- 1Quyết định 03/2014/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đầu tư 2014
- 3Kế hoạch 285/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang
- 4Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020
- 5Kế hoạch 402/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Chương trình hành động 377/CTR-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 9Quyết định 2524/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 631/CTr-UBND | An Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2016 |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2017 TỈNH AN GIANG
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Thực hiện theo Công văn số 8209/BKHĐT-ĐTNN, ngày 05/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 như sau:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1. Kết quả thu hút đầu tư và thành lập doanh nghiệp:
1.1. Tình hình thu hút đầu tư:
- Đầu tư trong nước: Từ đầu năm đến ngày 31/10/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư 50 dự án với tổng vốn đăng ký là 8.885.469 triệu đồng. So với cùng kỳ, số dự án tăng 25 dự án (tăng 2 lần) tổng vốn đầu tư 5.049.785 triệu đồng (tăng 2,31 lần).
Ngoài ra, thực hiện Luật Đầu tư năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư 233.811 triệu đồng.
- Đầu tư nước ngoài: Từ đầu năm đến ngày 31/10/2016, cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 01 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và có 02 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 16.000.000 USD.
Quyết định thu hồi 02 dự án: (01) “Cụm tiểu thủ Công nghiệp và dân cư Tây Huề” của Công ty TNHH MTV DKOBY Quốc tế với vốn đăng ký đầu tư 22.139.012 USD và (02) “Nghiên cứu các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang” với vốn đăng ký đầu tư 100.000 USD của Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kỹ thuật JK.
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực (trong đó có 07 dự án thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý), với tổng vốn đăng ký là 219.744.980 USD, tổng vốn đầu tư thực hiện là 81.711.398 USD (chiếm 38,14% tổng vốn đăng ký).
1.2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp:
Từ đầu năm đến ngày 31/10/2016, trên địa bàn tỉnh có 498 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 2.118 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký tăng 3,1% (tăng 15 DN), vốn đăng ký tăng 15,06% (tăng 277 tỷ đồng). Số Đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động 348 Đơn vị trực thuộc tăng 45% (tăng 108 Đơn vị trực thuộc).
Tình hình đăng ký cấp thay đổi, bổ sung 10 tháng đầu năm 2016 là 589 doanh nghiệp và 262 Đơn vị trực thuộc. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng doanh nghiệp đăng ký thay đổi, bổ sung giảm 10,62% (giảm 70 DN) và số lượng Đơn vị trực thuộc đăng ký thay đổi bổ, sung giảm 1,13% (tương đương 03 Đơn vị trực thuộc).
Tình hình giải thể: Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 10 tháng đầu năm 2016 là 103 doanh nghiệp, giảm 19,53% (giảm 25 DN) so với cùng kỳ năm 2015. Số Đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động 10 tháng đầu năm 2016 là 98 Đơn vị trực thuộc, giảm 10,90 % (12 Đơn vị trực thuộc) so với cùng kỳ năm 2015.
Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 10 tháng đầu năm 2016 là 127 doanh nghiệp, tăng 47,67% (tăng 41 DN) so với cùng kỳ năm 2015. Số Đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động 10 tháng đầu năm 2016 là 23 Đơn vị trực thuộc, tăng 76,92% (tăng 10 Đơn vị trực thuộc) so với cùng kỳ năm 2015.
Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động 10 tháng đầu năm 2016 là 10 doanh nghiệp, giảm 33,33% (giảm 05 DN) so với cùng kỳ năm 2015. Số Đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động 10 tháng đầu năm 2016 là 01 Đơn vị trực thuộc bằng với cùng kỳ năm 2015.
Lũy kế đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn An Giang là 7.684 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 44.910 tỷ đồng và 3.201 Đơn vị trực thuộc. Trong đó, số doanh nghiệp còn hoạt động là 5.105 DN với tổng vốn đăng ký là 43.390 tỷ đồng và 2.408 Đơn vị trực thuộc.
1.3. Tình hình đăng ký hộ kinh doanh:
Từ đầu năm đến ngày 31/10/2016, các huyện, thị xã, thành phố đã cấp chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho 4.902 hộ, so với cùng kỳ tăng 24,16% (tăng 954 hộ); với tổng vốn trên 572 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 6,31% (tăng 34 tỷ); thu hút được 9.973 lao động, so với cùng kỳ tăng 26,33% (tăng 2.079 lao động). Tính chung hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 76.135 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 9.076 tỷ đồng, giải quyết việc làm khoảng 163.223 lao động.
2. Kết quả hoạt động Xúc tiến đầu tư:
2.1. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
- Nghiên cứu đánh giá các đối tác có hướng đầu tư mạnh vào Việt Nam. Tập trung lựa chọn các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel và các Quốc gia Châu Á khác để hướng tới mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc phục vụ nông nghiệp; và các dự án trọng điểm về giao thông, năng lượng, dịch vụ thương mại dịch vụ chất lượng cao ...
- Tổ chức đoàn công tác tham gia cùng Cục Xúc tiến Thương mại nghiên cứu thị trường, tiếp xúc gặp gỡ các tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc giới thiệu dự án mời gọi đầu tư, cơ chế chính sách và kết nối doanh nghiệp. Tổ chức tọa đàm Gặp gỡ nhà đầu tư Hàn Quốc tại An Giang nhằm giới thiệu môi trường đầu tư và trao đổi thu hút đầu tư vào An Giang. Tổ chức Gặp gỡ Lãnh sự cộng hòa Italia tại thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá địa phương và hợp tác thương mại, đầu tư. Tham gia Ngày hội Pháp ngữ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 tại tỉnh Đồng Tháp và gặp gỡ Chủ tịch Hội văn hóa Pháp - Việt giới thiệu về An Giang và mời gọi đầu tư mà phía Pháp quan tâm như du lịch, đào tạo tiếng Pháp; Tham dự Tọa đàm xúc tiến thương mại và đầu tư Việt - Pháp tại Cần Thơ.
2.2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư gồm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, tiềm năng thế mạnh, chính sách ưu đãi, ...
- Phối hợp với các huyện, thị, thành phố thu thập thông tin, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh và dự án kêu gọi đầu tư đưa lên cổng thông tin xúc tiến đầu tư.
- Thường xuyên cập nhật thông tin để giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư.
2.3. Hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Cập nhật tái bản tài liệu An Giang mời gọi đầu tư bằng các thứ tiếng Anh, Hàn, Nhật, Việt phục vụ cho đoàn xúc tiến nước ngoài và tiếp xúc nhà đầu tư.
- Dựng lại Video clip An Giang - Vùng đất giàu tiềm năng bằng tiếng Hàn Quốc để phục vụ Tọa đàm gặp gỡ nhà đầu tư Hàn Quốc và Đoàn xúc tiến Hàn Quốc.
- Lập đề cương chi tiết danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư phục vụ tại các kỳ hội nghị như: MDEC, Hội nghị hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị đầu tư vào Vùng đồng bằng sông Cửu Long lần 4 năm 2016; Xây dựng tài liệu phục vụ hội nghị xúc tiến đầu tư vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn Châu Đốc, Tịnh Biên, ...
2.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:
- Thường xuyên đưa tin lên cổng thông tin điện tử của tỉnh để quảng bá về An Giang, thông tin thương mại, đầu tư. Cập nhật gần 1.000 tin bài viết về các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, các thông tin thị trường và các dự án mời gọi đầu tư.
- Phối hợp với Tạp Chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện đặc san kinh tế đối ngoại của tỉnh với chủ đề “An Giang - Quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả” và đặc san với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng hội nhập với cộng đồng APEC 2017”. Phối hợp Báo Đầu tư chuẩn bị nội dung thực hiện chuyên trang xúc tiến đầu tư vào An Giang năm 2016.
- Phối hợp với Tạp chí Vietnam Business Forum thực hiện đặc san của tỉnh với chủ đề “Giới thiệu tiềm năng của tỉnh An Giang”.
- Cung cấp thông tin tài liệu làm kỷ yếu và video clip giới thiệu tại Hội nghị hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tham dự hội nghị xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch với thành phố Hà Nội (vào 26/5) và thành phố Hồ Chí Minh (vào 01/7), Diễn đàn MDEC Hậu Giang 2016; Bên cạnh hội nghị tỉnh còn tham gia triển lãm mini với thông tin tổng quan về An Giang, các hình ảnh nổi bật của tỉnh và tài liệu xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn Châu Đốc, Tịnh Biên.
- Cung cấp thông tin hỗ trợ Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam.
2.5. Hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:
- Tổ chức lớp tập huấn “5S & KAIZEN, Phương pháp quản lý kiểu Nhật dành cho doanh nhân An Giang và Nâng cao giá trị nông sản Việt” có gần 160 học viên đến từ các Sở, ngành và doanh nghiệp. Lớp "Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao" cho các doanh nghiệp nông, thủy sản, tổ hợp tác rau an toàn. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp An Giang phát triển thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản và dịch vụ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
- Tổ chức, phối hợp khảo sát 06 mô hình ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trong sản xuất, kinh doanh ở trong và ngoài tỉnh (Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu) nhằm đề xuất triển khai áp dụng, nhân rộng tại An Giang.
- Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.
2.6. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:
- Tiếp, làm việc và hướng dẫn hàng chục lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn Chợ Mới, Long Xuyên, Thoại Sơn trong lĩnh vực trích ly dầu cám, chế biến rau quả đông lạnh, liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn, cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh, Khu liên hợp sản xuất sản phẩm nông nghiệp, ...
- Tiếp và hướng dẫn 07 doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư các dự án năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia tiếp cận thị trường ngoài tỉnh thuộc vùng miền Đông - Tây Nam bộ, Miền Trung - Tây Nguyên, biên giới phía Bắc gần 30 hội chợ với 250 lượt gian hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và bảo vệ thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09 NQ-/TU.
- Hỗ trợ chi phí đăng ký 61 nhãn hiệu cá thể, 02 nhãn hiệu tập thể, 01 kiểu dáng và 01 giải pháp hữu ích, tiếp tục góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của tỉnh với kinh phí hỗ trợ hơn 60.000.000 đồng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp An Giang đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đồng Nai và Bình Thuận.
2.7. Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:
- Thường xuyên giữ mối quan hệ với cơ quan xúc tiến của Bộ, ngành Trung ương, Trung tâm Xúc tiến của các tỉnh, thành. Làm việc với các huyện, thị, thành phố về kế hoạch phối hợp xúc tiến thương mại và đầu tư của huyện, thị, thành phố năm 2016 và 5 năm tới.
- Thực hiện thỏa thuận hợp tác liên kết giữa các Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, thành phía Nam.
- Tham gia đoàn công tác tham dự tọa đàm “Gặp gỡ Hoa kỳ” do Bộ ngoại giao phối hợp tổ chức tại Hà Nội nhằm trao đổi định hướng và biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác với các địa phương giữa hai nước.
- Tiếp và làm việc với Công ty Asia Infrastructure Corporation - Nhật Bản giới thiệu về cơ hội hợp tác đầu tư tại An Giang và trao đổi các lĩnh vực mà đối tác quan tâm như nhà ở xã hội, xử lý chất thải, năng lượng tái tạo, giao thông, đô thị, chuyển đổi cây trồng, đất đai và chính sách hỗ trợ của tỉnh. Tham dự buổi làm việc với tổ chức JETRO tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh do tỉnh An Giang tổ chức.
- Hợp tác với đài truyền hình Việt Nam thực hiện video clip “An Giang: Sự chuyển mình của vùng đất nông nghiệp” phát trên kênh VTV2 và VTV4.
II. Đánh giá các mặt được và hạn chế:
1. Kết quả đạt được:
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác xúc tiến đầu tư nên phát huy được vai trò, nhiệm vụ của các Sở, ngành, địa phương.
- Các Sở ngành, huyện, thị, thành chủ động trong việc tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường, kết nối doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
- Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành trong việc thực hiện các sự kiện khá tốt, nhất là tổ chức các kỳ hội chợ được phân công trách nhiệm rõ ràng góp phần vào việc thành công tốt đẹp.
- Với những kết quả đạt được, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra nhất là trong hoạt động xúc tiến thị trường nội địa góp phần vào ổn định thị trường và thực hiện chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và thu hút được nhiều nhà đầu tư đăng ký.
2. Hạn chế:
- Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được phân loại, các chương trình xúc tiến đầu tư chưa cụ thể về mục tiêu, đối tượng, phạm vi kinh phí và thời gian thực hiện nên thường bị động và điều chỉnh.
- Công tác phối hợp hoạt động và chế độ thông tin báo cáo về xúc tiến đầu tư chưa thường xuyên, chưa đầy đủ.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa tập trung, chưa được phân công và điều hành giữa các đơn vị chưa đồng bộ trong việc hỗ trợ nhà đầu tư. Phân công cán bộ phụ trách một số đơn vị thay đổi làm cho nhà đầu tư thắc mắc. Hiệu quả xúc tiến đầu tư chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số đơn vị còn hạn chế. Hoạt động của các đơn vị chưa có hiệu quả cao, cần có nghiên cứu đổi mới.
- Hoạt động đoàn ra xúc tiến đầu tư còn ít, chỉ gặp gỡ chưa đi vào đàm phán để đi đến đầu tư. Số lượng dự án đầu tư nước ngoài thấp.
- Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến Sở, ngành, huyện, thị, thành còn hạn chế, chưa tổ chức hoặc tham gia các chương trình, công tác xúc tiến đầu tư tại các quốc gia, đối tác lớn, có tiềm năng đầu tư.
3. Nguyên nhân:
- Chương trình xúc tiến chưa được cụ thể, sát thực; phân công thực hiện còn chung chung trong khi thiếu tính chất tham mưu quyết định vấn đề quan trọng cho hoạt động xúc tiến và lựa chọn nhà đầu tư.
- Các chính sách pháp luật và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ và thay đổi nhanh.
- Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác xúc tiến còn chậm chưa được quan tâm đúng mức.
- Phân bổ và dành kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư chưa phù hợp.
CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2017
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
1. Quan điểm:
- Thu hút đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Thu hút các nguồn lực, khoa học tiến bộ để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, thương mại - dịch vụ và du lịch, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
- Phát huy lợi thế của tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tranh thủ cơ chế chính sách, nguồn lực phân bổ của Trung ương đầu tư có hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
- Thu hút đầu tư tạo hướng phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, phát huy lợi thế sẵn có, đảm bảo phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với việc giữ vững an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
2. Định hướng:
- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, gắn kết với các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương trên cả nước.
- Tăng cường công tác thông tin và truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh đến với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước; khai thác thông tin từ nhiều nguồn trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành về xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm để hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
- Phát huy lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bảo quản, ... các nhóm sản phẩm được xác định trong Kế hoạch được duyệt; tiếp tục mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bệnh viện, môi trường; các dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, công nghiệp hỗ trợ; có chọn lọc lựa chọn các dự án quy mô lớn có tính cạnh tranh cao và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia.
- Lựa chọn đối tác - Với đối tác như Nhật Bản để tiếp cận phù hợp với các lĩnh vực dự án mời gọi đầu tư như: chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, môi trường và tiết kiệm năng lượng; Với Hàn Quốc: điện tử, sản xuất cơ khí, năng lượng, chế biến nông thủy sản, dệt may. Đối với Mỹ và EU: theo chương trình xúc tiến riêng, tiếp cận các công ty tài chính, tư vấn quốc tế và hướng tới các Tập đoàn đa quốc gia hướng tới các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng...
- Coi cải thiện môi trường đầu tư là công việc trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư, lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.
3. Mục tiêu:
- Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng theo hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương và các trang thông tin chuyên ngành nhằm giúp cho doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Tham tán Việt Nam, Văn phòng Đại diện xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Gặp gỡ Bộ ngành Trung ương nắm tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Tăng cường quảng bá môi trường đầu tư; Tổ chức hội nghị, hội thảo; gặp gỡ nhà đầu tư để trao đổi và mời về tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành hàng và tổng hợp cung cấp cho doanh nghiệp danh mục ngành hàng có liên quan; cập nhật cơ sở dữ liệu theo từng lĩnh vực phục vụ xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về thông tin thương mại, đầu tư; hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại. Nâng chất lượng hoạt động cổng thông tin điện tử của các đơn vị trong tỉnh.
- Nâng cao năng lực cán bộ về nghiệp vụ xúc tiến đầu tư.
II. Nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
1. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
- Theo định hướng xúc tiến đầu tư đối với một số đối tác trọng điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó lựa chọn các đối tác Châu Á, Mỹ, Trung Đông, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc phục vụ nông nghiệp; và các dự án trọng điểm về giao thông, năng lượng, dịch vụ thương mại dịch vụ chất lượng cao ...
- Phối hợp với tham tán Việt Nam tại các nước xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn ra tại Malaysia; Brazil, Mexico, ... gắn với xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông thủy sản của tỉnh. Nghiên cứu tổ chức đi gặp lại các đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, ...
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ đoàn đi Brazil, Mexico trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
- Đón tiếp, mời đoàn vào như: Nhật, Hàn Quốc, Israel, Singapore ... đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.
2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Cập nhật lại thông tin, số liệu, tài liệu theo định kỳ phục vụ cho hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư. Đổi mới công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin, số liệu của tỉnh mang tính khác biệt. Nội dung tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các sản phẩm lúa gạo, thủy sản, rau màu, nấm ăn, dược liệu, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông, ...
- Thường xuyên cập nhật và phổ biến chính sách, thông tin về môi trường đầu tư, cải cách hành chính, các thủ tục đầu tư để nhà đầu tư biết.
- Tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU phát triển các sản phẩm lúa gạo, thủy sản, rau màu, nấm ăn, dược liệu, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông,... ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
3. Hoạt động xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư:
- Định kỳ 6 tháng/năm rà soát danh mục các dự án kêu gọi, điều chỉnh bổ sung, bỏ ra những dự án đã có nhà đầu tư. Danh mục dự án phải đủ các thông tin cơ bản để nhà đầu tư quan tâm. Thực hiện thông tin công khai rộng rãi danh mục dự án trên các phương tiện truyền thông. Đối với các dự án đã được đưa vào tài liệu để xúc tiến đầu tư phải được mô tả chi tiết nội dung.
- Nghiên cứu lựa chọn các dự án hướng tới hình thức kêu gọi đầu tư phù hợp theo quy định. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phân chia theo từng lĩnh vực và được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư gồm: brochure, profile; video clip tập trung cho tỉnh do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thực hiện. Sở, ngành, huyện, thị, thành, tùy theo nhu cầu xây dựng tài liệu ấn phẩm phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Chú trọng ấn phẩm chuyên đề vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển, có thế mạnh.
- Tài liệu sẽ dịch ra các thứ tiếng như: Anh, Nhật, Hàn, Trung, ... để phục vụ cho đối tác dễ đọc và tạo sự thân thiện quan tâm của tỉnh.
5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:
- Quảng bá giới thiệu hình ảnh An Giang: Cộng tác với các đài, báo, tạp chí viết các bài phóng sự về tiềm năng của tỉnh nhằm giới thiệu các thành tựu kinh tế - xã hội, mời gọi đầu tư. Quảng bá hình ảnh An Giang trên kênh truyền hình của Trung ương và địa phương ... Cập nhật, đưa tin thông tin thị trường hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiên cứu liên kết, mua thông tin chính thống các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh để cung cấp cho doanh nghiệp.
- Tích cực tham gia diễn đàn, hội nghị - hội thảo về xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để thông tin quảng bá về môi trường đầu tư và danh mục dự án mời gọi.
- Quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, báo đài, web. Thường xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp đưa lên web để giới thiệu và tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh và đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp lựa chọn tham gia các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.
6. Hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:
- Nghiên cứu tổ chức, phối hợp tổ chức 1-2 lớp đào tạo kỹ năng xúc tiến đầu tư, thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến của sở ngành, huyện, thị, thành và doanh nghiệp. Tích cực tham gia các lớp xúc tiến đầu tư do Bộ ngành và các đơn vị tổ chức.
- Lựa chọn cử cán bộ tham dự các chương trình đào tạo tập huấn do Bộ ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức.
- Nghiên cứu mời các chuyên gia nước ngoài về truyền dạy kinh nghiệm làm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho cán bộ nghiệp vụ; tầm nhìn và chiến lược xúc tiến cho cán bộ lãnh đạo Sở ngành tỉnh và huyện, thị, thành phố.
7. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, quy định pháp luật và cơ chế chính sách.
- Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực như: đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về môi trường, đất đai, xây dựng, thủ tục về thuế, về xuất nhập khẩu; Hướng dẫn thủ tục về đầu tư, các quy định chính sách, pháp luật. Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.
8. Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:
- Thường xuyên gặp gỡ Bộ ngành Trung ương (Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp, Xây dựng, Giao thông Vận tải ...) hợp tác thu hút đầu tư các công trình thuộc Bộ ngành trung ương quản lý trên địa bàn cũng như tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư. Tranh thủ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp cận với các đối tác Hàn Quốc, Singapore, …;
- Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác với các tổ chức xúc tiến các nước như EuroCham, Amcham, Kotra, Jetro, ... hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, cơ quan báo chí để xây dựng kênh thông tin xúc tiến đầu tư cho tỉnh.
- Tổ chức hoặc thuê chuyên gia tư vấn điều tra, khảo sát thị trường tiềm năng; xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trọng điểm nước ngoài theo ngành hàng thế mạnh của tỉnh. Nghiên cứu tiếp cận các tổ chức tư vấn, các quỹ đầu tư để hợp tác, tư vấn xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực mời gọi của tỉnh thông qua việc tham gia diễn đàn M&A 2017 ...
III. Giải pháp thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
Để thực hiện được những mục tiêu, định hướng đề ra, cũng như nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai cam kết của tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cam kết hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
3. Rà soát lại cơ chế, chính sách để có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
4. Trong cải cách hành chính:
- Triển khai Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016
- Đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tỉnh An Giang chậm nhất trong tháng 01 năm 2017.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để đảm bảo thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ trong 01 ngày làm việc, thời gian quyết định chủ trương đầu tư chỉ trong 16 ngày (theo quy định là 35 ngày làm việc).
5. Rà soát, biên soạn lại tư liệu, hình ảnh nhằm phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, thực hiện những ấn phẩm, tư liệu giới thiệu về An Giang tinh tế và hấp dẫn, nhằm tuyên truyền quảng bá sâu rộng hình ảnh và môi trường đầu tư An Giang đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Rà soát lại danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của cấp huyện, lựa chọn các dự án cần ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Thực hiện kêu gọi đầu tư thông qua cơ chế tác động lan tỏa đến nhà đầu tư mới qua việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại tỉnh.
6. Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng đầu tư sản xuất kinh doanh:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tạo quỹ đất giai đoạn 2016 – 2020 theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 584/VPUBND-KT ngày 29/02/2016 để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Trong đó, sớm tổ chức thực hiện việc tạo quỹ đất Khu công nghiệp Bình Hòa mở rộng, quyết định chủ trương đầu tư các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt,…
- Thực hiện cơ chế thỏa thuận, chấp thuận đầu tư trước, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa dự án đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
7. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán Việt Nam, Văn phòng Đại diện xúc tiến thương mại tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam… để vận động thu hút đầu tư vào tỉnh.
IV. Kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2017:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 500 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 2.100 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo điều hành Chương trình xúc tiến đầu tư.
1. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ATIP) là đơn vị Thường trực Chương trình có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Triển khai “Chương trình xúc tiến đầu tư 2017 tỉnh An Giang”; Theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả hoạt động về công tác xúc tiến báo cáo định kỳ 6 tháng/năm.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Ngoại vụ... theo chức năng và nhiệm vụ chủ động triển khai lồng ghép vào hoạt động của đơn vị thực hiện Chương trình này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực địa bàn quản lý. Đồng thời thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa Sở, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện.
4. Định kỳ 6 tháng và cả năm các Sở, ngành, huyện, thị, thành báo cáo và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện; kiến nghị và đề xuất phương hướng tới gửi cơ quan thường trực để tổng hợp báo cáo...
1. Phụ lục 1: Tổng hợp đề xuất các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang (theo mẫu Biểu thống kê quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Phụ lục 2: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh An Giang.
3. Các chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh An Giang.
Trên đây là nội dung Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC1: TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2017
(Kèm theo Chương trình số 631/CTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang)
TT | Loại hoạt động XTĐT | Thời gian tổ chức | Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện | Thời gian tổ chức thực hiện | Địa điểm tổ chức | Mục đích/Nội dung của hoạt động | Ngành/lĩnh vực kêu gọi đầu tư | Địa bàn / tỉnh /vùng kêu gọi đầu tư | Căn cứ triển khai hoạt động | Đơn vị phối hợp | Kinh phí triệu đồng | ||||||||||||||||||||
Trong nước | Nước ngoài | Tổ chức/cơ quan trong nước | Tổ chức/ cơ quan nước ngoài | Doanh nghiệp | Ngân sách Nhà nước cấp | Chương trình XTĐT Quốc gia | Khác (tài trợ) | ||||||||||||||||||||||||
Trong nước | Nước ngoài | ||||||||||||||||||||||||||||||
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |||||||||||||||||||
1 | Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư | ||||||||||||||||||||||||||||||
1.1 | Tổ chức Đoàn mời gọi đầu tư, thương mại ở nước ngoài (Brazil & Mexico) | Quý II/2017 | TT.XTTM&ĐT | Quý II/2017 |
| x | Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư |
| Tỉnh An Giang |
| Sở, ngành tỉnh |
| x | x | 600 | 500 |
| ||||||||||||||
1.2 | Tổ chức Đoàn mời gọi đầu tư, thương mại ở nước ngoài (Malaysia) | Quý IV/2017 | TT.XTTM&ĐT | Quý IV/2017 |
| x | Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư |
| Tỉnh An Giang |
| Sở, ngành tỉnh |
| x | x | 300 |
|
| ||||||||||||||
1.3 | Tổ chức mời đoàn vào, kết nối đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Pháp, Israel…) | 2017 | TT.XTTM&ĐT | 2017 | x |
| Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư |
| Tỉnh An Giang |
| Sở, ngành tỉnh |
| x | x | 100 |
|
| ||||||||||||||
1.4 | Nghiên cứu Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào 01 lĩnh vực cụ thể (Khu CN-KKT, giao thông, …) | 10/2017 | TT.XTTM&ĐT | 10/2017 | x |
| Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư |
| Tỉnh An Giang |
| Sở, ngành tỉnh |
| x | x | 200 |
|
| ||||||||||||||
2 | Xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT | ||||||||||||||||||||||||||||||
2.1 | Xây dựng cơ sở dữ liệu | 2017 | Sở KH&ĐT và TT.XTTM&ĐT | 2017 | x |
| Phục vụ công tác xúc tiến |
|
|
| Sở ngành liên quan |
|
|
| 200 |
|
| ||||||||||||||
2.2 | In tài liệu bổ sung | 2017 | Sở KH&ĐT và TT.XTTM&ĐT | 2017 | x |
| Phục vụ công tác xúc tiến |
|
|
|
|
|
|
| 100 |
|
| ||||||||||||||
3 | Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư | ||||||||||||||||||||||||||||||
3.1 | Tuyên truyền quảng bá môi trường đầu tư trên báo đài, web, ... | Quý II/2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | Quý II/2017 | x | x | Quảng bá môi trường đầu tư, danh mục dự án mời gọi | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 100 |
|
| ||||||||||||||
3.2 | Tham gia Hội nghị hội thảo của Bộ ngành, các đơn vị tổ chức | 2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | 2017 | x |
| Tiếp cận nhà đầu tư | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 50 |
|
| ||||||||||||||
3.3 | Tham gia hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Vùng ĐBSCL 2017 | 11/2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | 11/2017 | x |
| Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 150 |
|
| ||||||||||||||
3.4 | Quan hệ tiếp xúc với các nước, Bộ ngành TW, sở ngành và địa phương để nắm thông tin về Xúc tiến mời gọi đầu tư | 2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | 2017 | x |
| Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 100 |
|
| ||||||||||||||
3.5 | Tham gia diễn đàn M&A 2017 | 8/2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | 8/2017 | x |
| Tìm hiểu thông tin | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 50 |
|
| ||||||||||||||
3.6 | Tọa đàm doanh nghiệp, nhà đầu tư | Quý III/2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | Quý III/2017 | x |
| Giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh. Mời gọi đầu tư | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 50 |
|
| ||||||||||||||
4 | Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư | ||||||||||||||||||||||||||||||
4.1 | Lớp xây dựng và quản lý dự án đầu tư | Quý III/2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | Quý III/2017 | x |
| Tập huấn nghiệp vụ |
|
|
|
|
|
|
| 50 |
|
| ||||||||||||||
5 | Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư | ||||||||||||||||||||||||||||||
5.1 | Hướng dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp đến An Giang tìm hiểu về môi trường đầu tư, hướng dẫn thủ tục, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư | 2017 | Trung tâm xúc tiến TMĐT | 2017 | x |
| Giúp doanh nghiệp đầu tư | đa ngành |
|
| Sở ngành |
|
|
| 50 |
|
| ||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TẠI TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Chương trình số 631/CTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang)
STT | Danh mục dự án | Vị trí xây dựng | Quy mô dự án | Vốn đầu tư (triệu USD) | Phương thức đầu tư | Cơ quan chủ trì |
I | Lĩnh vực công nghiệp và Hạ tầng khu công nghiệp |
|
|
|
|
|
1 | Dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp An Giang - Nhật Bản | Châu Thành | 100 ha | 20 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
2 | Dự án mở rộng Khu công nghiệp Bình Long (hướng Tây) | Châu Phú | 150 ha | 23 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
3 | Cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Vàm Cống | Long Xuyên | 200 ha | 50 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
4 | Cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Hòa An | Chợ Mới | 100 ha | 15 | Cho thuê đất | UBND huyện Chợ Mới |
II | Thương mại – dịch vụ |
|
|
|
|
|
1 | Khu thương mại - dịch vụ, vui chơi giải trí Tịnh Biên mở rộng | Tịnh Biên | 150 ha | 24 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
2 | Khu Thương mại và Vui chơi giải trí Vĩnh Xương mở rộng | Tân Châu | 60 ha | 10 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
3 | Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh | Long Xuyên | 250 ha | 58 | Cho thuê đất | UBND TP. Long Xuyên |
III | Lĩnh vực nông nghiệp |
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm công nghệ sinh học | Châu Thành | 37 ha | 13 | Cho thuê đất | Sở Khoa học và Công nghệ |
2 | Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | Châu Thành | 200 ha | 61 | Cho thuê đất | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
3 | Nhà máy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn | Tân Châu | 40 ha | 2 | Cho thuê đất | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | Nhà máy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo theo mô hình cánh đồng lớn | Châu Thành, Tri Tôn | - Nhà máy: 6-10 ha. - Công suất 100-200 ngàn tấn sản phẩm/năm. - Vùng nguyên liệu 1.000 ha. | 16,0 | Cho thuê đất | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5 | Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi – thủy sản | KCN Bình Hòa, Châu Thành | - Nhà máy: 02 ha. - Công suất: 100.000 tấn/năm` | 7,0 | Cho thuê đất | Ban Quản lý khu kinh tế |
PHỤ LỤC 3: CÁC CHÍNH SÁCH, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Chương trình số 631/CTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang)
1. Ban hành Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.
2. Ban hành Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 27/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện năm 2016 Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.
3. Ban hành Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 08/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang.
4. Ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang.
5. Ban hành Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang.
6. Ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
7. Bản cam kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
8. Ban hành Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
- 1Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang
- 2Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2011 ban hành chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 65/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
- 4Quyết định 1146/QĐ-UBND Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang
- 1Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang
- 2Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2011 ban hành chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Đầu tư 2014
- 5Kế hoạch 285/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang
- 6Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020
- 7Kế hoạch 402/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Chương trình hành động 377/CTR-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 10Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 11Quyết định 2524/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 12Quyết định 65/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
Chương trình 631/CTr-UBND năm 2016 xúc tiến đầu tư năm 2017 tỉnh An Giang
- Số hiệu: 631/CTr-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2016
- Ngày hết hiệu lực: 14/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực