Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 23640/CT-TTHT
V/v chính sách thuế đối với dự án ODA

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi: Dự án LinkSME
Địa chỉ: Tầng 6, nhà khách Văn phòng Chính phủ, số 10 Chu Văn An, quận Ba Đình, TP Hà Nội; MST:

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được thư số 01/2020 ngày 08/01/2020 và thư bổ sung thông tin số 06/2020/LinkSME-Tax ngày 19/02/2020 của Dự án LinkSME - Tổ chức International Excutive Service Corps (IESC) Hoa Kỳ - Chương trình hoạt động hỗ trợ phát triển trợ giúp nhân đạo tại Việt Nam (sau đây gọi là "IESC Việt Nam") hỏi về chính sách thuế đối với dự án ODA, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Hiệp định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ số 83/2005/LPQT ngày 04/08/2005:

+ Tại Điều 1 quy định về phạm vi của Hiệp định:

“Điều 1. Phạm vi của Hiệp định

Hiệp định này điu chỉnh các hoạt động h trợ về kinh tế, kỹ thuật và nhân đạo (ví dụ h trợ khi có thảm họa) dưới hình thức viện trợ không hoàn lại do Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện tại Việt Nam. Việc tiến hành các hoạt động h trợ này phải tuân thủ các luật và quy định hiện hành của Hoa Kỳ. Các hoạt động h trợ này sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các đại diện của cơ quan hoặc các cơ quan có liên quan của Chính phủ Việt Nam và các đại diện của cơ quan do Chính phủ Hoa Kỳ chỉ định. Các hoạt động hỗ trợ này sẽ đo các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp thực hiện như Cơ quan Phát triển Quc tế Hoa Kỳ (“USAID”) và được thực hiện gián tiếp thông qua các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân, các công ty tư nhân, các tổ chức quốc tế hoặc các t chức khác theo các thỏa thuận ký với Chính phủ Hoa Kỳ.”

+ Tại Điều 5 quy định về các khoản thuế được miễn trừ:

“Điều 5. Các miễn trừ

1. Đ phát huy tối đa các htrợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam sẽ:

a) Miễn các loại thuế thu nhập phải trả đối với các hoạt động được thực hiện theo Hiệp định này đi với Chính phủ Hoa Kỳ và bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào (bao gm, nhưng không chỉ giới hạn, các nhà thầu và t chức nhận tài trợ) được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này;

(b) Miễn các loại thuế nhập khẩu theo các luật hiện hành của Việt Nam đi với bất kỳ hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa, tài sản, dịch vụ hoặc tiền viện trợ được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ theo Hiệp định này; không đánh thuế giá trị gia tăng vào bất kỳ hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa, hoặc dịch vụ mua tại Việt Nam theo các chương trình, dự án hoặc hoạt động được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ theo Hiệp định này;”

- Căn cứ Khoản 7 Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp:

“7. Trường hợp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết một Hiệp định hoặc Điu ước quốc tế mà Hiệp định hoặc Điều ước quc tế đó có quy định v việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khác với nội dung hướng dn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điu ước quốc tế đó.”

- Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“...6. Hoàn thuế GTGT đi với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn li hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đi với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam đ sử dụng cho chương trình, dự án...”

- Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Chương II Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA:

“1. Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính

a) Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT

Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời đim nào khi phát sinh số thuế GTGT đu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án; trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiu tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi cơ quan thuế nơi nộp h sơ khai thuế.

b) Hồ sơ hoàn thuế GTGT

- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu s 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;

- Quyết định của cấp có thm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình ln đầu.

- Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đi ứng đ trả thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế ln đầu của dự án.

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại đim này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.”

- Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của t chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điu này.

4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

...c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyn hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc th nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.”

- Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về các nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập:

“Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập

Nội dung bt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.

đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

e) Tên, địa chỉ, mã s thuế của người mua”

- Căn cứ Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

- Tại khoản 5 Điều 3 quy định về chuyên gia nước ngoài:

“5.Chuyên gia nước ngoài” (sau đây gọi tắt là chuyên gia) là người không có quốc tịch Việt Nam vào Việt Nam đ cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án ODA theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thm quyền của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài. Họ vào Việt Nam theo các hình thức sau:

a) Bên nước ngoài tuyển chọn và ký hợp đồng với chuyên gia hoặc nhà thầu (công ty) mà chuyên gia thuộc danh sách tư vấn trong tài liệu đấu thầu của nhà thầu (công ty) trên cơ sở kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền của Bên nước ngoài phê duyệt và phía Việt Nam chấp thuận;

b) Bên Việt Nam tuyển chọn và ký hợp đồng với chuyên gia hoặc nhà thầu (công ty) mà chuyên gia thuộc danh sách tư vấn trong tài liệu đấu thầu của nhà thầu (công ty) trên cơ sở kết quả đấu thầu được cấp có thm quyn của Bên Việt Nam phê duyệt và phía nước ngoài chấp thuận.”

+ Tại Khoản 2 Điều 7 quy định về miễn thuế thu nhập cho chuyên gia nước ngoài:

“2. Miễn thuế thu nhập:

Trong thời gian công tác tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện chương trình, dự án ODA.”

- Căn cứ Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 28/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính quy định:

“Điều 3. Xác nhận chuyên gia

1. Hồ sơ xác nhận chuyên gia:

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 và đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 của Thông tư này, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng chuyên gia có hiệu lực, Chủ dự án gửi Cơ quan chủ quản công văn đề nghị xác nhận chuyên gia kèm theo Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

- Bản cam kết không mang quốc tịch Việt Nam của chuyên gia.

- Bản sao hộ chiếu (có chứng thực) của chuyên gia và các thành viên trong gia đình chuyên gia, trong đó có trang thị thực nhập cảnh Việt Nam (nếu có) và trang đóng du xut nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

- Bản gc hoặc bản sao (có chứng thực) các tài liệu sau: (i) Quyết định phê duyệt kết quả đu thầu dịch vụ tư vấn (cá nhân hoặc nhóm chuyên gia); (ii) Tài liệu đấu thầu đã được cp có thm quyền phê duyệt (bao gồm phần danh sách tư vấn).

- Văn bản chấp thuận của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong trường hợp có sự thay đi và bsung so với danh sách chuyên gia, tư vấn trong tài liệu đấu thầu đã được cấp có thm quyền phê duyệt.

- Bản sao hợp đồng tư vấn của chuyên gia (cá nhân hoặc Nhóm chuyên gia) ký với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài.

...Điều 4. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế Thu nhập cá nhân và thời hạn giải quyết của cơ quan thuế:

1. Tùy từng trường hợp Chuyên gia ký hợp đồng với Chủ dự án hay với nhà thầu (công ty) mà Chủ dự án hoặc nhà thầu (công ty) gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế Thu nhập cá nhân cho Chuyên gia đến cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở của mình. H sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị của Chủ dự án hoặc của nhà thầu (công ty) đề nghị min thuế Thu nhập cá nhân đi với Chuyên gia.

- Xác nhận của Cơ quan chủ quản về việc Chuyên gia đáp ứng đủ điều kiện về ưu đãi và min trừ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.

- Các tài liệu liên quan đến thu nhập được miễn thuế của Chuyên gia (hợp đồng, chứng từ chi trả thu nhập,...).

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại đim 1 nêu trên, Cơ quan thuế cấp Xác nhận miễn thuế Thu nhập cá nhân cho Chuyên gia theo Mu s 2 kèm theo Thông tư này.”

Căn cứ Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài quy định:

“Người nộp lệ phí môn bài là t chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa đim kinh doanh của tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)”.

Căn cứ các quy định trên và hồ sơ của đơn vị, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

1. Về hoàn thuế GTGT:

Trường hợp IESC Việt Nam là nhà thầu chính ký hợp đồng với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (“USAID”) để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại với giá không bao gồm thuế GTGT và dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để trả thuế GTGT thì nhà thầu chính được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế GTGT được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 50 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.

2. Về thuế TNDN đối với nhà thầu chính:

Trường hợp IESC Việt Nam thuộc đối tượng và đáp ứng các quy định về miễn trừ thuế tại Hiệp định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ số 83/2005/LPQT ngày 04/08/2005 thì việc nộp thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại Hiệp định.

3. Về miễn thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài:

Trường hợp chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện Dự án LinkSME đáp ứng đủ điều kiện là chuyên gia nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Chương I Quy chế chuyên gia nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 28/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính để được xem xét miễn thuế TNCN theo quy định.

4. Về thuế GTGT đầu vào phát sinh trong thời gian chuẩn bị dự án (từ 5/9/2018-10/9/2019):

Về nguyên tắc, chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại là đối tượng được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án nếu đáp ứng các quy định pháp luật về thuế.

Đối với hồ sơ hoàn thuế cụ thể, đề nghị đơn vị gửi đến Cục Thuế TP Hà Nội (Phòng Kê khai & Kế toán thuế) để được xem xét, giải quyết.

5. Về khoản chi phí của Nhà thầu IESC được Trụ sở chính của IESC tại Hoa Kỳ trả thay:

Trường hợp IESC Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với Công ty TNHH KPMG Việt Nam theo yêu cầu của nhà tài trợ USAID và được Trụ sở chính của IESC tại Hoa Kỳ trả thay, nếu khoản chi phí này nằm trong phạm vi vốn ODA không hoàn lại được USAID tài trợ để thực hiện dự án và có đầy đủ hóa đơn GTGT, việc thanh toán qua bên thứ ba đáp ứng quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC nêu trên thì được xem xét hoàn thuế GTGT theo quy định.

6. Về lệ phí môn bài:

Trường hợp IESC Việt Nam là nhà thầu chính ký hợp đồng với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để IESC Việt Nam được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng DTPC;
- Phòng CNTK;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 23640/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế đối với dự án ODA do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 23640/CT-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 15/04/2020
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Tiến Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản