- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 2Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 09/2019/TT-BTC sửa đổi Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4107/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
Trả lời công văn số 165/HQĐL-NV ngày 20/2/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đề nghị hướng dẫn về vướng mắc phân loại và thuế suất thuế GTGT mặt hàng mảnh gỗ sồi dùng trong sản xuất rượu vang, đã qua xử lý nhiệt, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1) Về phân loại hàng hóa:
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính;
Căn cứ chú giải pháp lý chương 12:
4. Ngoài các mặt hàng khác, nhóm 12.11 áp dụng với các loại cây hoặc các phần của các loại cây sau đây: húng quế, cây borage (cây lá nhám, hoa xanh), cây nhân sâm, cây bài hương, cây cam thảo, các loại cây bạc hà, cây hương thảo, cây cửu lý hương, cây xả thơm và cây ngải tây.
Chú giải pháp lý chương 44:
1. Chương này không bao gồm:
a) Gỗ, dưới dạng mảnh, mẩu vụn, vỏ bào, được nghiền hoặc tán nhỏ thành bột, dùng chủ yếu trong công nghệ làm nước hoa, dược phẩm, hoặc thuốc diệt côn trùng, diệt nấm hay các mục đích tương tự (nhóm 12.11);
Theo thông báo kết quả giám định số 865/TB-KĐ4 ngày 13/6/2019 của Chi cục Kiểm định hải quan 4, mặt hàng có kết quả giám định: “mảnh gỗ sồi, thuộc chi sồi, họ dẻ, dùng trong sản xuất rượu vang hoặc đồ uống có cồn khác”.
Theo trình bày của Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng tại công văn số 29/XNK-CPTP ngày 26/02/2019 thì từ năm 2009 đến nay, Công ty nhập khẩu mặt hàng mảnh gỗ sồi đã qua xử lý nhiệt (được cắt, băm thành từng mảnh nhỏ, xử lý nhiệt với mục đích sấy khô để dễ dàng bảo quản), dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu vang, có công dụng tạo hương vị đậm đà hơn cho sản phẩm.
Trên cơ sở thông báo kết quả giám định số 865/TB-KĐ4 ngày 13/6/2019 của Chi cục Kiểm định hải quan 4 và giải trình công dụng của công ty, mặt hàng được sử dụng với “mục đích tương tự” như mô tả tại mã số 12.11.
Như vậy, mặt hàng mảnh gỗ sồi, dùng trong sản xuất rượu vang hoặc đồ uống có cồn khác, phù hợp phân loại thuộc nhóm 12.11, mã số chi tiết tùy theo dạng gia công, mã số 1211.90.98 “- - - Loại khác, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột” hoặc mã số 1211.90.99 “- - - Loại khác”.
2) Về thuế GTGT:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT thì: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì:
- Khoản 1 Điều 4 quy định: “Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
- Điều 11 quy định: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.
Tại công văn số 12571/BTC-TCT ngày 8/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố:
“- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng và bán ra thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, trường hợp bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
- Sản phẩm gỗ đã qua chế biến như: gỗ ván, gỗ tấm, dăm gỗ áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Từ ngày 01/01/2014 đến trước ngày ban hành công văn này, trường hợp đã áp dụng thuế suất thuế GTGT khác hướng dẫn nêu trên thì không thực hiện điều chỉnh lại”.
Theo đó, trường hợp mặt hàng “mảnh gỗ sồi đã qua xử lý nhiệt” là sản phẩm gỗ đã chế biến (dăm gỗ) áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo hướng dẫn tại công văn số 12571/BTC-TCT ngày 8/9/2014 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk biết và thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1861/TCT-CS năm 2016 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 2038/TCT-CS năm 2017 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ tròn do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1170/TCT-CS năm 2018 về thuế giá trị gia tăng đối với gỗ tròn có nguồn gốc tự nhiên và nhập khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 1929/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với nhà thầu thực hiện dự án thuỷ điện tại Lào do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 3495/TCHQ-TXNK năm 2020 về việc áp thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm chất saponin nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 1316/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 2671/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đào tạo kỹ năng do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 6087/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 7131/TCHQ-GSQL năm 2020 thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 962/TCHQ-TXNK năm 2022 mặt hàng gỗ cao su ghép khối do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 2Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 12571/BTC-TCT năm 2014 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ rừng trồng do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 1861/TCT-CS năm 2016 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2038/TCT-CS năm 2017 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ tròn do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 1170/TCT-CS năm 2018 về thuế giá trị gia tăng đối với gỗ tròn có nguồn gốc tự nhiên và nhập khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 9Thông tư 09/2019/TT-BTC sửa đổi Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 1929/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với nhà thầu thực hiện dự án thuỷ điện tại Lào do Tổng cục Thuế ban hành
- 11Công văn 3495/TCHQ-TXNK năm 2020 về việc áp thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm chất saponin nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 1316/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 13Công văn 2671/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đào tạo kỹ năng do Tổng cục Thuế ban hành
- 14Công văn 6087/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Công văn 7131/TCHQ-GSQL năm 2020 thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 16Công văn 962/TCHQ-TXNK năm 2022 mặt hàng gỗ cao su ghép khối do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 4107/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng mặt hàng mảnh gỗ sồi do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4107/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/06/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết