- 1Hiệp định về thương mại hàng hoá thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các chính phủ các nước ASEAN và Hàn Quốc
- 2Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản
- 3Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
- 4Luật Hải quan 2014
- 5Công văn 695/TCHQ-TXNK năm 2015 về phân loại và xử lý thuế xuất nhập khẩu đối với Nước hồng sâm và Levofloxacin Hemihydrate do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 8Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 9Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 11Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông báo 6253/TB-TCHQ năm 2017 về kết quả xác định trước mã số do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 13Công văn 1693/TCHQ-TXNK năm 2018 về rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Nghị định 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
- 15Công văn 2168/TCHQ-TXNK năm 2018 về rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do Tổng cục Hải quan ban hành
- 16Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 17Quyết định 1921/QĐ-TCHQ năm 2018 về quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 18Luật Quản lý thuế 2019
- 19Thông báo 2355/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là Thực phẩm chức năng Supper Collagen do Tổng cục Hải quan ban hành
- 20Công văn 1453/TCHQ-TXNK năm 2019 về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
- 21Công văn 2411/TCHQ-GSQL năm 2019 về chấn chỉnh thực hiện thủ tục hải quan, quản lý, theo dõi tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 22Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 23Thông tư 11/2020/TT-BTTTT quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 24Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế
- 25Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 26Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 27Công văn 4837/TCHQ-TXNK năm 2020 về hàng tạm xuất, tái nhập thi công công trình do Tổng cục Hải quan ban hành
- 28Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 29Công văn 2687/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 30Công văn 3552/TCHQ-TXNK năm 2021 về phân loại mặt hàng Nắp thùng xe bán tải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 31Công văn 3634/TCHQ-TXNK năm 2021 về hàng hóa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công do Tổng cục Hải quan ban hành
- 32Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2021 xử lý vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 33Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 về Quy trình miễn thuế, giảm thuế hoàn thuế không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 34Thông tư 2/2022/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 35Công văn 2011/TCHQ-GSQL năm 2022 về xử lý tờ khai xuất khẩu tại chỗ chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 36Thông báo 3545/TB-TCHQ năm 2019 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Korean Red Ginseng Extract Everyone do Tổng cục Hải quan ban hành
- 37Thông báo 3734/TB-TCHQ năm 2019 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Chiết xuất Đông trùng hạ thảo - Cordyceps Militaris Juice do Tổng cục Hải quan ban hành
- 38Thông báo 1326/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Oasis Pro Morning Breeze Room Re chế phẩm khử mùi phòng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 39Công văn 4158/TCHQ-TXNK năm 2022 về mã số HS mặt hàng Levofloxacin Hemihydrate do Tổng cục Hải quan ban hành
- 40Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 về Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 41Công văn 5189/TCHQ-TXNK năm 2022 về phân loại mặt hàng “vè che mưa dùng cho ô tô” do Tổng cục Hải quan ban hành
- 42Thông tư 04/2023/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền Thông
- 43Nghị định 32/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2016/NĐ-CP hướng dẫn về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3317/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Trong thời gian qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu, các Cục Hải quan địa phương vẫn nỗ lực, đảm bảo hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu thuế, quản lý thuế Tổng cục Hải quan đã giao. Qua kiểm tra nội bộ tại 2 Cục Hải quan địa phương, Hội nghị trao đổi nghiệp vụ liên quan đến công tác thu thuế, quản lý thuế tháng 9/2023 và qua công tác rà soát, kiểm tra, quản lý nghiệp vụ trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan nhận thấy công tác quản lý trị giá, phân loại hàng hóa, miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, trực ban giám sát trực tuyến được các đơn vị triển khai thực hiện cơ bản đảm bảo đúng quy định, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cần xem xét lại các điểm còn tồn tại, hạn chế để khẩn trương rà soát, khắc phục, cụ thể:
I. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Công tác quản lý trị giá hải quan
- Công chức hải quan tại một số Chi cục Hải quan còn bỏ sót tờ khai có nghi vấn về trị giá, không kiểm tra tên hàng, mô tả hàng hóa, từ đó không xác định nghi vấn, dẫn đến không tổ chức kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan;
- Không thực hiện đầy đủ các bước tham vấn trị giá, đặc biệt là không chuẩn bị đầy đủ thông tin, câu hỏi, nội dung nghi ngờ cần được làm rõ trước khi thực hiện tham vấn với người khai hải quan, làm giảm hiệu quả công tác tham vấn;
- Việc kiểm tra chi tiết xác định trị giá hải quan trong thông quan hầu hết chỉ tập trung vào kiểm tra hình thức hồ sơ, chưa hướng vào kiểm tra nội dung của trị giá, do đó chỉ bác bỏ trị giá kê khai do mâu thuẫn hồ sơ mà chưa phát hiện trường hợp người khai hải quan kê khai trị giá hải quan không đúng phương pháp, không đúng mức giá;
- Chấp nhận trị giá kê khai nhưng không làm rõ các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả, không hướng dẫn người khai hải quan xuất trình chứng từ chứng minh trị giá giao dịch của hàng hóa, không hướng dẫn người khai hải quan xuất trình tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán để tính toán mức giá tham chiếu, so sánh với trị giá kê khai dẫn đến chấp nhận trị giá kê khai thấp. Bác bỏ trị giá kê khai nhưng không có giá tham chiếu so sánh tính toán từ chính hồ sơ của hàng hóa dẫn đến bác bỏ trị giá kê khai khi thiếu căn cứ định lượng được;
- Xác định lại trị giá hải quan không đúng phương pháp; hoặc đúng phương pháp nhưng không sử dụng đúng thông tin, không đúng nguyên tắc của phương pháp, dẫn đến xác định mức giá ấn định không đúng, thấp hơn thực tế giao dịch, có nguy cơ rủi ro thu thiếu tiền thuế;
- Cập nhật chậm kết quả kiểm tra trị giá tại chức năng 1.04 và 1.12 trên Hệ thống GTT02;
- Một số đơn vị hải quan không thực hiện hoặc chậm thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan theo các chuyên đề kiểm tra trị giá hoặc thông qua hệ thống trực ban giám sát trực tuyến, dẫn đến tồn đọng tờ khai hải quan phải kiểm tra, để một số doanh nghiệp có điều kiện tạm ngừng, ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
2. Công tác phân loại hàng hóa, xác định mức thuế, kiểm định
Một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ dẫn tới tồn tại tình trạng tờ khai được thông quan chưa đúng quy định:
- Khai mô tả hàng hóa không đủ thông tin theo quy định (không khai đủ thông tin thành phần, cấu tạo, công dụng hoặc tính chất lý hóa, đơn vị tính...);
- Thông tin hồ sơ, tài liệu chưa đủ cơ sở xác định mã số hoặc chưa có căn cứ để xác thực thông tin khai báo nhưng tờ khai vẫn được chấp nhận thông quan theo mã số khai báo;
- Hàng hóa được chi tiết mã số 10 số theo Biểu thuế xuất khẩu, nhưng chỉ khai mã 8 số để lẩn tránh thuế xuất khẩu;
- Hàng hóa chịu thuế xuất khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu, nhưng không khai/khai sai mức thuế suất thuế xuất khẩu;
- Khai sai mức thuế suất trong trường hợp nhập thuế thủ công trên hệ thống;
- Khai sai điều kiện áp dụng thuế suất (nước loại trừ được hưởng ưu đãi đặc biệt trong các FTAs, dòng hàng không được hưởng ưu đãi đặc biệt trong các FTAs, khai không đúng điều kiện áp dụng thuế suất quy định tại chương 98, nước không được hưởng thuế suất MFN, hàng hóa ngoài hạn ngạch thuế quan...);
- Khai sai mã Biểu thuế nhập khẩu, không khai mã số chương 98 vào chỉ tiêu mô tả hàng hóa...
Cụ thể:
2.1.1. Khai mô tả hàng hóa không đủ thông tin về hàng hóa (không khai thành phần, cấu tạo, công dụng hoặc tính chất lý hóa...) theo quy định hoặc thông tin hồ sơ, tài liệu chưa đủ cơ sở xác định mã số hoặc chưa có căn cứ để xác thực thông tin khai báo nhưng tờ khai vẫn được chấp nhận thông quan theo mã số khai báo
Ví dụ:
(1) Mặt hàng khai báo “Tấm chuẩn bằng đồng (N0781097), gói 50 chiếc, phụ kiện cho máy quang phổ, dùng trong phòng thí nghiệm, hàng mới 100%, HSX: Perkin Elmer” được thông quan với mã số 7409.19.00. Theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam thì nhóm 74.09 “Đồng ở dạng tấm, lá và dải, có chiều dày trên 0,15 mm”, phân nhóm 7409.1x “- Bằng đồng tinh luyện”. Như vậy, mô tả hàng hóa khai báo chưa có thông tin về độ dày, loại đồng tinh luyện hay hợp kim đồng... nên chưa đủ cơ sở phân loại mặt hàng vào mã HS 7409.19.00.
(2) Mặt hàng khai báo Bộ biến đổi tĩnh điện, mã số khai báo 8504.40.19: Theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì Bộ biến đổi tĩnh điện thuộc mã số 8504.40.19 nếu là loại dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động hoặc thiết bị viễn thông và thuộc mã số 8504.40.90 nếu là không dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động hoặc thiết bị viễn thông. Doanh nghiệp khai báo là Bộ biến đổi tĩnh điện, mã số 8504.40.19 là không đủ thông tin nhưng vẫn được chấp nhận thông quan theo khai báo.
2.1.2. Hàng hóa được chi tiết mã số 10 số theo Biểu thuế xuất khẩu, người khai không khai mã số 10 nhưng tờ khai vẫn được thông quan theo mã số khai báo
Ví dụ:
(1) Theo Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, mã hàng 7115.90.10 được chi tiết thành mã hàng 7115.90.10.10 (thuế suất 5%) và mã hàng 7115.90.10.90 (thuế suất 0%). Thực tế, tồn tại tờ khai xuất khẩu, được thông quan với mã hàng 7115.90.10, thuế suất 0%.
(2) Theo Biểu thuế thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP, mã hàng 8108.90.00 được chi tiết thành 2 mã số 10 số: 8108.90.00.10 và 8108.90.00.90, thuế suất 5%. Thực tế tồn tại tờ khai “Rọ Titan, kích thước: L150xW50xH990mm, làm bằng Titan, dùng để treo điện cực xi mạ, hàng mới 100%#&VN”, được thông quan theo mã số 8108.90.00, thuế suất 0%.
2.1.3. Hàng hóa chịu thuế xuất khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu, người khai không khai/ khai sai mức thuế suất thuế xuất khẩu nhưng vẫn được thông quan theo khai báo, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải thu vào ngân sách nhà nước
Ví dụ:
(1) Mã hàng 2525.10.00 có thuế suất thuế xuất khẩu là 5% (theo Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai xuất khẩu khai mã hàng 2525.10.00 được thông quan với thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
(2) Mã hàng 7411.29.00 có thuế suất thuế xuất khẩu 5% (theo Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai xuất khẩu khai mã hàng 7411.29.00, được thông quan với thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
2.1.4. Không kiểm tra việc khai báo mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nhập thuế suất thủ công, mặc dù tờ khai thuộc luồng vàng, luồng đỏ, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
Ví dụ:
(1) Mã hàng 7318.22.00 có thuế suất thuế nhập khẩu MFN 12% (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu khai mã hàng 7318.22.00, được thông quan với thuế suất thuế nhập khẩu MFN 0%.
(2) Mã hàng 8419.50.91 có thuế suất thuế nhập khẩu MFN 3% (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu khai mã hàng 8419.50.91, được thông quan với thuế suất thuế nhập khẩu MFN 0%.
(3) Mã hàng 7318.22.00 có thuế suất MFN 12% (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu khai mã hàng 7318.22.00, được thông quan với thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10%.
(4) Mã hàng 8419.11.90 có thuế suất MFN 10% (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu khai mã hàng 8419.11.90, được thông quan với thuế suất thuế nhập khẩu MFN 0%.
2.1.5. Không kiểm tra điều kiện áp dụng thuế suất (như điều kiện về nước xuất xứ) dẫn đến trường hợp nước bị loại trừ áp dụng FTA nhưng vẫn được thông quan với mức thuế suất FTA, nước không được áp dụng thuế suất MFN nhưng vẫn được thông quan với mức thuế suất MFN
Tại điểm c Điều 3 Quy trình phân loại và áp dụng mức thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ đã hướng dẫn rõ quy trình kiểm tra điều kiện áp dụng thuế suất. Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 1693/TCHQ-TXNK ngày 30/3/2018, 2168/TCHQ-TXNK ngày 23/4/2018 và 3128/TCHQ-TXNK ngày 05/6/2018 yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường; công văn số 10137/TCHQ-TXNK ngày 26/10/2016, 10908/TCHQ-TXNK ngày 18/11/2016, 11692/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2016 về rà soát việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các FTA ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Hàn Quốc.
Ví dụ:
(1) Hàng hóa nhập khẩu từ các nước như: Andorra (AD), ET (Ethiopia), RS (Serbia), BA (Bosnia and Herzegowina) không được áp dụng thuế suất MFN mà phải áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường. Tuy nhiên, tồn tại nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ các nước nêu trên được thông quan với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải thu vào ngân sách nhà nước, ví dụ như:
- Mã hàng 8205.40.00, nước xuất xứ: AD (Andorra) được thông quan với thuế suất MFN 20%. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường phải áp dụng là 30%;
- Mã hàng 0603.19.00, nước xuất xứ: ET (Ethiopia), được thông quan với thuế suất MFN 20%. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường phải áp dụng là 30%;
- Mã hàng 7616.99.90, nước xuất xứ RS (Serbia), được thông quan với thuế suất MFN 15%. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường phải áp dụng là 22,5%;
- Mã hàng 3917.39.99, nước xuất xứ BA (Bosnia and Herzegowina), được thông quan với thuế suất MFN 15%. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường phải áp dụng là 22,5%.
(2) Mã hàng 8708.30.90 và 4819.10.00 xuất xứ Trung Quốc bị loại trừ áp dụng ACFTA nhưng được thông quan với thuế suất ACFTA 0%. Theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP thì mã hàng 8708.30.90 có thuế suất MFN 10%, mã hàng 4819.10.00 có thuế suất MFN 15%.
(3) Mã hàng 4808.90.90 và mã hàng 4804.51.20 xuất xứ Trung Quốc bị loại trừ áp dụng ACFTA nhưng được thông quan với thuế suất ACFTA 0%. Theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP thì mã hàng 4808.90.90 có thuế suất MFN 10%, 4804.51.20 có thuế suất MFN 5%.
2.1.6. Khai sai mã biểu thuế nhập khẩu: khai thuế suất thuế nhập ưu đãi đặc biệt nhưng khai mã biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; khai thuế suất thuế nhập khẩu thông thường nhưng khai mã biểu thuế ưu đãi; khai thuế suất, mã số Chương 98 nhưng không khai mã biểu thuế Chương 98 (B02, B17) mà khai mã biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (B01)
Ví dụ:
Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì mặt hàng “Bột đậu nành lên men” thuộc mã số 2309.90.20, mã số Chương 98 là 9852.00.00, thuế suất Chương 98 là 2% kể từ ngày 01/01/2021. Thực tế, tồn tại khai báo “PROTIGEN - F100 - (Bột Đậu nành lên men) chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn chăn nuôi (hàng phù hợp QCVN01-190: 2020 BNNPTNT, Mục I .2.2 TT21/2019/TT-BNNPTNT(28/11/2019)”, được thông quan với mã số khai báo 2309.90.20, thuế suất Chương 98 là 2% nhưng không khai mã số Chương 98 vào chỉ tiêu “Mô tả hàng hóa”.
2.1.7. Áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ không đúng quy định tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành theo Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thực tế, tồn tại trường hợp khai thuế suất đối với hàng xuất khẩu tại chỗ không theo thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Biểu thuế xuất khẩu.
Ví dụ:
Theo quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP, mặt hàng ống đồng thuộc mã số 7411.21.00, thuế suất thuế XK 5%. Thực tế, tồn tại các dòng hàng xuất khẩu tại chỗ mặt hàng ống đồng thuộc mã số 7411.21.00 nhưng được thông quan với thuế suất thuế XK 0%.
2.2. Không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn phân loại của Tổng cục Hải quan
- Cho thông quan đối với các tờ khai khai báo mã số hàng hóa chưa đúng theo công văn hướng dẫn phân loại của Tổng cục Hải quan, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp;
- Chưa thực hiện rà soát đối với những tờ khai trước đó theo chỉ đạo tại các công văn hướng dẫn, chấn chỉnh của Tổng cục Hải quan.
Ví dụ:
(1) Mặt hàng Nắp thùng xe bán tải: Tổng cục Hải quan có công văn số 3552/TCHQ-TXNK ngày 14/7/2021 hướng dẫn phân loại mặt hàng Nắp thùng xe bán tải thuộc nhóm 87.08, mã số 8708.29.95 hoặc mã số 8708.29.98 tùy thuộc vào chở người hay chở hàng. Thực tế, tồn tại khai báo Nắp thùng xe bán tải dùng cho xe Ford/Triton/Wildtrak, được thông quan với mã số 8708.29.99 (thuế suất MFN 15%, ACFTA 0%, ATIGA 0%).
(2) Mặt hàng Tắc kê đạn, đai ốc nhập khẩu: Tổng cục Hải quan có công văn số 2269/TCHQ-TXNK ngày 10/6/2022 hướng dẫn phân loại mặt hàng “Nở đóng, tắc kê đạn” (tên tiếng anh: drop- In Anchor) phân loại nhóm 73.18, phân nhóm 7318.19 “- - Loại khác”; Mặt hàng “Đai ốc”, còn gọi là ê-cu, phân loại thuộc nhóm 73.18, phân nhóm 7318.16 “- -Đai ốc”. Thực tế, tồn tại doanh nghiệp khai “Ecu (đai ốc) bằng sắt đã được ren, dùng trong công nghiệp, đường kính ngoài 20mm, xuất xứ: Trung Quốc” được thông quan với mã số 7318.15.10 (thuế suất ACFTA 0%).
(3) Mặt hàng Máy tăm nước hoạt động bằng Pin: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4198/TCHQ-TXNK ngày 06/10/2022 hướng dẫn phân loại mặt hàng máy tăm nước thuộc mã số 8509.80.90. Thực tế, tồn tại doanh nghiệp khai “Máy tăm nước cầm tay DR.BEI F2, hoạt động bằng Pin Lithium” được thông quan với mã số 9603.29.00 (thuế suất ACFTA 0%).
(4) Mặt hàng Vè che mưa bằng nhựa: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5189/TCHQ-TXNK ngày 02/12/2022 hướng dẫn phân loại mặt hàng “Vè nhựa che nước mưa dùng cho xe ô tô” (tên tiếng anh “window visor” hoặc “wind deflector”...); mặt hàng “Vè nhựa che nước mưa dán viền cánh cửa xe ô tô 4-7 chỗ, được làm hoàn toàn bằng nhựa, dạng thanh đã định hình có kích thước phù hợp cho các loại xe ô tô chở người từ 4-7 chỗ ngồi, có tác dụng ngăn một phần nước mưa chảy vào phía trong khoang xe đồng thời làm tăng vẻ đẹp xe, được dán lên bên phần trên phía bên ngoài của cánh cửa xe bằng keo dán” thuộc nhóm 87.08, mã số 8708.29.95. Thực tế, tồn tại doanh nghiệp khai báo Vè che mưa chất liệu bằng nhựa, xuất xứ Trung Quốc, được thông quan với mã số 3926.30.00 (thuế suất ACFTA 0%).
(5) Mặt hàng Levofloxacin: Tổng cục Hải quan có công văn hướng dẫn số 695/TCHQ-TXNK ngày 27/1/2015, 2788/TCHQ-TXNK ngày 5/4/2016, 4158/TCHQ-TXNK ngày 4/10/2022, theo đó mặt hàng Levofloxacin là hợp chất dị vòng đã ngưng tụ có chứa các dị tố nitơ, oxy thuộc nhóm 29.34, mã số 2934.99.90 (thuế suất MFN 5%). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng Levofloxacin được thông quan với mã số 2933.59.90 (thuế suất MFN 0%).
2.3. Không khai báo mã số theo Thông báo xác định trước mã số của Tổng cục Hải quan:
- Người khai không khai báo số Thông báo xác định trước mã số tại chỉ tiêu 1.38 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/3015;
- Hàng hóa được thông quan với mã số khác với mã số trong Thông báo xác định trước mã số.
Ví dụ:
Tổng cục Hải quan đã có Thông báo KQXĐTMS số 6253/TB-TCHQ ngày 25/09/2017 cho mặt hàng có tên Mỏ khò hàn KT-2104 do Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Tân Liên Minh đề nghị. Theo đó, mặt hàng Mỏ khò hàn KT-2104 thuộc 8205.60.00 (thuế suất MFN 20%). Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo Mỏ khò hàn kim loại KT-2104 do chính Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Tân Liên Minh nhập khẩu, được thông quan với mã số 8468.20.90 (thuế suất MFN 0%).
- Chưa thực hiện khai bổ sung trong trường hợp thông tin khai báo khác với kết luận phân tích phân loại tại các Thông báo kết quả phân loại;
- Chưa thực hiện rà soát áp dụng mã số thống nhất với lô hàng giống hệt/tương tự;
- Thông báo kết quả phân loại không còn phù hợp do sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật như Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, các Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu dẫn tới thay đổi về mã số, tuy nhiên vẫn chấp nhận theo mã số cũ không còn phù hợp;
Tổng cục Hải quan gửi chi tiết 6 nhóm mặt hàng đã có Thông báo kết quả phân loại nhưng áp dụng chưa chính xác tại mục II Phụ lục kèm theo.
2.5. Tồn tại tình trạng một mặt hàng khai báo nhiều mã số khác nhau tại cùng một Cục/Chi cục
Thiếu sự tra cứu thông tin theo quy định tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan dẫn tới tình trạng:
- Hàng hóa nhập khẩu có mô tả giống hệt, tương tự, cùng nhập khẩu bởi cùng một người khai hải quan tại cùng một Chi cục/Cục nhưng được thông quan với các mã số khác nhau;
- Hàng hóa nhập khẩu có mô tả giống hệt, tương tự, được nhập khẩu bởi các người khai hải quan khác nhau tại cùng một Chi cục/Cục được thông quan với các mã số khác nhau.
Ví dụ:
(1) Tên khai báo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu hoa anh thảo EVENING PRIMROSE Oil (EPO) 1000mg, 70 viên/hộp” do Công Ty Cổ Phần Goodhealth Việt Nam nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu tại cùng một Chi cục và được thông quan với 2 mã số 1517.90.69 (thuế suất MFN 30%) và 2106.90.72 (thuế suất MFN 15%) (các tờ khai thuộc luồng vàng). Qua kiểm tra hồ sơ kèm theo, xác định hàng hóa bản chất là tinh dầu hoa anh thảo, vitamin E, Chất giữ ẩm: Glycerol, Gelatin, thuộc nhóm 15.15, mã số 1515.90.99.
(2) Tên khai báo “thảm tập yoga, làm bằng chất liệu TPE”: Thảm tập yoga, chất liệu: Foam 100.0: 100.0% Foamed Thermoplastic Elastomer, nhãn hiệu: KIMJALY, được nhập khẩu bởi nhiều nhà nhập khẩu khác nhau trong cùng Chi cục nhưng được thông quan các mã số 3921.12.00 (thuế suất MFN 6%) và 3926.90.99 (thuế suất MFN 12%). Mã số đúng là 3926.90.99 (thuế suất MFN 12%).
Ví dụ:
Căn cứ các quy định về phân loại hàng hóa, mặt hàng là Dụng cụ đồ ăn, dụng cụ pha chế: thìa, dĩa... có chất liệu bằng bạc thuộc mã số 7114.11.00 (thuế suất MFN 30%, EVFTA 22,5%).
Thực tế, tồn tại nhiều dòng hàng khai báo Dụng cụ đồ ăn, dụng cụ pha chế: thìa, dĩa,... bằng bạc được thông quan với mã số 8215.10.00 (thuế suất MFN 25%, EVFTA 12,5%) là không đúng quy định.
Tổng cục Hải quan gửi kèm chi tiết 21 trường hợp khai báo mã số không phù hợp với mô tả hàng hóa tại mục I Phụ lục kèm theo.
2.7. Khai báo sai mô tả hàng hóa để lẩn tránh chính sách quản lý chuyên ngành
Tồn tại rủi ro khai báo không đúng bản chất mặt hàng khi nhập khẩu để lẩn tránh áp dụng Danh mục quản lý của các Bộ, ngành.
Ví dụ:
(1) Mặt hàng khai báo là remote control handset hoặc Sliding handset ip65 cho mặt hàng điều khiển cửa cuốn doanh nghiệp khai báo sử dụng tia hồng ngoại. Tuy nhiên, thực tế mặt hàng này có loại sử dụng sóng vô tuyến với các tần số từ khoảng 300MHz đến 450MHz. Trường hợp điều khiển từ xa sử dụng sóng vô tuyến thì phù hợp phân loại vào mã số 8526.92.00. Đối với mặt hàng được phân loại vào mã số 8526.92.00 thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 (trước đây là các Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT ngày 16/5/2022, số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/5/2020) của Bộ TT&TT.
(2) Mặt hàng khai báo là thiết bị định tuyến hoặc tường lửa. Tuy nhiên, qua tra cứu tài liệu kỹ thuật của hãng theo các model trên khai báo thấy các thiết bị này có tính năng VPN (mạng riêng ảo à bảo mật kênh), Ipsec (IP security à bảo mật IP) thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự (MMDS) xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tại Phụ lục II Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ đối với các tờ khai đăng ký trước ngày 09/6/2023 và Nghị định 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 đối với các tờ khai đăng ký từ ngày 09/6/2023.
2.8. Không cập nhật Hệ thống MHS theo hướng dẫn tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018
Một số trường hợp đã điều chỉnh mã số sau thông quan, tuy nhiên chưa cập nhật kết quả điều chỉnh trên hệ thống MHS theo hướng dẫn tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.
3. Công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế
3.1.1. Công tác miễn thuế phục vụ dự án đầu tư
- Khi tiếp nhận Danh mục miễn thuế, công chức hải quan không kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi các thông tin trên Danh mục miễn thuế phù hợp với quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Bảng mã miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên VNACCS, cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp khai mã miễn thuế nhập khẩu không đúng với đối tượng miễn thuế, không phù hợp với Bảng mã miễn thuế NK trên VNACCS và quy định tại định STT1.92 Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Ví dụ: Doanh nghiệp khai mã miễn thuế XN910 cho hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trong khi đó mã XK910 là sử dụng cho “Hàng hóa XK, NK khác”, mã miễn thuế nhập khẩu cho hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư đúng phải là XN061.
+ Doanh nghiệp khai thông tin liên quan đến Danh mục miễn thuế không phù hợp với quy định.
Ví dụ: doanh nghiệp khai thông tin về “Phạm vi đăng ký DMMT” là “hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ”, “hàng hóa miễn thuế theo Điều 16 Luật Thuế XNK”, “hàng hóa miễn thuế”, trong khi đó theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì Danh mục miễn thuế được xây dựng một lần cho dự án hoặc xây dựng theo từng giai đoạn, từng hạng mục, từng tổ hợp, dây chuyền, theo đó doanh nghiệp phải khai cụ thể DMMT đăng ký 01 lần cho cả dự án hoặc DMMT cho giai đoạn ...của dự án theo giấy phép đầu tư số...ngày... hoặc DMMT cho hạng mục...của dự án theo giấy phép đầu tư số...ngày...
- Công chức hải quan đã không kiểm tra, đối chiếu với thông tin trên Giấy chứng nhận đầu tư, danh mục miễn thuế, thông tin về dự án đầu tư (tiến độ, quy mô...) theo quy định tại Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra nội dung hồ sơ miễn thuế;
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế không làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan nhưng không lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế không thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký Danh mục miễn thuế bằng giấy, hết lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng không gửi bản chính phiếu theo dõi trừ lùi đến đến cơ quan hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi là không đúng quy định tại điểm b4 khoản 2 Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Chưa thực hiện kiểm tra, phân tích thông tin trong báo cáo sử dụng hóa miễn thuế để xác định dấu hiệu nghi vấn, các trường hợp cần kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thực tế tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế; chưa có kế hoạch rà soát, tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
- Việc kiểm tra, cấp, theo dõi và quản lý danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu còn một số tồn tại: Máy móc, thiết bị trong danh mục miễn thuế chưa phù hợp với máy móc, thiết bị và thông số kỹ thuật tại Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc bản thuyết minh dự án; số lượng máy móc, thiết bị cho phép nhập khẩu miễn thuế chưa phù hợp với số lượng máy móc, thiết bị có trong thuyết minh dự án...;
- Hồ sơ miễn thuế không đáp ứng quy định về hồ sơ miễn thuế tại điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
- Nhầm lẫn trong việc xác định đối tượng miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 và khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;
- Chưa xác định đúng đối tượng hàng hóa là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời...;
- Chưa xác định đúng đối tượng hàng hóa đã nhập khẩu miễn thuế nhưng không đáp ứng điều kiện trong nước chưa sản xuất được;
- Việc xác định chủ thể được đăng ký Danh mục miễn thuế còn nhiều lúng túng.
3.1.2. Công tác miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất phục vụ dự án có thời hạn.
Doanh nghiệp tạm nhập hàng hóa theo hợp đồng thuê, mượn với doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất nhưng khai báo hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu là không đúng quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
3.1.3. Công tác miễn thuế tạm xuất tái nhập
Trường hợp doanh nghiệp tạm xuất hàng hóa cho DNCX, doanh nghiệp nước ngoài thuê và tái nhập lại Việt Nam là hoạt động kinh doanh cho thuê, không phải tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định nhưng khai báo hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế là không đúng quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 4837/TCHQ-TXNK ngày 21/7/2020.
3.1.4. Công tác miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan
Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu sau đó giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê DNCX sản xuất, gia công nhưng khi nhận lại sản phẩm gia công từ DNCX vào nội địa, doanh nghiệp nội địa khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021 của Tổng cục Hải quan.
3.1.5. Công tác miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu
Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa tại chỗ theo loại hình sản xuất xuất khẩu (loại hình E31) từ sản phẩm xuất khẩu tại chỗ của tổ chức, cá nhân (không nằm trong khu phi thuế quan) mà sản phẩm xuất khẩu tại chỗ đó được gia công, sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu (loại hình E21, E31) nhưng doanh nghiệp nội địa kê khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu là không đúng quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021, công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 của Tổng cục Hải quan.
3.1.6. Công tác miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu
Một số đơn vị hải quan phát sinh trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa khi kết thúc hợp đồng gia công được tái xuất dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ nhưng không có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng, không đủ cơ sở để xử lý thuế.
- Thực hiện hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh (theo loại hình A11, A12) đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc không xuất khẩu vào khu phi thuế quan không đúng quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
- Cơ quan Hải quan chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình xử lý hồ sơ hoàn thuế trên Hệ thống MGH theo quy định tại Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (ví dụ: chưa thực hiện gắn số quyết định, cập nhật bản scan quyết định hoàn thuế trên Hệ thống MGH, sử dụng chưa đúng Mã số quản lý hải quan...);
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế không đúng theo quy định tại Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, khoản 2 Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính (ví dụ: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn trước kiểm sau nhưng phân loại thành hồ sơ kiểm trước, hoàn sau...);
- Thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế (hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH17) không đúng quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (ví dụ: thời gian xử lý hồ sơ thuộc diện hoàn trước quá 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế,...);
- Thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế không đúng quy định tại khoản 3 Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/2018 (ví dụ: thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quá thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế nộp thừa);
- Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có dấu hiệu rủi ro, nghi vấn sau:
+ Chưa đủ cơ sở để xác định hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
+ 01 mã sản phẩm xuất khẩu khai báo nhiều định mức sử dụng thực tế khác nhau nhưng không có tài liệu kỹ thuật dẫn chiếu, chứng minh;
+ Tờ khai xuất khẩu sản phẩm thông quan trước ngày thông quan tờ khai nhập khẩu nguyên liệu;
+ Tờ khai xuất khẩu sản phẩm chưa được xác nhận qua khu vực giám sát;
+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu có ngày xác nhận qua khu vực giám sát sau ngày thông quan tờ khai xuất khẩu sản phẩm;
+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu chưa được thông quan nhưng tờ khai xuất khẩu sản phẩm tương ứng đã được thông quan.
- Phiếu ghi kết quả kiểm tra (mẫu số 06/PGKQKT ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC) chưa xác định được hàng hóa xuất khẩu chưa qua sử dụng, gia công, chế biến nên chưa đủ căn cứ hoàn thuế theo quy định Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
- Sử dụng mẫu quyết định hoàn thuế chính sách (Mẫu số 13/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BTC) trong trường hợp hoàn thuế nộp thừa (mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
- Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế số tiền thuế GTGT nộp thừa, cơ quan hải quan không cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
- Chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, khoản 4 Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-BTC.
- Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu của lô hàng tái nhập, tái xuất không phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn và người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì không phải thực hiện phân loại hồ sơ nhưng thực tế công chức hải quan vẫn thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế là không đúng quy định tại điểm c1 khoản 2 Điều 13 Thông tư số 06/2021/TT-BTC;
- Cơ quan hải quan ban hành quyết định không thu thuế trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp chưa nộp thuế là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, điểm c1 khoản 2 Điều 13 Thông tư số 06/2021/TT-BTC.
4.1. Công tác thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra
Tồn tại tình trạng chậm triển khai thực hiện, chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ Kết luận kiểm tra của Tổng cục Hải quan.
4.2. Công tác thực hiện các kiến nghị Kiểm toán chuyên đề Hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý thu ngân sách của Tổng cục Hải quan (Kiểm toán CNTT năm 2018)
- Tồn tại tình trạng báo cáo số liệu thực hiện kiến nghị kiểm toán giữa Cục và Chi cục khác nhau, dẫn đến số liệu báo cáo Tổng cục Hải quan chưa chính xác. Một số trường hợp tờ khai đã được doanh nghiệp khai sửa đổi, bổ sung trước thời điểm kiểm toán, không phải truy thu theo kiến nghị kiểm toán nhưng đơn vị vẫn báo cáo số tiền thuế truy thu và gửi kèm chứng từ nộp tiền;
- Việc thực hiện 02 kiến nghị kiểm toán: “Rà soát, truy thu nộp NSNN các trường hợp bút toán tính tiền chậm nộp là ấn định thuế, thông báo thuế, nhưng lại có ngày bắt đầu tính chậm nộp chậm hơn ngày nhận được thông báo thuế đầu tiên của tờ khai cuối cùng (Phụ lục 4.3)” và “Rà soát, truy thu nộp NSNN các trường hợp do nhập chậm các quyết định phải thu sau ngày nhận được tiền, gây thất thu ngân sách (Phụ lục 4.4)” có tình trạng tính toán sai số ngày chậm nộp, dẫn đến thu thiếu hoặc thừa tiền chậm nộp;
- Việc thực hiện các kiến nghị KTNN yêu cầu rà soát, xác định mã số đúng truy thu nộp NSNN, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số dòng hàng đơn vị xác định chưa đúng mã số hoặc đã truy thu thuế nhưng chưa thực hiện truy thu tiền chậm nộp, chưa thực hiện xử phạt VPHC dẫn đến quá thời hạn xử lý vi phạm;
- Việc đôn đốc, truy thu các doanh nghiệp còn nợ thuế, tiền chậm nộp theo kiến nghị kiểm toán còn tồn tại một số trường hợp không xác minh đầy đủ thông tin tài sản của doanh nghiệp, không mời người đại diện pháp luật của doanh nghiệp lên làm việc theo quy định tại Điều 7 Quyết định 2317/QĐ-TCHQ ngày 22/10/2022 của Tổng cục Hải quan về ban hành Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Việc lưu trữ hồ sơ báo cáo, tài liệu chứng minh việc thực hiện kiến nghị kiểm toán tại một số đơn vị chưa khoa học, chưa đầy đủ.
4.3. Công tác thực hiện kiến nghị Kiểm toán chuyên đề quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2018 tại Tổng cục Hải quan (Kiểm toán TXNK năm 2019)
- Tồn tại tình trạng báo cáo số liệu thực hiện kiến nghị kiểm toán giữa Cục và Chi cục khác nhau, dẫn đến số liệu báo cáo Tổng cục Hải quan chưa chính xác;
- Việc thực hiện kiến nghị “Kiểm tra, rà soát, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, phạt chậm nộp như đã nêu Mục III “Đánh giá việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý thu thuế XNK” của Báo cáo kiểm toán theo quy định” còn tồn tại tình trạng chậm triển khai thực hiện, một số tờ khai quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính.
4.4. Công tác thực hiện kiến nghị Kiểm toán công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và các đơn vị trực thuộc năm 2021 (Kiểm toán hoạt động năm 2022)
- Một số đơn vị không thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại các công văn số 1425/TCHQ-TXNK ngày 03/4/2023, số 4730/TCHQ-TXNK ngày 12/9/2023;
- Việc thực hiện kiến nghị “Thực hiện rà soát, kiểm tra sau thông quan để xác định chính xác xe ô tô chở người 4 bánh, có gắn động cơ chạy trong khu vui chơi giải trí, sân golf nếu không đáp ứng các điều kiện về thủ tục, hồ sơ để được áp dụng đối tượng không chịu thuế TTĐB thì thực hiện truy thu theo quy định toàn ngành” còn tồn tại tình trạng chậm triển khai thực hiện, thực hiện rà soát sơ sài, không làm rõ mục đích sử dụng xe (ví dụ: chưa xác minh doanh nghiệp có dự án khu vui chơi giải trí hay không, chưa mời doanh nghiệp lên làm việc để xác minh bước đầu về tình hình xe đã nhập khẩu...), một số tờ khai qua kiểm tra phát hiện không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính. Một số Cục Hải quan địa phương khó khăn trong việc xác định thuế TTĐB xe chở người 4 bánh có gắn động cơ do doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về quản lý phương tiện giao thông đường bộ để không áp dụng thuế TTĐB, không coi hàng hóa này là xe ô tô theo quy định tại pháp luật về thuế TTĐB, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.
4.5. Công tác thực hiện Trực ban giám sát trực tuyến
- Còn tình trạng chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Quy chế trực ban ban hành tại Quyết định số 2189/QĐ-TCHQ ngày 29/7/2019 của Tổng cục Hải quan;
- Một số Chi cục chậm báo cáo việc thực hiện chỉ đạo ID trên hệ thống Trực ban, giữa Chi cục và các phòng trực ban thuộc Cục chưa có sự phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời khi Trực ban Tổng cục có chỉ đạo liên quan đến Cục;
- Một số ID trực ban Chi cục để quá lâu không thực hiện mặc dù Trực ban Tổng cục đã đôn đốc nhiều lần.
II. CÁC NỘI DUNG QUÁN TRIỆT, CHỈ ĐẠO
Để đảm bảo việc tổ chức và thực hiện công tác thu thuế, quản lý thuế đúng quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, khắc phục những vướng mắc, bất cập, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ngay một số nhiệm vụ như sau:
- Phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị nội dung chỉ đạo, chấn chỉnh của Tổng cục Hải quan tại văn bản này, xác định đúng vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật Hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Tổ chức đánh giá, rà soát tại đơn vị các nội dung tồn tại đã nêu tại mục I văn bản này. Truy thu thuế, tiền chậm nộp, xử lý phạt vi phạm hành chính (nếu có);
- Xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm theo Quyết định số 799/QĐ-TCHQ ngày 12/4/2023 của Tổng cục Hải quan;
- Báo cáo kết quả thực hiện sau khi đã rà soát xong, đưa nội dung vào báo cáo hàng tháng của đơn vị gửi Tổng cục Hải quan.
2. Một số lưu ý theo từng lĩnh vực nghiệp vụ
2.1. Công tác trị giá hải quan
- Chấn chỉnh, khắc phục ngay việc không xác định nghi vấn trị giá, dẫn đến không kiểm tra trị giá kê khai của những hàng hóa có rủi ro về trị giá hải quan; thực hiện quy trình nghiệp vụ về tham vấn chưa đầy đủ; áp dụng phương pháp xác định trị giá không đúng quy định của pháp luật; xác định trị giá hải quan ấn định không đúng nguyên tắc, không phù hợp với cơ sở dữ liệu về trị giá và các thông tin thu thập tại thời điểm xác định trị giá. Nghiêm cấm tình trạng vận dụng phương pháp suy luận để xác định trị giá hải quan ấn định theo mức giá thấp tại cơ sở dữ liệu giá GTT02, tình trạng chấp nhận trị giá kê khai, bác bỏ trị giá kê khai hoặc xác định trị giá hải quan không có chứng từ tài liệu, không có thông tin khách quan, không có căn cứ định lượng. Thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra trị giá trên Hệ thống GTT02 theo đúng quy định;
- Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về trị giá hải quan và báo cáo kết quả thực hiện đúng thời hạn; thường xuyên trao đổi ý kiến, vướng mắc khi thực hiện (nếu có);
- Rà soát, bố trí, sắp xếp công chức có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế về trị giá hải quan thực hiện công tác tham mưu tại những địa bàn trọng điểm có nguy cơ gian lận thương mại, có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan; tiếp tục xây dựng và cập nhật cẩm nang hướng dẫn về kiểm tra, xác định trị giá hải quan, cập nhật hệ thống dữ liệu về trị giá hải quan;
2.2. Công tác phân loại hàng hóa, xác định mức thuế, kiểm định
- Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa, thuế suất, mã biểu thuế theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
- Quán triệt cán bộ, công chức hải quan nghiêm túc thực hiện kiểm tra khai báo tên hàng, mã số thuế suất theo đúng quy định tại Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC và quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ, rà soát các trường hợp hàng hóa giống hệt/tương tự hàng hóa đã có Thông báo kết quả phân tích, phân loại, có công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về phân loại hàng hóa để áp dụng mã số thống nhất;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Phòng thuế XNK hoặc Phòng nghiệp vụ thực hiện rà soát, kiểm soát việc phân loại, áp dụng mức thuế định kỳ (hàng tháng, hàng quý) theo dấu hiệu rủi ro đã nêu tại mục 2 phần I; yêu cầu các chi cục rà soát, để thực hiện việc phân loại hàng hóa đảm bảo nguyên tắc một mặt hàng một mã số và áp dụng thuế suất theo đúng quy định.
2.3. Công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp luật đầu tư, pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan, đúng Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Tổ chức rà soát các trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền. Theo đó:
+ Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan thì người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan.
+ Trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế không thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện rà soát đối với trường hợp người nộp thuế đăng ký Danh mục miễn thuế bằng giấy, hết lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi. Trường hợp cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng chưa gửi bản chính phiếu theo dõi trừ lùi đến cơ quan hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi thì gửi bản chính phiếu theo dõi trừ lùi đến cơ quan hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại điểm b4 khoản 2 Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Tổ chức rà soát, kiểm tra đối với trường hợp tạm nhập hàng hóa theo hợp đồng thuê, mượn với doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất để thực hiện miễn thuế đúng quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không được miễn thuế thì thực hiện ấn định thuế, tính tiền chậm nộp, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định;
- Ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế theo từng Danh mục miễn thuế của các dự án ưu đãi đầu tư;
- Tổ chức rà soát, kiểm tra đối với trường hợp doanh nghiệp tạm xuất, tái nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp không phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không được miễn thuế thì thực hiện ấn định thuế, tính tiền chậm nộp, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định;
- Thực hiện rà soát các trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu sau đó giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê DNCX sản xuất, gia công. Trường hợp xác định sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại DNCX nhập khẩu vào nội địa Việt Nam không được miễn thuế nhập khẩu thì thực hiện ấn định thuế, tính tiền chậm nộp, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định;
- Tổ chức rà soát trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa tại chỗ theo loại hình sản xuất xuất khẩu (loại hình E31) từ sản phẩm xuất khẩu tại chỗ của tổ chức, cá nhân (không nằm trong khu phi thuế quan) mà sản phẩm xuất khẩu tại chỗ đó được gia công, sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu để xử lý theo quy định;
- Kiểm soát chặt chẽ công tác miễn thuế theo xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Thông tư số 06/2021/TT-BTC và các văn bản liên quan. Trong đó, tập trung rà soát, kiểm tra các hồ sơ miễn thuế hàng nhập khẩu của đối tượng ưu đãi đầu tư, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, kiểm tra việc khai báo nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để tránh tình trạng lợi dụng không khai báo nộp thuế xuất khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu...;
- Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế nhưng đã phân loại thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau thì phải tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với tất cả các trường hợp này theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-BTC;
- Kiểm tra, rà soát các trường hợp hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất sản phẩm và thực xuất khẩu thì thực hiện thu hồi số tiền thuế đã hoàn theo quy định;
- Thực hiện kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn trước theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH13, khoản 4 Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-BTC, Điều 21 Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế nhưng đã phân loại thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau thì xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định;
- Phối hợp với cơ quan thuế tại địa phương để thu thập, trao đổi thông tin phục vụ kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế;
- Thực hiện rà soát đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa khi kết thúc hợp đồng gia công được tái xuất dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ nhưng không có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng, đối chiếu với quy định pháp luật, hướng dẫn tại công văn số 2411/TCHQ-GSQL ngày 24/4/2019, công văn số 2011/TCHQ-GSQL ngày 01/6/2022 của Tổng cục Hải quan để xử lý thuế theo quy định;
- Kiểm tra, rà soát đối với hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất trả lại chủ hàng nước ngoài thì thực hiện xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa tại khâu nhập khẩu theo quy định (công văn số 1453/TCHQ-TXNK ngày 14/3/2019 của Tổng cục Hải quan);
- Kiểm soát chặt chẽ công tác miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Thông tư số 06/2021/TT-BTC. Lãnh đạo Cục chỉ đạo rà soát, đánh giá rủi ro về công tác miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, lãnh đạo và bộ phận liên quan thực hiện không đúng quy định.
2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, trực ban giám sát trực tuyến
- Rà soát, đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đầy đủ, đúng quy định các kết luận thanh tra, kiểm tra, các kiến nghị kiểm toán theo các tồn tại đã nêu tại mục I văn bản này. Trường hợp có thay đổi số liệu báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, thì có văn bản gửi về Tổng cục Hải quan (qua Cục Thuế xuất nhập khẩu) để tổng hợp, báo cáo KTNN. Xem xét trách nhiệm các trường hợp không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo kiến nghị kiểm toán, dẫn đến quá thời hạn xử lý vi phạm;
- Quán triệt các Chi cục việc thực hiện nghiêm túc kiến nghị kiểm toán liên quan đến xe ô tô chở người 4 bánh chạy trong khu vui chơi giải trí, trong việc áp dụng chính sách thuế TTĐB, các tiêu chí kỹ thuật xác định đúng bản chất hàng hóa chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành, đồng thời giải thích cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện, tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện dài ảnh hưởng đến uy tín ngành hải quan;
- Rà soát, khẩn trương báo cáo, xử lý dứt điểm các ID Trực ban Tổng cục còn tồn, để quá lâu chưa giải quyết xong, đặc biệt là các ID liên quan đến kiểm tra trị giá. Xem xét trách nhiệm các trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chỉ đạo của Trực ban Tổng cục, chậm báo cáo, để qua nhiều năm không thực hiện xong.
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và khẩn trương thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH CÁC MẶT HÀNG CẦN RÀ SOÁT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA VÀ ÁP DỤNG MỨC THUẾ
(Kèm theo công văn số 3317/TCHQ-TXNK ngày 08/7/2024 của Tổng cục Hải quan)
(1) Mặt hàng Trà đậu đen Orihiro
Mặt hàng Trà đậu đen Orihiro có thành phần đậu đen đã sao khô và nghiền nhỏ được đóng gói 180g (6g*30 túi lọc/gói) thuộc nhóm 11.06, mã số 1106.10.00 (thuế suất MFN 30%, AJCEP 4%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số: 1211.90.99 (thuế suất AJFTA 0%) là không đúng quy định.
(2) Mặt hàng Hồng sâm thái lát
Mặt hàng có tên Achimadang Hongsam Slice có bản chất là hồng sâm thái lát tẩm mật ong, là các phần ăn được khác của cây, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác thuộc nhóm 20.08, mã số 2008.99.30 (thuế suất MFN 30%, VKFTA 0%).
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 2106.90.53 (thuế suất VKFTA 0%) là không đúng quy định.
(3) Mặt hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Mặt hàng khai báo là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA, EPA không có sâm”: Theo bản công bố sản phẩm phẩm số 6/2019/0107919526-DKCB ngày 8/11/2019 (GTNCB số 12586/2019/ĐKSP ngày 13/11/2019) thì mặt hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA, EPA không có sâm, có thành phần chính là dầu cá tinh chất chứa DHA, EPA Orihiro. Phụ liệu: dầu thực vật chứa Vitamin E, gelatin, glycerin, tinh bột đã xử lý vừa đủ 6 viên, phù hợp phân loại vào nhóm 15.17, mã số 1517.90.69 (thuế suất MFN 30%, AJCEP 3%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo kèm hồ sơ như trên, được thông quan với mã số 2106.90.53 (thuế suất AJCEP 0%) là không đúng quy định.
- Mặt hàng khai báo là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Healthy Care Kids High Strength DHA...”: Theo thông tin tại bản công bố sản phẩm mặt hàng có thành phần dầu từ loài vi tảo, dầu đậu nành, lecithin, hương chanh nên mặt hàng là hỗn hợp dầu có bổ sung thêm lecithin phù hợp phân loại vào nhóm 15.17, mã số 1517.90.69 (thuế suất MFN 30%, AJCEP 3%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo kèm hồ sơ như trên, được thông quan với mã số 2106.90.53 (thuế suất AJCEP 0%) là không đúng quy định.
- Mặt hàng khai báo là “TPBVSK:Vitamama Siberian Immunity Swee thuế suất 150g”: Theo thông tin tại bản công bố sản phẩm, mặt hàng có thành phần gồm “bột đường, xi rô đường (bao gồm đường cát, mật đường, nước), sữa khô nguyên chất, bột cây cúc vụ, bột ca cao, chiết xuất ngưu bang (20% inulin), axit ascorbic, chất tạo bóng “quick shines TM”, dùng để bổ sung vitamin C và inulin tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ em, mỗi ngày trẻ em nhai hoặc ngậm từ 2-6 viên, với quy cách “viên bọc sô cô la”. Do đó, mặt hàng phù hợp phân loại vào mã số 1806.90.10 (thuế suất MFN 13%, AJCEP 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo kèm hồ sơ như trên, được thông quan với mã số 2106.90.53 (thuế suất AJCEP 0%) là không đúng quy định.
- Mặt hàng khai báo là “TPBVSK S SELECT COLLAGEN DRINK 50ml/ lọ, 10 lọ/hộp; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: DIETARY SUPPLEMENT S SELECT TURMERIC LIVER EXTRACT DRINK, hỗ trợ bảo vệ gan, 100ml/lọ”. Theo khai báo thì các mặt hàng này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lòng, uống được luôn, không cần pha loãng trước khi uống nên thuộc nhóm 2202.99.50 (thuế suất MFN 30%, VJEPA 5%, AJCEP 3%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 2106.90.53 (thuế suất AJCEP 0%) là không đúng quy định.
- Mặt hàng khai báo là “Nước ép (táo và cà rốt, Brix 10.2; nho và rau củ, Brix 14.5; táo và rau củ, Brix 10.9) nguyên chất cho bé PIGEON BABY JUICE APPLE & CARROT 100, 125ml/hộp, 3 hộp/lốc. Brix 10.2. Nhà sx: Gold-pak Co., LTD. Ngày sx: 4/2022. hạn dùng 12 tháng. Mới 100%; Xuất xứ: Nhật Bản”. Theo khai báo thì mặt hàng là nước ép dùng cho trẻ em nên phù hợp phân loại vào mã số 2009.90.10.
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 2009.90.90 là không đúng quy định.
(4) Mặt hàng Nước uống Pure White
Mặt hàng Nước uống Pure White là nước uống trắng da có thành phần chiết xuất từ nhiều thành phần tự nhiên, chất chống ôxy hóa, vi lượng và vitamin, dùng để uống ngay không cần pha loãng trước khi uống nên thuộc nhóm 22.02, mã số 2202.99.50 (thuế suất MFN 30%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 2202.99.90 (thuế suất MFN 20%) là không đúng quy định.
(5) Mặt hàng Muối rửa bát
Mặt hàng Muối rửa bát thuộc nhóm 25.01, mã số 2501.00.99 (thuế suất NHN 50%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 3402.20.95 (thuế suất MFN 10%, EVFTA 6,2%) là không đúng quy định.
(6) Mặt hàng Ofloxacin, Enrofloxacin
Các mặt hàng “Enrofloxacin Hydrochloride/Enrofloxacin Base” phù hợp phân loại vào nhóm 29.33, mã số 2933.59.90 (thuế suất MFN 0%); Mặt hàng “Nguyên liệu sản xuất thuốc: Ofloxacin” phù hợp phân loại vào nhóm 29.34, mã số 2934.99.90 (thuế suất MFN 5%).
Thực tế, tồn tại tờ khai khai báo mặt hàng Nguyên liệu sản xuất thuốc: Enrofloxacin Hydrochloride/Enrofloxacin Base; Ofloxacin và được thông quan với mã số khai báo 2941.90.00 (thuế suất MFN 0%) là không đúng quy định.
(7) Mặt hàng Kem dưỡng da, dưỡng ẩm, chống nắng
Các mặt hàng Kem dưỡng da, dưỡng ẩm, chống nắng là kem/sữa dùng cho da nên thuộc mã số 3304.99.30 (thuế suất MFN 18%, VJEPA 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 3304.99.90 (thuế suất MFN 18%, VJEPA 0%) là không đúng quy định.
(8) Mặt hàng Viên rửa bát, viên vệ sinh máy rửa bát, viên tẩy lồng máy giặt
Các mặt hàng Viên rửa bát/viên làm sạch máy rửa bát/viên tẩy lồng máy giặt là các sản phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt ở dạng viên nén nên thuộc nhóm 34.01, mã số 3401.19.90 (thuế suất MFN 22%, EVFTA 15,6%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 3402.20.95 (thuế suất MFN 10%, EVFTA 6,2%) là không đúng quy định.
(9) Mặt hàng Nước lau sàn gỗ
Mặt hàng khai báo Nước lau sàn gỗ, có thành phần sáp giúp làm bóng sàn gỗ và bảo vệ sàn gỗ khỏi tia UV phù hợp phân loại vào nhóm 34.05, mã số 3405.20.00 (thuế suất MFN 20%, EVFTA 12,5%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 3402.20.15 (thuế suất EVFTA 6,2%) là không đúng quy định.
(10) Mặt hàng Túi thử tải, dùng để đựng nước thử tải cho cẩu, chất liệu plastic
Mặt hàng Túi chứa nước thử tải bằng nhựa thuộc nhóm 39.23, mã số 3923.21.99 (thuế suất MFN 15%, ACFTA 0%) nếu bằng polypropylene; mã số 3923.29.90 (thuế suất MFN 15%, ACFTA 0%) nếu bằng plastic khác.
Thực tế, tồn tại các tờ khai khai báo Túi thử tải, dùng để đựng nước thử tải cho cẩu, chất liệu plastic, được thông quan với mã số 3926.90.99 (thuế suất MFN 12%, thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(11) Mặt hàng Bộ bát đĩa ấm chén bằng gỗ
Mặt hàng là Bộ bát đĩa ấm chén bằng gỗ MDF (không phải bằng gốm sứ của nhóm 69.12) thuộc nhóm 44.19, mã số 4419.90.00 (thuế suất MFN 25%, ACFTA 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 6912.00.00 (thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(12) Mặt hàng Giấy note ghi chú
Mặt hàng là Giấy ghi chú thuộc nhóm 48.20, mã số 4820.10.00 (thuế suất MFN 25%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai khai báo “Giấy tự dính/Giấy ghi chú, đồ dùng văn phòng phẩm, dùng để ghi chú và dán từng tờ lên đồ vật, tài liệu, có in dòng kẻ, đóng thành xấp 100 tờ mỗi túi” được thông quan với mã số 4811.41.20 (thuế suất MFN 15%) và mã số 4821.90.90 (thuế suất MFN 20%) là không đúng quy định.
(13) Mặt hàng Vải, sợi
- Mặt hàng khai báo “Phụ kiện trang trí túi xách bằng bông (dạng cục bông tròn), kích thước 5cm-7cm/dây, không hiệu, NSX Jinhua Yijiale Commodity Factory, mới 100%”:
Mặt hàng với khai báo như trên có bản chất là sản phẩm dạng dây có quả bông (loại khác của mặt hàng tương tự dây tua, ngù) phù hợp phân loại vào mã số 5808.90.90 (thuế suất MFN 12%). Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 5203.00.00 (thuế suất MFN 0%) là không đúng quy định.
- Mặt hàng khai báo “Vải dệt kim đan ngang, thành phần sợi polyestet, đã nhuộm, ...”
Trường hợp, mặt hàng là vải dệt kim sợi ngang có khổ rộng hơn 30cm, có thành phần như khai báo thì phù hợp phân loại vào phù hợp phân loại vào 6006.32.90 (thuế suất ACFTA 5%). Thực tế, mặt hàng với khai báo như trên, không có thông tin về khổ vải, được thông quan với mã số 6006.90.00 (thuế suất ACFTA 0%) là không phù hợp.
- Mặt hàng khai báo “Vải dệt thoi, (S2215-G01S) kiểu dệt vân điểm, thành phần 35% cotton 65% polyester, đã tẩy trắng bề mặt không tráng phủ, trọng lượng 62g/m2, dạng cuộn, khổ 112cm, mới 100%”:
Mặt hàng với khai báo như trên thì chưa đủ cơ sở xác định mã số do không có thông tin về hàng hóa được làm từ sợi filament hay xơ staple. Tuy nhiên, với thông tin thành phần 35% cotton 65% polyester thì việc mặt hàng được thông quan với mã số 5210.21.00 (thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định. Trường hợp mặt hàng xác định là Vải dệt thoi từ 65% xơ staple polyester, 35% cotton, đã tẩy trắng bề mặt không tráng phủ thì thuộc mã số 5513.11.00 (thuế suất ACFTA 5%)
(14) Mặt hàng Bình trang trí phòng khách bằng đá công nghiệp
Mặt hàng khai báo “Bình trang trí phòng khách bằng đá công nghiệp, kích thước 30*25 cm ± 10%, nsx GUANGZHOU W.Q.S. INTERNATIONAL TRADING CO.,LTD” phù hợp phân loại vào nhóm 68.10, mã số 6810.99.00 (thuế suất MFN 35%, ACFTA 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 9403.89.90 (thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(15) Mặt hàng Chậu sứ trồng cây
Mặt hàng chậu sứ loại sử dụng để trồng cây trong nhà phù hợp vào mã số 6914.10.00 (thuế suất MFN 30%, thuế suất ACFTA 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai khai báo Bộ chậu sứ 3 loại sử dụng để trồng cây trong nhà, xuất xứ Trung Quốc, được thông quan với mã số 6909.90.00 (thuế suất MFN 20%, thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(16) Mặt hàng Thùng rác bằng thép không gỉ
Mặt hàng Thùng rác bằng thép không gỉ dùng cho gia đình phù hợp phân loại nhóm 73.23, mã số 7323.93.90 (thuế suất MFN 30%, ACFTA 0%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo “Thùng rác thường, có nắp lật, chất liệu thép không gỉ, không hiệu, model JAH531, kích thước 38.1x26.1x44.4cm (+/-10%), nsx CHAOZHOU YIHENG CERAMICS CO., LTD, mới 100%”, được thông quan với mã số 7309.00.99 (thuế suất MFN 5%, thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(17) Mặt hàng khai báo Quạt máy tính
Mặt hàng khai báo Quạt máy tính, mã số khai báo 8471.80.90 là không chính xác. Mặt hàng quạt dùng cho máy tính phù hợp phân loại vào nhóm 84.14, mã số cụ thể phụ thuộc vào loại quạt và công suất của quạt.
(18) Mặt hàng Nắp đậy cho thùng kim loại, chất liệu nhôm
Mặt hàng Nắp đậy cho thùng kim loại, chất liệu nhôm thuộc nhóm 83.09, mã số 8309.90.92 (thuế suất MFN 15%).
Thực tế, tồn tại tờ khai luồng vàng khai báo mặt hàng Nắp đậy cho thùng kim loại, chất liệu nhôm vào nhóm 40.11 “Lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng”, được thông quan với mã số 4011.90.90 (thuế suất MFN 10%) là không đúng quy định.
(19) Mặt hàng Bơm nước ngưng điều hòa
Mặt hàng Bơm nước dùng cho máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.13, mã số cụ thể tùy thuộc vào cấu tạo, cơ chế hoạt động, lưu lượng, công suất... của máy bơm.
Thực tế, tồn tại các tờ khai khai báo Linh kiện dùng cho máy điều hòa không khí nhãn hiệu General: bơm nước ngưng điều, được thông quan với mã số 8415.90.19 (thuế suất MFN 0%) là không đúng quy định.
(20) Mặt hàng Bàn chải răng chạy bằng pin và bộ đầu bàn chải của bàn chải chạy bằng pin
Mặt hàng Bàn chải răng điện thuộc nhóm 85.09, mã số 8509.80.90 (thuế suất MFN 25%, ACFTA 5%).
Thực tế, tồn tại các tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo như trên, được thông quan với mã số 9603.21.00 (thuế suất ACFTA 0%) là không đúng quy định.
(21) Mặt hàng khai báo là dạng bảng mạch điện tử (dạng bảng mạch điện tử có gắn các linh kiện điện, điện tử như tụ, điện trở, cuộn cảm, chip,... có thể thay thế được) nhưng lại phân loại vào nhóm 85.42 “- Mạch tích hợp điện tử” là không phù hợp. Mặt hàng phù hợp phân loại vào nhóm 85.37.
(1) Mặt hàng Nguyên liệu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông báo kết quả phân tích phân loại số 4460/TB-TCHQ ngày 08/07/2019 đối với mặt hàng khai báo “Dầu thô hoa anh thảo, dùng làm nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, số lô 0000022886, NSX 08/2018, HSD 08/2020, NSX OLVEA VEGETABLE OILS”, thuộc mã số 1515.90.91.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo “Nguyên liệu sản xuất thực phẩm và TPBVSK Evening Primrose Oil (Tinh dầu hoa anh thảo)” và “Nguyên liệu sản xuất thực phẩm và TPBVSK Flaxseed Oil, (Tinh dầu hạt lanh)”; “Nguyên liệu sản xuất thực phẩm và TPBVSK Evening Primrose Oil, (Tinh dầu hoa anh thảo)”, mã số 3301.29.90. Tuy nhiên, qua xem xét hồ sơ, tại bản đặc điểm kỹ thuật sản phẩm của 2 sản phẩm thể hiện Evening Primrose Oil (tức là dầu hoa anh thảo), Flaxseed Oil (dầu hạt lanh), không mô tả là essential oil (tinh dầu) nhưng được thông quan với mã số 3301.29.90 là không đúng quy định.
(2) Mặt hàng Thực phẩm làm từ hồng sâm
Tổng cục Hải quan có thông báo kết quả phân loại số 3545/TB-TCHQ ngày 31/05/2019 đối với mặt hàng có tên khai báo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KOREAN RED GINSENG EXTRACT EVERYONE, giúp tăng cường sức đề kháng, thành phần chính chiết xuất hồng sâm, dạng lỏng, Hộp 30 gói x10ml, NSX:05/06/2018,HSD:04/06/2020, mới 100%”, thuộc mã số 2202.99.50.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng được thông quan với các mã số chưa đúng quy định: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nước hồng sâm GEON, được thông quan với mã số 2106.90.71; Trà hồng sâm Hàn Quốc - KOREAN RED GINSENG GOLD, đóng gói: 80ml/ gói và Trà hồng sâm Hàn Quốc - KOREAN RED GINSENG GOLD 1, đóng gói: 80ml/ gói, được thông quan với 2106.90.53 và 2106.90.59; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Honey sliced Korean Red ginseng, được thông quan với mã số 2106.90.53.
(3) Mặt hàng Thực phẩm bổ sung - nước uống giảm say tàu xe, nước uống Dongsung
Cục Kiểm định Hải quan ban hành thông báo kết quả phân loại số 18/TB-KĐHQ ngày 01/03/2023 đối với mặt hàng có tên khai báo “Nước uống không ga: Nước uống DONG SUNG Hàn Quốc (30ml/1 lọ, 270 lọ/UNK) (Toslong Solution (Dongsung Beverage)), HSD: T6/2025. NSX: Samsung Pharmaceutical Co.,LTD. Mới 100%”, thuộc mã số 2208.90.99.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo mô tả tương tự tên hàng tại Thông báo số 18/TB-KĐHQ nêu trên, được thông quan với mã số 2202.99.50.
(4) Mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng Collagen drink
Tổng cục Hải quan có thông báo kết quả phân loại số 2355/TB-TCHQ ngày 02/05/2018 đối với mặt hàng có tên khai báo “Thực phẩm chức năng Supper Collagen CO Q10 PREMIUM chiết xuất từ da cá cần pha thêm nước để uống,720ml/chai;6 chai/carton hãng sản xuất FUJI HEALTH SANGYO CO.,LTD SX: 10/2017 HSD 10/2019 hàng mới”, thuộc mã số 2202.99.50.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng được thông quan với các mã số chưa đúng quy định như: Mặt hàng Thực phẩm bổ sung Queens Pomegranate Collagen 15 ml/ gói, được thông quan với mã số 2106.90.71; TPBVSK S SELECT COLLAGEN DRINK 50ml/ lọ, được thông quan với mã số 2106.90.72; Thực phẩm bổ sung 365X Collagen 50ml/lọ, được thông quan với mã số 2106.90.72.
(5) Mặt hàng Trà đông trùng hạ thảo - Heotgae Dongchung
Tổng cục Hải quan có thông báo kết quả phân loại số số 3734/TB-TCHQ ngày 06/06/2019 đối với mặt hàng có tên khai báo “Chiết xuất Đông trùng hạ thảo - Cordyceps Militaris Juice (80ml*60gói) mới 100%”, thuộc mã số 2202.99.50.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo Trà Đông trùng hạ thảo - Heotgae Dongchung, đóng gói: 100ml/chai, được thông quan với mã số 2106.90.59.
(6) Mặt hàng Hộp khử mùi tủ lạnh, chai xịt khử mùi bếp
Tổng cục Hải quan có thông báo kết quả phân loại số 1326/TB-TCHQ ngày 14/03/2018 đối với mặt hàng có tên khai báo “OASIS PRO MORNING BREEZE ROOM RE Chế phẩm khử mùi phòng, dạng lỏng Mới 100%”, thuộc mã số 3307.49.90.
Thực tế, tồn tại tờ khai nhập khẩu mặt hàng khai báo Hộp khử mùi tủ lạnh S Select”; “Hộp khử mùi tủ lạnh HAKUGEN EARTH NonSmel Refrigerator Deodorize Select”; “Chai xịt khử mùi bếp KINCHO KONAZU”, được thông quan với mã số 3824.99.99 là chưa đúng quy định.
- 1Công văn 7228/BTC-TCT năm 2024 phối hợp chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1005/QĐ-TCT năm 2024 về Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3317/TCHQ-TXNK năm 2024 chấn chỉnh công tác thu thuế, quản lý thuế trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 3317/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/07/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hoàng Việt Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết