Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2169/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

Để triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh thai trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình".

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCDS (5 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Thủy

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) đến 1/4/2010 đạt 78,0%, trong đó BPTT hiện đại đạt 67,5%. Điều này có ý nghĩa là đa số các cặp vợ chồng đã chấp nhận thực hiện BPTT để tránh mang thai ngoài ý muốn và cũng đảm bảo để duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 2,0% (1/4/2010). Tuy nhiên, tình hình cung cấp và sử dụng phương tiện tránh thai (PTTT) còn có những bất cập như sau:

- Hầu hết các PTTT được cung cấp miễn phí do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư (trừ bao cao su và một phần thuốc uống tránh thai kết hợp), nên chưa bảo đảm tính bền vững của Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

- Thu nhập và sự phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng gia tăng và theo đó là nhu cầu sử dụng PTTT đa dạng về chủng loại và chất lượng, bao gồm cả PTTT chất lượng cao ngày càng tăng của các nhóm đối tượng khách hàng, nên việc cung cấp miễn phí PTTT hầu hết cho các khách hàng trở thành sự bất bình đẳng đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.

- Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi thành nước có thu nhập trung bình, nên các nhà tài trợ đã ngừng viện trợ không hoàn lại các PTTT, gây ra sự thiếu hụt ngân sách dành cho các hoạt động của Chương trình DS-KHHGĐ.

- Nhu cầu PTTT để thay thế các PTTT đã hết chu kỳ có tác dụng tránh thai và nhu cầu PTTT cho các nhóm khách hàng mới phát sinh tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2011-2015, và nhu cầu sử dụng PTTT của số đông khách hàng ngày đa dạng với yêu cầu chất lượng cao ngày càng tăng theo mức thu nhập của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 27 triệu người vào năm 2015 và duy trì ở mức 27 triệu người cho đến năm 2025. Đây là thời điểm có số người trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là độ tuổi trẻ (20-29 tuổi) đông nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam và vì vậy, đây cũng là thời điểm nhu cầu PTTT là lớn nhất, đòi hỏi sự đa dạng và chất lượng cao của các PTTT.

Để giải quyết các bất cập nêu trên, cần thiết phải xây dựng kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng hóa về chủng loại và chất lượng PTTT ngày càng cao của các nhóm khách hàng bằng cách bảo đảm khả năng tiếp cận với PTTT thông qua các kênh phân phối miễn phí, tiếp thị xã hội (TTXH) và thị trường thương mại phù hợp với nguyện vọng, khả năng chi trả và điều kiện sử dụng của mỗi nhóm khách hàng. Cách tiếp cận thị trường tổng thể PTTT được định nghĩa là "một phương pháp tiếp cận phối hợp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng và đảm bảo rằng, thị trường tổng thể PTTT là sự cân bằng hợp lý giữa các thị phần của nhiều kênh cung cấp PTTT tới các nhóm khách hàng có hoàn cảnh, điều kiện và khả năng chi trả khác nhau.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

1. Căn cứ pháp lý

Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã chỉ rõ nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu, trong đó xác định nhiệm vụ "Hoàn thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng về các BPTT. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khuyến khích các tổ chức xã hội và tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này. Đẩy mạnh TTXH và bán rộng rãi các PTTT" (khoản 5, mục c, phần II).

Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần "tăng mức đầu tư từ ngân sách trong nước để bảo đảm PTTT" (gạch đầu dòng thứ 6, điểm b, khoản 1) và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư "đưa yêu cầu vay vốn, nhận viện trợ của nước ngoài về PTTT vào danh mục ưu tiên nhận vốn ODA" (khoản 5).

Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, trong đó có dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Dự án được tiếp nối với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp nối dự án Bảo đảm hậu cần và giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 2287/QĐ-BYT ngày 25/6/2008 của Bộ Y tế.

Đồng thời, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xác định việc tiếp tục thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng hóa về chủng loại và chất lượng PTTT ngày càng cao của các nhóm đối tượng sử dụng "Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu về PTTT, ưu tiên miễn phí và trợ cấp PTTT cho người nghèo, các khu vực có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn, đồng thời tăng cường TTXH và kinh doanh các PTTT trên thị trường tự do".

Căn cứ thực trạng cung cấp PTTT đến năm 2010 và thực trạng quản lý và tổ chức cung cấp PTTT chưa đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ mở rộng thị trường tổng thể nhiều thành phần nhằm tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng về PTTT để tối ưu hóa các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế.

2. Tình hình sử dụng BPTT và cung cấp PTTT

a) Tình hình sử dụng BPTT

Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng lên nhanh chóng từ 53,2% năm 1988 lên 72,7% năm 2000 và 78,0% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại tăng từ 37,7% (năm 1988), lên 67,5% (năm 2010) và tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống có xu hướng giảm từ 15,5% (năm 1988) xuống 10,5% (năm 2010)1.

Mức sử dụng BPTT như trên là cơ sở đảm bảo để duy trì mức sinh thay thế: TFR = 2,11 (1/4/2005) và 2,0 (1/4/2010). Trong số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chưa sử dụng BPTT là 22% (1/4/2010) thì lý do đang mang thai là 2,8% và muốn có con là 9,4%. Như vậy, các lý do chưa hiểu biết, người khác phản đối, sức khỏe yếu, khó thụ thai và các lý do khác chỉ là 9,8%, điều đó chứng tỏ Chương trình DS-KHHGĐ đã được thực hiện có hiệu quả và tuyệt đại đa số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đã hiểu rõ lợi ích và chấp nhận sử dụng BPTT.

b) Tình hình cung cấp BPTT

PTTT được cung cấp miễn phí bắt đầu từ năm 1963 (chủ yếu là DCTC và BCS) cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng và duy trì cho đến nay với hầu hết các PTTT và cho một bộ phận lớn người sử dụng. Từ năm 1993, tiến hành thí điểm việc TTXH đối với BCS; từ năm 1998 TTXH được mở rộng đối với thuốc uống tránh thai và từ năm 2006 mới tiến hành thí điểm việc TTXH đối với các PTTT lâm sàng, TTXH đã làm tăng đáng kể số người chi trả cho nhu cầu sử dụng BPTT. Trong tổng số 67,5% phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng BPTT hiện đại năm 2010, 54,0% số người được cung cấp miễn phí, 40,0% số người sử dụng PTTT tiếp thị xã hội và 6,0% số người sử dụng PTTT do thị trường thương mại cung cấp.

Đến năm 2010, các hình thức cung cấp PTTT bao gồm miễn phí, TTXH và thị trường thương mại được thực hiện đồng thời trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ của mỗi kênh cung cấp PTTT ở mỗi tỉnh, thành phố là khác nhau, tỷ lệ cung cấp PTTT miễn phí và thị trường tự do ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn, nhưng nhìn chung thì thị phần của kênh cung cấp miễn phí vẫn là chủ yếu chiếm tỷ lệ tới 54%, thị phần của kênh TTXH chiếm tỷ lệ 40% (riêng thị phần TTXH BCS và thuốc viên uống tránh thai chiếm tỷ lệ 64,5% và 56,1%) và thị phần của kênh thị trường thương mại chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 6%.

 

Thị phần các kênh cung cấp PTTT năm 2010 (%)

Miễn phí

TTXH

Thị trường thương mại

Tổng

54,0

40,0

6,0

- Bao cao su

25,5

64,5

10,0

- Thuốc viên uống tránh thai

36,1

56,1

7,8

- Thuốc tiêm tránh thai

92,5

7,0

0,5

- Thuốc cấy tránh thai

99,9

-

0,1

- Dụng cụ tử cung

97,5

2,4

0,1

- Triệt sản

100

-

-

3. Thực trạng quản lý và tổ chức cung cấp PTTT

Công tác quản lý và tổ chức cung cấp PTTT được thực hiện theo ba kênh cung cấp là miễn phí, TTXH và thị trường thương mại. Mỗi kênh phân phối được quản lý và tổ chức cung cấp PTTT theo các cách khác nhau:

3.1. Kênh cung cấp miễn phí

Tổng cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm lập kế hoạch về số lượng, chủng loại PTTT, lập dự toán ngân sách nhà nước để mua, vận chuyển, bảo quản và phân phối PTTT đến cấp tỉnh (bao gồm cả số lượng, chủng loại PTTT do nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước viện trợ).

Cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch về nhu cầu số lượng, chủng loại PTTT và lập kế hoạch phân bổ PTTT cho các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở các tuyến theo quy định phân cấp kỹ thuật đối với mỗi tuyến làm dịch vụ KHHGĐ. Đồng thời, lập dự toán ngân sách nhà nước (thông qua nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương và một phần ngân sách địa phương) để vận chuyển, bảo quản và phân phối PTTT đến các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở các tuyến.

Các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ bao gồm: Trạm y tế cấp xã, Bệnh viện khu vực, Bệnh viện huyện, Khoa sản thuộc Trung tâm y tế dự phòng huyện, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, Bệnh viện tỉnh, Trung tâm SKSS/KHHGĐ tỉnh cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng và thuốc uống tránh thai. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã, CTV dân số cung cấp miễn phí BCS và thuốc uống tránh thai cho các đối tượng có đăng ký sử dụng BPTT.

3.2. Kênh tiếp thị xã hội

Đến năm 2010, chỉ có 4 đơn vị tham gia TTXH là DKT, Hội KHHGĐ, MSI, CSI và chủ yếu là các PTTT phi lâm sàng (BCS, thuốc uống tránh thai). DKT và MSI đang thử nghiệm TTXH các PTTT lâm sàng (DCTC, thuốc tiêm, thuốc cấy, thuốc tránh thai khẩn cấp). Công tác quản lý và tổ chức TTXH được chia theo hai hình thức theo hai nguồn vốn đầu tư cho TTXH:

- Đối với DKT: là đơn vị vừa viện trợ tài chính, vừa tổ chức thực hiện TTXH, nên DKT tự mua PTTT, nhận PTTT viện trợ và tổ chức thực hiện TTXH. Do đó, công tác quản lý TTXH của DKT theo quy chế nội bộ để phân phối sản phẩm, quảng cáo, truyền thông chuyển đổi hành vi, sản phẩm xúc tiến, khuyến khích thương mại và thực hiện các hoạt động, hỗ trợ tiếp thị xã hội và bán sản phẩm theo giá bán lẻ do Bộ Y tế quy định. Đối với PTTT viện trợ thì DKT ký kết hợp đồng với một đơn vị của Tổng cục DS-KHHGĐ và tổ chức thực hiện TTXH theo các kỹ năng TTXH của DKT theo quy định trong hợp đồng.

- Đối với Hội KHHGĐ, CSI, MSI thực hiện TTXH các PTTT do ngân sách nhà nước đầu tư là đơn vị tổ chức thực hiện việc TTXH thông qua ký hợp đồng với một đơn vị của Tổng cục DS-KHHGĐ. Các hoạt động và kinh phí được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế; hàng quý và cả năm đều đánh giá kết quả đạt được và kinh phí được cấp theo số lượng PTTT đã bán.

3.3. Kênh thị trường thương mại

Theo quy định hiện hành, các PTTT đưa vào Việt Nam phải có giấy phép lưu hành do Bộ Y tế cấp và Các công ty thuộc các thành phần kinh tế có giấy phép kinh doanh được chủ động nhập khẩu và bán các PTTT trên thị trường. Thực tế là, có những loại PTTT được bán trên thị trường mà không có trong danh mục sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam hoặc những loại PTTT có cùng nhãn sản phẩm của nhà sản xuất được cung cấp theo kênh miễn phí hoặc TTXH và vẫn được bán đồng hành trên thị trường thương mại.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT là hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản (DS-SKSS) giai đoạn 2010-2020 thông qua việc thúc đẩy sự tiếp cận công bằng, phù hợp với điều kiện của mỗi nhóm khách hàng và điều phối PTTT trong thị trường tổng thể nhiều thành phần nhằm đáp ứng nhu cầu PTTT về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng và huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm và sự tham gia cung cấp PTTT của các đơn vị dịch vụ công, các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân, người bán lẻ để đảm bảo sự bền vững của Chương trình DS-KHHGĐ.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tăng cường truyền thông chuyển đổi hành vi, nâng cao chất lượng cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ, bảo đảm hậu cần PTTT và nâng cao hiệu lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu và tăng tỷ lệ sử dụng BPTT để thực hiện mục tiêu giảm tổng tỷ suất sinh từ 2,0 con năm 2010 xuống còn 1,9 con vào năm 2015.

- Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 78,0% năm 2010 lên 82% năm 2015.

- Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại tăng từ 67,5% năm 2010 lên 73% năm 2015.

2.2. Thúc đẩy sự tiếp cận công bằng, phù hợp với nguyện vọng, khả năng chi trả và điều kiện của mỗi nhóm khách hàng đến PTTT miễn phí, TTXH và thị trường thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu PTTT về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng. Các chỉ báo đạt được đến năm 2015:

- Giảm thị phần BCS miễn phí xuống còn 12,3% và tăng thị phần BCS tiếp thị xã hội và thị trường thương mại lên 87,7%.

- Giảm thị phần thuốc viên uống tránh thai xuống còn 30,9% và tăng thị phần viên uống tránh thai được cung cấp qua kênh TTXH và thị trường thương mại lên 69,1%.

- Giảm thị phần thuốc tiêm tránh thai xuống còn 75,9% và tăng thị phần thuốc tiêm tránh thai TTXH và thị trường thương mại lên 24,1%.

- Giảm thị phần thuốc cấy tránh thai miễn phí xuống còn 45,1% và tăng thị phần thuốc cấy tránh thai TTXH và thị trường thương mại lên 54,9%.

- Giảm thị phần dụng cụ tử cung miễn phí xuống còn 70,4% và tăng thị phần Dụng cụ tử cung TTXH và thị trường thương mại lên 29,6%.

2.3. Huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm và sự tham gia cung cấp PTTT của các đơn vị dịch vụ công, các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân, người bán lẻ trên cơ sở các chính sách khuyến khích, tạo sự chủ động và bình đẳng trong thị trường tổng thể PTTT.

- Tăng số lượng các tổ chức tham gia TTXH từ 4 tổ chức hiện nay lên 6 tổ chức vào năm 2015.

- Các cơ sở công lập và ngoài công lập cùng tham gia cung cấp PTTT trong thị trường tổng thể và đảm bảo rằng, mỗi loại PTTT đều có ít nhất ba chủng loại PTTT trở lên luôn có trên thị trường thương mại.

Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định là định hướng sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu sử dụng từng chủng loại PTTT theo các kênh phân phối (miễn phí, TTXH và thị trường thương mại) với phân khúc thị trường theo các nhóm khách hàng có nguyện vọng, khả năng chi trả và điều kiện sử dụng PTTT.

Cơ sở để định hướng sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu sử dụng với phân khúc thị trường theo các nhóm khách hàng là tối ưu hóa các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế bằng cách định hướng nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho PTTT để cung cấp cho các nhóm khách hàng thuộc diện chính sách xã hội như những người nghèo, những người thuộc nhóm đối tượng khó tiếp cận (đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn).

Công cụ để thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT là những bản kế hoạch tổng hợp và chi tiết, trong đó bao gồm các bước hành động, thời gian biểu, trách nhiệm của các bên liên quan và các mốc quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý tài chính, mua sắm, truyền thông tạo nhu cầu, cung cấp PTTT và các quy định pháp lý.

IV. PHẠM VI, ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

Phạm vi là các PTTT được sử dụng trong Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình theo các kênh cung cấp miễn phí, TTXH và thị trường thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng, bao gồm: thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai kèm bơm kim tiêm nhựa, thuốc viên uống tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp, màng film tránh thai, dụng cụ tử cung (riêng bao cao su chỉ xác định cho nhu cầu sử dụng để tránh thai, việc xác định nhu cầu đầy đủ cho phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh sản, HIV/AIDS, khám phụ khoa và nhu cầu tránh thai sẽ có một kế hoạch tổng thể được xây dựng riêng biệt).

2. Thời gian

Thời gian thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến cuối năm 2015.

3. Địa bàn thực hiện

Tại Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước

V. CƠ QUAN QUẢN LÝ, THỰC HIỆN, PHỐI HỢP

1. Cơ quan quản lý: Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục phòng chống HIV/AIDS, Cục quản lý dược, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế

3. Cơ quan phối hợp:

• Sở Y tế các tỉnh, thành phố

• Tổ chức chính trị xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

• Nhà tài trợ: Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA)

• Tổ chức phi chính phủ: PATH, Marie Stope, DKT, pathfinder, Hội KHHGĐ Việt Nam.

• Khu vực thương mại: các nhà sản xuất và phân phối PTTT quan tâm đến công tác lập kế hoạch thị trường tổng thể PTTT

VI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ ĐẦU RA

1. Hoạt động thực hiện mục tiêu cụ thể 1

1.1. Xác định tỷ lệ sử dụng BPTT và số lượng, chủng loại PTTT

Xác định tỷ lệ sử dụng BPTT hàng năm giai đoạn 2011-2015 được căn cứ vào mục tiêu đề ra cho đến năm 2015 là TFR giảm từ 2,0 con năm 2010 xuống còn 1,9 con và tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 78% năm 2010 lên 82%. Tỷ lệ sử dụng BPTT năm 2015 tăng thêm 4% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 tăng 0,8%, tương đương với giai đoạn 2006-2010. Trong đó BPTT hiện đại tăng 5,5% so với năm 2010, cao hơn giai đoạn 2006-2010 và BPTT truyền thống giảm 1,5% so với năm 2010.

 

1/4/2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ sử dụng BPTT (%)

78,0

78,6

79,4

80,2

81,1

82,0

Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại (%)

67,5

68,2

69,2

70,5

80,8

73,0

Tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống (%)

10,5

10,4

10,2

9,7

9,3

9,0

Xác định số người sử dụng BPTT trong giai đoạn 2011-2015 dựa theo xu hướng thực tế và điều kiện kinh tế xã hội. Các xu hướng sử dụng BPTT trong giai đoạn 2011-2015 như sau: các BPTT dài hạn, hiệu quả cao như triệt sản và đặt dụng cụ tử cung tiếp tục xu hướng giảm; thuốc cấy tránh thai có xu hướng gia tăng do biện pháp này mới đưa vào sử dụng và mức xuất phát điểm còn thấp; các BPTT ngắn hạn như bao cao su và thuốc uống tránh thai tiếp tục xu hướng tăng. Mặc dù, cơ cấu các BPTT có thay đổi và có thể là bất lợi, nhưng với cơ cấu này thì vẫn đảm bảo hiệu quả chung của việc sử dụng BPTT và đảm bảo để thực hiện mục tiêu là TFR = 1,9 con vào năm 2015.

 

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số người mới sử dụng BPTT (người)

6.838.707

6.948.917

7.062.242

7.175.088

7.287.310

Bao cao su

1.522.540

1.582.571

1.641.795

1.700.782

1.759.931

Triệt sản nữ

30.357

29.175

28.234

27.444

26.655

Thuốc tiêm tránh thai

275.556

282.383

290.028

297.596

305.163

Dụng cụ tử cung

1.538.020

1.520.847

1.505.095

1.490.314

1.475.124

Triệt sản nam

2.636

2.616

2.611

2.615

2.620

Thuốc cấy tránh thai

32.275

36.980

41.725

46.520

51.349

Thuốc viên uống tránh thai

1.816.133

1.874.664

1.932.090

1.989.091

2.046.148

Các BPTT khác

1.621.190

1.619.681

1.620.664

1.620.726

1.620.320

Ghi chú: Số người mới sử dụng các BPTT hàng năm giai đoạn 2011-2015 bao gồm cả số người sử dụng để thay thế BPTT đã hết chu kỳ có tác dụng tránh thai và không bao gồm số người mới sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Xác định nhu cầu số lượng các PTTT hàng năm giai đoạn 2011-2015 theo số người mới sử dụng BPTT hàng năm 2011-2020 và các tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với từng loại PTTT theo quy định hiện hành.

 

2011

2012

2013

2014

2015

Bao cao su (triệu chiếc)

183

190

197

204

211

Thuốc uống tránh thai (1.000 vỉ)

27.242

28.120

28.981

29.836

30.692

Thuốc tiêm tránh thai (1.000 lọ)

1.098

1.130

1.160

1.190

1.221

Thuốc cấy tránh thai (1.000 liều)

32

37

42

47

51

Dụng cụ tử cung (1.000 chiếc)

1.692

1.673

1.656

1.639

1.623

Ghi chú: Nhu cầu PTTT hàng năm giai đoạn 2011-2015 nêu trên là không bao gồm số PTTT được sử dụng vào mục đích khác (như bao cao su sử dụng cho phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, khám phụ khoa hoặc thuốc uống tránh thai sử dụng để chữa bệnh, điều hòa kinh nguyệt…).

1.2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Dự án của Chương trình

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi, Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, Dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.

Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động và tư vấn thông qua các hình thức truyền thông, từ trực tiếp đến gián tiếp, qua kênh văn nghệ dân gian và lồng ghép truyền thông sử dụng BPTT vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, giải trí nhằm thúc đẩy cá nhân, gia đình, cộng đồng chủ động, tự nguyện chuyển đổi hành vi từ sử dụng BPTT theo kênh miễn phí sang kênh TTXH và thị trường thương mại.

Các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ phải đặt mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn cho người có nhu cầu sử dụng PTTT và cung cấp dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cho các nhóm khách hàng thông qua các hình thức cung cấp thường xuyên, các đội cung cấp lưu động và các kênh cung cấp miễn phí, TTXH và thị trường thương mại.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ khuyến khích người cung cấp PTTT và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, người sử dụng BPTT. Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong việc triển khai thực hiện nội dung quản lý nhà nước về cung cấp, sử dụng PTTT, cung cấp dịch vụ KHHGĐ, TTXH và giải quyết trường hợp thất bại hoặc gặp tai biến khi sử dụng BPTT.

2. Hoạt động thực hiện mục tiêu cụ thể 2

2.1. Phân định thị trường tổng thể các loại PTTT giai đoạn 2011-2015

Việc phân định thị trường tổng thể các loại PTTT giai đoạn 2011-2015 được căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng chủng loại PTTT, thực trạng các nhãn sản phẩm TTXH đang được lưu hành và dự kiến phát triển nhãn sản phẩm mới bổ sung vào thị trường trong giai đoạn 2011-2015.

Công khai hóa phân định thị trường tổng thể PTTT trong giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức cung cấp PTTT theo các kênh phân phối khác nhau hiểu và chủ động đưa các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất bổ sung vào thị trường mà không bị trùng lặp với sản phẩm ở các kênh hiện có.

 

Miễn phí

Tiếp thị xã hội

Thị trường thương mại

1. Đặc điểm chung của các loại PTTT

Các nhãn sản phẩm được quy định để cấp miễn phí hoặc có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"

- Các nhãn sản phẩm được quy định để TTXH

- Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "giá bán lẻ…đồng" và "sản phẩm được nhà nước trợ giá" hoặc "sản phẩm TTXH"

- Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất được phép lưu hành tại Việt Nam

- Các loại sản phẩm không chính thức hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam

2. Bao cao su

 

 

 

Bao cao su nam

Nhãn Happy

- Nhãn OK

- Nhãn Yes

- Nhãn Hello

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

Bao cao su nữ

Không

Không

3. Thuốc viên tránh thai

 

 

 

Loại liều thấp kết hợp

Nhãn Ideal

- Nhãn Choice

- Nhãn Newchoice

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

Loại tránh thai đơn thuần

Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"

Không

4. Thuốc tiêm tránh thai

Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"

- Nhãn Sil

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

5. Thuốc cấy tránh thai

Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"

- Nhãn Sil

- Nhãn Blue star

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

6. Dụng cụ tử cung

- Loại Tcu 380A và Cu 375 SL

- Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"

- Nhãn Sil

- Nhãn Blue star

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

7. Thuốc tránh thai khẩn cấp

Không

- Chưa có nhãn

- Bổ sung nhãn mới

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

8. Màng tránh thai dạng film

Không

Không

Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất

2.2. Định hướng thị phần của PTTT trong thị trường tổng thể

Hiện tại, thị phần của kênh cung cấp miễn phí các PTTT chiếm tỷ trọng lớn, kênh TTXH mới cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai và đang tiến hành thí điểm TTXH đối với các PTTT lâm sàng. Đối với một số PTTT mà đối tượng sử dụng là những khách hàng có trình độ học vấn cao, có khả năng chi trả hoặc là PTTT không phổ cập cho số đông khách hàng sử dụng thì do thị trường thương mại cung cấp như bao cao su nữ, viên sủi bọt, màng film tránh thai, thuốc uống tránh thai dùng cho người đang cho con bú…

Định hướng chung thị phần của PTTT trong thị trường tổng thể nhiều thành phần giai đoạn 2011-2015 là mở rộng thị phần của kênh TTXH tương ứng với việc giảm thị phần của kênh cung cấp miễn phí các PTTT, chú trọng tăng nhanh thị phần của kênh TTXH đối với các PTTT lâm sàng và có giá cao, khuyến khích mở rộng thị phần của kênh thị trường thương mại đối với các chủng loại PTTT ngoài chủng loại do ngân sách nhà nước mua.

Dự kiến thị phần của các loại PTTT trong thị trường tổng thể nhiều thành phần trong giai đoạn 2011-2015 như sau:

Các loại PTTT

Thị phần các loại PTTT năm 2011 và 2015 (%)

Số lượng PTTT năm
(1.000 đơn vị)

2011

2015

2011

2015

1. Bao cao su

100

100

183.000

211.000

- Miễn phí

14,2

12,3

26.000

26.000

- Tiếp thị xã hội

13,7

7,6

25.000

16.000

- Thị trường thương mại

72,1

80,1

132.000

169.000

2. Thuốc viên uống tránh thai

100

100

27.241

30.693

- Miễn phí

47,6

30,9

12.967

9.484

- Tiếp thị xã hội

34,5

41,4

9.398

12.707

- Thị trường thương mại

17,9

27,7

4.876

8.502

3. Thuốc tiêm tránh thai

100

100

1.097

1.220

- Miễn phí

88,7

75,9

973

926

- Tiếp thị xã hội

8,6

15,9

94

194

- Thị trường thương mại

2,7

8,2

30

100

4. Thuốc cấy tránh thai

100

100

33

51

- Miễn phí

69,7

45,1

23

23

- Tiếp thị xã hội

18,2

31,4

6

16

- Thị trường thương mại

12,1

23,5

4

12

5. Dụng cụ tử cung

100

100

1.692

1.624

- Miễn phí

78,8

70,4

1.333

1.144

- Tiếp thị xã hội

14,4

19,1

244

310

- Thị trường thương mại

6,8

10,5

115

170

2.3. Phân khúc thị trường tổng thể PTTT

Phân khúc thị trường tổng thể PTTT nhằm định hướng cho các nhà cung cấp công và tư tiếp cận tới các phân khúc thị trường đối với từng loại PTTT với tới nhóm khách hàng đích để chủ động tham gia cung cấp PTTT trong một sự cân đối chủ động về sử dụng BPTT của toàn bộ phận nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi).

Có nhiều cách phân khúc thị trường khác nhau dựa theo các tiêu chí khác nhau như: theo các nhóm đối tượng, theo thu nhập, theo địa bàn hành chính, theo các PTTT hoặc theo tiêu chí phân cấp kỹ thuật trong việc cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ của các tuyến dịch vụ. Đồng thời, trong mỗi cách phân khúc thị trường lại có thể chi tiết theo nhiều tiêu chí cụ thể khác nhau và do đó, sẽ có sự chồng chéo, đan xen.

Tài liệu này sử dụng cách phân khúc thị trường theo mức thu nhập của khách hàng, địa bàn hành chính đến cấp tỉnh, theo một số nhóm đối tượng khó tiếp cận và theo các PTTT để cung cấp PTTT theo các kênh miễn phí, TTXH và thị trường thương mại thị trường tổng thể (Biểu 2. Phân khúc thị trường PTTT kèm theo).

Phân khúc thị trường theo mức thu nhập của khách hàng tại các địa bàn là căn cứ quan trọng để xác định và phát triển thị phần của PTTT. Các nhóm khách hàng nghèo và cận nghèo ở vùng khó khăn là đối tượng ưu tiên cấp miễn phí PTTT; nhóm khách hàng cận nghèo ở vùng thành thị, nhóm có thu nhập trung bình ở tất cả các vùng và nhóm có thu nhập trên trung bình ở vùng khó khăn là đối tượng ưu tiên của kênh TTXH; nhóm khách hàng có thu nhập trên trung bình và giàu là đối tượng ưu tiên của kênh thị trường thương mại.

Phân khúc thị trường theo nhóm đối tượng khó tiếp cận như người tàn tật, đồng bào dân tộc, thanh niên và vị thành niên, người mới sử dụng BPTT nhằm thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh của từng nhóm để các nhà cung ứng và các kênh cung cấp tiếp cận một cách hợp lý và công bằng dựa vào các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng mà họ đang sinh hoạt.

Phân khúc thị trường theo BPTT nhằm định hướng thị phần của từng chủng loại PTTT theo từng kênh cung cấp PTTT miễn phí, TTXH và thị trường thương mại. Xu hướng giảm nhanh thị phần của kênh cung cấp miễn phí một số loại PTTT sẽ tác động đến các nhà cung cấp mở rộng thị phần để lấp đầy khoảng trống.

Điều quan trọng của phân khúc thị trường tổng thể PTTT là xác định được kích thước của phân khúc đó (quy mô của mỗi phân khúc) bằng số lượng cụ thể để tính toán đầu tư về số lượng PTTT và tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, phân khúc thị trường theo các nhóm đối tượng dựa trên các biến về tâm lý và thái độ là rất quan trọng để phát triển các chiến lược thị trường. Tuy nhiên, các dữ liệu nêu trên hiện không có sẵn, nên sẽ được thu thập, tính toán và công bố trong tương lai.

3. Hoạt động thực hiện mục tiêu cụ thể 3

Khuyến khích tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc các công ty tư nhân tham gia TTXH hoặc Tổng cục DS-KHHGĐ thành lập một Tổ chức làm TTXH để đảm bảo đẩy mạnh TTXH các PTTT trong giai đoạn 2011-2015.

Tuyên truyền vận động các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, nhập khẩu các chủng loại PTTT vào Việt Nam theo tiêu chuẩn kỹ thuật PTTT sử dụng trong Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ được ban hành theo Quyết định số 714/QĐ-BYT ngày 02/3/2010 của Bộ Y tế.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thuộc mọi thành phần tham gia sản xuất, cấp phép nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam, đặc biệt đối với những loại PTTT có dưới ba chủng loại PTTT hiện có trên thị trường. Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân của nước ngoài tham gia đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm trong việc TTXH, trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT.

4. Dự kiến mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Căn cứ nhu cầu PTTT hàng năm giai đoạn 2011-2015, định hướng thị phần của PTTT trong thị trường tổng thể và việc phân khúc thị trường tổng thể PTTT nêu trên, dự kiến mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Tổng

Ngân sách nhà nước

Thị trường thương mại

Cộng

Miễn phí

TTXH

Tổng cộng

1.427.496

829.817

505.903

323.915

607.652

1. Bao cao su

590.948

140.975

77.696

63.279

449.974

Năm 2011

109.623

30.695

15.457

15.238

78.928

Năm 2012

113.945

29.626

15.497

14.129

84.319

Năm 2013

118.209

28.371

15.604

12.767

89.839

Năm 2014

122.456

26.940

15.552

11.388

95.516

Năm 2015

126.715

25.343

15.586

9.757

101.372

2. Thuốc viên uống tránh thai

536.129

413.027

209.217

203.809

123.102

Năm 2011

100.794

82.752

47.978

34.774

18.042

Năm 2012

104.148

82.923

45.259

37.664

21.225

Năm 2013

107.232

82.783

42.142

40.641

24.449

Năm 2014

110.394

82.464

38.748

43.716

27.930

Năm 2015

113.561

82.105

35.090

47.014

31.456

3. Thuốc tiêm tránh thai

120.036

113.422

98.566

14.856

6.642

Năm 2011

22.733

22.097

20.142

1.955

614

Năm 2012

23.381

22.446

19.991

2.455

959

Năm 2013

24.014

22.718

19.764

2.954

1.321

Năm 2014

24.641

22.965

19.491

3.474

1.676

Năm 2015

25.267

23.196

19.178

4.018

2.072

4. Thuốc cấy tránh thai

117.407

95.724

65.939

29.786

21.657

Năm 2011

18.144

16.093

12.955

3.139

2.068

Năm 2012

20.789

17.754

13.409

4.345

3.014

Năm 2013

23.456

19.281

13.534

5.747

4.152

Năm 2014

26.152

20.686

13.311

7.375

5.466

Năm 2015

28.866

21.910

12.730

9.180

6.957

5. Dụng cụ tử cung

72.976

66.669

54.485

12.185

6.277

Năm 2011

14.907

13.893

11.746

2.147

1.014

Năm 2012

14.740

13.590

11.306

2.285

1.135

Năm 2013

14.588

13.318

10.882

2.436

1.255

Năm 2014

14.444

13.058

10.472

2.586

1.372

Năm 2015

14.297

12.810

10.079

2.731

1.501

Dự kiến mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư nêu trên chỉ bao gồm tiền mua PTTT, vận chuyển, bảo quản, phân phối và các chi phí khác để đưa PTTT đến các cơ sở làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ (đối với PTTT lâm sàng) và đến khách hàng (đối với PTTT phi lâm sàng); chưa bao gồm chi phí làm dịch vụ kỹ thuật như tiền mua thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao, chi phí phẫu thuật, thủ thuật làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Xác định các ưu tiên và biện pháp tổ chức thực hiện

1.1. Đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ và đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT của người sử dụng để tăng tỷ lệ sử dụng BPTT theo mục tiêu đề ra. Trong quá trình phân khúc thị trường, những khách hàng có nhu cầu sử dụng PTTT, nhưng chưa sẵn sàng chi trả mua sản phẩm TTXH hoặc thị trường thương mại thì tiếp tục thuyết phục chuyển đổi hành vi, tạo cơ hội thuận lợi nhất để họ sử dụng BPTT.

Chính sách khuyến khích sử dụng BPTT do các địa phương ban hành tạm thời theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng BPTT của khách hàng (để khách hàng không bỏ cuộc).

1.2. Các đối tượng ưu tiên

Các đối tượng cần được ưu tiên để tiếp cận đến PTTT một cách thuận lợi, an toàn và đáp ứng yêu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng PTTT một cách công bằng và hiệu quả. Các đối tượng ưu tiên bao gồm:

- Người nghèo và cận nghèo: Việc cung cấp các PTTT miễn phí cho người nghèo và cận nghèo là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, người nghèo và cận nghèo đều có ở các vùng miền của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để giản tiện các biện pháp quản lý tài chính trong tổ chức thực hiện và đảm bảo chi đúng đối tượng, cần nghiên cứu để áp dụng biện pháp cấp phiếu dịch vụ hoặc cấp PTTT trực tiếp cho người nghèo và cận nghèo thông qua các cơ sở công lập.

- Người tàn tật không có khả năng tiếp cận với PTTT, dịch vụ KHHGĐ và đa số không có khả năng tự chi trả PTTT, dịch vụ KHHGĐ. Đây là nhóm đối tượng ưu tiên và cần có biện pháp phù hợp để họ được đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT thông qua các cơ sở công lập, các đoàn thể hoặc Hội xã hội nghề nghiệp của họ đối với nhóm đối tượng sống tập trung.

- Đồng bào dân tộc thiểu số và những người sống ở vùng xa xôi hẻo lánh không có khả năng tiếp cận với PTTT, dịch vụ KHHGĐ (nơi đi lại khó khăn, chưa có nhiều cơ sở công lập, số lượng cơ sở tư nhân tham gia cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ còn rất hạn chế), nên đòi hỏi phải có các biện pháp tiếp cận thuận tiện để họ được đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT thông qua các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công lập, tư nhân tham gia cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ hoặc tổ chức các đội dịch vụ lưu động cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ.

- Thanh niên và vị thành niên, đặc biệt là người chưa lập gia đình thường không nhận được PTTT, dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở công lập, và đây là nhóm có tỷ lệ về nhu cầu chưa được đáp ứng khá cao. Tuy nhiên, thanh niên và vị thành niên đều sống ở các vùng miền của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng, cần áp dụng các biện pháp tiếp cận hợp lý để họ được đáp ứng nhu cầu về sử dụng BPTT thông qua các biện pháp tổ chức cung cấp tại các nơi tập trung như các trường phổ thông trung học, các trường chuyên nghiệp và các đơn vị, tổ chức có đông nhóm đối tượng này.

- Người mới sử dụng BPTT là một nhóm đối tượng chưa có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là tâm lý sử dụng BPTT, do đó họ cũng cần được khuyến khích khi bắt đầu sử dụng BPTT.

1.3. Các kênh cung cấp ưu tiên

Trong giai đoạn 2011-2015, giai đoạn chuyển đổi mạnh nhất từ cung cấp PTTT miễn phí sang giai đoạn khách hàng tự chi trả một phần PTTT thông qua kênh TTXH và từ sau năm 2020, sẽ giảm thị phần kênh TTXH để chuyển dần sang kênh thị trường thương mại. Vì vậy, TTXH trở thành kênh cung cấp ưu tiên trong thị trường tổng thể PTTT giai đoạn 2011-2015.

Bộ Y tế đã ban hành chính sách khuyến khích TTXH các PTTT trong chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại Quyết định số 2062/QĐ-BYT ngày 22/6/2011, theo đó nội dung của các thành phần TTXH, giá bán lẻ, các loại chi phí TTXH và quản lý nhà nước về TTXH đã được quy định, tạo cơ sở pháp lý cho các Tổ chức thực hiện TTXH các PTTT được chủ động thực hiện và mở rộng phạm vi, quy mô TTXH trong phạm vi cả nước.

Kênh thị trường thương mại ngày càng chiếm thị phần lớn trong thị trường tổng thể PTTT thông qua sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý, cơ hội phát triển bình đẳng của các cơ sở ngoài công lập.

2. Nghiên cứu, thử nghiệm, mở rộng thị trường tổng thể PTTT

Việc cung cấp PTTT được chuyển từ cung cấp miễn phí sang kênh trung gian là TTXH và tiến tới thị trường thương mại là một quá trình vừa nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi các khách hàng, vừa tổ chức các hình thức cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ cho phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, điều kiện kinh tế và sức khỏe của các nhóm đối tượng. Vì vậy, cần nghiên cứu, thử nghiệm và mở rộng thị trường tổng thể PTTT nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Nghiên cứu thử nghiệm việc cung cấp PTTT miễn phí cho nhóm dân cư nghèo theo hướng cấp trọn gói dịch vụ cho đối tượng sử dụng, đặc biệt là sử dụng BPTT lâm sàng. Nghiên cứu biểu phí dịch vụ ở cơ sở y tế công lập và thiết lập cơ chế quản lý, cơ chế giám sát và theo dõi phí dịch vụ theo hướng tạo cơ hội bình đẳng cho các cơ sở ngoài công lập cùng tham gia cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ. Nghiên cứu thí điểm việc TTXH thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai và dụng cụ tử cung, bao gồm cả các Chi phí dịch vụ kỹ thuật như thuốc thiết yếu cho người sử dụng, vật liệu tiêu hao, chi phí phẫu thuật, thủ thuật dịch vụ đặt dụng cụ tử cung, thuốc cấy và tiêm thuốc tiêm tránh thai. Nghiên cứu thí điểm việc cung cấp PTTT theo các kênh TTXH và thị trường thương mại đối với một số nhóm đối tượng khó tiếp cận.

3. Tuyên truyền vận động và nâng cao năng lực quản lý

Tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động sử dụng BPTT trong Chương trình DS-KHHGĐ và tuyên truyền, quảng cáo đối với mỗi nhãn sản phẩm TTXH trong kênh TTXH các phương tiện tránh thai. Chú trọng tuyên truyền thông qua chuyển đổi hành vi từ sử dụng BPTT miễn phí sang TTXH và thị trường thương mại để giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước và tạo sự công bằng, hợp lý với khả năng và điều kiện của mỗi nhóm đối tượng sử dụng.

Tổ chức tập huấn, học tập kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và tạo cơ hội thuận lợi cho các cơ sở công lập và ngoài công lập thực hiện tốt các hoạt động với kỹ năng, kỹ thuật trong từng kênh phân phối trong thị trường tổng thể PTTT.

4. Xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích

Xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chế độ đối với những đối tượng được cung cấp PTTT miễn phí. Đối tượng được cung cấp PTTT miễn phí được quy định cụ thể đối với từng loại PTTT (nói chung là những người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người thuộc nhóm khó tiếp cận và có nhu cầu sử dụng BPTT). Mức cấp miễn phí thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với từng loại PTTT. Phương thức cấp theo bằng chứng xác nhận đối tượng thuộc diện được cung cấp miễn phí (cần nghiên cứu từng bằng chứng cho hợp lý đối với mỗi loại PTTT để tránh tình trạng chi phí để làm bằng chứng hoặc chứng từ thanh toán quá phức tạp và tốn kém). Người cung cấp là CTV dân số, cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã, các cơ sở y tế công lập. Xây dựng, ban hành các hướng dẫn để cụ thể hóa các quy định về nội dung của các thành phần TTXH, giá bán lẻ, các loại chi phí TTXH và tỷ lệ trợ giá đối với từng nhãn sản phẩm TTXH, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các Tổ chức thực hiện TTXH triển khai trên thực tế.

Xây dựng, ban hành các hướng dẫn để cụ thể hóa chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP trong việc sản xuất, nhập khẩu, cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ, tạo điều kiện cho các cơ sở ngoài công lập tham gia thị trường tổng thể PTTT.

5. Điều phối linh hoạt thị trường tổng thể PTTT

Căn cứ định hướng thị phần của PTTT trong thị trường tổng thể và tình hình thực hiện hàng năm, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan xem xét điều chỉnh kế hoạch hàng năm về số lượng PTTT được cung cấp theo các kênh miễn phí, TTXH và thị trường thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch ngân sách đầu tư cho nhu cầu PTTT.

Điều phối linh hoạt thị trường tổng thể PTTT thông qua các văn bản, ý kiến chỉ đạo và sự phối hợp của các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà sản xuất, phân phối PTTT nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm lồng ghép các nội dung của kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT với các chính sách kinh tế xã hội và tạo cơ hội thuận lợi cho các cơ sở công lập và ngoài công lập thực hiện việc cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ.

6. Công khai hóa

Công khai kế hoạch thị trường tổng thể PTTT và công khai giá cả, biểu phí dịch vụ KHHGĐ có tác động cải thiện môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp công lập và ngoài công lập, và điều này sẽ là một biện pháp xã hội hóa có ý nghĩa để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần trong xã hội, đáp ứng nguồn kinh phí để cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ.

Công khai hóa cũng có tác động đến các nhóm đối tượng có khả năng tự chi trả PTTT, dịch vụ KHHGĐ và tạo cho họ được chủ động sử dụng BPTT để đáp ứng nhu cầu chất lượng, an toàn ngày càng cao đối với họ.

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG

Kế hoạch hoạt động được xây dựng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện cho từng ưu tiên, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng các nội dung hoạt động để thực hiện mục tiêu đề ra (biểu 3. Kế hoạch thực hiện các hoạt động kèm theo).

Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động theo tiến độ đề ra vừa đảm bảo đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu về định hướng thị phần của các kênh cung cấp (miễn phí, TTXH và thị trường thương mại) trong thị trường tổng thể, vừa tạo cơ sở khoa học để triển khai mở rộng trong giai đoạn tiếp theo. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện, có tránh nhiệm tổ chức thực hiện theo tiến độ quy định.

VII. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG

Bên cạnh các mốc hoạt động theo từng kế hoạch thực hiện, kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT đưa ra một số chỉ số đánh giá như sau:

1. Chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT với kế hoạch đảm bảo an ninh hàng hóa SKSS/KHHGĐ.

2. Sự xem xét và điều chỉnh kế hoạch hằng năm.

3. Các khu vực ngoài nhà nước tiếp tục tham gia vào theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT.

4. Liên kết kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT với các chính sách kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách.

5. Các nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho tránh thai lâm sàng cần được cấp cho những đối tượng không có khả năng chi trả.

6. Duy trì tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại.

7. Tăng số lượng các nguồn cung cấp (khu vực thương mại, tổ chức phi chính phủ, khu vực công) cho từng BPTT.

8. Tăng tỷ trọng sản phẩm thương mại được cung cấp.

9. Giảm thị phần các PTTT cấp miễn phí trong thị trường tổng thể, đặc biệt là giảm nhanh việc cấp PTTT miễn phí cho những người có khả năng chi trả.

10. Giảm thị phần các sản phẩm PTTT phi lâm sàng được nhà nước trợ giá.

11. Tăng thị phần sản phẩm PTTT lâm sàng đưa vào TTXH được nhà nước trợ giá gắn liền với làm dịch vụ kỹ thuật đối với PTTT lâm sàng.

12. Đa dạng hóa các BPTT.

13. Giảm tỷ lệ nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng ở nhóm thanh thiếu niên

14. Phát triển kế hoạch để duy trì phân khúc thị trường và các phân khúc ưu tiên lại không nằm trong kế hoạch này.

Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT sử dụng trong Chương trình DS-KHHGĐ là một bộ phận không thể tách rời với kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn trong việc thực hiện Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tổng cục DS-KHHGĐ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT sử dụng trong Chương trình DS-KHHGĐ và tham mưu trình Bộ Y tế giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

 

BIỂU 1

TỶ LỆ SỬ DỤNG BPTT VÀ SỐ LƯỢNG BPTT GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể các PTTT)

 

2011

2012

2013

2014

2015

1. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT (%)

78,6

79,4

80,2

81,1

82,0

- BPTT hiện đại

68,2

69,2

70,5

80,8

73

- BPTT truyền thống

10,4

10,2

9,7

9,3

9,0

2. Tổng số người sử dụng BPTT

13.071.568

13.162.019

13.245.459

13.322.281

13.396.094

- Bao cao su

1.522.540

1.582.571

1.641.795

1.700.782

1.759.931

- Triệt sản nữ

629.935

622.494

614.318

605.691

596.793

- Thuốc tiêm tránh thai

275.556

282.383

290.028

297.596

305.163

- Dụng cụ tử cung

7.109.941

7.067.699

7.017.678

6.963.029

6.905.752

- Triệt sản nam

39.222

39.504

39.750

39.976

40.192

- Thuốc cấy tránh thai

57.051

73.023

89.136

105.390

121.795

- Thuốc uống tránh thai

1.816.133

1.874.664

1.932.090

1.989.091

2.046.148

- Biện pháp tránh thai khác

1.621.190

1.619.681

1.620.664

1.620.726

1.620.320

3. Số người mới sử dụng BPTT trong năm

6.838.707

6.948.917

7.062.242

7.175.088

7.287.310

- Bao cao su

1.522.540

1.582.571

1.641.795

1.700.782

1.759.931

- Triệt sản nữ

30.357

29.175

28.234

27.444

26.655

- Thuốc tiêm tránh thai

275.556

282.383

290.028

297.596

305.163

- Dụng cụ tử cung

1.538.020

1.520.847

1.505.095

1.490.314

1.475.124

- Triệt sản nam

2.636

2.616

2.611

2.615

2.620

- Thuốc cấy tránh thai

32.275

36.980

41.725

46.520

51.349

- Thuốc uống tránh thai

1.816.133

1.874.664

1.932.090

1.989.091

2.046.148

- Biện pháp tránh thai khác

1.621.190

1.619.681

1.620.664

1.620.726

1.620.320

4. Số lượng PTTT hàng năm

 

 

 

 

 

Bao cao su (triệu chiếc)

183

190

197

204

211

Thuốc uống tránh thai (1.000 vỉ)

27.242

28.120

28.981

29.836

30.692

Thuốc tiêm tránh thai (1.000 lọ)

1.098

1.130

1.160

1.190

1.221

Thuốc cấy tránh thai (1.000 liều)

32

37

42

47

51

Dụng cụ tử cung (1.000 chiếc)

1.692

1.673

1.656

1.639

1.623

 

BIỂU 2

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG PTTT
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể các PTTT)

Đối tượng và phương tiện tránh thai

Kênh dịch vụ

Sản phẩm tránh thai và nguồn kinh phí

I. Theo mức thu nhập

 

 

1. Nhóm 1. Hộ nghèo

 

 

- Vùng khó khăn

Khu vực công

Các đoàn thể

Miễn phí

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

- Vùng nông thôn

- Vùng đô thị

2. Nhóm 2. Hộ cận nghèo

 

 

- Vùng khó khăn

Khu vực công

Các đoàn thể

Miễn phí

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

- Vùng nông thôn

- Vùng đô thị

Khu vực công

Các đoàn thể

Tổ chức phi chính phủ

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

3. Nhóm 3,4. Hộ thu nhập trung bình

 

 

- Vùng khó khăn

TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

- Vùng nông thôn

TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, Thị trường tự do của các Tổ chức thương mại

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

- Vùng đô thị

4. Nhóm 5. Hộ giàu

 

 

- Vùng khó khăn

TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

- Vùng nông thôn

Tổ chức phi chính phủ

Tổ chức thương mại

Thị trường tự do

Tất cả các BPTT hiện đại

Chi phí của người mua sản phẩm thương mại

- Vùng đô thị

II. Nhóm đối tượng khó tiếp cận

 

 

1. Người tàn tật

Khu vực công, các đoàn thể cung cấp miễn phí

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

2. Đồng bào dân tộc thiểu số

Khu vực công, các đoàn thể cung cấp miễn phí

TTXH của các đoàn thể

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

3. Thanh niên và vị thành niên nông thôn (Học sinh phổ thông trung học và chuyên nghiệp)

TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, Thị trường tự do

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

4. Thanh niên và vị thành niên thành thị (Học sinh phổ thông trung học và chuyên nghiệp)

5. Người mới sử dụng BPTT trong tương lai

Khuyến mại miễn phí

TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ

Tất cả các BPTT hiện đại

Ngân sách Chính phủ

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH

III. Theo biện pháp tránh thai

 

 

1. Bao cao su

Giảm nhanh miễn phí còn 10% cho đối tượng nghèo ở vùng khó khăn

Ngân sách chính phủ cho TTXH

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH và sản phẩm thương mại

2. Thuốc uống tránh thai

Giảm nhanh miễn phí còn 30% cho đối tượng nghèo, cần nghèo ở vùng khó khăn

3. Thuốc tiêm tránh thai

Đẩy mạnh TTXH và thị trường tự do

Huy động các tổ chức phi chính phủ, các tư nhân tham gia cung cấp PTTT và dịch vụ

Ngân sách Chính phủ cho cấp miễn phí và TTXH

Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH và sản phẩm thương mại

Kế hoạch tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân

4. Thuốc cấy tránh thai

5. Dụng cụ tử cung

6. Thuốc tránh thai khẩn cấp

TTXH của các đoàn thể

Thị trường thương mại

7. Các BPTT khác

 

Thị trường thương mại

Nhóm đối tượng chia theo mức thu nhập (tính theo hộ gia đình) theo quy định của Chính phủ bao gồm:

- Nhóm 1. Hộ nghèo

- Nhóm 2. Hộ cận nghèo

- Nhóm 3. Hộ có thu nhập trung bình

- Nhóm 4. Hộ có thu nhập trên trung bình

- Nhóm 5. Hộ giàu

Nhóm đối tượng chia theo địa bàn bao gồm:

- Vùng khó khăn: các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên

- Vùng nông thôn: các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vùng thành thị: các thành phố trực thuộc Trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh.

 

BIỂU 3

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể các PTTT)

 

Hoạt động

Thời gian dự kiến

Cơ quan chịu trách nhiệm

Các mốc hoạt động

1. Nhóm dân cư nghèo cần được cấp miễn phí (bao gồm cả vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số)

Xây dựng năng lực

- Lập kế hoạch để xác định nơi thí điểm

- Thiết lập cơ chế quản lý để cung cấp, theo dõi và giám sát việc miễn giảm cho nhóm dân số đã xác định

- Thực hiện thí điểm

- Tháng 6 - tháng 11 năm 2011

 

 

- 2012

Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện ở các nơi thí điểm

- Kế hoạch thí điểm được xây dựng

- Cơ chế được xác định

- Triển khai thí điểm, rút ra bài học và chương trình được điều chỉnh

Tài chính

- Ước tính số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở nhóm 1 và 2 có nhu cầu tránh thai và đa dạng các BPTT, sử dụng con số này để ước tính ngân sách.

Tháng 6/2011

- Tổng cục DS-KHHGĐ và GSO

- Dự báo ngân sách cần thiết được chỉnh sửa vào tháng 7/2011

 

- Ước tính ngân sách khuyến khích (hoa hồng) cho các cán bộ y tế

Tháng 7/2011

- Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Y tế

- Cơ chế khuyến khích được dự tính.

 

- Xác định xem khi nào việc miễn giảm có hiệu lực

 

 

- Kế hoạch được xây dựng

 

- Kế hoạch để đưa KHHGĐ vào gói bảo hiểm y tế vào năm 2016

Tháng 9/2011

- Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Y tế

- Dự án thí điểm được thực hiện vào năm 2013

 

 

Năm 2012

- Bộ Y tế, Vụ Bảo hiểm Y tế

- Ngân sách được ước tính và yêu cầu vào năm 2014

Mua sắm/ vật tư/ hậu cần

Điều chỉnh việc mua PTTT theo ước tính ở trên

Tháng 10/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các dự báo hàng hóa được chỉnh sửa vào tháng 11/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

- Xác định xem có áp dụng khuyến khích/hoa hồng cho người cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu

Tháng 5/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Cơ chế khuyến khích/hoa hồng được xác định

 

- Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông để truyền tải tới cán bộ y tế/nhóm dân về tiêu chuẩn miễn giảm và việc miễn giảm

Tháng 11/2011

Hội phụ nữ/Đoàn thanh niên

Các thông điệp và kênh truyền thông được xác định

Quy định

Xác định các thay đổi về quy định cần thiết

Tháng 11/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các sửa đổi được xác định

2. Biểu phí dịch vụ ở cơ sở y tế công

Xây dựng năng lực

Lên kế hoạch dự án thí điểm áp dụng biểu phí dịch vụ mới

Tháng 6/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/ Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện ở các nơi thí điểm

Kế hoạch thí điểm được phát triển và phê duyệt vào tháng 11/2011

Thiết lập cơ chế quản lý để giám sát và theo dõi phí dịch vụ đối với một số nhóm phụ nữ được xác định

Tháng 11/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Cơ chế được xác định

Xác định chất lượng dịch vụ cần cải thiện thế nào để duy trì việc sử dụng của khách hàng

Tháng 12/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em

Kế hoạch về chất lượng được phát triển để thí điểm

Thực hiện thí điểm

2012

 

Triển khai thí điểm, bài học rút ra và chương trình được điều chỉnh

Tài chính

Xác định biểu phí dựa trên số liệu về chi phí

Tháng 7/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Tài chính

Biểu phí dịch vụ sẽ được xây dựng vào tháng 9/2011

Điều chỉnh dự toán ngân sách trong dự báo của chính phủ theo ước tính số phụ nữ sẽ phải trả phí, doanh thu và cả việc giảm sử dụng dịch vụ khi một số khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tại khu vực tư nhân

Tháng 9/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Điều chỉnh dự thảo ngân sách vào tháng 10/2011

Mua sắm/vật tư/hậu cần

Ước tính số phụ nữ sẽ ngừng sử dụng dịch vụ công nếu khu vực công thu phí.

Điều chỉnh ước tính mua sắm ở trên

Tháng 10/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các dự báo hàng hóa được chỉnh sửa trước tháng 11/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông để truyền tải tới cán bộ y tế/nhóm dân về việc bắt đầu thu phí

Tháng 11/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên

Các thông điệp và kênh truyền thông được xác định

Quy định

Xác định các thay đổi trong quy định về giá của khu vực tư nhân mà có thể cản trở sự phát triển của khu vực này

Tháng 11/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các quy định được xác định và kế hoạch được xây dựng để đáp ứng các thay đổi này

3. Thuốc tiêm tránh thai

Xây dựng năng lực

Đánh giá các rào cản và các bài học kinh nghiệm từ những nỗ lực trước đó

Tháng 8/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các rào cản được xác định

Tập huấn cho người cung cấp dịch vụ ở khu vực công và tư nhân về quản lý và tư vấn tác dụng phụ của thuốc tiêm

2011

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em

Các bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo

Tài chính

Điều chỉnh dự báo về sử dụng thuốc tiêm tránh thai cho những người mới sử dụng

Tháng 5/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Dự báo ngân sách được sửa đổi vào tháng 7/2011

Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước

2012

Bộ Y tế

Chi phí đào tạo được tài trợ

Mua sắm/vật tư/hậu cần

Khuyến khích cung cấp thuốc tiêm tránh thai ở thị trường tư nhân

Tháng 10/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và các nhà sản xuất và cung cấp thuốc tiêm tránh thai

Dự báo ngân sách được sửa đổi vào tháng 11/2011

Làm rõ định nghĩa về TTXH - mục đích của dự báo ngân sách nhà nước mà trong đó tổ chức nào sẽ nhận tài trợ; yêu cầu về hợp đồng để đảm bảo chất lượng, tính có sẵn và khả năng chi trả được của dịch vụ/sản phẩm cho người nhận dịch vụ/nguồn tài trợ

Tháng 5/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các định nghĩa được phổ biến tháng 6/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

Xác định thông điệp và kênh truyền thông để tuyên truyền cho phụ nữ về cách quản lý tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai. Phát triển thông điệp dựa trên các rào cản được xác định

Tháng 11/2011

Vụ SKBMTE, Cơ sở y tế tư nhân, Tổ chức phi chính phủ, Nhà sản xuất, Hội phụ nữ

Thông điệp và kênh truyền thông được xác định

Tăng tỷ lệ % dịch vụ được cung cấp qua thị trường thương mại

Quy định

Xác định liệu người cung cấp dịch vụ có thể tiêm ở ngoài cơ sở y tế

Tháng 11/2011

Bộ Y tế

Ra được quyết định

Xác định xem có cần đăng ký cho các thuốc tiêm mới hay không

 

 

 

Xác định cách thức điều chỉnh các quy định về quảng cáo để thúc đẩy sử dụng thuốc tiêm nói chung

 

 

Kế hoạch được phát triển

Giải quyết các rào cản về quy định được xác định khi bắt đầu xây dựng năng lực

 

 

Xác định được các rào cản

4. Dụng cụ tử cung và thuốc cấy tránh thai

Xây dựng năng lực

Tăng số lượng các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ DCTC và thuốc cấy tránh thai bằng cách đào tạo cho người cung cấp dịch vụ

2012

Vụ SKBMTE

Điểm cung cấp dịch vụ mới: Tháng 12/2012

Tài chính

Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước

2012

Bộ Y tế

Chi phí đào tạo được tài trợ

Mua sắm/vật tư/hậu cần

Làm rõ định nghĩa của TTXH - Mục đích của dự báo ngân sách chính phủ, trong đó tổ chức sẽ nhận tài trợ, các yêu cầu về hợp đồng để đảm bảo chất lượng, tính sẵn có của dịch vụ/sản phẩm cho người nhận dịch vụ/nguồn tài trợ

Tháng 5/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Các định nghĩa được phổ biến tháng 6/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

Xác định kế hoạch truyền thông cho người sử dụng để tăng cường nhận thức về sự sẵn có của DCTC và thuốc tránh thai tại khu vực thương mại

- Thông điệp

- Kênh truyền thông

- Mức độ và tần số của truyền thông

Tháng 9/2011

Nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, nhà sản xuất sản phẩm

Các kế hoạch truyền thông được thực hiện vào 2012.

Tăng tỷ lệ % dịch vụ được cung cấp qua khu vực thương mại

Quy định

Khuyến khích các bác sĩ tư nhân cung cấp dịch vụ

Tháng 8/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ, Cục Quản lý dược

Một số quy định được sửa đổi: tháng 12 năm 2011

Mở rộng hệ thống cấp phép và công nhận chất lượng và tính sẵn có cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân

Xác định cách thức điều chỉnh, các quy định về quảng cáo để thúc đẩy sử dụng DCTC và thuốc cấy tránh thai nói chung

5. Thanh thiếu niên

Xây dựng năng lực

Đánh giá các rào cản và bài học kinh nghiệm từ các chương trình trước đó

Tháng 9/2011

Bộ Y tế và cơ quan tỉnh/huyện/xã

Xác định được các rào cản

Đào tạo cán bộ cung cấp dịch vụ bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phá thai tư nhân

2012

 

Cán bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo

Mở rộng các dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên ở cơ sở y tế công cộng

 

 

…điểm cung cấp dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên vào tháng 12/2012

Tài chính

Xác định liệu thanh thiếu niên có phải trả phí dịch vụ ở các cơ sở y tế công không bất kể thu nhập của họ thế nào

Tháng 6/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Ra quyết định

Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước

Năm 2012

Bộ Y tế

Chi phí đào tạo được tài trợ

Mua sắm/vật tư/hậu cần

Xây dựng/phê duyệt dự báo số thanh thiếu niên bao gồm các thanh niên chưa lập gia đình

Tháng 9/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Dự báo được phê chuẩn trước tháng 10/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

Xây dựng kế hoạch để tăng cường hiểu biết về tránh thai và mục đích của nó

Tháng 2/2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Y tế

Kế hoạch được xây dựng vào tháng 4/2012

 

Thiết kế chương trình truyền thông tới nhóm thanh thiếu niên và quảng bá về các điểm cung cấp dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên

Tháng 2/2012

Bộ Y tế, Đoàn thanh niên

Tăng tỷ lệ% thanh thiếu niên được cung cấp và sử dụng BPTT hiện đại

Quy định

Đảm bảo danh sách dược phẩm không cần toa được cập nhật đầy đủ

Tháng 8/2011

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế

Danh sách được cập nhật hàng năm

Công nhận các điểm cung cấp dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên ở các cơ sở y tế công

Tháng 7/2012

Bộ Y tế

Thủ tục công nhận được xác định

Dịch vụ được cung cấp liên tục

6. Người sử dụng mới

Xây dựng năng lực

Xác định tiêu chuẩn/điều kiện cho người dùng mới

Tháng 7/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ và cơ sở y tế cấp xã, huyện, tỉnh

Các tiêu chí và cơ chế được xác định

Thiết lập cơ chế quản lý theo dõi, giám sát miễn giảm đối với nhóm người dùng mới

Tháng 7/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

 

Tài chính

Tính cả người sử dụng mới trong yêu cầu ngân sách nhà nước

Tháng 7/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Dự báo ngân sách được sửa đổi: tháng 9/2011

Mua sắm/vật tư/hậu cần

Tính toán dự báo cho người sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm mới

Tháng 10/2011

Tổng cục DS-KHHGĐ

Dự báo hàng hóa được điều chỉnh: tháng 11/2011

Tạo nhu cầu và truyền thông

Cán bộ cung cấp dịch vụ phá thai tư vấn về các BPTT như một dịch vụ sau phá thai

Tháng 3/2012

Tổng cục DS-KHHGĐ

Kế hoạch hướng tới nhóm đích được xây dựng và cán bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo

Xác định có sử dụng các chính sách khuyến khích/hoa hồng cho nhân viên y tế và các chỉ tiêu không

Tháng 1/2012

Tổng cục DS-KHHGĐ

Ra quyết định

Xác định xem phiếu dịch vụ có thể áp dụng để xác định người sử dụng mới hay không

Tháng 2/2012

Tổng cục DS-KHHGĐ

Cơ chế và hệ thống thực thi được xác định

Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông để truyền tải tới các bộ y tế/nhóm dân cư về các tiêu chuẩn miễn phí và nhu cầu tránh thai

Tháng 4/2012

Tổng cục DS-KHHGĐ, Hội Phụ nữ

Dự án được thiết kế vào tháng 3/2012

 



1 Số liệu DHS 1988, điều tra biến động dân số 1/4/2000, 1/4/2010

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2169/QĐ-BYT năm 2011 về Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh thai trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 2169/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/06/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Bá Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/06/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản