Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/CT-CS | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
Thực hiện đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản, tạo cơ sở pháp lý thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn sót một số trường hợp hy sinh, bị thương trong các cuộc chiến tranh chưa được xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh do không còn giấy tờ.
Thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 07/8/2013 của Chính phủ, ngày 22/10/2013, liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH - BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ (gọi tắt là Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP). Đây là văn bản quy định nhằm giải quyết dứt điểm tồn đọng chính sách về liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, góp phần thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng của Đảng, Nhà nước.
Để triển khai, tổ chức thực hiện đúng quy định, bảo đảm chặt chẽ trong việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ, Tổng cục Chính trị yêu cầu các cơ quan, đơn vị làm tốt một số nội dung sau đây:
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
1. Cấp ủy, chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kịp thời, chặt chẽ; chú trọng ở cấp cơ sở nhất là vùng sâu, vừng xa, đặc biệt là nơi điều kiện thông tin gặp nhiều khó khăn, với yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trong việc lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh.
2. Nâng cao trách nhiệm của người chủ trì, người chịu trách nhiệm ký văn bản lập hồ sơ của các cấp; chấp hành nghiêm túc quy trình, quy định về xác nhận thủ tục, hồ sơ người hy sinh, bị thương lưu trữ tại đơn vị; chú trọng các bước xét duyệt, thẩm định, giám định thương tật.
3. Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện giải quyết quyền lợi cho đối tượng chính sách, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, chính xác, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực.
II. THỦ TỤC HỒ SƠ
1. Hồ sơ xác nhận liệt sĩ
Quy trình thủ tục lập hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BỌP; số bộ hồ sơ và công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (gọi tắt là Thông tư số 202/2013/TT-BQP).
Trường hợp hy sinh đủ điều kiện xác lập hồ sơ liệt sĩ quy định tại Điều 7 Thông tư số 202/2013/TT-BQP thì không thực hiện lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP .
2. Hồ sơ xác nhận thương binh
a) Đối với quân nhân, CNVQP đã chuyển ra ngoài quân đội quy định tại Điều 7 Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH - BQP, hồ sơ lập 04 bộ (lưu tại Cục Chính sách hoặc Cục Chính trị Quân khu; Hội đồng giám định, y khoa; Bộ CHQS cấp tỉnh; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quản lý và thực hiện chế độ).
b) Đối với quân nhân, CNVQP bị thương đang tại ngũ quy định tại Điều 8 Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH - BQP; hồ sơ lập 04 bộ (lưu tại Cục Chính sách hoặc Cục Chính trị Quân khu; Hội đồng giám định y khoa; cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương; đơn vị cấp sư đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý và thực hiện chế độ).
c) Quy trình thủ tục lập hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP.
Trường hợp đủ điều kiện lập hồ sơ thương tật theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 202/2013/TT-BQP thì không thực hiện lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP .
3. Quy định xác lập hồ sơ
Trong quá trình xác lập hồ sơ thương tật, các cơ quan, đơn vị cần chú ý một số nội dung sau:
a) Trường hợp người bị thương có tên trong danh sách quân nhân bị thương hoặc giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước lưu trữ tại cơ quan, đơn vị khi bị thương hoặc cơ quan chính sách đơn vị trực thuộc Bộ quản lý thì phô tô ký sao y, kèm theo Biên bản kiểm tra danh sách hoặc hồ sơ, giấy tờ về trường hợp bị thương của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (do Chủ nhiệm Chính trị chủ trì, đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ An ninh, Quân lực, Quân y là thành viên - Mẫu BB-KT); giấy chứng nhận bị thương và công văn đề nghị do Sư đoàn trưởng hoặc Chính ủy cấp sư đoàn và tương đương trở lên ký.
Trường hợp người bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội, nếu danh sách quân nhân bị thương hoặc giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi bị thương nhưng không ghi các vết thương cụ thể thì lập thủ tục như trên; Biên bản kiểm tra vết thương thực thể do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh lập.
b) Trường hợp người bị thương quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP phải kèm theo Biên bản kiểm tra vết thương thực thể của Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cấp sư đoàn và tương đương trở lên.
Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể do Chủ nhiệm Quân y làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: Trưởng Phòng (Ban) Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ An ninh, Quân lực, Bệnh xá trưởng (Mẫu BB-TB);
c) Trường hợp bị thương có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân, CNVQP khi bị thương đã giải thể hoặc không còn lưu trữ được thì đơn vị phải có công văn của chỉ huy cấp sư đoàn và tương đương trở lên xác nhận đơn vị giải thể hoặc lý do không lưu trữ được danh sách đăng ký quân nhân bị thương.
d) Cơ quan chính sách thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh phối hợp với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh để lập Phiếu xác minh (theo mẫu) trước khi cấp giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương.
Giấy báo tử liệt sĩ, giấy chứng nhận bị thương do Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Chính ủy sư đoàn và tương đương trở lên ký; số lượng bản ký đều phải ký trực tiếp; không phô tô bản ký rồi đóng dấu; không dùng chữ ký dấu.
đ) Trường hợp người tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyên ngành hiện đang cư trú khác với địa phương nơi cư trú trước khi nhập ngũ hoặc nơi về phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hưởng chế độ hàng tháng thi phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ hoặc nơi về phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hưởng chế độ hàng tháng hoặc cơ quan đang công tác và giới thiệu đến UBND cấp xã nơi cư trú để lập hồ sơ giám định thương tật; nội dung xác nhận nêu rõ hiện đã và đang hưởng chế độ nào; không thuộc diện đào, bỏ ngũ; chưa kê khai lập hồ sơ thương tật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Để triển khai, tổ chức thực hiện chất lượng tốt, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
a) Chính ủy (Chính trị viên), Chủ nhiệm Chính trị các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP và Hướng dẫn này.
b) Chỉ đạo cơ quan theo chức năng tổ chức thực hiện:
- Tổ chức quán triệt, triển khai Thông tư số 28/2013/TTLT đến các đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền;
- Quán triệt và xác định trách nhiệm chuyên môn cho cơ quan có liên quan (Cán bộ, Chính sách, Bảo vệ An ninh, Quân lực, Quân y); xây dựng kế hoạch thực hiện sát với thực tiễn địa phương; đơn vị.
- Tổ chức khảo sát, hướng dẫn đối tượng kê khai, lập hồ sơ ở cấp xã, cấp trung đoàn và tương đương (quý 1 năm 2014).
- Mỗi đơn vị trực thuộc Bộ, tổ chức làm điểm tại 01 huyện (hoặc quận) thuộc tỉnh hoặc 01 trung đoàn và tương đương, nơi có nhiều đối tượng bị thương không còn giấy tờ (căn cứ kết quả khảo sát); sơ kết, rút kinh nghiệm trước khi triển khai thực hiện trong toàn đơn vị, địa phương.
c) Thường xuyên kiểm tra, chủ động phát hiện những vướng mắc, sai sót trong quá trình xác lập hồ sơ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho đối tượng chính sách, các hành vi giả mạo, khai man; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi, thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của các cơ quan Bộ Quốc phòng
a) Cục Chính sách/TCCT
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh ở các cấp.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội để thống nhất xử lý những vướng mắc, bất cập theo thẩm quyền; đề xuất xem xét, giải quyết những trường hợp cá biệt theo quy định của Thông tư; Phối hợp với cơ quan Quân y chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa thực hiện việc giám định thương tật đúng quy định.
b) Cục Cán bộ/TCCT
Chỉ đạo cơ quan nghiệp vụ các cấp, căn cứ hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ lưu trữ lập biên bản, công văn xác nhận; xác minh làm rõ những trường hợp quân nhân thuộc cán bộ quản lý đã bỏ, đào ngũ, vi phạm pháp luật.
c) Cục Quân lực/BTTM
Chi đạo cơ quan nghiệp vụ các cấp, căn cứ hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ lưu trữ lập biên bản, công văn xác nhận; xác minh làm rõ những trường hợp quân nhân, CNVCQP thuộc quân lực quản lý đã bỏ, đào ngũ, vi phạp pháp luật.
d) Cục Bảo vệ An ninh/TCCT
Chỉ đạo cơ quan nghiệp vụ các cấp căn cứ hồ sơ, tài liệu lưu trữ; phối hợp với cơ quan công an để xác minh làm rõ những trường hợp quân nhân tiêu cực, đầu hàng, phản bội, quân nhân vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội không đủ điều kiện lập hồ sơ báo tử liệt sĩ và hồ sơ giải quyết chế độ thương tật.
đ) Cục Quân y/BQP
Chỉ đạo cơ quan nghiệp vụ các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra danh sách quân nhân bị thương, lập văn bản xác nhận thủ tục thương tật; đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể;
Chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện việc giám định thương tật đúng quy định.
e) Hội đồng giám định y khoa các cấp trong quân đội
Chịu trách nhiệm khám, giám định thương tật các vết thương ghi trong giấy chứng nhận bị thương; kiểm tra, tổng hợp kết quả chiếu, chụp vết thương có mảnh kim khí; chấp hành nghiêm túc, chặt chẽ quy trình, quy định và công khai về kết quả thực hiện, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết quả giám định y khoa đối với từng trường hợp.
3. Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện phải bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, chính xác, đúng quy trình quy định; công khai, minh bạch; đúng đối tượng, đúng chính sách; giải quyết khẩn trương, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng; tránh sai sót, tiêu cực.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Chính trị (qua Cục Chính sách) để thống nhất xem xét, giải quyết.
| KT. CHỦ NHIỆM |
- 1Thông tư 03-TBXH-1981 hướng dẫn thi hành Quyết định 301-CP-1980 về tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ, thương binh; bổ sung chính sách đối với những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mới bị thương hoặc hy sinh từ ngày 1/5/1975 trở đi do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư 14/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với một số trường hợp tồn sót trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 3Thông Tư 09-TBXH-1976 Về việc kết thúc việc xác nhận liệt sĩ và thương binh chống Mỹ ở chiến trường A do Bộ Thương Binh và Xã Hội ban hành
- 4Công văn 2928/LĐTBXH-NCC năm 2015 về đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 11706/VPCP-KGVX năm 2017 về thông tin báo nêu về ông Nguyễn Hữu Quỳ ở Hà Tĩnh chưa được công nhận liệt sĩ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 03-TBXH-1981 hướng dẫn thi hành Quyết định 301-CP-1980 về tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ, thương binh; bổ sung chính sách đối với những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mới bị thương hoặc hy sinh từ ngày 1/5/1975 trở đi do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư 14/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với một số trường hợp tồn sót trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 3Thông Tư 09-TBXH-1976 Về việc kết thúc việc xác nhận liệt sĩ và thương binh chống Mỹ ở chiến trường A do Bộ Thương Binh và Xã Hội ban hành
- 4Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2013 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7
- 5Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- 7Công văn 2928/LĐTBXH-NCC năm 2015 về đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 11706/VPCP-KGVX năm 2017 về thông tin báo nêu về ông Nguyễn Hữu Quỳ ở Hà Tĩnh chưa được công nhận liệt sĩ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 33/CT-CS năm 2014 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Tổng cục Chính trị ban hành
- Số hiệu: 33/CT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/01/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Chính trị
- Người ký: Đào Duy Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra