Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2524/QĐ-UBND | An Giang, ngày 09 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ GIÚP VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);
Căn cứ Chương trình hành động số 377/CTr-UBND , ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP , ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2000/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 285/KH-UBND, ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP , ngày 28/4/2016 của Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 171/TTr-SKHĐT ngày 05 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ GIÚP VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác đối với thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang” (sau đây viết tắt là Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc) với cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP , ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch số 285/KH-UBND, ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP , ngày 28/4/2016 của Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang.
2. Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện hàng năm theo các Chương trình.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành thực hiện các Chương trình này; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
4. Đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, công chức có nhiều đóng góp tích cực và đề xuất giải pháp đạt hiệu quả cao; tham mưu xử lý những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các nội dung thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Định kỳ hàng năm sau khi công bố xếp hạng Chỉ số PCI cả nước, Ban Chỉ đạo PCI phối hợp với VCCI tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá sâu kết quả chỉ số PCI của tỉnh và đưa ra kế hoạch, giải pháp thực hiện nâng cao chỉ số PCI của năm tiếp theo. Đồng thời, đề xuất khen thưởng, phê bình, xử lý việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, trong đó Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo được đặt tại Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã được phê duyệt; Đồng thời điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trên.
- Tham mưu xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, kế hoạch hàng năm triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn bàn tỉnh; Đồng thời, đề xuất việc thay đổi thành viên của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị nội dung các báo cáo sơ kết, tổng kết trình Ban Chỉ đạo nhằm phục vụ cho các hội nghị triển khai; soạn thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành và tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện các kế hoạch theo chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo; Đồng thời, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi đã thông qua Ban Chỉ đạo.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị các báo cáo, tài liệu phục vụ các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giúp việc
1. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình.
2. Theo dõi, tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp xử lý cho Ban Chỉ đạo.
3. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Tổ giúp việc do Ban chỉ đạo và Tổ trưởng phân công trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các Sở, ngành và các văn bản pháp luật hiện hành quy định.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 5. Trưởng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo điều hành chung hoạt động của Ban Chỉ đạo, điều phối hoạt động của các sở, ban ngành có liên quan thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
2. Kiểm tra, giám sát, giải quyết những vấn đề liên ngành, những vướng mắc của các sở, ban ngành tham gia thực hiện các nội dung công việc liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ hoặc bất thường của Ban Chỉ đạo; Tùy từng cuộc họp cụ thể, xét thấy cần thiết mời thêm lãnh đạo các cơ quan chức năng có liên quan tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và kết luận các vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp.
4. Phân công nhiệm vụ các Phó Trưởng ban và từng thành viên của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực:
- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo theo sự chỉ đạo của Trưởng ban và chương trình, kế hoạch công tác. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công.
- Tổ chức triển khai các kế hoạch hoạt động và trực tiếp giải quyết các công việc theo chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Tổ chức phối hợp công tác giữa các ủy viên Ban chỉ đạo và đôn đốc các ủy viên thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.
- Tiếp nhận thông tin và những ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan để tổng hợp tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Đề xuất Trưởng ban những vấn đề cần quan tâm và phương án giải quyết. Được Trưởng ban ủy quyền chủ trì các cuộc họp, làm việc với các ngành, các cơ quan liên quan trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao. Truyền đạt ý kiến của Trưởng ban đến các sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố và các cơ quan liên quan trong lĩnh vực công tác của Ban Chỉ đạo.
- Phụ trách cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và công việc theo chương trình làm việc, chuẩn bị các nội dung phục vụ quá trình hoạt động Ban Chỉ đạo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Điều 7. Trách nhiệm của Phó trưởng Ban:
- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo theo sự chỉ đạo của Trưởng ban và theo chương trình, kế hoạch công tác. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công.
- Truyền đạt ý kiến của Trưởng ban đến các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan trong lĩnh vực công tác của Ban Chỉ đạo; phụ trách công tác điều phối chung giữa Ban Chỉ đạo và các đơn vị có liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Điều 8. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo:
- Thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hợp và triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm tại đơn vị mình và lĩnh vực được phân công.
- Phản ánh đầy đủ ý kiến chính thức của sở, ngành mình về những vấn đề có liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tập thể Ban Chỉ đạo thảo luận xem xét và quyết định, truyền đạt ý kiến kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo đến cơ quan, đơn vị và lĩnh vực phụ trách.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo và tham gia có hiệu quả vào công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Điều 9. Trách nhiệm cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo:
Là cơ quan đầu mối, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo; Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý khoản kinh phí do ngân sách cấp cho Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc hoạt động theo đúng quy định.
Điều 10. Quy định về sử dụng con dấu:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản của Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các Phó trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản của Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan công tác.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 11. Chế độ làm việc, phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo:
- Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng/01 lần. Khi cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo sẽ triệu tập cuộc họp bất thường.
- Những vấn đề không cần thiết phải đưa ra tập thể Ban Chỉ đạo xem xét giải quyết sẽ được giải quyết thông qua các cuộc hội ý giữa Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên có liên quan.
- Ban Chỉ đạo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh cấp tỉnh.
Điều 12. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc:
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để bố trí kinh phí hoạt động; việc quản lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này.
Điều 14. Thường trực Ban chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quy định của Quy chế, tổng hợp các vấn đề phát sinh báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét giải quyết.
Điều 15. Trong quá trình tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Ban Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Thành phố Hải Phòng
- 4Chỉ thị 08/CT-UBND về tăng cường giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và quản lý, điều hành tài chính - ngân sách năm 2016 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Kế hoạch 6203/KH-UBND năm 2016 triển khai dán tem phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Quyết định 3189/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 2744/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020
- 8Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Quyết định 11/2016/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm người đứng đầu, công, viên chức trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Bình
- 10Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
- 11Quyết định 370/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2017 để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Thành phố Hải Phòng
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND về tăng cường giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và quản lý, điều hành tài chính - ngân sách năm 2016 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 7Kế hoạch 6203/KH-UBND năm 2016 triển khai dán tem phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 3189/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 9Kế hoạch 2744/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020
- 10Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 11Quyết định 11/2016/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm người đứng đầu, công, viên chức trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Bình
- 12Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
- 13Quyết định 370/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2017 để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 2524/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- Số hiệu: 2524/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra