Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/AIDS-ĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: ………………………………………………………..
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Việt Nam bắt đầu triển khai PrEP từ năm 2017, đến nay có gần 38.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP. Trong đó, tỷ lệ người trẻ tuổi sử dụng dịch vụ PrEP đang có xu hướng gia tăng. Nhiều người trong số họ hiện đang là sinh viên, học sinh tại các trường đại học, cao đẳng dạy nghề.
Nhằm tăng cường tiếp cận khách hàng trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV để cung cấp dịch vụ PrEP, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh tại Phụ lục đính kèm. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế về các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn, chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương (sau đây gọi chung là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:
Cục Phòng, chống HIV/AIDS đăng tải Hướng dẫn tại mục thông báo, trang tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ sau: https://vaac.gov.vn/tai-lieu-huong-dan. Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện, vui lòng liên hệ: ThS. Hà Minh Thành, điện thoại: 02437367144, email: prepvietnam@gmail.com.
Trân trọng cảm ơn./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH GỬI CÔNG VĂN
Sở Y tế 28 tỉnh, thành phố:
1. Hồ Chí Minh | 16. Hải Dương |
2. Hà Nội | 17. Nam Định |
3. Bà Rịa - Vũng Tàu | 18. Thái Bình |
4. Long An | 19. Nghệ An |
5. Bình Dương | 20. Khánh Hòa |
6. Hải Phòng | 21. Cần Thơ |
7. Thái Nguyên | 22. Sóc Trăng |
8. Tây Ninh | 23. An Giang |
9. Tiền Giang | 24. Kiên Giang |
10. Đồng Nai | 25. Cà Mau |
11.Quảng Ninh. | 26. Đồng Tháp |
12. Bắc Ninh | 27. Bến Tre |
13. Bắc Giang | 28. Đà Nẵng |
14. Sơn La |
|
15. Thanh Hóa |
|
TRIỂN KHAI ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PrEP) CHO SINH VIÊN, HỌC SINH
Tại Việt Nam, Điều trị PrEP được triển khai từ năm 2017 ngay sau khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Tính đến 31/08/2021 đã có 28/63 tỉnh, thành phố với gần 200 cơ sở điều trị PrEP cho gần 32.000 người. Theo đó, tỷ lệ người đang sử dụng dịch vụ PrEP chủ yếu ở lứa tuổi trẻ, lứa tuổi từ 15-29 chiếm 64%. Kết quả giám sát và các báo cáo không chính thức, số người có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng đang có xu hướng gia tăng. Đây là nhóm có độ tuổi trẻ, chưa có thu nhập ổn định, sống xa gia đình. Đây cũng là thời điểm nhiều sinh viên bộc lộ xu hướng tính dục và cởi mở hơn trong đời sống tình dục, nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tình dục an toàn. Mặt khác, các trường hợp có quan hệ tình dục đồng giới thì tự kỳ thị hoặc bị kỳ thị nên không sẵn sàng chia sẻ và chưa tiếp cận các dịch vụ y tế phù hợp. Các đặc điểm này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không có các định hướng, can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn triển khai PrEP tại thời điểm này tập trung chủ yếu vào quy trình cung cấp dịch vụ, các hoạt động truyền thông tạo cầu nói chung, chưa tập trung cho nhóm sinh viên, học sinh. Tình trạng này dẫn đến các hoạt động triển khai PrEP cho sinh viên trong các trường đại học hiện đang được triển khai tự phát, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế.
Điều này đòi hỏi cần thiết có hướng dẫn cụ thể về việc cung cấp PrEP cho sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng.
Hướng dẫn triển khai cung cấp dịch vụ PrEP cho học sinh, sinh viên học sinh tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại các tỉnh/thành phố.
Luật số 64/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Luật số 71/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;
Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
Quyết định số 5154/QĐ-BYT ngày 11/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021 - 2025.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Văn bản này hướng dẫn tạm thời việc cung cấp dịch vụ PrEP cho học sinh, sinh viên (gọi chung là sinh viên) tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề bao gồm các hoạt động tạo cầu, hoạt động tiếp cận với sinh viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ, mô hình cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên, hoạt động hỗ trợ duy trì sử dụng dịch vụ, theo dõi và giám sát chương trình điều trị PrEP trong sinh viên.
2. Đối tượng áp dụng
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
- Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.
1. Chỉ định PrEP và quy trình cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 về Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV.
2. Đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ, kết hợp giữa các hoạt động truyền thông tạo cầu, tiếp cận sinh viên có nhu cầu với cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với đặc thù của sinh viên.
3. Kết nối, chuyển gửi sinh viên có nhu cầu sử dụng PrEP với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất, quan hệ tình dục tập thể sau khi dùng chất kích thích (chemsex) khi cần.
4. Khuyến khích sự tham gia và tăng cường vai trò của đoàn thanh niên nhà trường, hội sinh viên, câu lạc bộ sinh viên, sinh viên sử dụng dịch vụ PrEP trong việc thiết kế, triển khai các hoạt động truyền thông tạo cầu PrEP, tiếp cận sinh viên có nhu cầu sử dụng PrEP phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của các nhóm sinh viên khác nhau.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và cơ sở y tế cung cấp dịch vụ PrEP với đoàn thanh niên, hội sinh viên, y tế các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn, các nhóm hỗ trợ cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động cung cấp PrEP cho sinh viên.
Bước 1. Khảo sát nhu cầu, tính khả thi trong triển khai điều trị PrEP cho sinh viên trên địa bàn tỉnh/thành phố
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát số liệu về tình hình nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), tình hình nhiễm HIV, điều trị PrEP trên địa bàn tỉnh/thành phố bao gồm phân bố theo các nhóm tuổi, nhóm nghề nghiệp bao gồm nhóm sinh viên;
- Làm việc với các nhóm chủ chốt trong các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề hoặc hiện có về nguy cơ lây nhiễm HIV, người chuyển giới, câu lạc bộ, hội nhóm về người chuyển giới nếu có, lập bản đồ các ứng dụng hẹn hò như Blued, Grindr để ước lượng số MSM trong các khu vực, nhằm lựa chọn khu vực triển khai thí điểm ưu tiên;
- Làm việc với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề được lựa chọn để:
+ Khảo sát việc lồng ghép chuyển tải các thông điệp về giới tính, sức khỏe tình dục, dự phòng nhiễm HIV trong các chương trình ngoại khóa, định hướng khi vào trường cho các tân sinh viên, học sinh, các sự kiện do sinh viên tổ chức (thời trang....), hội chợ về sức khỏe, fanpage của sinh viên và đồng thời khảo sát vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ trong việc tổ chức các hoạt động trên.
+ Khảo sát vai trò Phòng y tế nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung, phối hợp tổ chức dịch vụ tư vấn, sức khỏe và an toàn tình dục, cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên.
+ Thảo luận với các thành phần chủ chốt của nhà trường để đánh giá nhu cầu, sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến HIV, sức khỏe tình dục, giới và dịch vụ PrEP và các hoạt động truyền thông tạo cầu với PrEP trong học sinh, sinh viên, cũng như sự cam kết của các thành phần chủ chốt trong việc triển khai PrEP cho học sinh sinh viên trong thời gian tới.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức hội thảo đồng thuận, tập huấn
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các cơ sở PrEP trên địa bàn, các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, hội sinh viên, đoàn thanh niên, các tổ chức cộng đồng trong:
- Xác định các cơ sở, địa điểm chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên.
- Lựa chọn cách thức thực hiện tạo cầu và tiếp cận sinh viên.
- Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông tạo cầu với PrEP cho sinh viên, cách thức tiếp cận sinh viên có nhu cầu, giới thiệu, kết nối với dịch vụ tư vấn, sàng lọc nguy cơ nhiễm HIV, STIs, xét nghiệm HIV, mô hình cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên.
- Xây dựng các quy trình chuẩn trong việc cung cấp từng dịch vụ PrEP cho sinh viên, bao gồm tạo cầu, tiếp cận với sinh viên, cung cấp dịch vụ trực tuyến kết hợp với trực tiếp, cố định kết hợp với lưu động.
- Tổ chức hội thảo định hướng cho các lãnh đạo chủ chốt, đoàn thanh niên, hội sinh viên, câu lạc bộ, y tế của các trường đại học, cao đẳng, trung học để tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV cho học sinh sinh sinh viên bao gồm dịch vụ PrEP cho nhóm MSM là học sinh sinh viên, cũng như giới thiệu các hoạt động tạo và sự sẵn có dịch vụ PrEP trên địa bàn tỉnh/TP.
- Tổ chức các khóa tập huấn trực tiếp, trực tuyến cho lãnh đạo đoàn thanh niên, hội sinh viên, câu lạc bộ, y tế của các trường đại học, cao đẳng, trung học về giáo dục sức khỏe tình dục, giới, sức khỏe tâm thần, dự phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, dự phòng lây truyền HIV.
- Xác định sinh viên/các nhân tố tiềm năng của các trường qua các khóa tập huấn này để tham gia triển khai các hoạt động truyền thông tạo cầu và kết nối dịch vụ PrEP.
Bước 3. Truyền thông tạo cầu đối với PrEP cho học sinh, sinh viên
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (đơn vị truyền thông) phối hợp hoặc hướng dẫn các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ PrEP, các trường đại học thực hiện các hoạt động truyền thông sau:
- Xây dựng các thông điệp truyền thông để thu hút khách hàng MSM là sinh viên trên cơ sở bổ sung các thông điệp truyền thông về dịch vụ PrEP nói chung tại cơ sở y tế trên các trang các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các ứng dụng hẹn hò, fanpage.
- Xây dựng hoặc chỉnh sửa hoặc sử dụng các tài liệu sẵn có được phê duyệt các tờ rơi, poster về PrEP phù hợp với nhóm sinh viên, học sinh để cung cấp cho các trường đại học, cao đẳng, trung học...
- Thiết lập trang web, fanpage của cơ sở cung cấp dịch vụ để giới thiệu về dịch vụ PrEP, tạo các chức năng để khách hàng có thể đăng ký dịch vụ tư vấn chia sẻ thông tin... Nội dung các trang nhấn mạnh về nguy cơ nhiễm HIV và PrEP, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm nhiễm HIV và sàng lọc chẩn đoán, các vấn đề sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất/chem sex và sàng lọc, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị cho nhóm sinh viên
- Hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký điều trị PrEP và tư vấn điều trị online để tạo điều kiện cho nhóm khách hàng này dễ dàng tiếp cận với dịch vụ PrEP.
- Kết nối và liên kết với các trang fanpage, group nhóm của các trường trung học, cao đẳng, đại học để truyền tải các thông điệp.
- Tập hợp đội ngũ cộng tác viên là các bạn sinh viên, học sinh của các trường, liên kết với các câu lạc bộ, các nhóm LGBT tại các trường và cộng đồng.
- Phối hợp với đoàn thanh niên, hội sinh viên, câu lạc bộ trong nhà trường tổ chức các sự kiện và lồng ghép giới thiệu về tình dục an toàn, giới tính và xu hướng tính dục, PrEP, cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP. Phối hợp và lồng ghép tổ chức định kỳ thành chuỗi các sự kiện nhân ngày tựu trường của tân sinh viên, bình đẳng giới, ngày thế giới chống kỳ thị phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT, nhân ngày phòng chống HIV, bảo vệ trẻ em, bạo lực, các chương trình ghép cặp hẹn hò...
- Liên kết các webstie, fanpage của các trường đại học với các phòng khám cung cấp PrEP. Đăng bài chia sẻ, giới thiệu dịch vụ PrEP trên các website, fanpage của trường. Liên kết với các group về LGBT của trường cao đẳng đại học để chia sẻ và giới thiệu về dịch vụ PrEP
- Chạy quảng cáo của các bài viết trên các fanpage của trường, chạy quảng cáo trên các app ứng dụng như Blued, Grindr, Jack’d, Tiktok...
- Đăng tải các khóa giáo dục sức khỏe tình dục, giới, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm PrEP, phòng tránh STI trên mạng xã hội để học sinh sinh viên có thể tự truy cập và tìm hiểu các thông tin trên.
- Nhân viên y tế cũng có thể tạo tài khoản và tiếp cận trên các app ứng dụng dành cho cộng đồng như Blued, Grindr, Jack’d, Tiktok...
Bước 4. Cung cấp dịch vụ PrEP cho học sinh, sinh viên
- Chỉ định và cung cấp dịch vụ PrEP theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 về Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
- Cung cấp các mô hình điều trị PrEP đa dạng, phù hợp như mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động gần các tụ điểm trường đại học, ký túc xá, mô hình khám bệnh từ xa. Các quy trình triển khai và quy trình chuyên môn cung cấp dịch vụ PrEP theo Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành.
- Tiếp cận khách hàng là sinh viên học sinh tại các trường:
+ Tiếp cận khách hàng đích, các trưởng nhóm cộng đồng chuyển giới (LGBT) của các trường, của các nhóm cộng đồng để giới thiệu dịch vụ PrEP và các dịch vụ khác. Ưu tiên tiếp cận viên đồng đẳng ở trong trường để tiếp cận những sinh viên không bộc lộ xu hướng tính dục (“gay kín”) trong trường.
+ Các hoạt động tiếp cận khách hàng có thể được thực hiện thông qua các cuộc tổ chức sự kiện tại các trường như giới thiệu dịch vụ, đầu mối liên hệ của cơ sở cung cấp dịch vụ, cung cấp các thông tin sàng lọc nguy cơ cao đối với lây nhiễm HIV, STIs cho học sinh sinh viên, cung cấp các thông tin về cách tiếp cận dịch vụ PrEP trực tiếp, trực tuyến...
- Cung cấp dịch vụ PrEP: linh hoạt thuận tiện cho nhóm MSM là sinh viên dễ tiếp cận:
+ Cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại phòng khám, có thể đặt lịch khám qua nền tảng công nghệ thông tin.
+ Phối hợp cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại chỗ với tư vấn, sàng lọc nguy cơ nhiễm HIV, khám chuẩn bị điều trị qua hình thức PrEP online (điện thoại trao đổi trực tiếp, SMS, Zalo hoặc Zoom,...) để tăng cường tiếp cận dịch vụ của các sinh viên có nguy cơ cao nhiễm HIV.
+ Cung cấp dịch vụ PrEP lưu động tại các tụ điểm, các địa điểm tổ chức sự kiện cho học sinh, sinh viên: Lập bản đồ xác định các tụ điểm/ nơi gặp gỡ của các nhóm sinh viên và tiếp cận các khu vực để cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, cung cấp PrEP.
+ Quy trình cung cấp dịch vụ rõ ràng, thuận tiện bao gồm cả thời gian cung cấp điều trị PrEP ngoài giờ, cuối tuần, giảm thời gian chờ của khách hàng.
+ Hỗ trợ tuân thủ điều trị PrEP và duy trì PrEP với sự tham gia hỗ trợ của nhóm đồng đẳng.
- Các dịch vụ bổ sung thu hút những người trẻ tuổi: Từng bước bổ sung một số các dịch vụ cần thiết với nhu cầu học sinh, sinh viên
+ Sàng lọc một số nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thường gặp và kết nối điều trị hoặc điều trị tại chỗ nếu có thể.
+ Sàng lọc các vấn đề bạo lực giới, sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất, và quan hệ tình dục tập thể (chem sex).
+ Cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn (kết hợp với chương trình can thiệp giảm hại) nếu có.
+ Thiết lập phòng khám thân thiện, tập huấn cho nhân viên y tế về phòng khám thân thiện.
Bước 5. Triển khai các hoạt động duy trì điều trị PrEP
- Xác định các rào cản đối với khách hàng tuân thủ điều trị chưa tốt, tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị, tư vấn tạo động lực cho khách hàng.
- Tạo môi trường cơ sở y tế thân thiện, bảo mật thông tin cho khách hàng
- Mô hình cung cấp dịch vụ linh hoạt, khung giờ cung cấp dịch vụ phù hợp với sinh viên.
- Triển khai các hoạt động câu lạc bộ trực tuyến giữa các sinh viên sử dụng PrEP, có sự hỗ trợ của nhóm đồng đẳng để duy trì điều trị PrEP.
- Cung cấp các dịch vụ liên quan khác: Xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất và chem sex, giáo dục sức khỏe tình dục và dự phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, sàng lọc bạo lực giới và chuyển tiếp tới các dịch vụ hỗ trợ.
- Phối hợp các nhóm hỗ trợ cộng đồng, tiếp cận lại khách hàng, đưa khách hàng quay trở lại điều trị PrEP.
- Triển khai hoạt động quản lý chất lượng (PrEPqual) qua đó rà soát các số liệu bỏ trị, mất dấu hàng tháng/quý để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng với PrEP.
- Giá dịch vụ công khai, phù hợp với khả năng chi trả của cộng đồng; tốt nhất là được miễn phí hoặc trợ giá
- Nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hằng năm
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác trong phòng, chống HIV/AIDS.
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm
- Tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên trên địa bàn tỉnh/thành phố theo các nội dung tại hướng dẫn này.
- Kiểm tra việc triển khai.
2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có trách nhiệm
- Tham mưu Sở Y tế trong tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện.
- Phối hợp với cơ sở điều trị PrEP, các nhóm cộng đồng để truyền thông, quảng bá dịch vụ PrEP cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn
- Theo dõi và đánh giá việc triển khai dịch vụ PrEP cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, báo cáo Sở Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Cơ sở y tế có trách nhiệm
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, các bên liên quan tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ PrEP và dịch vụ liên quan đến HIV cho sinh viên các trường đại học.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và bảo mật thông tin khách hàng.
- Phối hợp với các nhóm cộng đồng để truyền thông, quảng bá dịch vụ PrEP cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn.
- Báo cáo định kỳ, tổng kết.
5. Các nhóm cộng đồng có trách nhiệm
- Hỗ trợ triển khai các hoạt động truyền thông tạo cầu, quảng bá, giới thiệu dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, PrEP, điều trị ARV và các dịch vụ liên quan.
- Hỗ trợ chuyển gửi, kết nối khách hàng tới các dịch vụ y tế có liên quan, hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
- Hỗ trợ tư vấn tuân thủ điều trị, duy trì điều trị cho người bệnh HIV/AIDS và khách hàng điều trị PrEP.
6. Các dự án, tổ chức quốc tế
- Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hỗ trợ triển khai hướng dẫn tại các tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế có nhu cầu.
- Hỗ trợ kỹ thuật triển khai hướng dẫn.
- 1Công văn 190/AIDS-ĐT năm 2020 về khám và cấp thuốc ARV điều trị người bệnh HIV/AIDS trong tình hình dịch COVID-19 do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 2Công văn 436/AIDS-ĐT năm 2021 hướng dẫn cung cấp dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 3Công văn 133/AIDS-ĐT năm 2020 về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 4Công văn 1031/BYT-AIDS năm 2022 về đánh giá kết quả triển khai Nghị định 108/2007/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 792/QĐ-BYT năm 2022 về "Kế hoạch triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 3Công văn 190/AIDS-ĐT năm 2020 về khám và cấp thuốc ARV điều trị người bệnh HIV/AIDS trong tình hình dịch COVID-19 do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 4Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 5154/QĐ-BYT năm 2020 về kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021-2025 do Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị định 63/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi
- 7Công văn 436/AIDS-ĐT năm 2021 hướng dẫn cung cấp dịch vụ lưu động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 8Công văn 133/AIDS-ĐT năm 2020 về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 9Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 1031/BYT-AIDS năm 2022 về đánh giá kết quả triển khai Nghị định 108/2007/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 792/QĐ-BYT năm 2022 về "Kế hoạch triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Công văn 34/AIDS-ĐT năm 2022 về hướng dẫn tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- Số hiệu: 34/AIDS-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/01/2022
- Nơi ban hành: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Người ký: Phan Thị Thu Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra