Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1005/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ ĐẾN NĂM 2030

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2438/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hoá.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế đến năm 2030 gồm:

1. Danh mục Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế.

2. Nội dung các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế (Phụ lục I).

3. Bảng phân cấp chỉ số đánh giá hiệu quả theo cấp cơ quan thuế (Phụ lục II).

Điều 2.

1. Giao Ban Cải cách và Hiện đại hoá chủ trì hướng dẫn, lập kế hoạch, kiểm tra việc triển khai thực hiện Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế trong toàn ngành Thuế; nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá hoạt động quản lý thuế; tổ chức đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với cơ quan thuế các cấp.

2. Giao các Cục, Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện, thống kê số liệu, tính toán chỉ số, phân tích các yếu tố tác động đến chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế thuộc lĩnh vực hoạt động được phân công.

3. Giao Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thuế doanh nghiệp lớn tổ chức thực hiện thống kê số liệu, tính toán chỉ số, phân tích các yếu tố tác động đến chỉ số đánh giá hoạt động của đơn vị, báo cáo Tổng cục.

Điều 3. Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế ban hành theo Quyết định này được áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nghiệp vụ của ngành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hoá, Thủ trưởng các Cục, Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4:
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo TCT;
- Website Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, CC (5b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

DANH MỤC

HỆ THỐNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1005/QĐ-TCT ngày 30/7/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Mục 1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHUNG CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Đánh giá công tác thu ngân sách

1.1. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân so với tổng sản phẩm quốc nội.

1.2. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với tổng sản phẩm quốc nội.

1.3. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước.

2. Đánh giá hiệu quả chung của cơ quan thuế

2.1. Tỷ lệ tổng thu do cơ quan thuế quản lý trên Dự toán pháp lệnh được giao.

2.2. Chi thường xuyên của cơ quan thuế trên thu do cơ quan thuế quản lý.

2.3. Bình quân số thu do cơ quan thuế quản lý trên một công chức, viên chức thuế.

2.4. Bình quân số người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức trên một công chức thuế.

2.5. Bình quân số người nộp thuế là hộ kinh doanh trên một công chức thuế.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC LĨNH VỰC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

3. Đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

3.1. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

3.2. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng hồ sơ phải giải quyết.

3.3. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử.

3.4. Tỷ lệ số lượt hỗ trợ người nộp thuế qua phương thức điện tử.

3.5. Tỷ lệ số lượt hỗ trợ đúng hạn trên số lượt đề nghị hỗ trợ.

3.6. Mức độ hài lòng của người nộp thuế về giải quyết thủ tục hành chính thuế.

3.7. Mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế.

3.8. Tỷ lệ số đại lý thuế hoạt động thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế.

4. Đánh giá công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, kế toán thuế, thống kê thuế

4.1. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được.

4.2. Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức.

4.3. Tỷ lệ khai thuế điện tử của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế.

4.4. Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử.

4.5. Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của doanh nghiệp.

4.6. Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của cá nhân.

4.7. Tỷ lệ người nộp thuế nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số người nộp thuế đang hoạt động là doanh nghiệp, tổ chức.

4.8. Tỷ lệ người nộp thuế nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số người nộp thuế đang hoạt động là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử.

4.9. Tỷ lệ số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử trên tổng số tiền thu ngân sách nhà nước.

4.10. Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức.

4.11. Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế.

4.12. Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn.

4.13. Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức.

4.14. Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là cá nhân.

4.15. Tỷ lệ hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn.

4.16. Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bằng phương thức điện tử.

4.17. Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cá nhân bằng phương thức điện tử.

4.18. Tỷ lệ báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế.

4.19. Tỷ lệ chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc.

4.20. Tỷ lệ chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế.

5. Đánh giá công tác thanh tra và kiểm tra NNT

5.1. Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế.

5.2. Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thực hiện trong năm có số xử lý so với số cuộc thanh tra kiểm tra đã thực hiện trong năm.

5.3. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế.

5.4. Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra trên một doanh nghiệp thanh tra phát hiện có vi phạm.

5.5. Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua kiểm tra trên một doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có vi phạm.

5.6. Bình quân số tiền giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm.

5.7. Bình quân số tiền giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm.

5.8. Tỷ lệ số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra trên thu do cơ quan thuế quản lý.

6. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về thuế

6.1. Tỷ lệ đơn khiếu nại giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

6.2. Tỷ lệ giảm thời gian trung bình giải quyết các vụ khiếu nại về thuế.

6.3. Tỷ lệ số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm so với số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

6.4. Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra.

6.5. Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra.

6.6. Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra.

7. Đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

7.1. Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm.

7.2. Tỷ lệ tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm so với tổng số thu ngân sách nhà nước thu được trong năm.

7.3. Tỷ lệ thu nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.

7.4. Tỷ lệ số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá.

8. Đánh giá công tác quản lý thuế quốc tế

8.1. Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài được xử lý kịp thời.

8.2. Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin của các Cục/Vụ/đơn vị thuộc cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài được xử lý kịp thời.

8.3. Tỷ lệ thay đổi số yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài hàng năm.

8.4. Tỷ lệ thanh tra giá chuyển nhượng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm.

9. Đánh giá tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

9.1. Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý thuế trực tiếp trên tổng số công chức thuế.

9.2. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên tổng số công chức thuế.

9.3. Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với chức năng quản lý thuế tương ứng.

9.4. Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đối với chức năng quản lý thuế tương ứng.

9.5. Tỷ lệ công chức đang làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của ít nhất 01 chức năng quản lý thuế khác.

9.6. Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại một số vị trí đặc thù được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đang công tác và các kiến thức bổ trợ có liên quan.

9.7. Tỷ lệ công chức thuế làm công tác pháp chế được đào tạo về công tác pháp chế.

9.8. Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại vị trí công tác kiểm tra nội bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng.

9.9. Tỷ lệ công chức thuế làm công tác giám định tư pháp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp.

9.10. Tỷ lệ công chức ở cơ quan thuế địa phương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 hoặc tương đương trở lên.

10. Đánh giá lĩnh vực công nghệ thông tin

10.1. Tỷ lệ người nộp thuế được cấp định danh và xác thực điện tử để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành Thuế cung cấp.

10.2. Tỷ lệ thủ tục hành chính thuế được thực hiện theo hình thức giao dịch điện tử mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

10.3. Tỷ lệ nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu có thể tin học hóa cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế được ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng tích hợp, tập trung.

10.4. Tỷ lệ các hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan thuế.

10.5. Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.

10.6. Tỷ lệ báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

10.7. Tỷ lệ hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử.

10.8. Tỷ lệ công chức, viên chức thuế được cấp tài khoản để sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin bao gồm: tài khoản người dùng, thư điện tử, tài khoản trao đổi thông tin trực tuyến.

10.9. Tỷ lệ nhu cầu kết nối trao đổi thông tin giữa các đơn vị, Bộ ngành, tổ chức liên quan được ứng dụng công nghệ thông tin theo lộ trình triển khai các văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên.

10.10. Tỷ lệ hệ thống máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.

10.11. Tỷ lệ ứng dụng cốt lõi sẵn sàng hoạt động tại Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa (DRC) khi có sự cố phát sinh.

10.12. Tỷ lệ hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung.

10.13. Tỷ lệ công chức được truy cập hệ thống làm việc từ xa.

10.14. Tỷ lệ hệ thống thông tin được phê duyệt mức độ an toàn hệ thống thông tin.

10.15. Tỷ lệ chuyển đổi hạ tầng máy chủ tại Cục Thuế tập trung về xử lý tại trung tâm dữ liệu ngành Thuế.

10.16. Tỷ lệ thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ.

10.17. Tỷ lệ số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp.

10.18. Tỷ lệ người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh.

11. Đánh giá cơ sở vật chất, hành chính và tài chính

11.1. Bình quân chi thường xuyên trên công chức, viên chức thuế và người lao động.

11.2. Tỷ lệ số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ điện tử hoàn toàn, không sử dụng bản giấy.

11.3. Tỷ lệ hệ thống văn bản điều hành của cơ quan thuế có thể tiếp nhận văn bản đến của doanh nghiệp và ngược lại hệ thống quản lý văn bản của cơ quan thuế có thể gửi văn bản bằng phương thức điện tử đến doanh nghiệp.

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1005/QĐ-TCT ngày 30/7/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Mục 1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHUNG CỦA CƠ QUAN THUẾ

Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá công tác thu ngân sách và hiệu quả chung của cơ quan thuế bao gồm 8 chỉ số thành phần, trong đó: có 3 chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước ở mức độ toàn ngành, có 5 chỉ số sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế.

1. Đánh giá công tác thu ngân sách

1.1. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân so với tổng sản phẩm quốc nội

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ động viên của tổng thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm quốc nội.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu ngân sách nhà nước với tổng sản phẩm quốc nội.

Công thức tính:

Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân so với tổng sản phẩm quốc nội

=

Tổng thu ngân sách nhà nước

x 100%

Tổng sản phẩm quốc nội

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng thu ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nước trong năm đánh giá, cụ thể:

+ Tổng thu do ngành Thuế quản lý.

+ Tổng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý; chi hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Thu viện trợ.

+ Thu hồi vốn của nhà nước.

- Tổng sản phẩm quốc nội trong năm đánh giá theo giá thực tế.

1.2. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với tổng sản phẩm quốc nội

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ huy động từ thuế, phí so với tổng sản phẩm quốc nội.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm quốc nội.

Công thức tính:

Tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với tổng sản phẩm quốc nội

=

Tổng thu từ thuế, phí

x 100%

Tổng sản phẩm quốc nội

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng thu từ thuế, phí: bao gồm các khoản thu cân đối từ thuế, phí thu được trong năm đánh giá.

- Tổng sản phẩm quốc nội trong năm đánh giá theo giá thực tế.

1.3. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu nội địa với tổng thu ngân sách nhà nước.

Công thức tính:

Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước

=

Tổng thu nội địa

x 100%

Tổng thu ngân sách nhà nước

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng thu nội địa: Là tổng thu nội địa do cơ quan thuế quản lý và thu hồi vốn của nhà nước (Tiểu mục 3653) do Cục Tài chính doanh nghiệp (BTC) quản lý.

- Tổng thu ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nước trong năm đánh giá, cụ thể:

+ Tổng thu do ngành Thuế quản lý.

+ Tổng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do Cơ quan Hải quan quản lý; chi hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Thu viện trợ.

+ Thu hồi vốn của nhà nước.

2. Đánh giá hiệu quả chung của cơ quan thuế

2.1. Tỷ lệ tổng thu do cơ quan thuế quản lý trên Dự toán pháp lệnh được giao

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu của cơ quan thuế so với kế hoạch được giao.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu do cơ quan thuế quản lý với Dự toán pháp lệnh được giao.

Công thức tính:

Tỷ lệ tổng thu do cơ quan thuế quản lý trên Dự toán pháp lệnh được giao

=

Tổng thu do cơ quan thuế quản lý

x 100%

Dự toán pháp lệnh được giao

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng thu do cơ quan thuế quản lý: bao gồm (1) Thu nội địa do cơ quan thuế quản lý (không bao gồm thu hồi vốn của nhà nước: Tiểu mục 3653) và (2) Thu từ dầu thô. Số liệu tổng hợp từ chỉ tiêu A trên Báo cáo Quyết toán số nộp ngân sách nhà nước (BC3B-TMS), không bao gồm thu hồi vốn của nhà nước; hoặc Chỉ tiêu A - Tổng thu do cơ quan thuế quản lý (Mẫu 01B/TCT-ĐB, Kho NSNN).

- Dự toán pháp lệnh được giao: Là dự toán thu NSNN được giao cho cơ quan thuế trong năm đánh giá.

2.2. Chi thường xuyên của cơ quan thuế trên thu do cơ quan thuế quản lý

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí thường xuyên của cơ quan thuế trong mối tương quan với số thu do cơ quan thuế quản lý trong năm đánh giá.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng số tiền chi thường xuyên của cơ quan thuế so với thu do cơ quan thuế quản lý trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Chi thường xuyên của cơ quan thuế trên thu do cơ quan thuế quản lý

=

Chi thường xuyên của cơ quan thuế

Thu do cơ quan thuế quản lý

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Chi thường xuyên của cơ quan thuế trong năm đánh giá.

- Thu do cơ quan thuế quản lý: Là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

2.3. Bình quân số thu do cơ quan thuế quản lý trên một công chức, viên chức thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đóng góp số thu do cơ quan thuế quản lý tính bình quân trên một công chức, viên chức thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng trung bình số thu do cơ quan thuế quản lý trên một công chức, viên chức thuế.

Công thức tính:

Bình quân số thu do cơ quan thuế quản lý trên một công chức, viên chức thuế

=

Thu do cơ quan thuế quản lý

Tổng số công chức, viên chức thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Thu do cơ quan thuế quản lý: Là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

- Tổng số công chức, viên chức thuế: Là tổng số công chức, viên chức thuế làm việc tại cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

2.4. Bình quân số người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức trên một công chức thuế

Mục đích sử dụng: Đo lường mức độ bình quân số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động mà một công chức thuế chịu trách nhiệm quản lý, nhằm đánh giá quy mô quản lý của cơ quan thuế trên phương diện đối tượng quản lý của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng trung bình số người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trên địa bàn quản lý của cơ quan thuế trên một công chức thuế.

Công thức tính:

Bình quân số người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức trên một công chức thuế 

=

Tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý

Tổng số công chức thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý: Là tổng số NNT (bao gồm NNT là doanh nghiệp, tổ chức) đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý tính đến 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức thuế: Là tổng số công chức thuế làm việc tại cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

2.5. Bình quân số người nộp thuế là hộ kinh doanh trên một công chức thuế

Mục đích sử dụng: Đo lường mức độ bình quân số NNT là hộ kinh doanh đang hoạt động mà một công chức thuế chịu trách nhiệm quản lý, nhằm đánh giá quy mô quản lý của cơ quan thuế trên phương diện đối tượng quản lý của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng trung bình số người nộp thuế là hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý của cơ quan thuế trên một công chức thuế tại Chi cục Thuế.

Công thức tính:

Bình quân số người nộp thuế là hộ kinh doanh trên một công chức thuế

=

Tổng số NNT là hộ kinh doanh đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý

Tổng số công chức thuế tại Chi cục Thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng số NNT là hộ kinh doanh đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý: Là tổng số NNT được cấp mã số thuế đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý (NNT là hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định) tính đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức thuế tại Chi cục Thuế: Là tổng số công chức thuế làm việc tại các Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường (tại các Chi cục Thuế) tại thời điểm ngày 31/12 của năm đánh giá.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN THUẾ

Nhóm chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế gồm 81 chỉ số thành phần về các nội dung: tuyên truyền và hỗ trợ NNT; quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, kế toán thuế và thống kê thuế; thanh tra, kiểm tra NNT thuế; giải quyết khiếu nại về thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thuế quốc tế; đánh giá tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; công nghệ thông tin; cơ sở vật chất, hành chính, tài chính.

3. Đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Bao gồm 08 chỉ số thành phần, phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.

3.1. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính thuế được cung cấp, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) với tổng số thủ tục hành chính thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

=

Số DVCTT toàn trình đã được tích hợp trên Cổng DVCQG

x 100%

Tổng số thủ tục hành chính thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số dịch vụ công trực tuyến toàn trình đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia tính đến 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số thủ tục hành chính thuế là tổng số TTHC do cơ quan thuế công bố tính đến 31/12 của năm đánh giá.

3.2. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng hồ sơ phải giải quyết

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác giải quyết hồ sơ nhận được thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ đã được giải quyết thông qua DVCTT toàn trình với tổng số hồ sơ phải giải quyết.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết DVCTT toàn trình

=

Số hồ sơ đã được giải quyết thông  qua DVCTT toàn trình 

x 100%

Tổng số hồ sơ phải giải quyết

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ đã được giải quyết thông qua DVCTT toàn trình tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ phải giải quyết tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

3.3. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng hồ sơ TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử trên số hồ sơ TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử

=

Số hồ sơ TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số hồ sơ TTHC giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông”

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” được giải quyết bằng phương thức điện tử tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ TTHC giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

3.4. Tỷ lệ số lượt hỗ trợ người nộp thuế qua phương thức điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hỗ trợ NNT của cơ quan thuế qua phương thức điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ bằng phương thức điện tử với tổng số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ.

Công thức tính:

Tỷ lệ số lượt hỗ trợ người nộp thuế qua phương thức điện tử

=

Số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ bằng phương thức điện tử tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ (theo phương thức điện tử và không điện tử) tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

3.5. Tỷ lệ số lượt hỗ trợ đúng hạn trên số lượt đề nghị hỗ trợ

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ kịp thời hỗ trợ NNT theo quy định trong việc trả lời các đề nghị giải đáp vướng mắc của NNT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ đúng hạn với tổng số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ đến cơ quan thuế phải giải quyết trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ số lượt hỗ trợ đúng hạn trên số lượt đề nghị hỗ trợ

=

Số lượt NNT đã được CQT hỗ trợ đúng hạn

x 100%

Tổng số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ đến CQT phải giải quyết

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượt NNT đã được cơ quan thuế hỗ trợ đúng hạn là số lượt đề nghị hỗ trợ đã được cơ quan thuế giải quyết đúng hạn trong năm đánh giá:

+ Số lượt đề nghị hỗ trợ năm trước chuyển sang có thời hạn xử lý trong năm đánh giá đã giải quyết đúng hạn;

+ Số lượt đề nghị hỗ trợ phát sinh trong năm đánh giá có thời hạn xử lý trong năm đánh giá đã giải quyết đúng hạn;

+ Số lượt đề nghị hỗ trợ có thời hạn xử lý trong năm tiếp theo của năm đánh giá đã giải quyết trước hạn trong năm đánh giá.

- Tổng số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ đến cơ quan thuế phải giải quyết trong năm đánh giá:

+ Số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ năm trước chuyển sang có thời hạn xử lý trong năm đánh giá;

+ Số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ nhận được trong năm đánh giá có thời hạn xử lý trong năm đánh giá;

+ Số lượt NNT gửi đề nghị hỗ trợ có thời hạn xử lý trong năm tiếp theo của năm đánh giá đã được cơ quan thuế giải quyết trước hạn trong năm đánh giá.

3.6. Mức độ hài lòng của người nộp thuế về giải quyết thủ tục hành chính thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về giải quyết TTHC thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ đánh giá hài lòng với số hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết.

Công thức tính:

Mức độ hài lòng của NNT về giải quyết TTHC thuế

=

Số hồ sơ đánh giá hài lòng

x 100%

Tổng số hồ sơ TTHC đã giải quyết

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ đánh giá hài lòng: Là tổng số hồ sơ TTHC cơ quan thuế đã giải quyết trừ số hồ sơ đánh giá không hài lòng trong năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ TTHC cơ quan thuế đã trả kết quả giải quyết trong năm đánh giá, bao gồm hồ sơ TTHC tiếp nhận năm trước chuyển sang và hồ sơ TTHC tiếp nhận trong năm đánh giá

3.7. Mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số phiếu có đánh giá hài lòng của NNT với tổng số phiếu đánh giá của NNT mà cơ quan thuế nhận được.

Công thức tính:

Mức độ hài lòng của NNT đối với sự phục vụ của CQT

=

Số phiếu có đánh giá hài lòng của NNT

x 100%

Tổng số phiếu đánh giá của NNT mà CQT nhận được.

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số phiếu có đánh giá hài lòng của NNT: Là tổng số phiếu đánh giá mà NNT đánh giá là hài lòng trong năm đánh giá.

- Tổng số phiếu đánh giá của NNT mà cơ quan thuế nhận được: Là tổng số phiếu đánh giá mà cơ quan thuế nhận được qua các hình thức đánh giá trong năm đánh giá.

3.8. Tỷ lệ số đại lý thuế hoạt động thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hoạt động của đại lý thuế cung cấp dịch vụ, hỗ trợ thường xuyên cho người nộp thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số đại lý thuế đang hoạt động với tổng số đại lý thuế có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ số đại lý thuế hoạt động thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho NNT

=

Số đại lý thuế đang hoạt động

x 100%

Tổng số đại lý thuế có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số đại lý thuế đang hoạt động: Là tổng số đại lý thuế đang hoạt động tại thời điểm 31/12 và có doanh thu cung cấp dịch vụ cho NNT trong năm đánh giá.

- Tổng số đại lý thuế có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế tính đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

4. Đánh giá công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, kế toán thuế và thống kê thuế

Bao gồm 20 chỉ số thành phần, phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, kế toán thuế và thống kê thuế của cơ quan thuế.

4.1. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực đăng ký thuế cho NNT của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình với tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được CQT giải quyết thông qua DVCTT toàn trình trên tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được

=

Số hồ sơ đăng ký thuế được CQT giải quyết thông qua DVCTT toàn trình

x 100%

Tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết thông qua DVCTT toàn trình trong năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được: Là tổng số hồ sơ đăng ký thuế nhận được trong năm đánh giá.

4.2. Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ sử dụng phương thức điện tử trong kê khai nghĩa vụ thuế của NNT là doanh nghiệp, tổ chức.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng phương thức điện tử trong kê khai nghĩa vụ thuế so với tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức

=

Tổng số doanh nghiệp, tổ chức khai thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng số doanh nghiệp, tổ chức khai thuế bằng phương thức điện tử là tổng số doanh nghiệp, tổ chức do cơ quan thuế quản lý sử dụng phương thức điện tử trong kê khai thuế tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động là tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

4.3. Tỷ lệ khai thuế điện tử của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực khai thuế cho NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN bằng phương thức điện tử với tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN.

Công thức tính:

Tỷ lệ khai thuế điện tử của NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế

=

Số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN bằng phương thức điện tử: Là tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN tháng, quý, quyết toán bằng phương thức điện tử tính đến 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đã nộp tờ khai thuế TNCN trong năm đánh giá.

4.4. Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực khai thuế cho NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã khai thuế bằng phương thức điện tử với số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã khai thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử

=

Số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã khai thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã khai thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã khai thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đã thực hiện khai thuế trong năm đánh giá.

4.5. Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của doanh nghiệp

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế trong năm đánh giá đối với NNT là doanh nghiệp.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là doanh nghiệp (DN) với tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là doanh nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của doanh nghiệp

=

Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là DN 

x 100%

Tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là DN

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là DN: Là số các loại tờ khai (GTGT, TNDN, TAIN, BVMT, TTĐB) của NNT là doanh nghiệp đã nộp đúng hạn trong năm đánh giá.

- Tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là DN: Là tổng số các loại tờ khai (GTGT, TNDN, TAIN, BVMT, TTĐB) của NNT là doanh nghiệp đã nộp trong năm đánh giá.

4.6. Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của cá nhân

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế trong năm đánh giá đối với NNT là cá nhân.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là cá nhân với tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là cá nhân.

Công thức tính:

Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của cá nhân

=

Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là cá nhân

x 100%

Tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là cá nhân

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn của NNT là cá nhân: Là tổng số các loại tờ khai của NNT là cá nhân đã nộp đúng hạn trong năm đánh giá.

- Tổng số tờ khai thuế đã nộp của NNT là cá nhân: Là tổng số các loại tờ khai của NNT là cá nhân đã nộp trong năm đánh giá.

4.7. Tỷ lệ người nộp thuế nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số người nộp thuế đang hoạt động là doanh nghiệp, tổ chức

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực nộp thuế cho NNT là doanh nghiệp, tổ chức.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là doanh nghiệp (DN), tổ chức (TC) đã đăng ký nộp thuế điện tử thành công tại cơ quan thuế và ngân hàng với số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động.

Công thức tính:

Tỷ lệ NNT nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số NNT đang hoạt động đối với doanh nghiệp, tổ chức

=

Số NNT là DN, TC đã đăng ký nộp thuế điện tử 

x 100%

Số NNT là DN, TC đang hoạt động

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là DN, TC đã đăng ký nộp thuế điện tử: Là tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đã đăng ký nộp thuế điện tử thành công tại cơ quan thuế và ngân hàng của năm đánh giá.

- Số NNT là DN, TC đang hoạt động: Là tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động do cơ quan thuế quản lý tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

4.8. Tỷ lệ người nộp thuế nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số người nộp thuế đang hoạt động là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực nộp thuế cho NNT đang hoạt động là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đăng ký nộp thuế điện tử với số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đang hoạt động.

Công thức tính:

Tỷ lệ NNT nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số NNT đang hoạt động là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử

=

Số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đăng ký nộp thuế điện tử

x 100%

Số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đang hoạt động

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đăng ký nộp thuế điện tử trong năm đánh giá.

- Số NNT là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

4.9. Tỷ lệ số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử trên tổng số thu ngân sách nhà nước

Mục đích sử dụng: Đánh giá kết quả thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế đã nộp bằng phương thức điện tử với số thu do cơ quan thuế quản lý.

Công thức tính:

Tỷ lệ số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử trên tổng số thu ngân sách nhà nước

=

Số tiền thuế đã nộp bằng phương thức điện tử

x 100%

Thu do cơ quan thuế quản lý

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền thuế đã nộp bằng phương thức điện tử: Là số tiền thuế đã nộp bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).

- Thu do cơ quan thuế quản lý: Là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

4.10. Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực hoàn thuế cho NNT là doanh nghiệp, tổ chức.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử với tổng số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ hoàn thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức

=

Số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ hoàn thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ hoàn thuế trong năm đánh giá.

4.11. Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực hoàn thuế cho NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế bằng phương thức điện tử với số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Công thức tính:

Tỷ lệ hoàn thuế bằng phương thức điện tử của NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế

=

Số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN có chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số NNT là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN có chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế trong năm đánh giá.

4.12. Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn với tổng số hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế của NNT được CQT giải quyết và trả kết quả đúng hạn

=

Số hồ sơ hoàn thuế của NNT được CQT giải quyết và trả kết quả đúng hạn

x 100%

Tổng số hồ sơ hoàn thuế của NNT đã được CQT giải quyết và trả kết quả

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng thời hạn quy định của Luật quản lý thuế trong năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả trong năm đánh giá.

4.13. Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực miễn thuế, giảm thuế cho NNT là doanh nghiệp, tổ chức.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử với số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của NNT là doanh nghiệp, tổ chức

=

Số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế trong năm đánh giá.

4.14. Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là cá nhân

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ bằng phương thức điện tử trong lĩnh vực miễn thuế, giảm thuế cho NNT là cá nhân.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là cá nhân nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử với tổng số NNT là cá nhân đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là cá nhân

=

Số NNT là cá nhân nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số NNT là cá nhân đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là cá nhân nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số NNT là cá nhân đã nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế trong năm đánh giá.

4.15. Tỷ lệ hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn với số hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế đã được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn

=

Số hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn

x 100%

Tổng số hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế đã được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng thời hạn quy định của Luật Quản lý thuế trong năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế đã được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả trong năm đánh giá.

4.16. Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bằng phương thức điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác hỗ trợ cung cấp thông tin tự động cho NNT là doanh nghiệp, tổ chức.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là doanh nghiệp, tổ chức được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử với tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức có tài khoản giao dịch điện tử.

Công thức tính:

Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của NNT cho doanh nghiệp, tổ chức bằng phương thức điện tử

=

Số NNT là doanh nghiệp, tổ chức được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử

x 100%

Tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức có tài khoản giao dịch điện tử

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là doanh nghiệp, tổ chức được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số NNT là doanh nghiệp, tổ chức có tài khoản giao dịch điện tử trong năm đánh giá.

4.17. Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cá nhân bằng phương thức điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác hỗ trợ cung cấp thông tin tự động cho NNT là cá nhân.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT là cá nhân được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử với số NNT là cá nhân có tài khoản giao dịch điện tử.

Công thức tính:

Tỷ lệ cung cấp thông tin về quản lý nghĩa vụ thuế của NNT là cá nhân bằng phương thức điện tử

=

Số NNT là cá nhân được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử

x 100%

Tổng số NNT là cá nhân có tài khoản giao dịch điện tử

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT là cá nhân được cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế qua tài khoản giao dịch điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số NNT là cá nhân có tài khoản giao dịch điện tử trong năm đánh giá.

4.18. Tỷ lệ báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác hỗ trợ lập báo cáo kế toán thuế tự động cho cơ quan thuế các cấp.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế với tổng số báo cáo kế toán thuế đã ban hành.

Công thức tính:

Tỷ lệ báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

=

Số báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

x 100%

Tổng số báo cáo kế toán thuế đã ban hành

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số báo cáo kế toán thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế tính đến 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số báo cáo kế toán thuế đã ban hành theo quy định tại Thông tư về chế độ kế toán thuế.

4.19. Tỷ lệ chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ cập nhật kịp thời nghĩa vụ thuế của NNT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc với tổng số chứng từ kế toán thuế đủ điều kiện được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc.

Công thức tính:

Tỷ lệ chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc

=

Số chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc

x 100%

Tổng số chứng từ kế toán thuế đủ điều kiện được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số chứng từ kế toán thuế được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc: Là chứng từ nộp tiền được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc.

- Tổng số chứng từ kế toán thuế đủ điều kiện được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc: Là tổng số chứng từ kế toán thuế (chứng từ nộp tiền) đủ điều kiện đã được xử lý tự động và hạch toán ngay trong ngày làm việc.

4.20. Tỷ lệ chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác thống kê thuế tự động tại cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế với tổng số chỉ tiêu thống kê thuế đã ban hành.

Công thức tính:

Tỷ lệ chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

=

Số chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế

x 100%

Tổng số chỉ tiêu thống kê thuế đã ban hành

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số chỉ tiêu thống kê thuế thực hiện tự động trên hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu về quản lý thuế tính đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số chỉ tiêu thống kê thuế đã ban hành.

5. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Bao gồm 8 chỉ số thành phần được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện trong năm đánh giá.

5.1. Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác lựa chọn NNT để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra được lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế với số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Công thức tính:

Tỷ lệ NNT được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế

=

Số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra được lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro

x 100%

Số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra được lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế, bao gồm;

+ Số NNT trong kế hoạch thanh tra được lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế trong năm đánh giá.

+ Số NNT trong kế hoạch kiểm tra được lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế trong năm đánh giá.

- Số NNT trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra, bao gồm:

+ Số NNT trong kế hoạch thanh tra trong năm đánh giá.

+ Số NNT trong kế hoạch kiểm tra trong năm đánh giá.

5.2. Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thực hiện trong năm có số xử lý so với số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT mà cơ quan thuế đã thực hiện trong năm, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thực hiện trong năm đánh giá có số xử lý với số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đã thực hiện trong năm.

Công thức tính:

Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thực hiện trong năm có số xử lý so với số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm

=

Số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thực hiện trong năm có số xử lý

x 100%

Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thực hiện trong năm có số xử lý, gồm:

+ Số cuộc thanh tra tại trụ sở người nộp thuế đã hoàn thành trong năm đánh giá có số xử lý (bao gồm: số truy thu, truy hoàn, tiền phạt, tiền chậm nộp, điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ).

+ Số cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đã hoàn thành trong năm đánh giá có số xử lý (bao gồm: số truy thu, truy hoàn, tiền phạt, tiền chậm nộp, điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ).

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm: Là tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đã hoàn thành trong năm đánh giá.

5.3. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ khiếu nại của NNT đối với kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền sau thanh tra, kiểm tra với số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm.

Công thức tính:

Tỷ lệ khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế

=

Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền sau thanh tra, kiểm tra

x 100%

Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền sau thanh tra, kiểm tra trong năm đánh giá.

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm: Là tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn thành trong năm đánh giá.

5.4. Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra trên một doanh nghiệp thanh tra phát hiện có vi phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ trung bình số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra: tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp trên một doanh nghiệp có vi phạm về thuế qua công tác thanh tra của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng bình quân số tiền xử lý vi phạm qua thanh tra gồm tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp của một cuộc thanh tra có vi phạm được cơ quan thuế phát hiện.

Công thức tính:

Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra

=

Số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra

Số doanh nghiệp thanh tra phát hiện có vi phạm

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra: Là toàn bộ số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá.

- Số doanh nghiệp thanh tra phát hiện có vi phạm: Là số doanh nghiệp đã được cơ quan thuế thanh tra và ban hành quyết định xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá (bao gồm cả doanh nghiệp thanh tra năm trước hoàn thành trong năm đánh giá, doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra hàng năm, thanh tra bổ sung và đột xuất trong năm đánh giá).

5.5. Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua kiểm tra một doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có vi phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ trung bình số tiền thuế xử lý vi phạm qua kiểm tra: tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp trên một doanh nghiệp có vi phạm về thuế qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng bình quân số tiền xử lý vi phạm qua kiểm tra gồm tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp của một cuộc kiểm tra có vi phạm được cơ quan thuế phát hiện.

Công thức tính:

Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua kiểm tra

=

Số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua kiểm tra

Số doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có vi phạm

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua kiểm tra: Là toàn bộ số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra trong năm đánh giá.

- Số doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có vi phạm: Là số doanh nghiệp đã được cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở NNT và ban hành quyết định xử lý vi phạm qua kiểm tra trong năm đánh giá (bao gồm cả doanh nghiệp kiểm tra năm trước hoàn thành trong năm đánh giá, doanh nghiệp trong kế hoạch kiểm tra hàng năm, kiểm tra bổ sung và đột xuất trong năm đánh giá).

5.6. Bình quân số tiền giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ trung bình số tiền giảm lỗ trên một doanh nghiệp có vi phạm về thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng bình quân số tiền giảm lỗ trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm dẫn đến giảm lỗ.

Công thức tính:

Bình quân số tiền giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra

=

Số tiền giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra

Số doanh nghiệp có giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra, gồm:

+ Toàn bộ số tiền giảm lỗ tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá và toàn bộ số tiền giảm lỗ tại tất cả các kết luận thanh tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Toàn bộ số tiền giảm lỗ tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra tại trụ sở NNT trong năm đánh giá và toàn bộ số tiền giảm lỗ tại tất cả các kết luận kiểm tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Số doanh nghiệp có giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra, gồm:

+ Số doanh nghiệp có giảm lỗ qua thanh tra tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá và số doanh nghiệp có giảm lỗ tại tất cả các kết luận thanh tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Số doanh nghiệp có giảm lỗ qua kiểm tra tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra tại trụ sở NNT trong năm đánh giá và số doanh nghiệp có giảm lỗ qua kiểm tra tại tất cả các kết luận kiểm tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

5.7. Bình quân số tiền giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ trung bình số tiền giảm khấu trừ trên một doanh nghiệp có vi phạm về thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng bình quân số tiền giảm khấu trừ trên một doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra có vi phạm dẫn đến giảm khấu trừ.

Công thức tính:

Bình quân số tiền giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra

=

Số tiền giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra

Số doanh nghiệp có giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra, gồm:

+ Toàn bộ số tiền giảm khấu trừ tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá và toàn bộ số tiền giảm khấu trừ tại tất cả các kết luận thanh tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Toàn bộ số tiền giảm khấu trừ tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra tại trụ sở NNT trong năm đánh giá và toàn bộ số tiền giảm khấu trừ tại tất cả các kết luận kiểm tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Số doanh nghiệp có giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra, gồm:

+ Số doanh nghiệp có giảm khấu trừ qua thanh tra tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá và số doanh nghiệp có giảm khấu trừ tại tất cả các kết luận thanh tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Số doanh nghiệp có giảm khấu trừ qua kiểm tra tại tất cả các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra tại trụ sở NNT trong năm đánh giá và số doanh nghiệp có giảm khấu trừ qua kiểm tra tại tất cả các kết luận kiểm tra trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

5.8. Tỷ lệ số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra trên số thu do cơ quan thuế quản lý

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra với số thu do cơ quan thuế quản lý.

Công thức tính:

Tỷ lệ số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra trên thu do cơ quan thuế quản lý

=

Tổng số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra

x 100%

Thu do cơ quan thuế quản lý

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng số tiền thuế xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra, gồm:

+ Toàn bộ số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt, tiền chậm nộp tại các quyết định về việc xử lý vi phạm qua thanh tra trong năm đánh giá.

+ Toàn bộ số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt, tiền chậm nộp tại các quyết định về việc xử lý vi phạm qua kiểm tra tại trụ sở NNT trong năm đánh giá.

- Thu do cơ quan thuế quản lý: là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

6. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về thuế

Bao gồm 06 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế trong công tác giải quyết khiếu nại về thuế trong năm đánh giá.

6.1. Tỷ lệ vụ việc khiếu nại giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật

Mục đích sử dụng: Đánh giá tính kịp thời của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại của NNT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số vụ việc khiếu nại đã giải quyết đúng hạn theo quy định của pháp luật với tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết.

Công thức tính:

Tỷ lệ vụ việc giải quyết khiếu nại đúng thời hạn theo quy định của pháp luật

=

Số vụ việc khiếu nại đã giải quyết đúng hạn

x 100%

Tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số vụ việc khiếu nại đã giải quyết đúng hạn: Là toàn bộ số vụ việc khiếu nại về thuế đã được cơ quan thuế giải quyết đúng hạn theo quy định của pháp luật trong năm đánh giá (bao gồm cả các vụ việc khiếu nại từ năm trước chuyển sang).

- Tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết: Là toàn bộ số vụ việc khiếu nại về thuế đã được cơ quan thuế giải quyết theo thẩm quyền trong năm đánh giá (bao gồm cả các vụ việc khiếu nại từ năm trước chuyển sang).

6.2. Tỷ lệ giảm thời gian trung bình giải quyết các vụ khiếu nại về thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá về mức độ giảm về thời gian trung bình giải quyết khiếu nại về thuế của cơ quan thuế so với quy định của pháp luật.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng trung bình của tổng thời gian thực tế đã giải quyết của các vụ việc khiếu nại so với tổng thời gian phải giải quyết các vụ việc khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Công thức tính:

Tỷ lệ giảm thời gian trung bình giải quyết các vụ việc khiếu nại về thuế

=

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Thời gian thực tế đã giải quyết: Là tổng thời gian thực tế (tính theo ngày) đã giải quyết các vụ việc khiếu nại trong năm đánh giá trừ đi thời gian kéo dài do yếu tố khách quan (theo đề nghị của người khiếu nại, các ban ngành phải lấy ý kiến,...)

- Thời gian phải giải quyết: Là tổng thời gian phải giải quyết (tính theo ngày) các vụ việc khiếu nại theo quy định của pháp luật trong năm đánh giá.

6.3. Tỷ lệ số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm so với số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt

Mục đích sử dụng: Đánh giá tính hiệu quả của cơ quan thuế trong việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm với số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công thức tính:

Tỷ lệ số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm so với số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt

=

Số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm

x 100%

Tổng số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện trong năm đánh giá.

- Tổng số cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt trong năm đánh giá.

6.4. Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra với số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo.

Công thức tính:

Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra

=

Số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra

x 100%

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo được kiểm tra: Là số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo đã được kiểm tra trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo đã được ban hành trong năm đánh giá.

6.5. Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác kiểm tra văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra trước khi ban hành với tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế đã ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành.

Công thức tính:

Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra

=

Số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra

x 100%

Tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế đã ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành được kiểm tra trước khi ban hành trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế đã ban hành hoặc trình Bộ Tài chính ban hành đã được ban hành trong năm đánh giá.

6.6. Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác kiểm tra văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra với tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế đã ban hành.

Công thức tính:

Tỷ lệ văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra

=

Số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra

x 100%

Tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế đã ban hành

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành được kiểm tra trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản hành chính giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Thuế, Chi cục Thuế đã ban hành trong năm đánh giá.

7. Đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Bao gồm 4 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế.

7.1. Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm

Mục đích sử dụng: Đánh giá tình trạng nợ thuế vào thời điểm 31/12 hàng năm, đồng thời đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá với số thu do cơ quan thuế quản lý trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN thu được trong năm

=

Số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm

x 100%

Thu do cơ quan thuế quản lý

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm: là toàn bộ số tiền thuế nợ của tất cả NNT thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Thu do cơ quan thuế quản lý: là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

7.2. Tỷ lệ tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm so với tổng số thu ngân sách nhà nước thu được trong năm

Mục đích sử dụng: Đánh giá tình trạng nợ đọng về thuế, phí vào thời điểm cuối năm.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm so với số thu do cơ quan thuế quản lý trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm so với tổng số thu NSNN thu được trong năm

=

Tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm

x 100%

Thu do cơ quan thuế quản lý

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Tổng số tiền nợ đọng về thuế, phí tại thời điểm 31/12 hàng năm, gồm:

+ Tổng số tiền nợ thuế của tất cả NNT thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

+ Tổng số tiền nợ phí, lệ phí của tất cả NNT thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Thu do cơ quan thuế quản lý: là tổng thu do cơ quan thuế quản lý không bao gồm thu khác ngân sách và thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác trong năm đánh giá.

7.3. Tỷ lệ thu nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác thu nợ đối với các khoản nợ có khả năng thu của năm trước thu được trong năm đánh giá.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế nợ có khả năng thu của năm trước chuyển sang đã thu được trong năm đánh giá với số tiền thuế nợ có khả năng thu của năm trước chuyển sang.

Công thức tính:

Tỷ lệ thu nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang

=

Số tiền thuế nợ có khả năng thu năm trước chuyển sang thu được trong năm đánh giá

x 100%

Số tiền thuế nợ có khả năng thu của năm trước chuyển sang

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền thuế nợ có khả năng thu của năm trước chuyển sang thu được trong năm đánh giá.

- Số tiền thuế nợ có khả năng thu của năm trước chuyển sang.

7.4. Tỷ lệ số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế trong năm đánh giá.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá với số tiền thuế nợ năm trước đã thu được trong năm đánh giá.

Công thức tính: 

Tỷ lệ số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá

=

Số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá

x 100%

Số tiền thuế nợ năm trước đã thu được trong năm đánh giá

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền thuế nợ năm trước đã thu được bằng biện pháp cưỡng chế trong năm đánh giá.

- Số tiền thuế nợ năm trước đã thu được trong năm đánh giá.

8. Đánh giá công tác quản lý thuế quốc tế

Bao gồm 4 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá công tác quản lý thuế quốc tế.

8.1. Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài được xử lý kịp thời

Mục đích sử dụng: Đánh giá về tính kịp thời của cơ quan thuế Việt Nam (Tổng cục Thuế) trong việc xử lý các yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế nước ngoài.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản cơ quan thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý với tổng số văn bản cơ quan thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin.

Công thức tính:

Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin với CQT nước ngoài được xử lý kịp thời

=

Số văn bản của CQT nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý

x 100%

Tổng số văn bản đề nghị cung cấp thông tin của CQT nước ngoài

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản của cơ quan thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý: Là tổng số văn bản của cơ quan thuế nước ngoài được Tổng cục Thuế xử lý (yêu cầu bổ sung thông tin, gửi cho các Cục/Vụ/đơn vị trong ngành Thuế đề nghị cung cấp thông tin) trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản đề nghị cung cấp thông tin của cơ quan thuế nước ngoài: Là tổng số văn bản đề nghị cung cấp thông tin của cơ quan thuế nước ngoài gửi cơ quan thuế Việt Nam theo quy định trong năm đánh giá.

8.2. Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin của các Cục/Vụ/đơn vị thuộc cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài được xử lý kịp thời

Mục đích sử dụng: Đánh giá tính kịp thời của cơ quan thuế Việt Nam (Tổng cục Thuế) trong việc xử lý các yêu cầu trao đổi thông tin của các Cục/Vụ/đơn vị có liên quan gửi cơ quan thuế nước ngoài.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài được Tổng cục Thuế xử lý với số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin.

Công thức tính:

Tỷ lệ số yêu cầu trao đổi thông tin của các Cục/Vụ/đơn vị thuộc CQT Việt Nam gửi CQT nước ngoài được xử lý kịp thời

=

Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị CQT nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý

x 100%

Tổng số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị CQT nước ngoài cung cấp thông tin

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý: Là tổng số văn bản của các Vụ/Cục/đơn vị được Tổng cục Thuế xử lý (yêu cầu bổ sung thông tin, gửi các cơ quan thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin) trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài: Là tổng số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị gửi Tổng cục Thuế đề nghị cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin trong năm đánh giá.

8.3. Tỷ lệ thay đổi số yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài hàng năm

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ thay đổi (tăng/giảm) về số yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài năm đánh giá so với năm trước năm đánh giá.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa số văn bản yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài trong năm đánh giá so với năm trước.

Công thức tính:

Tỷ lệ thay đổi số yêu cầu trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam gửi cơ quan thuế nước ngoài hàng năm

=

Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị CQT nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý trong năm đánh giá - Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị CQT nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý năm trước năm đánh giá

x 100%

Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị CQT nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý năm trước năm đánh giá

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý trong năm đánh giá: Là tổng số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị được Tổng cục Thuế xử lý (yêu cầu bổ sung thông tin, gửi các cơ quan Thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin) trong năm đánh giá.

- Số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị đề nghị cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin được Tổng cục Thuế xử lý năm trước năm đánh giá: Là tổng số văn bản của các Cục/Vụ/đơn vị được Tổng cục Thuế xử lý (yêu cầu bổ sung thông tin, gửi các cơ quan thuế nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin) trong năm trước năm đánh giá.

8.4. Tỷ lệ thanh tra giá chuyển nhượng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm

Mục đích sử dụng: Đánh giá công tác thanh tra giá chuyển nhượng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm được thanh tra giá chuyển nhượng với tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phát sinh giao dịch liên kết.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh tra giá chuyển nhượng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm

=

Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết được thanh tra giá chuyển nhượng.

x 100%

Tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm.

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết được thanh tra giá chuyển nhượng trong năm đánh giá: Là toàn bộ các doanh nghiệp được thanh tra trong số doanh nghiệp FDI có phát sinh giao dịch liên kết.

- Tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được có phát sinh giao dịch liên kết: Là toàn bộ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết trên cả nước.

9. Đánh giá nguồn nhân lực của cơ quan thuế

Bao gồm 10 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức và bố trí nguồn nhân lực của cơ quan thuế.

9.1. Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý thuế trực tiếp trên tổng số công chức thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá việc phân bổ nguồn nhân lực ngành Thuế cho công tác quản lý thuế trực tiếp.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số công chức thuế thực hiện quản lý thuế trực tiếp với tổng số công chức thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý thuế trực tiếp

=

Số công chức thuế thực hiện quản lý thuế trực tiếp

x 100%

Tổng số công chức thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số công chức thuế thực hiện quản lý thuế trực tiếp: Là số công chức làm việc tại 04 chức năng quản lý thuế chính (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) và các bộ phận quản lý thuế trực tiếp khác (quản lý thuế TNCN, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, thu khác và thuế liên xã phường) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức thuế: Là tổng số công chức thuế làm việc tại cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.2. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên tổng số công chức thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá việc phân bổ nguồn nhân lực ngành Thuế cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế với tổng số công chức thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế

=

Số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế

x 100%

Tổng số công chức thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức thuế: Là tổng số công chức thuế làm việc tại cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.3. Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với chức năng quản lý thuế tương ứng

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với các chức năng quản lý thuế tương ứng với tổng số công chức làm việc tại chức năng quản lý thuế chính.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng QLT chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với chức năng QLT tương ứng

=

Số lượng công chức làm việc tại các chức năng QLT chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản

x 100%

Tổng số công chức thuế làm việc tại các chức năng QLT chính

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản: Là số công chức làm tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với các chức năng quản lý thuế tương ứng tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính: Là tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.4. Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đối với chức năng quản lý thuế tương ứng

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đối với các chức năng quản lý thuế tương ứng với tổng số công chức làm việc tại chức năng quản lý thuế chính.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức công tác tại các chức năng QLT chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đối với chức năng QLT tương ứng

=

Số lượng công chức làm việc tại các chức năng QLT chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu

x 100%

Tổng số công chức thuế làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu: Là số công chức làm tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu đối với các chức năng quản lý thuế tương ứng tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính: Là tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.5. Tỷ lệ công chức đang làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của ít nhất 01 chức năng quản lý thuế khác

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính sẵn sàng đáp ứng yêu cầu điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng chức năng quản lý thuế khác với tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức đang làm việc tại các chức năng QLT chính phải tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của ít nhất 01 chức năng QLT khác

=

Số lượng công chức làm việc tại các chức năng QLT chính đã được bồi dưỡng chức năng QLT khác

x 100%

Tổng số công chức làm việc tại các chức năng QLT chính

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế chính đã được bồi dưỡng chức năng quản lý thuế khác: Là số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) đã được bồi dưỡng chức năng quản lý thuế khác tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm việc tại chức năng quản lý thuế chính: Là tổng số công chức làm việc tại các chức năng quản lý thuế (thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.6. Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại một số vị trí đặc thù được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đang công tác và các kiến thức bổ trợ có liên quan

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại một số vị trí công tác đặc thù (công tác pháp chế, công tác giám định, công tác kiểm tra nội bộ, công tác quản lý rủi ro).

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm tại một số vị trí công tác đặc thù (công tác pháp chế, công tác giám định, công tác kiểm tra nội bộ, công tác quản lý rủi ro) đã được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đang công tác và các kiến thức bổ trợ có liên quan với tổng số công chức thuế tại các vị trí công tác đặc thù.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại một số vị trí đặc thù được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đang công tác và các kiến thức bổ trợ có liên quan

=

Số lượng công chức làm việc tại một số vị trí đặc thù đã được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ có liên quan

x 100%

Tổng số công chức thuế làm tại các vị trí công tác đặc thù

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm việc tại một số vị trí đặc thù đã được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ có liên quan: Là số công chức làm việc tại các vị trí (công tác pháp chế, công tác giám định, công tác kiểm tra nội bộ, công tác quản lý rủi ro) đã được bồi dưỡng cơ bản kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đang công tác và các kiến thức bổ trợ có liên quan tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm việc tại các vị trí công tác đặc thù: Là tổng số công chức làm tại các vị trí công tác đặc thù (công tác pháp chế, công tác giám định, công tác kiểm tra nội bộ, công tác quản lý rủi ro) của cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.7. Tỷ lệ công chức thuế làm công tác pháp chế được đào tạo về công tác pháp chế

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác pháp chế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm công tác pháp chế đã được đào tạo công tác pháp chế với tổng số công chức làm công tác pháp chế.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức thuế làm công tác pháp chế được đào tạo về công tác pháp chế

=

Số lượng công chức làm công tác pháp chế đã được đào tạo

x 100%

Tổng số công chức làm công tác pháp chế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm công tác pháp chế đã được đào tạo: Là tổng số lượng công chức làm công tác pháp chế đã được đào tạo tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm công tác pháp chế: Là tổng số công chức làm công tác pháp chế của cơ quan thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.8. Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại vị trí công tác kiểm tra nội bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng với tổng số công chức làm công tác kiểm tra nội bộ.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức thuế làm việc tại vị trí công tác KTNB được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác KTNB, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng

=

Số lượng công chức làm công tác KTNB đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về KTNB, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng

x 100%

Tổng số công chức làm công tác KTNB

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm công tác kiểm tra nội bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng: Là số công chức làm công tác kiểm tra nội bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm công tác kiểm tra nội bộ: Là tổng số công chức làm công tác kiểm tra nội bộ tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.9. Tỷ lệ công chức thuế làm công tác giám định tư pháp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác giám định tư pháp.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng công chức làm công tác giám định tư pháp đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp (GĐTP) với tổng số công chức làm công tác giám định tư pháp.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức thuế làm công tác GĐTP được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GĐTP

=

Số lượng công chức làm công tác GĐTP đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GĐTP

x 100%

Tổng số công chức làm công tác GĐTP

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng công chức làm công tác giám định tư pháp đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp: Là số công chức làm công tác giám định tư pháp đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức làm công tác giám định tư pháp: Là tổng số công chức làm công tác giám định tư pháp tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

9.10. Tỷ lệ công chức ở cơ quan thuế địa phương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 hoặc tương đương trở lên

Mục đích sử dụng: Đánh giá trình độ ngoại ngữ của công chức làm việc tại cơ quan thuế địa phương.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số công chức làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ tại cơ quan thuế địa phương có trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên (hoặc tương đương) với số công chức làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ ở cơ quan thuế địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức ở cơ quan thuế địa phương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 hoặc tương đương trở lên

=

Số công chức làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ có trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên (hoặc tương đương)

x 100%

Tổng số công chức thuế làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số công chức làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ có trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên (hoặc tương đương) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Số công chức làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ: Là tổng số công chức thuế làm việc tại các vị trí việc làm cần sử dụng ngoại ngữ tại cơ quan thuế tính tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10. Đánh giá lĩnh vực công nghệ thông tin

Bao gồm 18 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá lĩnh vực công nghệ thông tin.

10.1. Tỷ lệ người nộp thuế được cấp định danh và xác thực điện tử để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành Thuế cung cấp

Mục đích sử dụng: Đánh giá kết quả cơ quan thuế cấp mã định danh và xác thực điện tử cho NNT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người nộp thuế được cấp định danh với số người nộp thuế đang hoạt động.

Công thức tính:

Tỷ lệ NNT được cấp định danh và xác thực điện tử để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành Thuế cung cấp

=

Số người nộp thuế được cấp định danh

x 100%

Số người nộp thuế đang hoạt động

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số người nộp thuế được cấp định danh: Là tổng số người nộp thuế được tích hợp sử dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử trên các ứng dụng dịch vụ điện tử do ngành Thuế triển khai.

- Số người nộp thuế đang hoạt động: Là tổng số người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân khi đăng ký thuế và thực hiện các thủ tục về thuế tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.2. Tỷ lệ thủ tục hành chính thuế được thực hiện theo hình thức giao dịch điện tử mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hiện đại hoá về thủ tục hành chính thuế (TTHC).

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng TTHC được thực hiện mức độ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình với tổng số lượng TTHC do cơ quan thuế công bố.

Công thức tính:

Tỷ lệ TTHC thuế được thực hiện theo hình thức giao dịch điện tử mức độ DVCTT toàn trình

=

Số lượng TTHC được thực hiện mức độ DVCTT toàn trình

x 100%

Tổng số TTHC do CQT công bố

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng TTHC được thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số TTHC do CQT công bố tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.3. Tỷ lệ nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu có thể tin học hóa cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế được ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng tích hợp, tập trung

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu theo hướng tích hợp, tập trung của hệ thống thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế được ứng dụng công nghệ thông tin với tổng số nhu cầu có thể được tin học hóa.

Công thức tính:

Tỷ lệ nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu có thể tin học hóa cho công tác QLT và chỉ đạo điều hành của CQT được ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp, tập trung

=

Số nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu phục vụ công tác QLT và chỉ đạo điều hành

x 100%

Tổng số nhu cầu có thể được tin học hóa

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế đã được tin học hóa theo hướng tích hợp, tập trung trong năm đánh giá.

- Tổng số nhu cầu có thể được tin học hóa: Là tổng số nhu cầu có thể được tin học hóa đã nhận trong năm đánh giá.

10.4. Tỷ lệ các hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra nội bộ.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các bước kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế đã được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan thuế với tổng số các bước kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế theo quy trình kiểm tra nội bộ.

Công thức tính:

Tỷ lệ các hoạt động kiểm tra của CQT được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của CQT

=

Số lượng các bước KTNB của CQT đã được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của CQT

x 100%

Tổng số các bước KTNB của CQT theo quy trình KTNB

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng các bước kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế đã được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan thuế: là số lượng các chức năng trong công tác kiểm tra nội bộ trên các ứng dụng CNTT.

- Tổng số các bước kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế theo quy trình kiểm tra nội bộ.

10.5. Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hiện đại hóa công tác văn thư lưu trữ của ngành Thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ tài liệu được xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử với tổng số hồ sơ tài liệu được xử lý trong cơ quan thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng

=

Số lượng hồ sơ tài liệu được xử lý, lưu trữ trong CQT bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số hồ sơ tài liệu được xử lý trong CQT

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng hồ sơ tài liệu được xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, gồm:

+ Tổng số văn bản đến được xử lý trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử;

+ Tổng số văn bản đi được xử lý trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

- Tổng số hồ sơ tài liệu được xử lý trong cơ quan thuế, gồm:

+ Tổng số văn bản đến được xử lý trong cơ quan, thuế (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);

+ Tổng số văn bản đi được xử lý trong cơ quan thuế (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

10.6. Tỷ lệ báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng tổng hợp các báo cáo đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia với số lượng báo cáo cần phải xây dựng theo yêu cầu của Chính phủ.

Công thức tính:

Tỷ lệ báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

=

Số lượng báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

x 100%

Tổng số báo cáo cần phải xây dựng theo yêu cầu của Chính phủ

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số lượng báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia trong năm đánh giá.

- Tổng số báo cáo cần phải xây dựng theo yêu cầu của Chính phủ trong năm đánh giá.

10.7. Tỷ lệ hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu quản lý hồ sơ công chức, viên chức thuế dưới dạng hồ sơ điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử với tổng số hồ sơ công chức, viên chức thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử

=

Số hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử

x 100%

Tổng số hồ sơ công chức, viên chức thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ công chức, viên chức thuế được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử: là số hồ sơ của công chức, viên chức thuế đang làm việc tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá được lưu trữ dưới dạng hồ sơ điện tử.

- Tổng số hồ sơ công chức, viên chức thuế: là tổng số hồ sơ công chức, viên chức thuế đang làm việc tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.8. Tỷ lệ công chức, viên chức thuế được cấp tài khoản để sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin bao gồm: tài khoản người dùng, thư điện tử, tài khoản trao đổi thông tin trực tuyến

Mục đích sử dụng: Đánh giá kết quả cấp tài khoản để sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin cho công chức, viên chức thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượt tài khoản cấp cho người sử dụng với số công chức, viên chức thuế được phân công sử dụng và có đề nghị cấp tài khoản sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức, viên chức thuế được cấp tài khoản để sử dụng các hệ thống CNTT

=

Số tài khoản đã cấp cho người sử dụng

x 100%

Số công chức, viên chức thuế được phân công sử dụng và có đề nghị cấp tài khoản

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tài khoản đã cấp cho người sử dụng: Là tổng số lượt tài khoản cấp cho người sử dụng trên hệ thống Active Directory hoặc Exchange hoặc Skype4Biz hiện đang còn kích hoạt (enabled) trong năm đánh giá.

- Số công chức, viên chức thuế được phân công sử dụng và có đề nghị cấp tài khoản: Là tổng số lượt công chức, viên chức thuế được phân công sử dụng và có đề nghị cấp tài khoản trên hệ thống Active Directory hoặc Echxange hoặc Skype4Biz trong năm đánh giá.

10.9. Tỷ lệ nhu cầu kết nối trao đổi thông tin giữa các đơn vị, Bộ ngành, tổ chức liên quan được ứng dụng công nghệ thông tin theo lộ trình triển khai các văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu kết nối trao đổi thông tin giữa các đơn vị, Bộ ngành, tổ chức liên quan được ứng dụng công nghệ thông tin.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số danh mục dữ liệu trao đổi thông tin bộ ngành đã được ứng dụng truyền nhận với tổng số danh mục thuộc các quy chế phối hợp và văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên.

Công thức tính:

Tỷ lệ nhu cầu kết nối trao đổi thông tin giữa các đơn vị, Bộ ngành, tổ chức liên quan được ứng dụng CNTT theo lộ trình triển khai các văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên

=

Số mục dữ liệu trao đổi thông tin bộ ngành đã được ứng dụng truyền nhận

x 100%

Tổng số mục dữ liệu thuộc các quy chế phối hợp và văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số mục dữ liệu trao đổi thông tin bộ ngành đã được ứng dụng truyền nhận tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số mục dữ liệu thuộc các quy chế phối hợp và văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên còn hiệu lực tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.10. Tỷ lệ hệ thống máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hiện đại hoá công tác công nghệ thông tin theo khung Chính phủ điện tử và chuyển đổi số quốc gia.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây với tổng số máy chủ đang triển khai.

Công thức tính:

Tỷ lệ hệ thống máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây

=

Số máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây

x 100%

Tổng số máy chủ đang triển khai

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số máy chủ đang triển khai thời điểm 31/12 của năm đánh giá (không bao gồm các hệ thống máy chủ đặc thù như: máy chủ dạng Appliance, máy chủ CSDL hiệu năng cao, máy chủ CSDL phân tán NoSQL,..)

10.11. Tỷ lệ ứng dụng cốt lõi sẵn sàng hoạt động tại Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa (DRC) khi có sự cố phát sinh

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng dự phòng thảm hoạ của các ứng dụng CNTT ngành Thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hệ thống ứng dụng cốt lõi trên DRC với tổng số hệ thống ứng dụng cốt lõi của ngành Thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ ứng dụng cốt lõi sẵn sàng hoạt động tại Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa (DRC) khi có sự cố phát sinh

=

Số hệ thống ứng dụng cốt lõi trên DRC

x 100%

Tổng số hệ thống ứng dụng cốt lõi

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hệ thống ứng dụng cốt lõi trên DRC tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số hệ thống ứng dụng cốt lõi của ngành Thuế tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.12. Tỷ lệ hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng theo dõi, vận hành hoạt động của các hệ thống CNTT.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lượng hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung với tổng số lượng hệ thống công nghệ thông tin.

Công thức tính:

Tỷ lệ hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung

=

Số hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung

x 100%

Tổng số hệ thống công nghệ thông tin

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hệ thống công nghệ thông tin được vận hành, theo dõi, giám sát tập trung tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số hệ thống công nghệ thông tin tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.13. Tỷ lệ công chức được truy cập hệ thống làm việc từ xa

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu truy cập làm việc từ xa cho công chức thuế có nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số công chức được cấp tài khoản truy cập hệ thống thuế làm việc từ xa với tổng số công chức có chức năng nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế và có đề nghị cấp tài khoản.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức được truy cập hệ thống làm việc từ xa

=

Số công chức được cấp tài khoản truy cập hệ thống thuế làm việc từ xa

x 100%

Tổng số công chức có chức năng nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số công chức được cấp tài khoản truy cập hệ thống thuế làm việc từ xa: Là tổng số công chức đã được cấp tài khoản và được xác định trên hệ thống quản trị tập trung (hệ thống truy cập làm việc từ xa) tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số công chức có chức năng nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế: là tổng số công chức thuế được giao nhiệm vụ xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế và có đề nghị cấp tài khoản tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.14. Tỷ lệ hệ thống thông tin được phê duyệt mức độ an toàn hệ thống thông tin

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ an toàn thông tin của hệ thống công nghệ thông tin.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa Hệ thống CNTT được giám sát theo dõi theo mô hình 4 lớp với tổng số hệ thống CNTT.

Công thức tính:

Tỷ lệ hệ thống thông tin được phê duyệt mức độ an toàn hệ thống thông tin

=

Hệ thống CNTT được giám sát theo dõi theo mô hình 4 lớp

x 100%

Tổng số hệ thống CNTT

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Hệ thống CNTT được giám sát theo dõi theo mô hình 4 lớp trong năm đánh giá.

- Tổng số hệ thống CNTT tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.15. Tỷ lệ chuyển đổi hạ tầng máy chủ tại Cục Thuế tập trung về xử lý tại trung tâm dữ liệu ngành Thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng quản lý tập trung của hệ thống công nghệ thông tin.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hệ thống được tập trung với tổng số hệ thống công nghệ thông tin.

Công thức tính:

Tỷ lệ chuyển đổi hạ tầng máy chủ tại Cục Thuế tập trung về xử lý tại trung tâm dữ liệu ngành Thuế

=

Số hệ thống được tập trung

x 100%

Tổng số hệ thống CNTT

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hệ thống được tập trung tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

- Tổng số hệ thống công nghệ thông tin tại thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

10.16. Tỷ lệ thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng vận hành hệ thống đáp ứng dịch vụ 24/7.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hồ sơ khai thuế, nộp thuế được cơ quan thuế trả kết quả tiếp nhận trong 24 giờ với tổng số hồ sơ khai thuế, nộp thuế điện tử NNT gửi đến cơ quan thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ.

=

Số hồ sơ khai thuế, nộp thuế được CQT trả kết quả tiếp nhận trong 24 giờ

x 100%

Tổng số hồ sơ khai thuế, nộp thuế điện tử NNT gửi đến cơ quan thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số hồ sơ khai thuế, nộp thuế được cơ quan thuế trả kết quả tiếp nhận trong 24h trong năm đánh giá.

- Tổng số hồ sơ khai thuế, nộp thuế điện tử NNT gửi đến cơ quan thuế trong năm đánh giá.

10.17. Tỷ lệ số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng của hệ thống trong việc ghi nhận kịp thời số tiền nộp thuế điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền nộp thuế điện tử được hệ thống ứng dụng cơ quan thuế ghi nhận trong ngày với số tiền nộp thuế điện tử của NNT mà ngân hàng gửi đến Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp.

=

Số tiền nộp thuế điện tử được hệ thống ứng dụng CQT ghi nhận trong ngày

x 100%

Số tiền nộp thuế điện tử của NNT mà ngân hàng gửi đến Cổng thông tin điện tử của CQT

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số tiền nộp thuế điện tử được hệ thống ứng dụng cơ quan thuế ghi nhận trong ngày: Là tổng số tiền mà NNT đã thực hiện nộp thuế theo thông tin ghi nhận tại Cổng Thông tin của Tổng cục Thuế và được ứng dụng cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý bù trừ nghĩa vụ cho NNT trong ngày.

- Số tiền nộp thuế điện tử của NNT mà ngân hàng gửi đến Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế: Là tổng số tiền mà NNT đã thực hiện nộp thuế theo thông tin ghi nhận tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

10.18. Tỷ lệ người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh

Mục đích sử dụng: Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ trên nền tảng thiết bị di động.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người nộp thuế đã được cấp tài khoản tra cứu với tổng số người nộp thuế đăng ký cấp tài khoản.

Công thức tính:

Tỷ lệ NNT được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh

=

Số NNT đã cấp tài khoản tra cứu

x 100%

Tổng số NNT đăng ký cấp tài khoản

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số NNT đã cấp tài khoản tra cứu: Là số lượng người nộp thuế đã được cấp tài khoản sử dụng ứng dụng.

- Tổng số NNT đăng ký cấp tài khoản: Là tổng số người nộp thuế đề nghị cấp tài khoản.

11. Đánh giá cơ sở vật chất, hành chính và tài chính

Bao gồm 3 chỉ số thành phần, được sử dụng để đánh giá cơ sở vật chất, hành chính, tài chính.

11.1. Bình quân chi thường xuyên trên công chức, viên chức thuế và người lao động

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên thông qua mức chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tính trung bình cho một công chức, viên chức thuế và người lao động.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng trung bình giữa chi thường xuyên của cơ quan thuế với tổng số công chức, viên chức thuế và người lao động.

Công thức tính:

Bình quân chi thường xuyên trên công chức, viên chức thuế và người lao động

=

Chi thường xuyên của cơ quan thuế

Tổng số công chức, viên chức thuế và người lao động

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Chi thường xuyên của cơ quan thuế trong năm đánh giá.

- Tổng số công chức, viên chức thuế và người lao động: Là tổng số công chức, viên chức thuế và người lao động làm việc tại cơ quan thuế trong năm đánh giá.

11.2. Tỷ lệ số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ điện tử hoàn toàn, không sử dụng bản giấy

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ hiện đại hóa công tác văn thư lưu trữ của ngành thuế.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử với tổng số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ điện tử hoàn toàn, không sử dụng bản giấy

=

Số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế bằng phương thức điện tử trong năm đánh giá.

- Tổng số văn bản, tờ trình, hồ sơ tài liệu được luân chuyển, xử lý, lưu trữ trong cơ quan thuế trong năm đánh giá.

11.3. Tỷ lệ hệ thống văn bản điều hành của cơ quan thuế có thể tiếp nhận văn bản đến của doanh nghiệp và ngược lại hệ thống quản lý văn bản của cơ quan thuế có thể gửi văn bản bằng phương thức điện tử đến doanh nghiệp

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ tiếp nhận văn bản bằng phương thức điện tử.

Cách tính chỉ số: Chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số văn bản của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử với tổng số văn bản của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế và ngược lại.

Công thức tính:

Tỷ lệ hệ thống văn bản điều hành của CQT có thể tiếp nhận văn bản đến của doanh nghiệp và ngược lại hệ thống quản lý văn bản của CQT có thể gửi văn bản bằng phương thức điện tử đến doanh nghiệp

=

Số văn bản gửi đến bằng phương thức điện tử

x 100%

Tổng số văn bản gửi

Nội dung tiêu chí thống kê tính chỉ số:

- Số văn bản gửi đến bằng phương thức điện tử, gồm:

+ Tổng số văn bản của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (chỉ tính đối với doanh nghiệp đã đăng ký gửi nhận văn bản điện tử với cơ quan thuế).

+ Tổng số văn bản của cơ quan thuế gửi đến doanh nghiệp bằng phương thức điện tử (chỉ tính đối với doanh nghiệp đã đăng ký gửi nhận văn bản điện tử với cơ quan thuế).

- Tổng số văn bản gửi, gồm:

+ Tổng số văn bản của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế (bao gồm cả văn bản gửi bằng phương thức điện tử và gửi bằng bản giấy).

+ Tổng số văn bản của cơ quan thuế gửi đến doanh nghiệp (bao gồm cả văn bản gửi bằng phương thức điện tử và gửi bằng bản giấy)./.

 

PHỤ LỤC II

BẢNG PHÂN CẤP CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THEO CẤP CƠ QUAN THUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1005/QĐ-TCT ngày 30/7/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Mã chỉ số

Toàn ngành

Cục Thuế

Mục 1. Đánh giá công tác thu ngân sách và hiệu quả chung của cơ quan thuế

1. Đánh giá công tác thu ngân sách

1.1

Thực hiện đánh giá

 

1.2

Thực hiện đánh giá

 

1.3

Thực hiện đánh giá

 

2. Đánh giá hiệu quả chung của cơ quan thuế

2.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

2.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

2.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

2.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

2.5

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

Mục 2. Đánh giá theo các lĩnh vực của công tác quản lý thuế

3. Đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

3.1

Thực hiện đánh giá

 

3.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.5

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.6

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.7

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

3.8

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4. Đánh giá công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, kế toán thuế, thống kê thuế

4.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.5

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.6

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.7

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.8

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.9

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.10

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.11

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.12

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.13

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.14

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.15

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

4.16

Thực hiện đánh giá

 

4.17

Thực hiện đánh giá

 

4.18

Thực hiện đánh giá

 

4.19

Thực hiện đánh giá

 

4.20

Thực hiện đánh giá

 

5. Đánh giá công tác thanh tra và kiểm tra thuế NNT

5.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.5

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.6

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.7

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

5.8

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

6. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về thuế

6.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

6.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

6.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

6.4

Thực hiện đánh giá

 

6.5

Thực hiện đánh giá

 

6.6

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

7. Đánh giá công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

7.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

7.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

7.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

7.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

8. Đánh giá công tác quản lý thuế quốc tế

8.1

Thực hiện đánh giá

 

8.2

Thực hiện đánh giá

 

8.3

Thực hiện đánh giá

 

8.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9. Đánh giá tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

9.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.4

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.5

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.6

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.7

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.8

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.9

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

9.10

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

10. Đánh giá lĩnh vực công nghệ thông tin

10.1

Thực hiện đánh giá

 

10.2

Thực hiện đánh giá

 

10.3

Thực hiện đánh giá

 

10.4

Thực hiện đánh giá

 

10.5

Thực hiện đánh giá

 

10.6

Thực hiện đánh giá

 

10.7

Thực hiện đánh giá

 

10.8

Thực hiện đánh giá

 

10.9

Thực hiện đánh giá

 

10.10

Thực hiện đánh giá

 

10.11

Thực hiện đánh giá

 

10.12

Thực hiện đánh giá

 

10.13

Thực hiện đánh giá

 

10.14

Thực hiện đánh giá

 

10.15

Thực hiện đánh giá

 

10.16

Thực hiện đánh giá

 

10.17

Thực hiện đánh giá

 

10.18

Thực hiện đánh giá

 

11. Đánh giá cơ sở vật chất, hành chính và tài chính

11.1

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

11.2

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

11.3

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đánh giá

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1005/QĐ-TCT năm 2024 về Hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành

  • Số hiệu: 1005/QĐ-TCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/07/2024
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Mai Xuân Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản