- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Thông tư 30/2014/TT-BYT về khám, chữa bệnh nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 4Quyết định 5456/QĐ-BYT năm 2019 về "Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 5154/QĐ-BYT năm 2020 về kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021-2025 do Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 133/AIDS-ĐT năm 2020 về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 436/AIDS-ĐT | Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2021 |
Kính gửi: …………………………………………….
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Trong đó chỉ tiêu tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị PrEP đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5154/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định 5154) với chỉ tiêu 72.000 người có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP vào năm 2025. Để mở rộng độ bao phủ, đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch theo Quyết định 5154, Cục Phòng chống HIV/AIDS xây dựng Hướng dẫn cung cấp dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP). Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế chỉ đạo cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện những nội dung sau:
1. Hướng dẫn các cơ sở điều trị PrEP trên địa bàn triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo hướng dẫn tại phụ lục đính kèm.
2. Tăng cường truyền thông tạo cầu, quảng bá dịch vụ điều trị PrEP lưu động, điều phối hoạt động kết nối giữa các cơ sở y tế (cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, cơ sở điều trị ARV, …) và các nhóm cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm chuyển gửi, giới thiệu khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ PrEP.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS đăng tải Hướng dẫn tại mục thông báo, trang tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ sau: http://vaac.gov.vn/trang-chu/Thongbao-list. Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện, vui lòng liên hệ: TS. Đoàn Thị Thùy Linh, điện thoại: 02437367144, email: prepvietnam@gmail.com.
Trân trọng cảm ơn./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
Sở Y tế 27 tỉnh, thành phố:
1. Hồ Chí Minh 2. Hà Nội 3. Bà Rịa - Vũng Tàu 4. Long An 5. Bình Dương 6. Hải Phòng 7. Thái Nguyên 8. Tây Ninh 9. Tiền Giang 10. Đồng Nai 11.Quảng Ninh. 12. Bắc Ninh 13. Bắc Giang 14. Sơn La 15. Thanh Hóa | 16. Hải Dương 17. Nam Định 18. Thái Bình 19. Nghệ An 20. Khánh Hòa 21. Cần Thơ 22. Sóc Trăng 23. An Giang 24. Kiên Giang 25. Cà Mau 26. Đồng Tháp 27. Bến Tre 28. Đà Nẵng |
HƯỚNG DẪN CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU ĐỘNG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV BẰNG THUỐC ARV (PrEP)
(Ban hành kèm theo công văn số: /AIDS-ĐT ngày tháng năm 2021)
Hướng dẫn này hướng dẫn các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ lưu động Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Hướng dẫn nhằm tăng cường và mở rộng độ bao phủ của dịch vụ điều trị PrEP tại các tỉnh, thành phố đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng và thuận lợi.
- Luật số 64/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Luật số 71/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;
- Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
- Quyết định số 5154/QĐ-BYT ngày 11/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021 - 2025;
- Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/08/2014 của Bộ Y tế về việc khám chữa bệnh nhân đạo;
- Công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về việc hướng dẫn điều trị PrEP.
1. Khái niệm:
Dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV (sau đây viết tắt là điều trị PrEP lưu động) là dịch vụ y tế nhân đạo và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV, được thực hiện tại các địa điểm bên ngoài cơ sở y tế phù hợp với khách hàng hoặc tại một nơi thuận lợi với một nhóm khách hàng mà do hoàn cảnh hoặc lý do nào đó họ không tiếp cận được với dịch vụ điều trị PrEP tại các cơ sở y tế.
2. Nguyên tắc thực hiện
Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động là cơ sở y tế đã được cấp phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động cần xây dựng kế hoạch về điều trị PrEP lưu động và được Sở Y tế đồng ý bằng văn bản.
Cơ sở cung cấp điều trị PrEP lưu động phải bảo mật thông tin của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều trị PrEP lưu động được cung cấp dựa trên sự tự nguyện tham gia của khách hàng và hoàn toàn miễn phí bao gồm cả thuốc ARV
Việc quản lý hồ sơ khách hàng điều trị PrEP lưu động phải được thực hiện tại cơ sở y tế tổ chức điều trị PrEP lưu động
Cung cấp điều trị PrEP lưu động cần có sự phối hợp xuyên suốt trước, trong và sau đợt lưu động giữa cơ sở y tế cung cấp dịch vụ lưu động, các nhóm hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
3. Hình thức và địa điểm thực hiện
Cơ sở y tế thực hiện cung cấp điều trị PrEP lưu động theo hình thức đội khám và điều trị PrEP lưu động.
Cơ sở y tế lựa chọn địa điểm cung cấp điều trị PrEP lưu động phù hợp với đối tượng khách hàng đích, có thể là: (1) Phòng y tế tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề; (2) Phòng y tế tại khu công nghiệp, khu chế xuất; (3) Phòng y tế của trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; (4) Các sự kiện truyền thông hoặc nơi tập trung nhiều người có nguy cơ cao có thể phù hợp để cung cấp dịch vụ PrEP tại chỗ; (5) Các cơ sở dịch vụ giải trí, nhà riêng, xe lưu động hoặc các địa điểm khác phù hợp với đối tượng nguy cơ cao nhiễm HIV cần điều trị PrEP.
1. Điều kiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động
Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự và trang thiết bị y tế, thuốc và phạm vi hoạt động chuyên môn của cung cấp điều trị PrEP lưu động được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế Quy định về Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
1.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
Để thực hiện cung cấp điều trị PrEP lưu động tại các địa điểm ngoài cơ sở y tế thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có không gian cho khám bệnh, tư vấn, xét nghiệm và cấp phát thuốc trong điều trị PrEP
- Bảo đảm các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm các điều kiện về riêng tư và bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện phục vụ khám và điều trị PrEP.
1.2. Điều kiện về nhân sự
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đội khám và điều trị PrEP lưu động phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật và phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với điều trị PrEP.
Các thành viên khác của đội khám và điều trị PrEP lưu động phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật phải được đào tạo, tập huấn phù hợp phạm vi chuyên môn được phân công.
Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
1.3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc
Nhóm lưu động phải có đủ trang thiết bị và hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn về điều trị PrEP.
Trang thiết bị phục vụ điều trị PrEP lưu động phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thuốc ARV để phục vụ điều trị PrEP phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
1.4. Phạm vi hoạt động chuyên môn
Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế, Sở Y tế cho phép.
Cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động cần đảm bảo quy trình khám và điều trị PrEP tuân theo quy trình chuyên môn tại Chương III, Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 19/11/2019.
1.5. Các điều kiện khác
Việc thực hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động tại phòng y tế của các đơn vị như trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề, khu công nghiệp, chế xuất… cần được các đơn vị đó đồng ý bằng văn bản.
Việc thực hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động tại địa điểm khác ngoài cơ sở y tế mà không thuộc các địa điểm nêu trên cần được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện điều trị PrEP lưu động đồng ý bằng văn bản.
2. Truyền thông tạo cầu và quảng bá dịch vụ điều trị PrEP lưu động
Các cơ sở cần xây dựng kế hoạch truyền thông tạo cầu và quảng bá dịch vụ điều trị PrEP lưu động tới nhóm khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV. Thông tin chi tiết cho khách hàng về các đợt điều trị PrEP lưu động tại địa phương.
Việc truyền thông và quảng bá dịch vụ điều trị PrEP lưu động có thể được truyền thông trực tiếp qua nhóm tiếp cận cộng đồng và lồng ghép với truyền thông tạo cầu về điều trị PrEP hoặc các dịch vụ truyền thông về HIV/AIDS, STIs…; Lồng ghép với các hoạt động truyền thông cho nhóm đích tại các địa điểm tập trung nhiều đối tượng có nguy cơ cao.
Các kênh truyền thông quảng bá dịch vụ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các ứng dụng hẹn hò, fanpage, các dịch vụ tiếp cận cộng đồng và xét nghiệm hoặc các sự kiện ở trường học, sự kiện cuối tuần hướng đến nhóm khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV.
V. QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỊ PrEP LƯU ĐỘNG
Các bước cung cấp dịch vụ trị PrEP lưu động cụ thể như sau:
Bước 1. Cơ sở điều trị PrEP thành lập đội cung cấp dịch vụ PrEP lưu động: Bảo đảm các điều kiện tại mục IV. 1.2 của hướng dẫn này.
Bước 2. Cơ sở điều trị PrEP xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động chi tiết: Thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ, số lần cung cấp dịch vụ lưu động trong tháng, quý, năm.
Bước 3. Tập huấn đội cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động về kỹ năng tư vấn và quy trình cung cấp dịch vụ lưu động.
Bước 4. Chuẩn bị trước chuyến lưu động
a) Cơ sở điều trị PrEP chuẩn bị:
Bộ dụng cụ: khám chữa bệnh, ống đựng máu, dụng cụ lấy máu và thùng vận chuyển mẫu. Có đủ trang thiết bị và hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu, thuốc chữa bệnh. Rà soát đủ cơ số thuốc PrEP cho đợt lưu động.
Phiếu sàng lọc, bệnh án, phiếu xét nghiệm, phiếu đồng thuận tham gia PrEP, đơn thuốc, phiếu chuyển gửi
Tờ rơi, tài liệu truyền thông
Các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đợt lưu động.
b) Nhóm hỗ trợ cộng đồng và nơi nhận dịch vụ lưu động (khu công nghiệp, trường đại học, cơ sở cung cấp dịch vụ giải trí, các điểm nóng về hoạt động mại dâm và tiêm chích ma túy, …)
Chọn ít nhất một cộng tác viên là người đầu mối liên lạc và hỗ trợ cho các hoạt động tổ chức dịch vụ lưu động.
Xây dựng và thống nhất kế hoạch tổ chức buổi dịch vụ lưu động với cơ sở y tế và nhóm hỗ trợ cộng đồng.
Tư vấn và giới thiệu khách hàng đăng ký dịch vụ PrEP lưu động
Nhóm hỗ trợ cộng đồng phối hợp với nơi nhận dịch vụ PrEP lưu động lập danh sách khách hàng sẽ nhận dịch vụ của mỗi đợt lưu động, và có kế hoạch tiếp đón trong trường hợp có khách hàng chưa đăng ký tới.
Thông báo cho khách hàng thời gian cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động và nhắc họ cầm theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Lưu ý: Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở điều trị PrEP có thể sắp xếp cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại nhà cho khách hàng có nhu cầu.
Bước 5. Tổ chức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động
Trước khi cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động: Khách hàng cần ký phiếu tự nguyện nhận dịch vụ điều trị PrEP lưu động
Thực hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động:
Bảo đảm đủ 6 bước cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Chương III của Hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 19/11/2019 và công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV tại địa điểm lưu động được thực hiện theo Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định 2674/QĐ-BYT ngày 27/4/2018.
Cơ sở điều trị PrEP lưu động có thể sử dụng công cụ HMED về quản lý khách hàng PrEP trực tuyến trong quá trình cấp dịch vụ lưu động bao gồm: sổ theo dõi khách hàng và bệnh án điện tử về điều trị PrEP.
Hẹn lịch tái khám cho khách hàng: Hẹn khách hàng tái khám tại cơ sở điều trị PrEP hoặc tại đợt lưu động tiếp theo lịch tái khám trong hướng dẫn triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) ban hành kèm theo công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Trong trường hợp khách hàng muốn đến cơ sở điều trị PrEP khác không phải cơ sở đang thực hiện đợt lưu động, nhóm PrEP lưu động viết giấy chuyển tuyến theo quy định.
Trường hợp khách hàng muốn quay lại điểm lưu động để tái khám: Nhóm lưu động cần thông báo cho khách hàng kế hoạch tổ chức các đợt lưu động trong thời gian tiếp theo để khách hàng có thể lựa chọn quay lại tái khám. Chủ động liên hệ khách hàng để đảm bảo khách hàng đến đúng hẹn của nhóm lưu động. Phối hợp với các nhóm hỗ trợ cộng đồng hay nhân viên chăm sóc khách hàng của cơ sở để liên hệ tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn cho các khách hàng sai hẹn.
Thực hiện cấp phát thuốc ARV cho điều trị PrEP lưu động: có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Cấp phát thuốc tại nơi tổ chức đợt lưu động: Có phương tiện/khu vực đảm bảo các điều kiện khuyến cáo của nhà sản xuất để lưu giữ một lượng thuốc đủ dùng cho mỗi đợt lưu động.
- Cấp phát thuốc tại các nhà thuốc: Giữa cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động và nhà thuốc cần ký hợp đồng về việc quản lý và cung cấp thuốc điều trị PrEP.
- Cấp phát thuốc tại nhà thuốc hoặc khoa Dược của cơ sở PrEP.
Lưu ý: Khách hàng cần ký vào đơn thuốc và/hoặc sổ cấp phát thuốc điều trị PrEP theo các quy định hiện hành để làm chứng từ thanh quyết toán.
Bước 6. Kết thúc đợt lưu động
Việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế từ dịch vụ điều trị PrEP lưu động được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nhóm lưu động mang mẫu máu, nước tiểu hoặc dịch âm đạo (nếu có) về cơ sở điều trị tuyến huyện/tỉnh để thực hiện xét nghiệm hoặc chuyển cho đơn vị labo ký hợp đồng làm xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý khác liên quan đến điều trị PrEP.
Nhóm lưu động mang toàn bộ sổ sách, bệnh án bao gồm đơn thuốc, phiếu xét nghiệm… của khách hàng về và lưu trữ tại cơ sở điều trị PrEP lưu động để quản lý theo quy định. Tất cả các thông tin về khách hàng đều được bảo mật.
Bước 7. Theo dõi, hỗ trợ khách hàng sau đợt lưu động
Cơ sở điều trị PrEP phối hợp với nhóm hỗ trợ cộng đồng theo dõi việc tuân thủ điều trị của khách hàng điều trị PrEP sau đợt lưu động để đảm bảo hiệu quả dự phòng và xử trí tác dụng phụ khi cần. Lịch tái khám và các nội dung, dịch vụ cần cung cấp tại mỗi lần tái khám theo Hướng dẫn quốc gia về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
Trong vòng 1 ngày sau khi có kết quả các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý khác đã chỉ định liên quan đến điều trị PrEP, cơ sở điều trị PrEP liên hệ khách hàng để thông báo và tư vấn. Tùy theo tình trạng của từng khách hàng mà bác sỹ có thể chỉ định thêm xét nghiệm hoặc giới thiệu khách đến khám các chuyên khoa liên quan như khám da liễu hoặc viêm gan…
Trong vòng 2 tuần kể từ ngày bắt đầu nhận thuốc PrEP, nhân viên y tế hoặc nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc thành viên nhóm cộng đồng tư vấn, nhắc khách hàng tuân thủ, duy trì điều trị và xử trí tác dụng phụ (nếu có) thông qua tin nhắn, gọi điện hoặc app điện thoại tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Việc theo dõi, hỗ trợ khách hàng tăng cường tuân thủ và duy trì điều trị được thực hiện theo quy định.
VI. QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN VÀ BÁO CÁO
Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị PrEP lưu động có trách nhiệm quản lý bệnh án và sổ sách ghi nhận các thông tin của khách hàng tại phòng khám thực hiện dịch vụ lưu động.
Việc báo cáo khách hàng nhận dịch vụ điều trị PrEP lưu động được thực hiện tương tự như khách hàng nhận dịch vụ điều trị PrEP tại cơ sở y tế. Quy trình, tần suất, thời gian báo cáo được thực hiện theo quy định tại Quyết định 5456/QĐ- BYT ngày 20/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS’ và công văn 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS về việc triển khai dịch vụ điều trị trước phơi nhiễm HIV (PrEP).
Cơ sở báo cáo kết quả điều trị PrEP sau mỗi đợt lưu động gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố bao gồm: Tổng số khách hàng nhận dịch vụ điều trị PrEP lưu động bao gồm số khách hàng mới (PrEP_new) và số khách hàng sử dụng dịch vụ điều trị PrEP ít nhất một lần (PrEP_curr).
- 1Công văn 109/AIDS-ĐT năm 2020 về hướng dẫn sử dụng thuốc TLD điều trị người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 2Công văn 190/AIDS-ĐT năm 2020 về khám và cấp thuốc ARV điều trị người bệnh HIV/AIDS trong tình hình dịch COVID-19 do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 3Nghị định 63/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi
- 4Công văn 367/AIDS-GSXN năm 2021 về tăng cường bảo mật và đảm bảo tính chính xác thông tin các trường hợp xét nghiệm nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 5Công văn 3000/BGDĐT-GDCTHSSV về phối hợp triển khai 5 nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Hướng dẫn 20-HD/BTGTW năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 7Công văn 34/AIDS-ĐT năm 2022 về hướng dẫn tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 8Quyết định 792/QĐ-BYT năm 2022 về "Kế hoạch triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 3Thông tư 30/2014/TT-BYT về khám, chữa bệnh nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 5Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 về hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 5456/QĐ-BYT năm 2019 về "Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 109/AIDS-ĐT năm 2020 về hướng dẫn sử dụng thuốc TLD điều trị người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 8Công văn 190/AIDS-ĐT năm 2020 về khám và cấp thuốc ARV điều trị người bệnh HIV/AIDS trong tình hình dịch COVID-19 do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 9Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 5154/QĐ-BYT năm 2020 về kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021-2025 do Bộ Y tế ban hành
- 11Nghị định 63/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi
- 12Công văn 367/AIDS-GSXN năm 2021 về tăng cường bảo mật và đảm bảo tính chính xác thông tin các trường hợp xét nghiệm nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 13Công văn 133/AIDS-ĐT năm 2020 về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 14Công văn 3000/BGDĐT-GDCTHSSV về phối hợp triển khai 5 nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Hướng dẫn 20-HD/BTGTW năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 16Công văn 34/AIDS-ĐT năm 2022 về hướng dẫn tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 17Quyết định 792/QĐ-BYT năm 2022 về "Kế hoạch triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Công văn 436/AIDS-ĐT năm 2021 hướng dẫn cung cấp dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- Số hiệu: 436/AIDS-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/06/2021
- Nơi ban hành: Cục Phòng chống HIV/AIDS
- Người ký: Phan Thị Thu Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực