Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2002/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2002 |
Hiện nay, các địa phương, các Bộ, ngành đang khẩn trương xác minh, kết luận, đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với những người hy sinh trong khi làm nhiệm vụ còn tồn sót trong thời kỳ cách mạng và trong kháng chiến theo Công văn số 150/CP-VX ngày 7 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tuy nhiên, có một số trường hợp hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đã có phần mộ trong nghĩa trang liệt sỹ hoặc có tên trong danh sách liệt sỹ đang được quản lý ở địa phương hoặc cơ quan, đơn vị; có Bằng "Tổ quốc ghi công".
Bằng "Tổ quốc ghi ơn" do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh ký hoặc trong Huân chương, Huy chương và giấy tờ khác đã ghi liệt sĩ; có trường hợp tham gia Cách mạng và kháng chiến đến nay không có tin tức chưa được lập hồ sơ thủ tục xác nhận liệt sĩ.
Trong thực tế, nhiều trường hợp nói trên đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn là liệt sĩ theo quy định của nhà nước, nhưng do chưa có hướng dẫn thực hiện nên các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện việc đề nghị công nhận liệt sĩ và giải quyết quyền lợi đối với gia đình; tình hình đó đã gây nhiều bức xúc đối với thân nhân gia đình liệt sĩ và nhân dân.
Để giải quyết những vướng mắc trên đây, sau khi có ý kiến của Bộ Công an tại Công văn số 2538/BCA (XII) ngày 22 tháng 8 năm 2002; Bộ Quốc phòng tại Công văn số 2906/BQP ngày 30 tháng 8 năm 2002 và ý kiến của một số địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với một số trường hợp tồn sót trong thời kỳ Cách mạng và kháng chiến như sau:
I. CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN SÓT ĐƯỢC XEM XÉT TẬP HỒ SƠ LIỆT SĨ
1. Người hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đã có phần mộ trong nghĩa trang liệt sĩ:
Quân nhân, công an nhân dân, dân quân du kích, cán bộ và công dân làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ Cách mạng và kháng chiến đã được nhân dân và chính quyền địa phương nơi người hy sinh suy tôn, đưa vào an táng, bảo quản phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương.
2. Người hy sinh chưa được đổi Bằng "Tổ Quốc ghi công":
Người hy sinh đã được tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bằng "Tổ quốc ghi ơn" của Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh đến nay chưa được đổi lại Bằng "Tổ quốc ghi công" do Thủ tướng Chính phủ tặng.
3. Người hy sinh được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ, danh sách:
Người hy sinh trong thời kỳ Cách mạng và kháng chiến mà gia đình còn lưu giữ được một trong các giấy tờ như: giấy báo tử trận; trong Bằng Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương, Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang hoặc các hình thức khen thưởng khác của Nhà nước có ghi liệt sĩ, hy sinh, biệt tin hoặc trong danh sách, tài liệu lịch sử của cấp xã, huyện, tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị (có thẩm quyền), ghi nhận là tiệt sĩ.
4. Người hoạt động Cách mạng, hoạt động kháng chiến mất tin, mất tích:
Người mất tin, mất tích trong thời kỳ Cách mạng và kháng chiến thuộc các trường hợp quy định tại Điều 11, Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ mà đến nay vẫn không có chứng cứ là còn sống, đầu hàng, phản bội, hoặc đảo ngũ, bỏ việc, thôi việc hoặc chết vì tai nạn, ốm đau hoặc đã phạm pháp bị án tù của Cách mạng thì được coi như đã hy sinh vì làm nhiệm vụ.
II. THỦ TỤC HỒ SƠ, THẨM QUYỀN TRÁCH NHIỆM LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LIỆT SỸ
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm 1 mục I
1.1. Giấy đề nghị xác nhận liệt sĩ của thân nhân liệt sĩ hoặc người đứng tên nhận trách nhiệm thờ cúng (nếu không còn thân nhân chủ yếu của liệt sĩ) hoặc giấy đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) đối với liệt sĩ không còn thân nhân hoặc người thờ cúng.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ hoặc người đảm nhận việc thờ cúng liệt sĩ không có khả năng viết giấy đề nghị thì Uỷ ban nhân dân xã cử ít nhất là 2 người trực tiếp gặp gỡ, ghi ý kiến của họ và ký tên vào giấy đề nghị xác nhận liệt sĩ.
1.2. Biên bản phiên họp tập thể Hội đồng xác nhận cấp xã gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Thương binh Xã hội, Cựu chiến binh, Công an, Xã đội và đại diện người cao tuổi (mẫu số 2 kèm theo). Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân, không còn người thờ cúng thì ghi rõ trong biên bản này.
1.3. Giấy chứng nhận tình hình thân nhân:
- Đối với thân nhân chủ yếu của liệt sĩ: giấy chứng nhận tình hình thân nhân do ủy ban nhân dân xã lập theo quy định hiện hành.
- Đối với liệt sĩ chỉ còn người thân khác (Anh, chị, em ruột; bác, chú, cậu, cô, dì,...) Uỷ ban nhân dân xã lập giấy chứng nhận người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật và đề nghị của anh em hoặc họ tộc (mẫu số 1 kèm theo).
1.4. Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách đề nghị cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" (mẫu: DS1 kèm theo); thông báo công khai trong các cuộc họp, trên bản tin, phát thanh để nhân dân được biết. Sau 15 ngày, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo kết quả ý kiến của nhân dân và gửi Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội cùng với giấy đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản, giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt sĩ (gọi chung là hồ sơ).
1.5. Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là huyện) kiểm tra hồ sơ, tổng hợp danh sách đề nghị cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" của các xã, trình Ủy ban nhân dân huyện duyệt ký công văn gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
1.6. Sở lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) kiểm tra hồ sơ, danh sách đề nghị cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" do phòng Lao động Thương binh và Xã hội chuyển đến, tổng hợp danh sách trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét duyệt ký văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng "Tổ quốc ghi công". Sau đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh thủ tục (ghi số quản lý của địa phương, viết trích lục, lưu giữ hồ sơ); chuyển trích lục hồ sơ, văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh và danh sách đề nghị cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng "Tổ quốc ghi công".
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm 2 mục 1:
2.1. Giấy đề nghị đổi Bằng "Tổ quốc ghi công", "Tổ quốc ghi ơn" của thân nhân liệt sỹ hoặc người đảm nhận thờ cúng liệt sĩ (Kèm theo Bằng "T quốc ghi công", "Tổ quốc ghi ơn" do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký hoặc Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh ký), có xác nhận đề nghị của Ủy ban nhân dân xã.
2.2. Giấy chứng nhận tình hình thân nhân (như khoản 1.3 điểm 1 mục I)
2.3. Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách đề nghị đổi Bằng "Tổ quốc ghi công" (mẫu: DS2 kèm theo) kèm các bằng cũ chuyển về Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội.
2.4. Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như quy định tại khoản 1.5 điểm 1, mục I trên đây.
2.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tinh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và danh sách đề nghị đổi Bằng "Tổ quốc ghi công" - tổng hợp thành danh sách của tỉnh. Hoàn chỉnh thủ tục (ghi số quản lý, viết trích lục, lưu giữ hồ sơ, Bằng cũ); chuyển trích lục hồ sơ, danh sách đề nghị đổi Bằng "Tổ quốc ghi công" về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng "Tổ quốc ghi công".
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm 3 mục I:
Quy trình lập thủ tục, hổ sơ thực hiện như quy định tại điểm 1, mục II của Thông tư này.
Riêng cấp xã, bổ sung hồ sơ liệt sĩ:
- Bản sao giấy tờ có ghi là liệt sĩ kèm xác nhận của Ủy ban nhân dân xã hoặc văn bản chứng nhận của cơ quan quản lý danh sách, tài liệu có ghi nhận là liệt sĩ
- Thống nhất với gia đình liệt sĩ về các yếu tố của liệt sĩ để ghi trong danh sách đề nghị cấp Bằng 'Tổ quốc ghi công" (mẫu DS3 kèm theo).
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 mục I
Thủ tục lập hồ sơ, thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định tại điểm 3 mục II phần A Thông tư số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an.
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan quân sự, công an và các cơ quan liên quan thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ, danh sách để hoàn thành việc xác nhận liệt sĩ đối với các trường hợp tồn sót quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện công khai việc kê khai, lập danh sách, giải quyết quyền lợi đối với gia đình liệt sĩ theo quy định hiện hành, nếu có trường hợp phát hiện không đủ điều kiện là liệt sĩ thì Hội đồng xác nhận xã phải lập biên bản kết luận, thông báo lại cho nhân dân biết và phân công cán bộ giải thích để gia đình thông suốt.
3. Các trường hợp tồn sót quy định tại Thông tư này mà trước đây chưa có cơ sở kết luận thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư này.
4. Các trường hợp hy sinh đề nghị xác nhận liệt sĩ không quy định tại Thông tư này thì vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an và các văn bản hướng dẫn về đề nghị xác nhận liệt sỹ hiện hành.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có trường hợp cần được xem xét bổ sung thủ tục hồ sơ xác nhận liệt sỹ, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để được nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
TT 14/2002/LĐTBXH
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....
Quận (huyện).....
Xã (phường).......
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nguyên quán | Ngày hy sinh | Cấp bậc, chức vụ | Đang an táng tại NT | Ghi chú | |
Chống Pháp | Chống Mỹ | |||||||
.... Ngày... tháng... năm...
Cơ quan lập báo cáo
Yêu cầu: Ghi đầy đủ các cột mục để có cơ sở viết bằng TQGC
Mẫu 2
TT 14/2002/-LĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hôm nay, đại diện Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể nhân dân xã:.......
................................................................................................................
Bao gồm:.................................................................................................
................................................................................................................
đã họp để xem xét trường hợp hy sinh của những cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong thời kỳ Cách mạng và trong kháng chiến tại xã:
................................................................................................................
Ông, bà.................................... Năm sinh...............................................
Nguyên quán:..........................................................................................
Nơi cư trú trước khi tham gia CM:..........................................................
Ngày tham gia cách mạng:......................................................................
Đã hy sinh ngày................ tháng.............. năm 19........ tại.....................
Trường hợp hy snh:
................................................................................................................
Nay: 1. Có phần mộ trong NTLS.................... xã........... huyện..............
2. Chưa được đổi bằng TQGC.................................................................
3. Trong các giấy tờ........................ số......... có ghi là liệt sỹ..................
Nơi hy sinh:.............................................................................................
Cấp bậc, chức vụ hy sinh:........................................................................
Hội nghị nhất trí đề nghị suy tôn ông, bà................................................
Đề nghị cấp trên xác nhận, xét cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" và giải quyết quyền lợi đối với gia đình liệt sỹ.
.... ngày,... tháng... năm 200...
ĐẠI DIỆN CÁC NGÀNH, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN DÂN | ĐẠI DIỆN ĐẢNG UỶ XÃ | ĐẠI DIỆN UBND XÃ |
Ghi chú: Nội dung nào không rõ thì ghi "chưa biết"
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....
Quận (huyện).....
Xã (phường).......
DANH SÁCH LIỆT SỸ ĐỀ NGHỊ ĐỔI LẠI BẰNG "TỔ QUỐC GHI CÔNG", BẰNG "TỔ QUỐC GHI ƠN"
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nguyên quán | Ngày hy sinh | Cấp bậc, chức vụ | Trường hợp hy sinh | Ghi chú (Loại bằng đổi, số, ngày ) |
..., ngày... tháng... năm 2002
Cơ quan lập báo cáo
Yêu cầu: Ghi đầy đủ các cột mục để có cơ sở viết Bằng TQGC....
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....
Quận (huyện).....
Xã (phường).......
NGƯỜI HY SINH ĐƯỢC GHI LÀ LIỆT SỸ TRONG CÁC GIẤY TỜ, DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG "TỔ QUỐC GHI CÔNG"
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nguyên quán | Ngày hy sinh | Cấp bậc, chức vụ | Trường hợp hy sinh | Ghi chú (LS ghi trong loại giấy tờ, số, ngày ) |
..., ngày... tháng... năm 2002
Cơ quan lập báo cáo
Yêu cầu: Ghi đầy đủ các cột mục để có cơ sở viết Bằng TQGC....
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....
Quận (huyện).....
Xã (phường).......
tình hình thân nhân trong gia đình liệt sỹ
(Để xét trợ cấp tuất và giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ)
Uỷ ban nhân dân xã, phường:................................................................
Chứng nhận liệt sĩ:.................................................................................
Quê quán:..............................................................................................
Có những thân nhân chủ yếu như sau:...................................................
STT | Họ và tên | Sinh ngày | Quan hệ với liệt sỹ | Nghề nghiệp và chỗ ở hiện nay | Ghi chú (nếu chết thì ghi rõ chết tháng, năm nào) |
Người được uỷ quyền nhận Bằng Tổ quốc ghi công và thờ cúng liệt sỹ
Họ và tên:............................... Năm sinh...................................................
Quan hệ với liệt sỹ:....................................................................................
Chỗ ở khi nhận thờ cúng liệt sỹ:................................................................
Ghi chú những điều cần thiết (gia đình có liệt sĩ nào khác, chống Pháp hay chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, ghi rõ họ tên liệt sỹ);
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Uỷ ban nhân dân xã, phường đã trao đổi thống nhất với gia đình liệt sỹ về những điểm ghi trong giấy chứng nhận này.
Làm tại.... ngày.... tháng... năm 200.....
TM GIA ĐÌNH LIỆT SỸ | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG |
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Công văn 33/CT-CS năm 2014 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Tổng cục Chính trị ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 2Thông tư liên tịch 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh do Bộ lao động thương binh xã hội- Bộ quốc phòng- Bộ công an ban hành
- 3Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Công văn 33/CT-CS năm 2014 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Tổng cục Chính trị ban hành
Thông tư 14/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với một số trường hợp tồn sót trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 14/2002/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/09/2002
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 50
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra