong trường hợp sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh.
+ Chi vận chuyển mẫu máu.
+ Chi thông báo kết quả sàng lọc cho đối tượng.
- Chi phí cho kỹ thuật sàng lọc trước sinh bao gồm:
+ Chi phí khám, siêu âm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh: mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ sở khám, chữa bệnh công lập.
- Chi bồi dưỡng cán bộ y tế thực hiện tư vấn trước và sau sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
2. Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
Thực hiện theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Các hoạt động chủ yếu
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện; tư vấn tại các Trung tâm tư vấn; giáo dục đồng đẳng, cung cấp các sản phẩm, tài liệu tuyên truyền về các BPTT, chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; phòng chống, điều trị vô sinh; làm mẹ an toàn; trách nhiệm làm cha mẹ; nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
- Tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các xã; xây dựng góc truyền thông cung cấp kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ nói chung, nhấn mạnh SKSS thanh niên, vị thành niên tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; cung cấp thông tin cho nam nữ thanh niên tại nơi đăng ký kết hôn.
- Tập huấn kỹ năng truyền thông, kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động cho chủ nhiệm câu lạc bộ, cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh; tập huấn kỹ thuật khám sức khỏe, xét nghiệm cơ bản cho cán bộ y tế.
- Tổ chức khám sức khỏe và hướng dẫn điều trị cho thanh niên, vị thanh niên; tiến hành một số xét nghiệm cơ bản như viêm gan B, HIV, thử thai sớm, bệnh lây truyền qua đường sinh sản, vô sinh, bảo vệ sức khỏe bào thai.
- Các tỉnh tiếp tục việc giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ thông qua hình thức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng giảng dạy và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho giáo viên lồng ghép với tập huấn nghiệp vụ hàng năm. Các tỉnh triển khai việc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông trung học được lựa chọn.
Phương thức hoạt động
- Chi phí khám sức khỏe, xét nghiệm cơ bản theo giá dịch vụ hiện hành của cơ sở khám, chữa bệnh công lập.
- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai, chú trọng vận động, tư vấn và giúp đỡ các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao, bệnh lý. Định mức kinh phí bình quân theo xã đã triển khai để duy trì hoạt động là 8 triệu đồng/xã (bao gồm các hoạt động truyền thông, tư vấn, hoạt động câu lạc bộ, đối thoại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của cấp tỉnh, huyện).
- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông, định mức phân bổ kinh phí trung ương là 30 triệu đồng/tỉnh.
3. Giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Các hoạt động chủ yếu
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh xã; tổ chức hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các nhóm đối tượng; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình, nguy cơ, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tổ chức đưa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình và nội dung chăm sóc SKSS, sức khỏe bà mẹ, trẻ em…vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng, tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- Thành lập các điểm truyền thông, tư vấn và tổ chức các nhóm sinh hoạt (ưu tiên thí điểm tại một số trường nội trú của tỉnh, huyện); lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng, vào các hoạt động thường xuyên của chính quyền, đoàn thể trong xã.
- Hỗ trợ hoạt động tư pháp xã thực hiện quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn, làm giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh cho trẻ em tại địa bàn.
- Hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, SKSS vị thành niên, thanh niên, sức khỏe bà mẹ trẻ em tại xã.
Phương thức hoạt động
- Duy trì thường xuyên các hoạt động can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết tại các xã, trường nội trú tỉnh, huyện đã triển khai. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã (đã bao gồm cả các hoạt động của tỉnh, huyện, xã) là 17 triệu đồng/xã để duy trì hoạt động nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người.
4. Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Các hoạt động chủ yếu
- Tuyên truyền, tư vấn trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh xã, cung cấp thông tin, hội thảo, nói chuyện chuyên đề với lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số, nhân viên y tế, hộ gia đình, phụ nữ, trẻ em gái và các đối tượng về quy định việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực trạng và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới tính; xây dựng gia đình văn hóa, các hình thức biểu dương những gia đình sinh con một bề gái không sinh con thứ 3; kinh nghiệm học tập, rèn luyện của các cháu gái có thành tích học tập giỏi.
- Biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông; xây dựng mới một số panô, khẩu hiệu tuyên truyền về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa điểm trung tâm.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ.
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông, các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
- Đưa nội dung DS-KHHGĐ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh vào Chương trình giảng dạy cho các học viên của các trường Chính trị tỉnh.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai trong việc thực hiện các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; các cơ sở xuất bản, kinh doanh các loại sách, báo, văn hóa phẩm trong việc thực hiện các quy định nghiêm cấm tuyên truyền phổ biến phương pháp sinh con theo ý muốn.
Phương thức hoạt động
- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai chú trọng các hình thức tạo dư luận xã hội ủng hộ quyền bình đẳng nam, nữ. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã (gồm cả các hoạt động của cấp tỉnh, huyện, xã) để triển khai hoạt động là 2,5 triệu đồng/xã duy trì 3,5 triệu đồng/xã mở rộng.
- Đối với 10 tỉnh trọng điểm định mức phân bổ là 6 triệu đồng/xã để thực hiện các hoạt động can thiệp theo hướng dẫn của cấp trên.
- Năm 2013, kinh phí trung ương phân bổ 30 triệu đồng/tỉnh để triển khai đưa nội dung DS-KHHGĐ và mất cân bằng giới tính khi sinh vào Chương trình giảng dạy của trường Chính trị tỉnh.
5. Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng
Tiếp tục thực hiện các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã để duy trì hoạt động là 17 triệu đồng/xã; đối với các xã mở rộng là 30 triệu đồng/xã.
6. Can thiệp tại địa bàn trọng điểm
- Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho các nhóm đối tượng như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai, thanh niên và vị thành niên, nam giới chủ hộ gia đình, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng; tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình. Tổ chức truyền thông tại các khu nhà trọ, các xã phường có đông người lao động nhập cư hoặc lao động theo thời vụ theo thời gian phù hợp.
- Truyền thông đến đối tượng khó tiếp cận: Thực hiện tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua thư, tư vấn qua Internet và tư vấn cộng đồng cho các đối tượng là người di cư, thanh niên trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Truyền thông, giám sát cấp huyện: Định mức phân bổ huyện dưới 100.000 dân là 12,5 triệu đồng/huyện; huyện có từ 100.000 đến dưới 150.000 dân là 15 triệu đồng/huyện; huyện có từ 150.000 dân trở lên là 17,5 triệu đồng/huyện. Đối với các huyện thuộc địa bàn 52 thực hiện theo hướng dẫn tại mục 5.1 của đề án 52.
- Hỗ trợ sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông: Định mức phân bổ kinh phí trung ương hỗ trợ là 30 triệu đồng/tỉnh.
7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Dự án phục vụ quản lý điều hành.
III. DỰ ÁN 3. NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách
1.1. Chính sách khuyến khích
- Nội dung, hình thức, mức chi khuyến khích cộng đồng và khuyến khích tập thể và cá nhân theo các hướng dẫn hiện hành. Định mức phân bổ kinh phí là 5 triệu đồng/huyện, trong đó 3 triệu đồng dành cho khuyến khích cộng đồng và 2 triệu đồng dành cho khuyến khích tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ.
Chi khuyến khích cộng đồng để hỗ trợ cho các hoạt động của xã lồng ghép các hoạt động văn hóa – giáo dục – thể thao với DS-KHHGĐ. Tên xã được khuyến khích hàng năm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Chi khuyến khích tập thể và cá nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền và theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua khen thưởng. Ngoài ra, kinh phí Chương trình DS-KHHGĐ có thể chi cho đối tượng được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số” (nếu không được bổ sung ngân sách địa phương để chi tặng kỷ niệm chương).
1.2. Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, định mức và văn bản hướng dẫn
Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, định mức, văn bản hướng dẫn và khảo sát, đánh giá phục vụ việc xây dựng, chính sách, văn bản hướng dẫn và quản lý điều hành Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ.
Định mức phân bổ kinh phí bình quân là 30 triệu đồng/tỉnh để hỗ trợ cấp tỉnh xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, định mức, văn bản hướng dẫn của địa phương và tiến hành các khảo sát, đánh giá phục vụ việc xây dựng chính sách, văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ tại địa phương.
Tiếp tục triển khai thí điểm mô hình “Thử nghiệm thanh, quyết toán chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thông qua thẻ khách hàng” tại 4 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Long, Long An.
1.3. Đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước
Mở rộng việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước thôn, ấp, bản, làng theo Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTƯBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGD ngày 9/7/2001 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin – Ban thường trực Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ủy ban QG DS-KHHGĐ.
Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh xây dựng phương án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương để mở rộng việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng và tổ chức thực hiện. Các hoạt động chủ yếu, nội dung, quy trình thực hiện việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước theo hướng dẫn hiện hành.
2. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản: Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức cho những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ đã được tuyển dụng thành viên chức ở cấp xã, huyện, tỉnh đào tạo, tập huấn chương trình đạt chuẩn viên chức dân số; Chương trình mục tiêu hỗ trợ một phần học phí và tài liệu theo quy định. Định mức phân bổ là 1,3 triệu đồng/trường hợp.
- Đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ tỉnh, huyện, ban, ngành trung ương trong thời gian 2 tháng, chi phí đi lại của học viên do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo chi trả.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ DS-KHHGĐ cán bộ, CTV dân số xã: Tập huấn lần đầu cho cán bộ mới nhận nhiệm vụ đối với cán bộ DS-KHHGĐ xã là 7 ngày và CTV dân số là 5 ngày; tập huấn lại về nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ DS-KHHGĐ xã là 2 ngày và CTV dân số là 1 ngày. Căn cứ tình hình thực tế về số lượng cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn từ những năm trước để lựa chọn đối tượng và hình thức tập huấn phù hợp với số kinh phí được phân bổ. Việc tập huấn nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ DS-KHHGĐ xã và CTV dân số được lồng ghép với tập huấn truyền thông, tập huấn ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành, bảng kiểm viên uống tránh thai cần phân cấp cho cấp huyện thực hiện và tổ chức tập huấn tại xã. Tập huấn quản lý Chương trình DS-KHHGĐ cho Trường Trạm y tế xã, thành viên Ban DS-KHHGĐ xã.
- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tỉnh, huyện: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tập huấn, hoặc cử cán bộ tỉnh, huyện tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác truyền thông, thống kê chuyên ngành, sử dụng các phần mềm chuyên ngành, kế hoạch – tài chính, tổ chức cán bộ, quản lý chương trình; học tập trao đổi kinh nghiệm; tập huấn quản lý Chương trình DS-KHHGĐ cho thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.
- Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh về nghiệp vụ DS-KHHGĐ; tập huấn cho các chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và lãnh đạo trung tâm DS-KHHGĐ huyện về nghiệp vụ và kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình.
3. Thông tin số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ
3.1. Thu thập, cập nhật thông tin
Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê định kỳ của kho dữ liệu điện tử đúng thời gian, đủ số lượng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng theo Quyết định 437/QĐ-TCDS ngày 16/11/2011 và hướng dẫn số 77/TCDS-KHTC ngày 22/02/2012 của Tổng cục DS-KHHGĐ.
Hàng tháng, CTV dân số thu thập, cập nhật thông tin vào sổ A0 để theo dõi, quản lý và lập phiếu thu tin gửi cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã. Cán bộ DS-KHHGĐ xã thẩm định, chỉnh sửa thông tin trong phiếu thu tin và gửi lên huyện.
Định mức phân bổ kinh phí trung ương hỗ trợ CTV thu thập, cập nhật thông tin là 5.000 đồng/phiếu thu tin. Hỗ trợ cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thẩm định thông tin tại Sổ A0 và Phiếu thu tin là 500 đồng/phiếu thu tin bao gồm cả chi phí gửi phiếu thu tin lên cấp huyện.
3.2. Duy trì và quản trị kho dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ
Duy trì hoạt động và quản lý kho dữ liệu điện tử tại Trung ương, Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh và các kho dữ liệu điện tử cấp huyện.
- Hàng tháng, cán bộ DS-KHHGĐ huyện nhập thông tin từ phiếu thu tin vào kho dữ liệu điện tử. Định mức phân bổ kinh phí trung ương hỗ trợ cán bộ nhập thông tin là 1.000 đồng/phiếu thu tin. Chi phí in ấn báo cáo thống kê DS-KHHGĐ cho cấp xã, huyện, tỉnh theo chế độ hiện hành; định mức phân bổ kinh phí bình quân là 1,8 triệu đồng/kho dữ liệu.
- Nâng cấp, sửa chữa, bổ sung mới trang thiết bị kết nối, truyền dữ liệu, mua bản quyền phần mềm phòng chống virut, bảo trì hệ thống máy và các chi phí khác để kho dữ liệu điện tử hoạt động. Định mức phân bổ kinh phí trung ương là 14,2 triệu đồng/kho dữ liệu cấp tỉnh và 4,6 triệu đồng/kho dữ liệu cấp huyện. Năm 2013, phân bổ kinh phí 80 triệu/kho dữ liệu cấp tỉnh để mua thiết bị kết nối của kho dữ liệu điện tử. Số lượng và tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Trung ương.
Căn cứ định mức phân bổ kinh phí cho hoạt động, các kho dữ liệu điện tử chủ động bố trí cho từng nội dung cụ thể đảm bảo duy trì và quản trị kho dữ liệu hoạt động có hiệu quả.
3.3. Xây dựng hướng dẫn, thẩm định số liệu và hỗ trợ kỹ thuật
Hỗ trợ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức thẩm định số liệu dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất đối với việc ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ hộ gia đình, ghi chép thông tin vào phiếu thu tin và số liệu báo cáo thống kê định kỳ của các cấp; hỗ trợ kỹ thuật thống kê, tin học cho cấp huyện, xã. Định mức phân bổ kinh phí hỗ trợ là 2 triệu đồng/huyện dành cho các tỉnh thực hiện.
4. Nâng cấp, cải tạo cơ sở DS-KHHGĐ
Năm 2013, do chưa được giao nguồn vốn đầu tư phát triển, để kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp của một số cơ sở ở các tỉnh và tạo điều kiện cho các cơ sở DS-KHHGĐ hoạt động có hiệu quả, kinh phí sự nghiệp Chương trình DS-KHHGĐ phân bổ nâng cấp, cải tạo các cơ sở DS-KHHGĐ.
Các cơ sở được nâng cấp, cải tạo là Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, Trung tâm tư vấn và dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh.
Nguyên tắc nâng cấp, cải tạo là sửa chữa nhỏ. Việc xây dựng mới, bổ sung mới diện tích và cải tạo lớn do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Trình tự, thủ tục và hồ sơ để nâng cấp, cải tạo các cơ sở DS-KHHGĐ được thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản (chú ý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được phê duyệt trước 31/10/2013 để được ghi kế hoạch năm 2014).
5.1. Truyền thông trực tiếp
- Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức (ngày Dân số thế giới (11/7), ngày Dân số Việt Nam (26/12), tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12), các sự kiện đặc biệt; định kỳ cung cấp thông tin tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ, phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và cấp ủy Đảng; điều hành, phối hợp hoạt động truyền thông của các ban, ngành, đoàn thể các cấp.
- Các ban ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông đại chúng cấp tỉnh: Truyền thông nhân các sự kiện; tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyên mục của đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngành, đoàn thể cấp dưới.
Định mức phân bổ và sử dụng kinh phí Trung ương: tỉnh có dưới 2 triệu dân là 180 triệu đồng/tỉnh; tỉnh có từ 2 đến dưới 4 triệu dân là 200 triệu đồng/tỉnh; tỉnh có từ 4 triệu dân trở lên là 220 triệu đồng/tỉnh.
5.2. Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương
Hoạt động truyền thông thường xuyên của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương bao gồm: Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức; tuyên truyền trong các Chương trình phát thanh truyền hình, trên các báo, tạp chí của ngành; sản xuất các sản phẩm truyền thông; tổ chức các hoạt động, mô hình can thiệp truyền thông phù hợp với đặc điểm đối tượng của ngành, đoàn thể; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng; sơ kết, tổng kết; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngành, đoàn thể ở địa phương.
Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương được Bộ Tài chính giao trực tiếp kinh phí có trách nhiệm xây dựng, thống nhất kế hoạch với Tổng cục DS-KHHGĐ; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông thường xuyên tại bộ, ngành, đoàn thể; chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả. Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương nhận kinh phí từ Tổng cục DS-KHHGĐ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí với Tổng cục DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành, đảm bảo tiến độ kế hoạch theo hợp đồng ký kết.
5.3. Tổng cục DS-KHHGĐ
Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức, phát động và giám sát Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến cùng có mức sinh cao và vùng khó khăn; họp báo, mít tinh, tọa đàm với lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, nhà hoạch định chính sách, quản lý Chương trình.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải thường xuyên các nội dung về DS-KHHGĐ, các khó khăn vướng mắc của địa phương trong triển khai chương trình DS-KHHGĐ.
Sản xuất, nhân bản và phân phối các sản phẩm truyền thông mẫu để cung cấp cho các ngành, đoàn thể và các tỉnh, gồm: Tv Spot, radio spot, tờ rơi, áp phích, sách lật và các sản phẩm truyền thông khác. Sản phẩm các sản phẩm quảng cáo, các sản phẩm nghe nhìn, tài liệu về tuyên truyền vận động.
Sản xuất sản phẩm truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù là người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cao tuổi và các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý của cấp tỉnh, huyện. Các tỉnh có trách nhiệm phân phối trực tiếp đến đối tượng theo hướng dẫn.
6. Chiến dịch truyền thông lồng ghép
Việc tổ chức thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn theo các hướng dẫn hiện hành và quyết định của địa phương.
Trung ương phối hợp với các tỉnh, huyện trong việc phát động Chiến dịch; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông báo kết quả thực hiện Chiến dịch; sản xuất, nhân bản, cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu; giám sát và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chiến dịch; sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
Cấp tỉnh và cấp huyện: phát động Chiến dịch; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền mặt đường; tổng hợp và thông báo kết quả thực hiện Chiến dịch; cung cấp sản phẩm truyền thông; đảm bảo phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao; tổ chức đội dịch vụ lưu động làm kỹ thuật dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại xã; giám sát trước, trong Chiến dịch và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của xã trong quá trình triển khai Chiến dịch; sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
Cấp xã: Huy động và phân công các ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động của Chiến dịch, bao gồm:
- Tuyên truyền trên đài truyền thanh; kẻ vẽ khẩu hiệu, áp phích, băng rôn; tổ chức cổ động trong thời gian Chiến dịch.
- Lập danh sách đối tượng tham gia các hoạt động của Chiến dịch và đối tượng thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ; vận động tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ.
- Cung cấp sản phẩm truyền thông về các nội dung DS-KHHGĐ, tờ rơi về các gói dịch vụ cung cấp trong Chiến dịch và thời gian, địa điểm tư vấn, cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề, chiếu phim, chiếu video, văn nghệ và tư vấn tại các địa điểm theo các nhóm đối tượng cụ thể và tại các địa điểm làm kỹ thuật dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại các địa điểm bao gồm đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động của huyện (của tỉnh nếu có) và trạm y tế xã, bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, dụng cụ y tế, PTTT và thực hiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn “Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ SKSS/KHHGĐ” ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế.
- Cập nhật thông tin, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Chiến dịch và số người thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ trong những ngày tổ chức Chiến dịch tại xã và lưu danh sách người thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại trạm y tế xã để quản lý.
- Đối với các tỉnh có mức sinh cao hoặc mức sinh chưa ổn định. Định mức phân bổ và sử dụng kinh phí Trung ương hỗ trợ cho hoạt động truyền thông tại địa bàn triển khai Chiến dịch như sau:
Nội dung chi | Tỉnh | Huyện | Xã |
Tổ chức triển khai Chiến dịch | 15.000.000 đ | 5.000.000 đ | 1.000.000 đ |
Giám sát, đánh giá | 20.000.000 đ | 1.000.000 đ | 300.000 đ |
Cộng | 35.000.000 đ | 6.000.000 đ | 1.300.000 đ |
- Đối với các thành phố, tỉnh có mức sinh thấp. Định mức phân bổ kinh phí tính theo xã là 3,8 triệu đồng/xã bao gồm cả các hoạt động của tỉnh, huyện, xã (không phân bổ kinh phí riêng cho tỉnh, huyện).
- Đối với 16 xã thuộc 4 tỉnh (Cao Bằng, Quảng Nam, Gia Lai, Sóc Trăng) thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương.
7. Truyền thông tăng cường tại cộng đồng
- Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho các nhóm đối tượng như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai, thanh niên và vị thành niên, nam giới chủ hộ gia đình, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng; tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình. Tổ chức truyền thông tại các khu nhà trọ, các xã phường có đông người lao động nhập cư hoặc lao động theo thời vụ theo thời gian phù hợp.
- Truyền thông đến đối tượng khó tiếp cận: Thực hiện tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua thư, tư vấn qua internet và tư vấn cộng đồng cho các đối tượng là người di cư, thanh niên trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Truyền thông tại cấp huyện: Xây dựng các chuyên mục về DS-KHHGĐ trên đài phát thanh huyện. Tổ chức các cuộc mít tinh, tọa đàm, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể điển hình, tổ chức các đợt truyền thông lưu động nhân các sự kiện như ngày Dân số thế giới (11/7), Tháng hành động vì dân số Việt nam (tháng 12)…Làm mới, sửa chữa các Pano, áp phíc trên địa bàn huyện.
- Sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông: Căn cứ sản phẩm truyền thông mẫu do Trung ương xây dựng, các tỉnh nhân bản và phân phối các sản phẩm truyền thông cho tuyến huyện, xã và đối tượng cụ thể như tvspot, radiospot, tờ rơi, áp phích, sách lật…
8. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và quản lý điều hành
Căn cứ kinh phí được giao, các tỉnh lập dự toán chi cụ thể cho từng hoạt động, bao gồm:
- Chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình do cơ quan DS-KHHGĐ các cấp trực tiếp quản lý, điều hành; phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, chú trọng kiểm tra việc sử dụng kinh phí.
- Kiểm tra, giám sát toàn diện về công tác DS-KHHGĐ do Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện theo nội dung, địa điểm cụ thể.
- Hoạt động chỉ đạo điều hành là 1 triệu đồng/huyện/năm và 4 triệu đồng/tỉnh/năm để hỗ trợ Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ cấp huyện, tỉnh chỉ đạo, điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương. Nội dung chi bao gồm tiền thù lao cho các thành viên Ban chỉ đạo, nước uống, văn phòng phẩm và tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện.
IV. ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN
1. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ
1.1. Tổ chức đội lưu động Y tế - KHHGĐ để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ tại các xã đảo, xã ven biển, xã có đông người lao động nhập cư.
- Đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển thì tổ chức đội lưu động y tế - KHHGĐ đến các xã hàng quý để thực hiện truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ. Thời gian lưu động, mức hỗ trợ thêm cho cán bộ khi đi lưu thông, chi phương tiện vận chuyển để đi lưu động, hỗ trợ các tài liệu truyền thông, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ/SKSS trong đợt lưu động được thực hiện theo quy định.
- Kinh phí trung ương phân bổ theo định mức 24 triệu đồng/xã đảo được triển khai (hoặc huyện đảo không có xã được triển khai), 12 triệu đồng/xã còn lại của huyện ven biển được triển khai. Kinh phí chi kỹ thuật, quản lý, thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao; phụ cấp thủ thuật, kỹ thuật được bố trí trong Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Phương thức thực hiện đã hướng dẫn tại Mục 3.6 Dự án 1 và mục 6 Dự án 3.
1.2. Xây dựng và hỗ trợ các loại hình cung cấp dịch vụ CSSKBMTE/KHHGĐ
Duy trì và mở rộng việc cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển. Định mức kinh phí trung ương phân bổ là 5 triệu đồng/xã tại 57 huyện đã triển khai trong năm 2009-2011 và mở rộng là 8 triệu đồng/xã tại 23 huyện mở rộng.
2. Nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển, đảo và ven biển
2.1. Tư vấn, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai
- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại 10 tỉnh đã triển khai đến năm 2011 (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Ninh Thuận). Tại mỗi tỉnh, triển khai trên địa bàn 05 xã của 01 huyện. Định mức kinh phí trung ương phân bổ để duy trì hoạt động là 15 triệu đồng/xã, triển khai mới là 20 triệu đồng/xã.
2.2. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai, hỗ trợ khi sinh và sau sinh đối với các bà mẹ có nguy cơ cao đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai
Duy trì tại địa bàn 26 huyện (05 xã/huyện) đã triển khai năm 2010 và mở rộng tại 28 huyện (05 xã/huyện). Định mức kinh phí trung ương hỗ trợ duy trì là 5 triệu đồng/xã và triển khai mới là 9 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động ở cấp tỉnh, huyện, xã.
Trung tâm Khu vực (Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Từ dũ Tp Hồ Chí Minh, trường Đại học y dược Huế) tổ chức tập huấn kỹ thuật (siêu âm, hướng dẫn sử dụng dụng cụ thiết bị, hóa chất, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ kỹ thuật của cơ sở sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh cấp tỉnh, huyện.
Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn cho người từ 15-24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển, xã có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, âu thuyền, cảng cá, bến cá, cảng biển.
Triển khai thí điểm tại 05 xã của 20 huyện địa bàn đề án. Kinh phí trung ương phân bổ để hỗ trợ triển khai mô hình là 15 triệu đồng/xã.
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thông tin quản lý
Chi hỗ trợ hoạt động theo hướng dẫn tại mục 3, dự án 3.
5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông
5.1. Truyền thông tại cấp huyện
Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện thuộc địa bàn đề án 52 tổ chức truyền thông nhân các sự kiện; tuyên truyền trên Đài phát thanh; sửa chữa, làm mới Pano, áp phích; tổ chức chiếu phim, video, văn nghệ, nói chuyện chuyên đề với các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong xã; sơ kết công tác truyền thông của huyện. Định mức: Huyện có dưới 100.000 dân là 12,5 triệu đồng/huyện; huyện có từ 100.000 đến dưới 150.000 dân là 15 triệu đồng/huyện; huyện có từ 150.000 dân trở lên là 17,5 triệu đồng/huyện.
5.2. Truyền thông tăng cường gắn với hoạt động của các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ tại xã
Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng như tuyên truyền tại các điểm triển khai cung cấp dịch vụ của đội lưu động, các địa bàn đặc thù phù hợp với vùng biển; tổ chức thảo luận nhóm, đặc biệt là đến tư vấn tại hộ gia đình, nơi làm việc và nơi tập kết của ngư dân.
6. Nâng cao hiệu quả quản lý Đề án 52
6.1. Tập huấn Cộng tác viên: Thực hiện hướng dẫn tại mục 2, dự án 3 cho CTV thuộc địa bàn đề án 52
6.2. Thù lao cán bộ DS-KHHGĐ xã, Cộng tác viên dân số
- Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6.2 dự án 1. Cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số được hưởng chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng, thù lao từ nguồn kinh phí của Đề án 52 thì không được hưởng chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng, thù lao từ nguồn kinh phí của dự án 1 (không làm hai chứng từ thanh toán tại hai nơi).
6.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
Cấp tỉnh, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 52 tại các đơn vị thuộc tỉnh, huyện và địa bàn cấp xã. Định mức phân bổ kinh phí trung ương tỉnh bình quân theo huyện đảo, ven biển là 50 triệu đồng/tỉnh, bao gồm phạm vi là cấp tỉnh, huyện kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 52 tại các ban, ngành, đoàn thể và cấp huyện, xã.
I. GIAO KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương:
- Giao cho Bộ Y tế chỉ tiêu kế hoạch chung cho cả nước, dự toán chi ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (phần kinh phí do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, thực hiện).
- Giao dự toán chi ngân sách cho các Bộ, ngành trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (phần kinh phí do Bộ, ngành trung ương quản lý, thực hiện).
- Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (kinh phí trung ương hỗ trợ có mục tiêu về địa phương để thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ).
2. Bộ Y tế giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị trực thuộc Bộ (phần kinh phí do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, thực hiện).
3. Tổng cục DS-KHHGĐ giao kế hoạch và dự toán ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cho các đơn vị dự toán trực thuộc.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán chi ngân sách cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện bao gồm:
- Chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ sinh, số sàng lọc và chẩn đoán trước sinh được hỗ trợ, sàng lọc và chẩn sơ sinh được hỗ trợ và số người mới sử dụng từng biện pháp tránh thai hiện đại.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
- Ngân sách địa phương chi bổ sung cho Chương trình DS-KHHGĐ, chi sự nghiệp y tế, chi quản lý hành chính và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
5. Sở Y tế giao ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu và ngân sách địa phương chi bổ sung cho Chương trình DS-KHHGĐ cho chi cục DS-KHHGĐ để triển khai nhiệm vụ, hoạt động (bao gồm cả kinh phí của Chương trình DS-KHHGĐ để ký hợp đồng với các Sở, ban ngành, đơn vị phối hợp thực hiện hoạt động).
II. CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN
1. Việc cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Tổng cục DS-KHHGĐ ký hợp đồng với các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức, đơn vị ở Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
III. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
1. Chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ thực hiện theo Quyết định số 437/QĐ-TCDS ngày 16/11/201 của Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ về việc quy định tạm thời về mẫu sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu nhập thông tin của CTV dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành Chương trình DS-KHHGĐ.
2. Chế độ thông tin báo cáo, theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
2.1. Định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc chương trình). Các cơ quan thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh) có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình theo mẫu biểu quy định với Hội đồng nhân dân và gửi cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính.
Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổng hợp, lập báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương).
2.2. Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí. Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch-Tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ) về các nội dung sau:
- Tình hình giao kế hoạch năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các chỉ tiêu chuyên môn và dự toán ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm: Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương chia theo nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, chia theo 4 dự án, đề án, vốn viện trợ cho địa phương; ngân sách tỉnh bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia chia theo nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, chia theo 4 dự án, đề án; ngân sách tỉnh bổ sung chi sự nghiệp ngoài phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ. Thời hạn báo cáo là quý II hàng năm.
- Tình hình thực hiện mục tiêu của Chương trình (các chỉ tiêu chuyên môn được giao) hàng tháng theo chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm. Nội dung báo cáo bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị.
3. Báo cáo đột xuất, thực hiện theo yêu cầu cụ thể của các đơn vị quản lý.
Bộ Y tế hướng dẫn kế hoạch năm 2013 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, đoàn thể có văn bản gửi về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình) để giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN NĂM 2013
(Kèm theo công văn số 519 BYT-TCDS ngày 24 tháng 01 năm 2013)
TT | Đơn vị | Mức giảm tỷ lệ sinh (%) | Tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh (điểm %) | Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%) | Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%) | Số người mới thực hiện BPTT hiện đại trong năm (người) |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| TOÀN QUỐC | 0.10 | 0.4 | 7.0 | 16.0 | 5.279.940 |
A I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 II 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 III 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 IV 40 41 42 43 44 V 45 46 47 48 49 50 VI 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 B 1 2 3 | ĐỊA PHƯƠNG Miền núi phía Bắc Hà Giang Tuyên Quang Cao Bằng Lạng Sơn Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Bắc Kạn Phú Thọ Bắc Giang Hòa Bình (*) Sơn La Lai Châu Điện Biên Đồng bằng sông Hồng Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Hải Dương Hưng Yên Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hà Nam Nam Định Ninh Bình Thái Bình Miền Trung Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quãng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Tây Nguyên Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Kon Tum Lâm Đồng Đông Nam Bộ TP Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Bình Phước Tây Ninh Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng bằng S. Cửu Long Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Bạc Liêu Cà Mau BỘ, NGÀNH KHÁC Bộ Quốc Phòng Bộ Công An Bộ Giao Thông – Vận tải |
0.60 0.20 0.20 0.10 0.60 0.30 0.10 0.10 0.20 0.10 0.10 0.50 0.50 0.70
0.10 0.05 0.20 0.18 0.10 0.20 0.20 0.10 0.15 0.15 0.20
0.30 0.50 0.30 0.20 0.50 0.20 0.20 0.25 0.20 0.20 0.20 0.20 0.30 0.30
0.60 0.70 0.70 1.00 0.42
0.01 0.05 0.05 0.60 0.05 0.05
0.05 0.05 0.01 0.05 0.01 0.01 0.05 0.10 0.10 0.05 0.05 0.01 0.01 |
0.2 0.4 0.2 0.2 0.3 0.4 0.4 0.2 0.4 0.3 0.3 0.2 0.2 0.2
0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.4 0.3 0.4 0.4
0.3 0.4 0.4 0.3 0.2 0.4 0.4 0.4 0.3 0.3 0.4 0.4 0.4 0.4
0.4 0.2 0.2 0.2 0.4
0.2 0.2 0.4 0.4 0.4 0.4
0.2 0.3 0.4 0.4 0.4 0.3 0.4 0.4 0.4 0.2 0.4 0.4 0.4 |
2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 32.0 2.0 33.0 7.5
2.0 2.0 2.0
60.0 10.0 65.0 12.0 65.0 25.0 13.0 10.0 10.0 45.0 55.0
12.5 10.0 42.0 10.0 10.0 10.0 10.0 10.0 11.0 10.0 10.0 10.0 10.0 10.0
4.0 2.0 4.0 2.0 7.0
31.0 40.0 10.0 20.0 10.0 45.0
30.0 10.0 10.0 10.0 25.0 10.0 10.0 10.0 10.0 18.0 10.0 10.0 20.0 |
4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 45.0 4.0 15.0 15.0
4.0 4.0 4.0
22.0 20.0 25.0 25.0 25.0 20.0 20.0 20.0 15.0 49.5 25.0
25.0 15.0 20.0 18.0 17.0 15.0 25.0 30.0 22.0 25.0 26.0 23.0 18.0 18.0
10.0 4.0 20.0 4.0 15.0
60.0 30.0 30.0 20.0 30.0 55.0
60.0 40.0 30.0 30.0 30.0 30.0 40.0 30.0 30.0 30.0 30.0 30.0 60.0 |
38.800 39.550 25.280 47.720 35.800 51.750 72.350 18.740 87.720 93.130 50.520 52.000 19.750 21.300
367.420 90.250 79.340 88.700 75.750 64.600 52.070 70.980 83.210 50.320 108.120
145.760 130.450 44.070 48.040 37.290 70.350 43.050 68.360 65.240 88.560 58.000 91.300 45.150 72.130
104.350 37.050 83.100 37.310 88.620
432.520 165.000 74.020 49.540 56.910 73.240
96.570 123.100 83.020 59.820 68.630 90.700 71.200 87.800 155.700 130.850 120.760 83.640 104.570
5.000 2.000 2.000 |
Ghi chú: (*) triển khai theo đề án Thí điểm can thiệp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh Thalassmia
SỐ NGƯỜI MỚI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
SỐ BÀ MẸ MANG THAI ĐƯỢC SÀNG LỌC TRƯỚC SINH; SỐ TRẺ MỚI ĐƯỢC SÀNG LỌC SƠ SINH TRONG NĂM 2013
(Kèm theo công văn số 519 BYT-TCDS ngày 24 tháng 01 năm 2013)
Đơn vị tính
TT | Đơn vị | Tổng số mới thực hiện BPTT | Triệt sản | Dụng cụ tử cung | Thuốc cấy tránh thai | Thuốc tiêm tránh thai | Viên uống tránh thai | Bao cao su | Sàng lọc trước sinh được hỗ trợ | Sàng lọc sơ sinh được hỗ trợ | |||||
Tổng số | TD. Miễn phí | Tổng số | TD. Miễn phí | Tổng số | TD. Miễn phí | Tổng số | TD. Miễn phí | Tổng số | TD. Miễn phí | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
| TOÀN QUỐC | 5.279.940 | 18.490 | 1.230.100 | 908.780 | 35.430 | 22.540 | 302.250 | 234.650 | 1.780.020 | 777.475 | 1.913.650 | 331.537 | 113.120 | 213.510 |
A I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 II 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 III 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 IV 40 41 42 43 44 V 45 46 47 48 49 50 VI 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 B 1 2 3 | ĐỊA PHƯƠNG Miền núi phía Bắc Hà Giang Tuyên Quang Cao Bằng Lạng Sơn Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Bắc Kạn Phú Thọ Bắc Giang Hòa Bình Sơn La Lai Châu Điện Biên Đồng bằng sông Hồng Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Hải Dương Hưng Yên Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hà Nam Nam Định Ninh Bình Thái Bình Miền Trung Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Tây Nguyên Đắk Lắk Đắk Nông Gia Lai Kon Tum Lâm Đồng Đông Nam Bộ TP Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Bình Phước Tây Ninh Bà Rịa – Vũng Tàu Đ.B.S. Cửu Long Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Bạc Liêu Cà Mau BỘ, NGÀNH KHÁC Bộ Quốc Phòng Bộ Công An Bộ Giao thông vận tải | 5.270.940
38.800 39.550 25.280 47.720 35.800 51.750 72.350 18.740 87.720 93.130 50.520 52.000 19.750 21.300
367.420 90.250 79.340 88.700 75.750 64.600 52.070 70.980 83.210 50.320 108.120
145.760 130.450 44.070 48.040 37.290 70.350 43.050 68.360 65.240 88.560 58.000 91.300 45.150 72.130
104.350 37.050 83.100 37.310 88.620
432.520 165.000 74.020 49.540 56.910 73.240
96.570 123.100 83.020 59.820 68.630 90.700 71.200 87.800 155.700 130.850 120.760 83.640 104.570 9.000 5.000 2.000 2.000 | 18.490
400 200 50 50 300 350 50 50 250 200 300 200 100 100
620 250 80 400 410 100 120 310 350 250 600
300 500 500 200 200 450 180 300 500 300 300 380 150 500
550 100 600 150 250
800 410 260 300 300 120
400 250 50 200 300 300 100 300 700 500 200 150 350 | 1.221.100
16.000 8.900 900 3.400 8.600 4.800 8.000 2.500 18.400 27.000 6.900 19.800 8.700 5.800
74.300 34.000 13.500 45.000 42.500 17.000 11.300 34.300 37.000 16.100 47.500 - 69.400 31.100 20.000 14.400 8.000 13.900 8.500 14.600 16.300 16.000 12.000 5.500 5.000 18.100 - 14.100 8.500 8.600 4.000 10.400 - 35.000 13.400 14.300 8.300 12.500 14.500 - 17.600 17.300 16.100 16.300 23.900 30.000 7.300 27.900 14.400 47.100 47.100 16.400 31.100 9.000 5.000 2.000 2.000 | 899.780
14.400 7.100 750 2.400 7.700 4.350 5.600 1.750 14.700 18.900 5.500 17.800 7.850 5.200
29.700 26.500 10.800 31.500 34.000 13.600 9.000 27.400 29.600 11.300 38.000
62.500 28.000 18.000 13.000 7.200 11.100 3.400 11.700 13.000 12.800 9.600 4.400 4.500 14.500
12.700 7.650 7.750 3.600 9.400
14.000 9.400 10.000 7.500 8.750 10.150
12.300 12.100 11.300 11380 16.700 12.000 5.100 19.500 10.100 33.000 33.000 11.500 21.800 9.000 5.000 2.000 2.000 | 35.430
400 260 180 670 470 290 440 840 340 560 860 800 350 - - 500 100 1.280 300 170 110 230 480 510 510 510 - 820 950 800 600 780 680 200 1.000 130 1.030 310 860 500 400 - 590 400 2.000 860 1.500 - 520 690 370 510 340 260 - 900 300 170 170 260 300 1.380 500 500 300 160 1.030 1.200 | 22.540
350 170 115 300 400 250 200 380 220 250 560 680 300 -
130 25 830 140 110 70 150 310 330 230 330
700 810 680 510 660 440 50 650 85 670 200 560 425 260
500 340 1.700 730 1.275 - 130 310 165 430 155 115
405 135 75 75 115 75 620 225 225 135 70 465 540 | 302.250
8.000 4.790 6.500 3.640 4.100 3.500 1.600 2.000 1.530 1.200 2.060 4.500 1.300 1.800 - 6.300 1.300 3.500 1.800 510 1.300 390 3.810 3.940 1.910 3.630 - 3.700 12.840 4.000 3.330 920 5.500 800 6.000 2.500 13.130 3.700 6.100 1.000 6.500 - 7.500 3.500 20.500 4.880 9.240 - 6.000 3.860 6.330 8.570 2.500 2.200 - 4.260 4.500 8.000 2.000 4.770 2.600 4.080 4.000 12.500 21.900 6.500 6.110 1.020 | 234.650
7.200 3.830 5.200 2.550 3.690 3.150 1.120 1.400 1.220 840 1.650 4.050 1.170 1.620
2.520 520 2.800 1.260 410 1.040 310 3.050 3.150 1.340 2.900
3.330 11.560 3.600 3.000 830 4.400 320 4.800 2.000 10.500 2.960 4.880 900 5.200
6.750 3.150 18.450 4.390 8.320
2.400 2.700 4.430 7.710 1.750 1.540
2.980 3.150 5.600 1.400 3.340 1.040 2.855 2.800 8.750 15.330 4.550 4.280 715 | 1.780.020
11.000 12.400 10.150 21.460 11.250 24.650 35.000 10.050 33.500 36.670 21.500 16.560 5.000 5.750 - 89.000 15.000 23.480 19.000 17.300 25.500 21.400 13.920 18.400 14.330 29.800 - 31.990 40.000 7.500 15.000 12.750 18.400 10.700 14.000 20.100 26.000 19.600 39.500 20.500 21.500 - 45.000 12.500 28.500 18.130 28.750 - 163.200 60.000 26.400 14.560 20.000 27.900 - 35.730 54.950 33.000 22.500 21.500 32.500 34.640 28.000 87.600 33.350 32.800 39.000 39.900
| 777.475
8.800 6.200 5.100 6.440 9.000 19.720 10.500 3.000 16.750 11.000 10.750 13.250 4.000 4.600
26.700 4.500 11.740 5.700 8.650 12.750 10.700 6.960 9.200 4.300 14.900
16.950 32.000 6.000 12.000 10.200 9.200 3.210 7.000 10.050 13.000 9.800 19.750 16.400 10.750
36.000 10.000 22.800 14.500 23.000
49.000 18.000 7.920 11.645 6.000 8.370
10.720 16.500 9.900 6.750 6.450 9.750 10.400 8.400 26.300 10.000 9.850 11.700 12.000 | 1.913.650
3.000 13.000 7.500 18.500 11.080 18.160 27.260 3.300 33.700 27.500 18.900 10.140 4.300 7.850 - 196.700 39.600 37.500 22.200 14.860 20.590 18.630 18.160 23.010 17.220 26.080 - 39.550 45.060 11.270 14.510 14.640 31.420 22.670 32.460 25.710 32.100 22.090 38.960 18.000 25.130 - 36.610 12.050 22.900 9.290 38.480 - 227.000 86.640 26.360 17.300 21.270 28.260 - 37.680 45.800 25.700 18.650 17.900 25.000 23.700 27.100 40.000 27.700 34.000 20.950 31.000 | 331.537
1.200 2.600 1.500 1.850 4.400 7.260 2.720 330 6.750 2.750 3.780 4.050 1.700 3.150
19.670 3.960 7.500 2.220 3.000 4.100 3.720 3.630 4.600 1.722 5.220
11.820 18.000 4.500 5.800 5.850 6.280 2.270 6.490 5.140 6.420 4.420 7.800 7.200 5.030
14.640 4.820 9.160 3.710 15.400
22.700 8.660 2.640 6.920 2.130 2.830
3.770 4.580 2.570 1.870 1.790 2.500 2.370 2.710 4.000 2.770 3.400 2.095 3.100 | 113.120
170 280 160 240 290 260 1.760 100 2.290 1.850
520 210 260
11.560 2.690 2.060 3.090 1.790 1.850 1.810 1.160 2.860 1.380 2.530
4.860 4.670 1.750 1.210 920 1.690 1.430 1.820 1.470 1.720 1.170 1.490 860 1.760
1.300 200 1.480 470 1.660
6.870 3.860 1.560 1.590 1.710 1.500
1.880 2.440 1.260 1.290 950 1.520 1.210 1.810 2.810 2.380 2.730 1.370 1.680 | 213.510
740 550 320 480 580 540 2.640 200 3.440 3.690
1.040 440 540
17.340 5.380 5.150 7.010 4.480 2.770 3.610 2.310 4.290 3.430 6.320
12.140 7.000 3.490 1.810 1.370 2.510 3.560 4.550 2.940 2.580 1.750 2.230 1.290 2.630
3.240 400 5.860 470 3.550
13.730 7.720 3.420 3.480 3.420 2.990
4.700 4.270 1.890 1.930 1.900 2.270 1.810 2.710 4.210 3.570 4.090 2.060 3.350 |
- 1Công văn 833/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 1322/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3105/QĐ-BYT năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 381/BYT-TCDS hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm 2014 Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 54/TCDS-QMDS về hướng dẫn thực hiện Chiến dịch Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2014 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 1Quyết định 164/2006/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn,xã biên giới,xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010(Chương trình 135 giai đoạn II) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 240/2006/QĐ-TTg về việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 4Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGD bổ sung Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình do Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá, thông tin - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Quyết định 69/2008/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 06/2009/TT-BYT quy định định mức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụ, thủ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 1105/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 135/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 573/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 4620/QĐ-BYT năm 2009 về Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 12Công văn 833/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 437/QĐ-TCDS năm 2011 về Quy định tạm thời mẫu sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu thập thông tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 15Công văn 77/TCDS-KHTC hướng dẫn ghi chép ban đầu vào Sổ A0, ghi Phiếu thu tin và lập báo cáo thống kê chuyên ngành dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 16Quyết định 1199/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Công văn 1322/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 18Quyết định 2169/QĐ-BYT năm 2011 về Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh thai trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Quyết định 3105/QĐ-BYT năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 20Công văn 381/BYT-TCDS hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm 2014 Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành
- 21Công văn 54/TCDS-QMDS về hướng dẫn thực hiện Chiến dịch Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2014 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
Công văn 519/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2013 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 519/BYT-TCDS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/01/2013
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra